Giáo án môn Kỹ năng sống Lớp 1

- Cách chơi:

+ Khi giáo viên hô: “lợn lúc lắc, lúc lắc” học sinh chống hai tay vào hông lắc mông theo nhịp câu nói vừa làm vừa hô theo giáo viên “lúc lắc, lúc lắc”.

+ Khi giáo viên hô: “Bò nhúng dấm, nhúng dấm” học sinh chống hai tay vào hông lắc hông và nhún theo nhịp câu nói, đồng thời hô theo giáo viên “nhúng dấm, nhúng dấm”.

+ Khi giáo viên hô: “Chim quay” học sinh giơ hai tay dang ngang xoay hai vòng và tiếp tục xoay ngược lại 2 vòng, đồng thời hô theo giáo viên “Chim quay”.

- Khi giáo viên hô các khẩu lệnh học sinh sẽ phải làm theo các khẩu lệnh đó, nếu học sinh nào làm sai sẽ bị phạt. Đặc biệt giáo viên có thể hô khẩu lệnh một kiểu nhưng tay làm động tác khác để đánh lừa. Bên cạnh đó cũng có thể tăng dần tốc độ từ chậm đến nhanh và ngược lại. Điều này giúp cho học sinh phải tập trung cao và tư duy nhanh nhạy hơn.

 

docx26 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Kỹ năng sống Lớp 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sai sẽ bị phạt hoặc bị loại khỏi cuộc chơi/
+ VD: Thượng đế cần: các bạn nắm tay nhau, thượng đế cần các bạn giơ hai tay lên, cần các bạn vỗ tay..
Sau khi giáo viên làm thượng đế có thể cử thêm một số học sinh lên làm thượng đế để rèn luyện thêm sự tự tin và tạo không khí vui vẻ cho học sinh. 
( giáo viên có thể bật nhạc cho vui nhộn ở biểu tượng “loa” trong slide. )
- Tham gia trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên. 
Slide, máy chiếu, nhạc. 
Hoạt động 2: Khám phá
Ý nghĩa của lời chào
- Xem clip
+ Giáo viên cho học sinh theo dõi clip: “Đốm con lễ phép”
https://www.youtube.com/watch?v=nIoyQS4-xDQ
+ Bụng Bự: Đố các bạn, tớ và Tai to vừa chào những ai?
+ Các bạn có biết Đốm quên không chào những ai không?
+ Bố mẹ nhắc tớ điều gì?
+ Tớ nhận được điều gì khi chào hỏi người khác?
 (Hình ảnh): Được yêu quý, khen ngợi và luôn được vui vẻ
- Học sinh theo dõi clip và trả lời 
Loa dài, video.
Em chào hỏi những ai?
Trò chơi: Em bé ngoan ngoãn
Giáo viên đưa ra những bức tranh về những đối tượng mà học sinh cần chào hỏi.
Học sinh lựa chọn ra những người cần phải chào.
Giáo viên chốt: Chúng ta cần chào hỏi mọi người và đặc biệt là người lớn tuổi hơn chúng ta. Chào hỏi thật lễ phép và ngoan ngoãn
Máy tính, máy chiếu
Hoạt động 3: Trải nghiệm
Học cách chào hỏi
Trò chơi: Taxi, taxi đi vòng quanh thế giới
+ Học sinh cùng ngồi trên 1 chiếc taxi hình tượng trên powerpoint và có những hình ảnh: Khoanh tay, vẫy tay, miệng cười, cúi đầu, đứng ngay ngắn, bắt tay...
+ Taxi đi 1 quãng đường, gặp những ai thì học sinh tìm các hình diễn tả cách chào người đó và thực hiện chào theo.
+ Giáo viên chú ý khuấy động không khí lớp học cho vui nhộn
Học sinh thực hành
Thực hành chào hỏi
Trò chơi: Phản ứng nhanh
Khi giáo viên hô: “Chào bác”, “Chào cô”...thì học sinh phải khoanh tay cúi đầu chào
Khi giáo viên hô: chào bạn: thì học sinh phải vẫy tay chào.
Giáo viên thực hiện thao tác nhanh trên máy tính để phát ra âm thanh.
