Giáo án môn Kỹ thuật Lớp 5

I Mục đích yêu cầu

- HS nắm được khái niệm về mạch điện , hiểu cách lắp mạng điện và sử dụng điện an toàn .

- Hình thành kĩ năng lắp mạng điện , lắp đúng theo sơ đồ .

II Chuẩn bị

 - Bộ lắp ghép môhình điện của GV và tranh về an toàn điện.

III Lên lớp

1 Ổn định tổ chức

 Kiểm tra sách vở , đồ dùng học tập.

2 Bài mới

a. Giới thiệu bài

 GV vẽ sơ đồ giống H1 trang 37 SGK lên bảng. Hãy đọc tên các thiết bị có trong sơ đồ ?

( công tắc , cầu chì , bóng đèn , nguồn điện )

- Mạch điện gồm các bộ phận nào ?

+ nguồn điện + công tắc, cầu chì , dây dẫn

+Các thiết bị tiêu thụ điện : bóng đèn , mô tơ , nam châm điện .

 

doc27 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Kỹ thuật Lớp 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n từ đất
b. Giới thiệu một số nguyên liệu dùng để nặn
- Đất tự nhiên
+ Đất màu ( còn gọi là đất thịt ) : Loại đất trồng trọt- nằm ở tầng trên cùng mặt đất vùng đồng bằng. Loại đất này nhìn chung có màu nâu , đôi chỗ có pha lẫn cát, đá nhỏ...
+ Đất đỏ ( còn gọi là đất Bazan ) : Loại đất trồng trọt ở vùng cao nguyên có màu đỏ hoặc màu vàng cam , đôi khi cũng có pha lẫn đá nhỏ.
 Hai loại đất trên đều có độ liên kết kém hay nứt, vỡ khi để khô, thiếu độ ẩm.
+ Đất sét: Loại đất này không trồng trọt được, hình thành ở độ sâu hơn loại đất thịt. Đất sét có màu trắng pha xanh nhạt. Đất ít tạp chất sỏi, đá hay cát. Đất sét có độ liên kết tốt hơn loại đất trồng trọt. Khi có độ ẩm vừa phải đất kết dính mềm dẻo, khi khô có độ rắn chắc. Đất sét là loại đất phù hợp để sử dụng trong việc học nặn. Trong nghệ thuật điêu khắc , đất sét thường được sử dụng để làm khuôn mẫu và đắp tượng phù điêu.
- Một số loại nguyên liệu “ đất nặn” nhân tạo.
+ Nguyên liệu nặn đồ chơi trẻ em
+ Nguyên liệu nặn được sản xuất công nghiệp.
c. Hướng đẫn thực hành
- Tổ chức cho HS hoạt động trực quan các mẫu đất.
- Quan sát , bóp nặn từng loại đất.
- Lầm mềm đất bằng cách : (GV làm mẫu và giảng giải )
+ Bẻ cục đất thành nhiều lát nhỏ (nhặt bỏ các tạp chất sỏi đá ) , bóp nặn theo chiều khác nhau.
+ Nắm gộp các viên đất nhỏ lại với nhau thành cục đất to .
Tiếp tục nhào nặn cục to cho dẻo ,mềm. 
HS thao tác theo các bước hướng dẫn ở trên.
d. Bảo quản đất nặn.
 Cục đất sau khi đã mềm dẻo , nếu không sử dụng ngay có thể cho vào túi nilon buộc kín miệng túi (hoặc gói kín bằng nilon hay giấy). 
III Tổng kết , đánh giá
- Nhận xét , đánh giá sản phẩm của HS.
- Nhắc lại các thao tác làm đất.
IV Dặn dò
- Chuẩn bị bài Nặn khối tròn.
- Vệ sinh cá nhân và lớp học.
Tiết: 16; 17
Thứ ...... ngày ..... tháng .... năm 2005
Bài 7: Nặn khối tròn 
