Giáo án môn Lịch sử 6 - Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương đông
II.Chuẩn bị:
- GV: Lược đồ các quốc gia cổ đại phương Đông
- HS: Đọc bài trước
III.Các bước lên lớp:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ :
- Bầy người nguyên thuỷ sống như thế nào?
- Đời sống của Người tinh khôn có những điểm nào tiến bộ hơn so với Người tối cổ?
- Công cụ bằng kim loại đã có tác dụng như thế nào? Gây biến đổi gì trong xã hội?
Ngày soạn: 6/9/2015 Tuần : 4 Tiết thứ : 4 Bài 4: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG I.Mục tiêu : Học xong tiết này, HS cần nắm được: 1.Kiến thức: - Sau khi XHNT tan rã, xã hội có giai cấp và nhà nước ra đời. - Những nhà nước đầu tiên đã được hình thành ở phương Đông, bao gồm Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc từ cuối thiên niên kỷ IV – đầu thiên niên kỷ III Tr.CN - Nền tảng kinh tế, thể chế nhà nước ở các quốc gia này. 2.Kỹ năng : Bước đầu hình thành các khái niệm về các quốc gia cổ đại. 3.Thái độ : - Xã hội cổ đại phát triển cao hơn xã hội nguyên thuỷ nhưng cũng là thời đại bắt đầu cố giai cấp. - Bước đầu ý thức về sự bất bình đẳng, sự phân chia giai cấp trong xã hội và về nhà nước chuyên chế. II.Chuẩn bị: - GV: Lược đồ các quốc gia cổ đại phương Đông - HS: Đọc bài trước III.Các bước lên lớp: 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ : - Bầy người nguyên thuỷ sống như thế nào? - Đời sống của Người tinh khôn có những điểm nào tiến bộ hơn so với Người tối cổ? - Công cụ bằng kim loại đã có tác dụng như thế nào? Gây biến đổi gì trong xã hội? 3. Nội dung bài mới : Hoạt động của thầy H. động của trò Nội dung ghi bảng HĐ 1. Tìm hiểu sự ra đời các quốc gia phương Đông - Các quốc gia PĐ ra đời ở đâu? Từ bao giờ? - Tại sao lại ra đời ở các dòng sông lớn? - Họ sống bằng nghề nào là chính? - Muốn cho nông nghiệp đạt năng suất cao họ đã phát huy khả năng gì? - Hướng dẫn HS tả cảnh làm ruộng-SGK - Nêu mốc thời gian và địa điểm - Đất đai màu mỡ nước có đủ quanh năm. -Trồng lúa. -Làm thuỷ lợi: đắp đê, đào kênh, máng dẫn nước và ruộng. -HS tả lại 1. Các quốc gia cổ đại PĐ đã được hình thành ở đâu và từ bao giờ? - Hình thành trên lưu vực các con sông lớn. - Hình thành vào cuối thiên niên kỷ IV – đầu thiên niên kỷ III TCN. HĐ 2. Tìm hiểu các tầng lớp trong XHCĐPĐ - Xã hội cổ đại có những tầng lớp nào? - Nghĩa vụ của nông dân ? - Cuộc sống của họ phụ thuộc vào ai? - Hầu hạ vua, quý tộc là ai? Cho HS quan sát hình 9 và tìm hiểu về bộ luật Hamurabi và thần Samat đang trao bộ luật cho vua Hamuarabi. - Em có nhận xét gì về đạo luật này? - Qua đạo luật, em nghĩ gì về người cày có ruộng? - Nêu các tầng lớp - Nêu nghĩa vụ - Quý tộc, quan lại có nhiều của cải, quyền thế. -Nô lệ. -HS quan sát, tìm hiểu -Người cày có ruộng. - Sự quan tâm của nhà nước, quyền lợi và nghĩa vụ của nông dân. 2.Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào? Có 3 tầng lớp cơ bản: - Nông dân công xã: chiếm số đông, giữ vai trò chủ yếu trong sản xuất. -Quý tộc: có nhiều của cải và quyền thế. -Nô lệ: phục dịch cho quý tộc. HĐ 3. Tìm hiểu nhà nước chuyên chế CĐPĐ - Các nhà nước cổ đại phương Đông do ai đứng đầu đất nước ? - Vua có quyền hành gì? Giải thích: ở mỗi nước vua được gọi dưới các tên gọi khác nhau - Giúp việc cho vua là tầng lớp nào? - Nhiệm vụ của quý tộc? - Em có nhận xét gì về bộ máy hành chính của các nước phương Đông? - Vua - Nêu các quyền của vua -Tầng lớp quý tộc. -Thu thuế, xây dựng cung điện, đền tháp và chỉ huy quân đội. - Nhận xét 3.Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông -Vua nắm mọi quyền hành chính trị (chế độ quân chủ chuyên chế) -Giúp việc cho vua là tầng lớp quý tộc. à Bộ máy hành chính còn đơn giản và do quý tộc nắm giữ. 4.Củng cố : - Các quốc gia cổ đại PĐ đã được hình thành ở đâu và từ bao giờ? - Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào? - Em hiểu gì về Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông? 5.Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà : Học bài, Xem bài 5 IV.Rút kinh nghiệm: - Ưu điểm:............................................................................................ - Nhược điểm: ................................................................ ........................... Ngày 7/9/2015 Duyệt của Tổ trưởng LÊ THỊ GÁI
File đính kèm:
- GIAO AN SU 6 TUAN 4.doc