Học sinh nào thực hiện sai thì sẽ phải thực hiện 1 thử thách của giáo viên
Học sinh thực hành
Máy tính, máy chiếu
Hoạt động 4: Củng cố
Tổng kết
Chào hỏi lễ phép khiến cho chúng ta được mọi người yêu quý và nhận được sự vui vẻ. Chúng mình hãy luôn chào hỏi mọi người xung quanh để nhận được những sự vui vẻ đó nhé!
Loa đài
------------------------------------------------------------------------
	BÀI 3: KỸ NĂNG CHĂM SÓC BẢN THÂN
BẢO VỆ ĐÔI MẮT SÁNG, HÀM RĂNG CHẮC KHỎE
(TIẾT 2)
Mục tiêu bài học
Kiến thức:
+ Học sinh hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ và giữ gìn đôi mắt sáng, hàm răng chắc khỏe.
+ Học sinh biết được các bước đánh răng, rửa mặt đúng cách.
Kỹ năng: 
+ Rèn luyện kĩ năng đáng răng rửa mặt đúng cách, sạch sẽ giữ vệ sinh. 
Thái độ: 
+ Có thái độ tự giác súc miệng sau khi ăn, đánh răng thường xuyên để bảo vệ răng chắc khỏe.
+ Có ý thức tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của bản thân. 
Nội dung bài học
Nội dung bài học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuẩn bị
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi: Nhà đầu bếp tài ba
- Cách chơi: 
+ Khi giáo viên hô: “lợn lúc lắc, lúc lắc” học sinh chống hai tay vào hông lắc mông theo nhịp câu nói vừa làm vừa hô theo giáo viên “lúc lắc, lúc lắc”.
+ Khi giáo viên hô: “Bò nhúng dấm, nhúng dấm” học sinh chống hai tay vào hông lắc hông và nhún theo nhịp câu nói, đồng thời hô theo giáo viên “nhúng dấm, nhúng dấm”.
+ Khi giáo viên hô: “Chim quay” học sinh giơ hai tay dang ngang xoay hai vòng và tiếp tục xoay ngược lại 2 vòng, đồng thời hô theo giáo viên “Chim quay”.
- Khi giáo viên hô các khẩu lệnh học sinh sẽ phải làm theo các khẩu lệnh đó, nếu học sinh nào làm sai sẽ bị phạt. Đặc biệt giáo viên có thể hô khẩu lệnh một kiểu nhưng tay làm động tác khác để đánh lừa. Bên cạnh đó cũng có thể tăng dần tốc độ từ chậm đến nhanh và ngược lại. Điều này giúp cho học sinh phải tập trung cao và tư duy nhanh nhạy hơn.
- Tham gia trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên. 
Loa, đài, âm nhạc
Hoạt động 2: Khám phá
Tên hoạt động: Vật dụng đánh răng rủa mặt
- Giáo viên yêu cầu học sinh liệt kê các vật dụng cần thiết để đánh răng, rửa mặt.
+ Vật dụng cần thiết khi đánh răng
 Nước sạch Cốc	 Bàn chải	 Kem đánh răng
+ Vật dụng cần thiết khi rửa mặt
 Chậu nước Khăn sạch
- Học sinh trả lời 
Trò chơi: Nhanh tay nhanh mắt
- Trò chơi: “Nhanh tay nhanh mắt”
+ Lần 1: Giáo viên đưa ra các bức tranh về các bước đánh răng không theo đúng thứ tự và yêu cầu mỗi học sinh sắp xếp lại trong khoảng thời gian 1 phút.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh lấy bảng và phấn để ghi đáp án. Giáo viên hướng dẫn cách ghi. ( Ví dụ: 1 – C, 2 – A,....)
+ Hết thời gian quy định giáo viên hô khẩu lệnh yêu cầu tất cả học sinh giơ bảng đáp án lên.