I Mục đích yêu cầu
-Nhận thức khối tròn , cách nặn khối tròn.
- Rèn luyện thao tác nặn, nặn được khối tròn.
II Chuẩn bị
- Đất đã mềm dẻo.
- Khối tròn đã nặn hoàn chỉnh.
- Một số đồ vật là khối tròn: viên bi, quả bóng...
III Lên lớp
1 ổn định tổ chức
 Kiểm tra sách vở , đồ dùng học tập.
2 Bài mới
a. Giới thiệu bài
 -Giới thiệu một số sản phẩm khối tròn được nặn từ đất
 - Nhận xét , so sánh độ tròn với quả táo , quả quýt...
b . Nội dung bài
* Hướng dẫn mẫu thao tác
- GVgiới thiệu cục đất đã mềm dẻo, sau đó tiến hành các thao tác nặn khối tròn. ( vừa làm mẫu vừa giảng giải )
+Dùng bàn tay nắm cục đất gọn lại theo hình khối tròn.
+ Đặt đất trong lòng bàn tay trái , lòng bàn tay hơi khum .
+ Duỗi thẳng bàn tay phải, lòng bàn tay úp xuống đặt trên cục đất.
+ Lăn đều cục đất xoay tròn trên lòng bàn tay trái theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
+ Lúc đầu tay trái để yên , sau đó cũng đưa vòng tròn theo chiều ngược lại 
với bàn tay phải.
Cho HS quan sát kỹ sản phẩm đã hoàn thiện: khối đất đã tròn
* Hướng đẫn thực hành
- HS thao tác theo các bước hướng dẫn ở trên.
 - HS nặn theo khả năng của từng người.
- Nhắc HS trật tự , không đùa nghịch trong khi thực hành.
IV Tổng kết , đánh giá
- HS trình bày sản phẩm của mình.
- Nhận xét , đánh giá sản phẩm của HS.
V Dặn dò
- Chuẩn bị bài Nặn khối trụ.
- Vệ sinh cá nhân và lớp học.
Tiết: 18
Thứ ...... ngày ..... tháng .... năm 2005
 Bài 8: Nặn khối hình chữ nhật 
I Mục đích yêu cầu
-Nhận thức khối hình chữ nhật , cách nặn khối hình chữ nhật .
- Rèn luyện thao tác nặn, nặn được khối hình chữ nhật .
II Chuẩn bị
- Đất đã mềm dẻo.
- Khối hình chữ nhật đã nặn hoàn chỉnh.
- Một số đồ vật là khối hình chữ nhật.
- Thước đo , dao cắt .
III Lên lớp
1 ổn định tổ chức
 Kiểm tra sách vở , đồ dùng học tập.
2 Bài mới
a. Giới thiệu bài
 -Giới thiệu một số sản phẩm khối hình chữ nhật.
 - Nhận xét đạc điểm hình khối và liên hệ thực tế có những đồ vật nào có dạng khối chữ nhật ?
b . Nội dung bài
* Hướng dẫn mẫu thao tác
- GVgiới thiệu cục đất đã mềm dẻo, sau đó tiến hành các thao tác nặn khối chữ nhật. 
( vừa làm mẫu vừa giảng giải )
+Dùng bàn tay nắm cục đất gọn lại , nhào nặn và cán đất.
+ Dùng thanh gỗ đập nhẹ lên trên miếng đất để miếng đất mỏng dần (khoảng 3 cm ).
+ Đo rồi cắt 1 hình chữ nhật có kích thước 4 cm , 6 cm .
Cho HS quan sát kỹ sản phẩm đã hoàn thiện .
* Hướng đẫn thực hành
- HS thao tác theo các bước hướng dẫn ở trên.
 - HS nặn theo khả năng của từng người.
- Nhắc HS trật tự , không đùa nghịch trong khi thực hành.
IV Tổng kết , đánh giá
- HS trình bày sản phẩm của mình.
- Nhận xét , đánh giá sản phẩm của HS.
V Dặn dò
- Chuẩn bị bài Nặn quả quýt
- Vệ sinh cá nhân và lớp học.
Tiết: 19; 20
Thứ ...... ngày ..... tháng .... năm 2005
Bài 9: Nặn khối trụ 
I Mục đích yêu cầu
-Nhận thức khối trụ , cách nặn khối trụ .
- Rèn luyện thao tác nặn, nặn được khối trụ.
II Chuẩn bị
- Đất đã mềm dẻo.
- Khối trụ đã nặn hoàn chỉnh.
- Một số đồ vật là khối trụ.
- Thước đo , dao cắt .
III Lên lớp
1 ổn định tổ chức
 Kiểm tra sách vở , đồ dùng học tập.
2 Bài mới
a. Giới thiệu bài
 -Giới thiệu một số sản phẩm khối trụ.
 - Nhận xét đặc điểm hình khối và liên hệ thực tế có những đồ vật nào có dạng khối trụ ?
b . Nội dung bài
* Hướng dẫn mẫu thao tác
- GVgiới thiệu cục đất đã mềm dẻo, sau đó tiến hành các thao tác nặn khối trụ. ( vừa làm mẫu vừa giảng giải )
+Dùng bàn tay nắm cục đất gọn lại , nhào nặn và lăn đất.
+ Cắt đất : Đo rồi cắt độ dài của khối đất nằm trên mặt bảng HS có kích thước 5 cm 
+ Vuốt láng hoàn chỉnh sản phẩm
Chú ý : Khi lăn đất hoàn chỉnh sản phẩm cần lăn nhẹ , đều tay.
Cho HS quan sát kỹ sản phẩm đã hoàn thiện .
* Hướng đẫn thực hành
- HS thao tác theo các bước hướng dẫn ở trên.
 - HS nặn theo khả năng của từng người.
- HS nặn theo nhóm để có thể góp ý cho nhau sửa chữa sai sót .
- GVgóp ý để HS hoàn thiện sản phẩm .
- Nhắc HS trật tự , không đùa nghịch trong khi thực hành.
IV Tổng kết , đánh giá
- HS trình bày sản phẩm của mình.
- Nhận xét , đánh giá sản phẩm của HS.
V Dặn dò
- Chuẩn bị bài Nặn khối hình chữ nhật.
- Vệ sinh cá nhân và lớp học.
Tiết 21-22-23 
Thứ ...... ngày ..... tháng .... năm 2005
Bài 10: Nặn quả quýt 
(Giống quýt Nam bộ )
I Mục đích yêu cầu.
- Củng cố kỹ năng và rèn luyện 1 số thao tác kỹ thuật nặn đất .
- Vận dụng kỹ năng của kỹ thuật nặn đất để nặn quả quýt đúng hình dáng .
II Chuẩn bị
- Đất đã mềm dẻo .
- Quả quýt .
- Mẫu sản phẩm đã được hoàn chỉnh bằng đất .
- Thước đo dao cắt .
III Lên lớp
1 ổn định tổ chức
 Kiểm tra sách vở , đồ dùng học tập.
2 Bài mới
a. Giới thiệu bài
 Bài học hôm nay sẽ hướng các em nặn quả quýt . Loại quýt này có những đặc điểm riêng biệt và có hình dáng đẹp .
b . Nội dung bài
* Quan sát mẫu vật .
- Nhận xét hình dáng và đặc điểm bên ngoài của quả quýt .
- Phân biệt quả quýt này với quả quýt miền Bắc ?
-GV giới thiệu mẫu sản phẩm đã được hoàn chỉnh bằng đất để gây hứng thú.
* Hướng dẫn mẫu thao tác
- GVgiới thiệu cục đất đã mềm dẻo, sau đó tiến hành các thao tác nặn quả quýt. ( vừa làm mẫu vừa giảng giải ).
+ Lăn đều cục đất xoay tròn trên lòng bàn tay trái theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
+ Lúc đầu tay trái để yên , sau đó cũng đưa vòng tròn theo chiều ngược lại 