+ Lần 2: Giáo viên đưa ra các bước rửa mặt không theo thứ tự và yêu cầu học sinh sắp xếp lại. Chơi tương tự như trên
+ Các bước đánh răng: 
 Bước 1: Lấy bàn chải và kem đánh răng
 Bước 2: Nặn kem đánh răng vào bàn chải
Bước 3: Chuẩn bị một cốc nước sạch
Bước 4: Chải theo hướng từ trên xuống, từ dưới lên, mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai. Súc miệng bằng nước và nhổ ra nhiều lần. Rửa sạch và cất bàn chải
B
D
A
C
 Bước 1 Bước 2	Bước 3 Bước 4
+ Các bước rửa mặt:
 Bước 1: Rửa tay sạch bằng xà phòng dưới vòi nước
 Bước 2: Dùng hai bàn tay hứng vòi nước để rửa mặt và mắt
Bước 3: Trải khăn lên 2 lòng bàn tay đỡ khăn bằng 2 lòng bàn tay và cổ tay
> Dùng ngón trỏ trái lau mắt trái, ngón trỏ phải lau mắt phải lau từ đầu mắt đến đuôi mắt (lau nhẹ nhàng 2 đến 3 lần)
> Dịch khăn lên phía trên lòng bàn tay tay phải lau trán và má phải tay trái lau trán và má trái
> Gấp đôi khăn theo hướng dọc từ trái sang phải dùng nửa khăn phía trên lau từ sống mũi xuống đầu mũi
> Lấy tay phải kéo dịch khăn lên phía trên tay phải đỡ nửa khăn phía dưới rồi lau miệng và cằm
> Gấp đôi khăn theo hướng từ trên xuống tay phải đỡ khăn rồi lau phần cổ bên trái, lật khăn sang tay trái và lau phần cổ bên phải
 Bước 4: Vò khăn, giặt khăn bằng xà phòng và phơi lên dây
C
Bước 1
B
Bước 2
D
Bước 3
A
Bước 4
+ Kết thúc trò chơi giáo viên đưa ra câu hỏi:
Chúng ta phải đánh răng khi nào?
 Chúng ta phải rửa mặt khi nào?
Chúng ta phải đánh răng và rửa mặt đúng cách để làm gì?
Theo con, thường bao lâu thì chúng ta thay bàn chải và khăn mặt?
Vì sao chúng ta phải thay bàn chải và khăn mặt?
Học sinh tham gia trò chơi và ghi nhớ các bước
Hoạt động 3: Trải nghiệm
Thực hành các bước đánh răng rửa mặt
- Giáo viên mở video học sinh quan sát bạn Bo đánh răng. https://www.youtube.com/watch?v=TbpYVTi8kBg
- Giáo viên hướng dẫn các bước đánh răng và chải răng trên mô hình răng:
+ Bước 1: Chải mặt ngoài hàm trên, hàm dưới từ trên xuống
+ Bước 2: Chải mặt ngoài hàm dưới, hàm trên từ dưới lên
+ Bước 3: Chải mặt trong hàm trên, hàm duới
+ Bước 4: Chải hàm nhai hàm trên, hàm dưới
2b
4
1
3
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm động tác mô phỏng đánh răng bằng tay. Ngón trỏ tượng trưng cho bàn chải. Thực hiện đánh răng và chải răng theo đúng các bước. Tương tự làm động tác mô phỏng rửa mặt bằng hai bàn tay. Thực hiện rửa mặt theo trình tự các bước.
( Giáo viên có thể chuẩn bị trước ở nhà hoặc nhắc học sinh chuẩn bị và mang lên lớp các đồ vật để thực hành như: bàn chải, cốc, chậu nhựa, khăn) 
Học sinh quan sát video
( Giáo viên có thể chuẩn bị trước ở nhà hoặc nhắc học sinh chuẩn bị và mang lên lớp các đồ vật để thực hành như: bàn chải, cốc, chậu nhựa, khăn)
Thực hành đánh răng rửa mặt đúng cách
- Giáo viên mời một số học sinh lên thực hành đánh răng, rửa mặt theo các bước trên mô hình răng.
- Giáo viên chuẩn bị nước sạch, cốc, bàn chải, kem đánh răng mời 2 học sinh lên thực hành đánh răng trước lớp lần lượt theo các bước. 
- Giáo viên chuẩn bị nước rửa tay, chậu nước sạch, khăn sạch mời một số học sinh lên thực hành rửa mặt theo các bước.
- Trong quá trình thực hành, giáo viên quan sát và giám sát cho học sinh thực hành và yêu cầu cả lớp chú ý quan sát. Nhận xét đánh giá học sinh.