với bàn tay phải.
Cho HS quan sát kỹ sản phẩm đã hoàn thiện: khối đất đã tròn.
+ Tạo đáy quả quýt .
+ Tạo núm quả quýt- cắm cuống .
+ Hoàn chỉnh sản phẩm .
* Hướng đẫn thực hành
GV cho HS quan sát lại để thấy sự khác nhau giữa quả quýt và khối tròn .
- HS thao tác theo các bước hướng dẫn ở trên.
- GV ghi lại quy trình nặn quả quýt lên bảng :
+ Lăn đất.
+ Xoa tròn khối đất .
+ Tạo đáy quả quýt .
+ Tạo núm quả quýt- cắm cuống .
+ Hoàn chỉnh sản phẩm .
 - HS nặn theo khả năng của từng người.
- HS nặn theo nhóm để có thể góp ý cho nhau sửa chữa sai sót .
- GVgóp ý để HS hoàn thiện sản phẩm .
- HS thực hiện hoàn chỉnh quả quýt của mình. 
- Nhắc HS trật tự , không đùa nghịch trong khi thực hành.
IV Tổng kết , đánh giá
- HS trình bày sản phẩm của mình.
- Nhận xét , đánh giá sản phẩm của HS : GV chọn một số bài tốt và chưa tốt nhận xét ưu , nhược điểm của từng bài. Cho điểm 1 số bài tốt để động viên.
V Dặn dò
- ứng dụng kỹ thuật nặn để làm lại quả quýt hoặc một quả cây khác .
-Khi nặn quả cây khác cần quan sát kỹ để nhận thức được đặc điểm của loại quả cây đó .
- Chuẩn bị bài Làm bè mảng .
- Vệ sinh cá nhân và lớp học.
Tiết 24-25-26: 
Thứ ...... ngày ..... tháng .... năm 2005
Bài 11: Làm bè mảng
I Mục đích yêu cầu.
- HS hiểu được cách làm bè mảng có buồm .
- Hình thành kỹ năng đan kết bè .
- Vận dụng thao tác khâu vắt để khâu buồm .
II Chuẩn bị
- Một chiếc bè mảng hoàn chỉnh . - Một chậu nước to.
III Lên lớp
1 ổn định tổ chức
 Kiểm tra sách vở , đồ dùng học tập.
2 Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV đưa ra bè mảng mẫu .
+ Trong thực tế bè mảng đã được sử dụng làm gì ?( chở hàng hoá , lâm sản , đánh cá ...)
+ Bè mảng gồm mấy bộ phận ? ( Thân bè , buồm ).
b . Nội dung bài
* Hướng dẫn thao tác kỹ thuật 
- Đ an kết bè 
+ Xếp 12 đoạn tre bằng khít nhau lên mặt bàn .
+ Gấp đôi sợi dây kết bè lồng vào đoạn tre thứ nhất , thắt nút chặt . Tay trái giữ các đoạn tre , tay phải đan dây nong mốt qua các đoan tre sao cho 2 dây đan phải quấn với nhau . Đan hết lượt thứ nhất , quay lại đan lượt thứ 2 cho chắc .
Lưu ý : Khi đan kết bè luôn kéo căng dây để kết các đoạn tre chắc, không bị xộc xệch Dùng 4 thanh tre dẹt đặt tre kín 2 đường sợi đan bè .
- Làm buồm 
+ Cắt vải theo hình 5 trang 28 SGK 
+ Đặt 2 mảnh tre nhỏ , nẹp phía trên và phía dưới buồm , áp dụng mũi khâu vắt đã học để khâu nẹp buồm .
+ Gắn buồm vào thanh tre cột buồm được vót dẹt ở đầu cắm xuống bè .
Yêu cầu : Mũi khâu đều , vải không bị nhăn . Buồm cân đối .
_ Hoàn chỉnh sản phẩm 
+ Cắm cột buồm vào chính giữa bè .
* Hướng dẫn HS thực hành
- HS thực hành theo các bước như GV đã hướng dẫn .
- GV bao quát lớp , phát hiện những HS đan lỏng hay đường đan không thẳng để giúp HS sửa chữa.
- GVgóp ý để HS hoàn thiện sản phẩm .
- HS thực hiện hoàn chỉnh bè mảng của mình.
- Hướng dẫn HS thả bè vào nước .
- Nhắc HS trật tự , không đùa nghịch trong khi thực hành.
IV Tổng kết , đánh giá
- HS trình bày sản phẩm của mình.
- Nhận xét , đánh giá sản phẩm của HS : GV chọn một số bài tốt và chưa tốt nhận xét ưu , nhược điểm của từng bài. Cho điểm 1 số bài tốt để động viên.
V Dặn dò: - Chuẩn bị bài Làm đèn ông sao .- Vệ sinh cá nhân và lớp học.
Tiết 27-28-29
Thứ ...... ngày ..... tháng .... năm 2005
Bài 12: Làm đèn ông sao 
I Mục đích yêu cầu.
- HS hiểu được cách làm đèn ông sao.
- Củng cố kỹ năng gia công tre nứa .
- Làm được đèn ông sao đúng kỹ thuật, đẹp cân đối.
II Chuẩn bị
- Một chiếc đèn ông sao hoàn chỉnh.
III Lên lớp
1 ổn định tổ chức
 Kiểm tra sách vở , đồ dùng học tập.
2 Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV đưa ra đèn ông sao.
+ Trong thực tế bè mảng đã được sủ dụng làm gì ?
( đồ chơi đẹp trong đêm rằm trung thu ...)
 b . Nội dung bài
* Hướng dẫn thao tác kỹ thuật 
- Làm khung đèn 
+Lấy 10 đoạn tre bằng nhau lên mặt bàn .
+ Buộc 5 thanh một lồng vào nhau thành hình sao 5 cánh .
+ Ráp 2 hình sao lại với nhau và buộc chặt ở 5 đầu cánh sao .
+ Lấy 5 que tre ngắn chống ở 5 góc của cánh sao tạo thành khung chiếc đèn .
- Dán 2 bên cạnh và mặt đèn 
+ Cắt giấy bóng .
+ Phết hồ lên các thanh tre .
+ Dán các hình tam giác ở 2 bên cạnh đèn, dán hình ngũ giác ở giữa rồi dán các hình tam giác xung quanh ngũ giác . 
-Dán các băng giấy dọc khung đèn .
-Cắt dán tua ở đầu cánh sao để che mối dây buộc.
* Hướng dẫn HS thực hành
- HS thực hành theo các bước như GV đã hướng dẫn .
- GV bao quát lớp , phát hiện những HS làm chưa đẹp để giúp HS sửa chữa.
- GVgóp ý để HS hoàn thiện sản phẩm .
- HS thực hiện hoàn chỉnh đèn ông sao.
- Hướng dẫn HS chơi đèn.
- Nhắc HS trật tự , không đùa nghịch trong khi thực hành.
Yêu cầu kỹ thuật : đền đẹp , cân đối, có thể thắp sáng .
IV Tổng kết , đánh giá
- HS trình bày sản phẩm của mình.
- Nhận xét , đánh giá sản phẩm của HS : GV chọn một số bài tốt và chưa tốt nhận xét ưu , nhược điểm của từng bài. Cho điểm 1 số bài tốt để động viên.
V Dặn dò
- Chuẩn bị bài Đan rổ nhỏ bằng len hay chỉ màu.
- Vệ sinh cá nhân và lớp học.
Tiết 30-31 
Thứ ...... ngày ..... tháng .... năm 2005
Bài 13: Đan rổ nhỏ bằng len hay chỉ màu 
 I Mục đích yêu cầu.
- HS nắm được cách đan rổ nhỏ bằng len, sợi hoặc chỉ màu.
- Củng cố kỹ năng gia công giấy bìa.
- áp dụng đan nong mốt chéo sợi ở mức độ cao hơn .