Học sinh tham gia
Nước sạch, cốc, bàn chải, kem đánh
Nước rửa tay, chậu nước sạch, khăn sạch
Hoạt động 4: Củng cố
Viết nhật kí
- Qua bài học này con học được những điều gì?
Học sinh ghi nhật kí
Bài tập củng cố
+ BT1: Con hãy khoanh tròn vào những vật dụng cần để đánh răng, rửa mặt
+ BT2: Con hãy lựa chọn đáp án đúng:
Con phải đánh răng vào buổi:
Buổi sáng
Buổi tối
Cả buổi sáng và buổi tối
Con phải chải răng:
Mặt ngoài
Mặt trong
Mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai hàm trên và hàm dưới
Con phải rửa mặt:
Rửa sạch tay; dùng hai lòng bàn tay hứng vòi nước để rửa mặt và mắt; trải khăn lên hai lòng bàn tay, đỡ khan bằng hai lòng bàn tay và cổ tay lau từ mắt, trán, má, mũi, miệng, cằm và cổ
Dùng tay hứng nước rửa mặt
Dùng khăn xoa qua loa lên mặt
Để bảo vệ hàm răng chắc khỏe cần:
Hạn chế uống nước ngọt có ga
Không dùng răng để cắn những vật cứng
Đánh răng thường xuyên
Tất cả các phương án trên
+ BT3: Con hãy điền số vào chỗ ... theo đúng thứ tự các bước chải răng:
Bước ..... Bước ... Bước ..... Bước .....
+ BT4: Con hãy học thuộc các bài thơ sau để nhớ đánh răng, rửa mặt đúng cách:
Học sinh trả lời
----------------------------------------------------------------------------------------
	GIỮ GÌN VỆ SINH CÁ NHÂN
( 1 tiết)
Mục tiêu bài học
Kiến thức:
Học sinh nhận biết vai trò của giữ gìn vệ sinh cá nhân
Học sinh lựa chọn đồ dùng cần thiết khi thực hiện vệ sinh cá nhân
Học sinh ghi nhớ và gọi tên các món đồ 
Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng quan sát
Rèn luyện kỹ năng ghi nhớ, phản xạ
Thái độ:
Học sinh biết chăm sóc cơ thể, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
Nội dung bài học
STT
Nội dung dạy học
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Chuẩn bị
Khởi động
1
Nhảy múa vũ điệu sôi động
CÁCH TIẾN HÀNH
GV mời học sinh đứng dậy nhảy múa theo điệu nhạc
Học sinh tham gia trò chơi. 
Máy chiếu, máy tính, loa
Khám phá
2
Vai trò của giữ gìn vệ sinh cá nhân 
Giáo viên đặt câu hỏi:
Tại sao chúng mình cần giữ gìn vệ sinh cá nhân các bạn nhỉ?
TỔNG KẾT
Vệ sinh cá nhân chủ yếu là giữ gìn thân thể sạch sẽ (đầu tóc, mặt mũi, chân tay, răng miệng, quần áo), vệ sinh đồ dùng cá nhân. 
Giữ gìn vệ sinh cá nhân giúp chúng ta sạch sẽ, không bị ốm, ai cũng thích chơi cùng
Hs trả lời câu hỏi
Máy chiếu, máy tính, loa
3
Giữ gìn vệ sinh cá nhân như thế nào?
Giáo viên cho học sinh xem video và tham gia trò chơi “Nhổ cà rốt”
Hs tham gia trò chơi
Trải nghiệm
3
Trò chơi” Bạn cần mang theo nhữn gì”
Giáo viên cho học sinh quan sát các tình huống cần mang theo đồ dùng
Học sinh lựa chọn đồ dùng cần thiết khi tham gia các tình huống
Học sinh tham gia trò chơi
Máy chiếu, máy tính, loa
Tổng kết
4
Củng cố
Chúng ta cần giữ gìn vệ sinh cá nhân:
1. Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm gội 
thường xuyên
2. Các bạn nam nên cắt tóc thường xuyên, các bạn nữ nên buộc tóc cho gọn gàng
3. Cắt móng tay, móng chân, giữ quần áo phẳng phiu, sạch sẽ
Học sinh lắng nghe 
Máy chiếu, máy tính, loa
-------------------------------------------------------------------------------------
KỸ NĂNG BẢO VỆ SỨC KHỎE TRONG MÙA NÓNG
(1 TIẾT )
Mục tiêu bài học
Kiến thức:
+ Học sinh nhận biết và phân biệt được đặc trưng thời tiết của mùa hè.