- Làm được đèn rổ nhỏ bằng len đúng kỹ thuật, đẹp , cân đối.
II Chuẩn bị
- Một cái rổ nhỏ hoàn chỉnh.
III Lên lớp
1 ổn định tổ chức
 Kiểm tra sách vở , đồ dùng học tập.
2 Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV đưa ra rổ mẫu.
+ Rổ có hình dạng ntn ? Làm bằng cái gì ?
( Giống 1 bông hoa 8 cánh , đan bằng len lên 1 khung bằng giấy bìa )
+ Chiếc rổ nhỏ đan bằng len được sủ dụng làm gì ?
( đồ chơi , quà tặng ...)
 b . Nội dung bài
* Hướng dẫn thao tác kỹ thuật 
-Vẽ 2 vòng tròn đồng tâm .
- Chia 2 vòng tròn ra làm 8 phần bằng nhau .
- Vẽ đường xiên từ vòng tròn trong ra vòng tròn ngoài về 2 phía , cách đều đường kính của vòng tròn ngoài 5 mm ( h3 trang 32 SGK ).
- Cắt bỏ 8 phần có nét gạch ở H3 được H4 SGK .
- Gấp 8 cánh của vòng tròn bên ngoài , vòng tròn trong giữ nguyên (H5 trang 32 SGK )
- Đan rổ : Tương tự cách đan kết bè mảng . Điểm khác ở đan bè mảng là : Khung rổ bằng giấy bìa , không nằm trên 1 mặt phẳng đan tròn ; đan bè mảng thì khung bè là những đoạn tre thẳng đặt trên 1 mặt phẳng.
* Hướng dẫn HS thực hành
- HS thực hành theo các bước như GV đã hướng dẫn .
- GV bao quát lớp , phát hiện những HS làm chưa đẹp để giúp HS sửa chữa.
- GVgóp ý để HS hoàn thiện sản phẩm .
- Có thể cho HS dùng 2 màu khác nhau xen kẽ cho đẹp .
- HS thực hiện hoàn chỉnh rổ nhỏ bằng len .
- Hướng dẫn HS trang trí miệng rổ và đáy rổ.
- Nhắc HS trật tự , không đùa nghịch trong khi thực hành.
Yêu cầu kỹ thuật : rổ tròn , hơi loe đều , sợi len đan đều , mịn , êm trên khung bìa .
IV Tổng kết , đánh giá
- HS trình bày sản phẩm của mình.
- Nhận xét , đánh giá sản phẩm của HS : GV chọn một số bài tốt và chưa tốt nhận xét ưu , nhược điểm của từng bài. Cho điểm 1 số bài tốt để động viên.
V Dặn dò
- Chuẩn bị bài 20 
- Vệ sinh cá nhân và lớp học.
Tiết: 32
Thứ ...... ngày ..... tháng .... năm 2005
Bài 14:
Làm quen với các kí hiệu và thiết bị điện đơn giản
I Mục đích yêu cầu
- HS nắm được tên gọi , hình dạng kí hiệu của các thiết bị điện đơn giản trong bộ lắp ghép điện và biết vẽ các kí hiệu của chúng . 
- Nhận biết đúng các kí hiệu thiết bị đơn giản .
II Chuẩn bị
 - Bộ lắp ghép môhình điện của GV.
III Lên lớp
1 ổn định tổ chức
 Kiểm tra sách vở , đồ dùng học tập.
2 Bài mới
a. Giới thiệu bài
 Thiết bị điện rất nhiều , chúng ta sẽ làm quen với 1 số kí hiệu và thiết bị đơn giản , thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.
 b . Nội dung bài
* Hướng dẫn mẫu thao tác kĩ thuật
- GVđối chiếu các chi tiết trong bộ lắp ghép với các thiết bị điện trong bảng trang 35, 36 , 37 SGK .
- GV ghi tên thiết bị điện lên bảng , cho HS quan sát rồi ghi kí hiệu bên cạnh : 
+ Cầu chì
+ Công tắc (khoá )
+ Bóng đèn
+ Người điện 
+ Nam châm điện
+ Nguồn điện
-GV giới thiệu cách sắp xếp các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình điện . Vai trò của các thiết bị điện trong mạch điện .
+ Cầu chì: Là cầu nối làm bằng dây chì , nối giữa 2 bộ phận giữ dây điện.
+ Công tắc (khoá ) : Đóng công tắc thì mạch có điện , mở công tắc thì mạch không có điện .
+ Bóng đèn : Là thiết bị chiếu sáng .
+ Nam châm điện :Khi có dòng điện chạy qua ống dây có lõi sắt , ống dây đó trở thành nam châm điện . Nam châm điện được dùng trong chuông điện , máy điện thoại , cần cẩu ...
+ Nguồn điện : Cung cấp điện cho mạch .
+ Động cơ điện : Biến điện năng thành cơ năng . Động cơ điện được ứng dụng trong các loại quạt , quay các cần trục ...
* Hướng đẫn thực hành
-GV đọc tên từng thiết bị , HS cầm thiết bị mà GV đọc tên nhấc ra ngoài hộp lắp ghép mô hình điện .
 - HS lên bảng ghi tên kí hiệu từng thiết bị điện trong bộ lắp ghép mô hình điện .
- HS sắp xếp các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình điện ( tháo ra , lắp vào )
IV Tổng kết , đánh giá
- Nhận xét , đánh giá chung tiết học .
Tiết 33-34
Thứ ...... ngày ..... tháng .... năm 2005
Bài 15: 
Khái niệm về mạch điện- an toàn khi sử dụng điện 
I Mục đích yêu cầu
- HS nắm được khái niệm về mạch điện , hiểu cách lắp mạng điện và sử dụng điện an toàn . 
- Hình thành kĩ năng lắp mạng điện , lắp đúng theo sơ đồ .
II Chuẩn bị
 - Bộ lắp ghép môhình điện của GV và tranh về an toàn điện.
III Lên lớp
1 ổn định tổ chức
 Kiểm tra sách vở , đồ dùng học tập.
2 Bài mới
a. Giới thiệu bài
 GV vẽ sơ đồ giống H1 trang 37 SGK lên bảng. Hãy đọc tên các thiết bị có trong sơ đồ ? 
( công tắc , cầu chì , bóng đèn , nguồn điện )
- Mạch điện gồm các bộ phận nào ?
+ nguồn điện + công tắc, cầu chì , dây dẫn
+Các thiết bị tiêu thụ điện : bóng đèn , mô tơ , nam châm điện ...	
b . Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
-Khi sử dụng điện có nên chạm tay vào mạch điện không có vật cách điện không ? Tại sao ?
- GV vẽ sơ đồ mạch điện (H1 trang 39 SGK )
- Nêu các bước lắp mạch điện theo sơ đồ vẽ trên bảng ?
+ Lắp pin (nguồn điện ) vào tấm đế .
+ Lắp cầu chì vào tấm đế .
+ Lắp công tắc vào tấm đế .
+ Lắp người điện vào tấm đế .
+ Dùng dây dẫn nối một chốt của cầu chì với công tắc , một chốt còn lại của công tắc nối với tay người điện . Cuối cùng nối chân người điện với cực âm của nguồn điện , một chốt còn lại của cầu chì với cực dương của nguồn điện .
- Thử mạch điện 
+ Đóng công tắc , mạch kín , bóng đèn trên người điện sáng.
+Mở công tắc , mạch hở , bóng đèn trên người điện tắt.