+ Học sinh biết cách lựa chọn đồ ăn, nước uống và trang phục phù hợp với mùa hè. 
Kỹ năng: 
+ Học sinh thực hành pha chế nước uống có lợi cho sức khỏe vào mùa hè
Thái độ: 
+ Học sinh biết tự chăm sóc và bảo vệ bản thân khi mùa hè đến
+ Chủ động tự giác tích cực trong các hoạt động. 
Nội dung bài học
Nội dung bài học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuẩn bị
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi: Đoán tên món ăn 
Giáo viên tổ chức trò chơi:
Cách khởi động trò chơi
+ Nút Play để quay, nút stop kim quay sẽ dừng
+ Khi nút kim dừng, học sinh đoán tên món ăn, giáo viên kích vào tên đó. Nếu đúng hiển thị mặt cười, nếu sai thì không có mặt cười hiển thị.
- Học sinh tham gia trò chơi. 
- Đoán tên món ăn theo sự hướng dẫn của giáo viên
- loa, máy chiếu, slide bài giảng
Hoạt động 2: Khám phá
Nhận biết mùa hè
- GV cho miêu tả mùa hè dựa trên những bức tranh gợi ý 
=> hoa phượng, ve sầu, thời tiết nắng nóng, đôi khi có mưa bão, mặc quần áo ngắn tay
- Học sinh lắng nghe
Mùa hè ăn gì?
- Giáo viên hỏi đáp cùng học sinh: Em hãy liệt kê những loại quả hay ăn vào mùa hè nhé!
Giáo viên cho HS xem video
Giáo viên hỏi đáp cùng học sinh: Những loại quả nào xuất hiện trong video
=> táo, dưa hấu, xoài, kiwi, dâu tây, cam.
- Học sinh trả lời câu hỏi
- Học sinh xem video và trả lời câu hỏi. 
Video, máy chiếu, loa
Mùa hè mặc gì
Giáo viên cho học sinh quan sát các hình ảnh và lựa chọn xem mùa hè sẽ chọn những trang phục như thế nào?
Sau đó cho học sinh xem video: Chốt lại các trang phục em nên mặc trong mùa hè. 
Học sinh chơi trò chơi
Xem video rút ra bài học
Video, máy chiếu, loa
Tại sao phải uống nước?
Giáo viên cho học sinh xem video
Học sinh xem video
Hoạt động 3: Trải nghiệm
Thực hành pha chế nước uống 
- (Nếu có điều kiện và không gian GV có thể cho học sinh mang học liệu đi pha chế trên lớp)
Giáo viên cho học sinh lựa chọn trò chơi
Pha nước chanh
Cách tiến hành
GV cho HS đứng dậy cùng tham gia
Khi GV hô: Chanh đâu, chanh đâu. HS đưa tay và nói chanh đây, chanh đây. GV hô tương tự với đường, thìa, nước
Khi GV hô: BỔ CHANH. HS làm hành động bổ
Khi GV hô: CHO ĐƯỜNG. HS lắc hông sang trái, số lần lắc bằng lượng thìa đường cho vào nước
Khi GV hô: KHUẤY ĐỀU. HS lắc hông xoay đều 
Khi GV hô: UỐNG NƯỚC CHANH. HS đưa tay làm động tác uống
- Học sinh tham gia trò chơi
Trò chơi: Pha chế nước cam
Pha chế nước cam
Cách tiến hành:
GV cho HS đứng dậy cùng tham gia
Khi GV hô: Cam đâu, cam đâu. HS đưa tay và nói cam đây, cam đây. GV hô tương tự với đường, thìa, nước
Khi GV hô: BỔ CAM. HS làm hành động bổ
Khi GV hô: CHO ĐƯỜNG. HS lắc hông sang trái, số lần lắc bằng lượng thìa đường cho vào nước
Khi GV hô: KHUẤY ĐỀU. HS lắc hông xoay đều 
Khi GV hô: UỐNG NƯỚC CAM. HS đưa tay làm động tác uống.