- An toàn khi sử dụng điện
+ Khi chạm tay vào điện sẽ có dòng điện chạy qua người .
+ Tai nạn xảy ra khi người trực tiếp chạm tay vào điện , vật mang điện , dây điện bị đứt rơi vào người .
c . Hướng đẫn thực hành
- Chọn các chi tiết như bảng chuẩn bị trang 39 SGK .
 - HS lắp sơ đồ mạch điện theo các bước như GV đã hướng dẫn.
- GV bao quát lớp .
- Biểu dương HS lắp nhanh , đúng quy trình .
IV Tổng kết , đánh giá
- Nhận xét , đánh giá chung tiết học .
- Nêu những sai lầm của HS còn mắc phải , cách sửa chữa , động viên HS yếu 
Tiết: 35-36
Thứ ...... ngày ..... tháng .... năm 2005
 Bài 16 : Mạch điện mắc nối tiếp 
I Mục đích yêu cầu
- HS nắm được thế nào là mạch điện mắc nối tiếp . 
- Dùng bộ lắp ghép mô hình điện lắp được mạch điện mắc nối tiếp .
II Chuẩn bị
 - Bộ lắp ghép mô hình điện của GV .
III Lên lớp
1 ổn định tổ chức
 Kiểm tra sách vở , đồ dùng học tập.
2 Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV vẽ sơ đồ mạch điện mắc nối tiếp .
 -Sơ đồ mạch điện mắc nối tiếp có gì giống và khác sơ đồ mạch điện đã học ở bài trước ?
( khác số bóng đèn , mạch điện mắc nối tiếp có 2 bóng đền mắc nối tiếp nhau )
b . Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- Chuẩn bị : chọn đủ các chi tiết theo bảng chuẩn bị trang 41 SGK rồi đặt vào nắp hộp .
- Trình tự lắp ghép :
 + Lắp pin (nguồn điện ) vào tấm đế .
+ Lắp cầu chì vào tấm đế .
+ Lắp công tắc vào tấm đế .
+ Lắp 2 bóng đèn vào tấm đế ( 2 bóng đèn liền nhau ).
+ Dùng dây dẫn các bộ phận : nối một chốt của cầu chì với một chốt của công tắc , một chốt còn lại của công tắc nối với một chốt của bóng đèn một . Nối chốt còn lại của bóng đèn một với một chốt của bóng đèn hai. Nối 1 chốt của bóng đèn 2 với cực âm của nguồn điện . Nối một chốt còn lại của cầu chì với cực dương của nguồn điện . Mạch điện mắc nối tiếp đã mắc xong . 
- Thử mạch điện 
+ Đóng công tắc , mạch kín , cả 2 bóng đèn điện sáng.
+Mở công tắc , mạch hở , cả 2 bóng đèn điện tắt.
+ Tháo 1 trong 2 bóng thì bóng còn lại không sáng ( mạch hở ở bóng đèn bị tháo ) .
- Gọi 1 , 2 HS lắp lại mạch điện mắc nối tiếp theo trình tự thao tác mà GV đã hướng dẫn .
c. Hướng đẫn thực hành
- Chọn các chi tiết như bảng chuẩn bị trang 41 SGK .
 - HS lắp sơ đồ mạch điện mắc nối tiếp theo trình tự thao tác các bước như GV đã hướng dẫn.
- GV bao quát lớp , giúp đỡ HS còn lúng túng.
- HS lắp đúng mạch , đóng công tắc đèn sáng , mở công tắc đèn tắt .
- Biểu dương HS lắp nhanh , đúng quy trình .
IV Tổng kết , đánh giá
- Nhận xét , đánh giá chung tiết học .
- Nêu nhữ

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ky_thuat_lop_5.doc