- Học sinh tham gia trò chơi
Hoạt động 4: Củng cố
Hát múa bài “ bé yêu biển lắm”
Giáo viên cho học sinh múa hát
Học sinh hát theo
Loa, máy chiếu
-------------------------------------------------------------------
	Bài 6: KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH XÂM HẠI TRẺ EM
(1 tiết) 
Mục tiêu bài học
Sau bài học này học sinh đạt được
Kiến thức:
Học sinh nhận biết về xâm hại
Học sinh nhận biết: vùng riêng tư, người xấu và 5 quy tắc báo động
Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng xác định và giải quyết vấn đề
Thái độ:
Học sinh biết phân biệt người xấu, biết cách bảo vệ bản thân khỏi kẻ xấu.
Nội dung chi tiết
Nội dung dạy học
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Chuẩn bị
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi: Con muôi
Luật chơi:
Giáo viên đưa ra những bức tranh nhưng chúng đã bị các cánh cửa che mất. Học sinh theo dõi và đoán xem đó và nhân vật nào.
Học sinh tham gia trò chơi
Slide,, máy chiếu
Hoạt động 2: Khám phá
Cơ thể tớ là của tớ
Xem clip: Chú hàng xóm
+ Mai thích ăn món gì?
+ Ai là người cho Mai kem ?
+ Chú hàng xóm rủ Mai đi đâu ?
+ Chú ấy sờ vào chỗ nào của Mai ?
+ Mai phản ứng thế nào ?
Giáo viên chốt kiến thức về cùng đồ bơi và những đụng chạm an toàn, không an toàn
HS xem video và trả lời câu hỏi
Video, slide, máy chiếu, loa
5 quy tắc báo động
Hãy quan sát các bức tranh và trả lời những câu hỏi
Giáo viên chốt 5 quy tắc báo động từ 5 bức tranh
Học sinh thực hiện
Hoạt động 3: Trải nghiệm
Trò chơi: Có an toàn không
Giáo viên đưa ra những bức tranh về các hành động và mời học sinh lựa chọn: an toàn hay không an toàn
Học sinh tham gia trò chơi
Trò chơi: Báo động, báo động
Giáo viên đưa ra những bức tranh về những báo động, học sinh sắp xếp những báo động đó sao cho phù hợp nhất
Học sinh tham gia trò chơi
Hoạt động 4: Củng cố
Củng cố
Giáo viên nhắc lại kiến thức của bài học
Hướng dẫn học sinh vẽ lại hình ảnh ấn tượng nhất trong bài với em. 
Học sinh lắng nghe
2 phút
---------------------------------------------------------------------
	Bài 8: KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
KHI Ở TRƯỜNG HỌC
TIẾT)
Mục tiêu bài học
Kiến thức:
+ Học sinh nhận biết các khu vực, đồ vật gây tai nạn thương tích khi ở trường
+ Học sinh tìm hiểu nguyên nhân gây tai nạn thương tích khi ở trường
+ Học sinh biết cách lựa chọn những nơi vui chơi an toàn đẻ tránh tai nạn thương tích
Kỹ năng:
+ Rèn luyện kỹ năng quan sát, ghi nhớ, tưởng tượng
Thái độ:
+ Biết cẩn thận khi chơi cùng các bạn
Nội dung bài học
Nội dung bài học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuẩn bị
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi: Con thỏ - ăn cỏ - chui vào hang
Giáo viên tổ chức trò chơi
Giáo viên tổ chức trò chơi
CÁCH TIẾN HÀNH:
Khi GV nói con thỏ. HS chụm các đầu ngón tay vào đóng giả con thỏ
Khi GV nói ăn cỏ. HS chụm các đầu ngón tay đưa đến trước miệng giả vờ như đang cầm thức ăn để ăn
Khi GV nói chui vào hang. HS đưa tay vào tai của mình 
Học sinh tham gia trò chơi. 
Hoạt động 2: Khám phá
Nơi nào là nơi nguy hiểm ở trường học?
Trò chơi: Kể nhanh, kể đúng
+ Giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi, các đội chơi thi nhau kể ra những đồ vật hoặc những gì mình nhìn thấy ở trường Tiểu học.
Đội nào kể ra được nhiều đáp án đúng nhất thì đội đó giành chiến thắng
Trong những nơi và những đồ vật em vừa kể, có những nói nào và đồ vật nào có thể gây nguy hiểm?
Học sinh lắng nghe câu hỏi và trả lời
Máy tính, máy chiếu 
Hành động gây thương tích
Đố em, các bạn nhỏ trong những bức tranh sau có những hành động gì? Nên hay không nên?
Học sinh trả lời câu hỏi
-Tranh ảnh 
Hoạt động 3: Trải nghiệm
Trò chơi
“Giờ ra chơi vui vẻ”
Hãy cùng bạn Cà rốt trả lời những câu hỏi bằng cách lựa chọn những bức tranh phù hợp nhé! 
Học sinh lắng nghe và chọn đáp án
-Loa đài, màn hình chiếu powerpoint
Mách nhỏ
Giáo viên giới thiệu cho học sinh nắm rõ và ghi nhớ:
Đối với vết thương trầy xước hãy rửa vết thương dưới vòi nước sạch xả nhẹ và dùng bang gạc cá nhân như băng ago để băng
Đối với vết thương về cùng đầu/ hoặc vết thương chảy máu, học sinh cần đưa bạn đến gặp người lớn trong trường để xử lý vết thương và đưa đến gặp bác sĩ
Không cầm đồ dùng học tập để chơi đàu
Không nô đùa, chạy nhảy quá nhanh, quá nhiều
Không ném đồ vào bạn
Học sinh lắng nghe
Hoạt động 4: Củng cố
Nhật kí cá nhân
Những điều hay em đã học được trong bài là gì? Hãy chia sẻ với bạn ngồi bên cạnh và gia đình của mình nhé!
Học sinh viết nhật kí cá nhân
--------------------------------------------------------------
GIÁ TRỊ TRUNG THỰC
( 1 tiết )
Mục tiêu bài học
Sau bài học này học sinh đạt được
Kiến thức:
Học sinh trình bày khái niệm trung thực, biểu hiện của lòng trung thực và vì sao cần phải trung thực
Học sinh trình bày ý nghĩa của trung thực
Học sinh tìm hiểu vì sao cần tiết kiệm nước
Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng tự đánh giá bản thân
Thái độ:
Hình thành lối sống trung thực, thật thà, biết phê bình những hành vi lối sống không trung thực
Nội dung bài học
Nội dung bài học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuẩn bị
Hoạt động khởi động
Trò chơi: Mưa rơi, mưa rơi
Giáo viên tổ chức trò chơi
CÁCH TIẾN HÀNH:
Giáo viên hô: mưa phùn, mưa phùn => bạn phía sau đấm lưng nhẹ cho bạn phía trước
Giáo viên hô: mưa rào, mưa rào => bạn phía sau đấm lưng cho bạn phía trước nhanh hơn chút
Giáo viên hô: mưa đá, mưa đá => bạn phía sau đấm lưng cho bạn phía trước thật nhanh và mạnh hơn
Giáo viên có thể cho quay phía trước quay phía sau để tất cả các bạn đều được đấm lưng cho nhau
Học sinh tham gia trò chơi khởi động
Hoạt động khám phá
Tìm hiểu về trung thực
Trung thực là luôn tôn trọng sự thật , tôn trọng chân lí , lẽ phải ; sống ngay thẳng , thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
GV cho học sinh xem video và hỏi đáp:
Câu hỏi 1
Tại sao ban đầu, các bạn không dám nhận lỗi?
Sợ bị mình
Vì nghĩ rằng không ai biết mình làm
Câu hỏi 2
Khi nói dối, cậu bé cảm thấy có vui không?
Có
Không
Câu hỏi 3
Cậu bé đã có quyết định như nào sau khi nói chuyện với mẹ?
Viết thư xin lỗi
Không làm gì cả
Câu hỏi 4
Qua câu chuyện em hiểu thế nào là trung thực?
Học sinh xem video và trả lời câu hỏi
Biểu hiện của trung thực
Tổng kế

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_ky_nang_song_lop_1.docx