Giáo án môn Kỹ năng sống Khối 9 - Tuần 1: Kỹ năng giao tiếp

- GV chia lớp thành các nhóm 5 đến 7 người, sau đó yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và ghi vào giấy A3 theo yêu cầu:

+ Hãy kể lại 1 tình huống giao tiếp căng thẳng mà em biết.

+ Giải thích tại sao trong tình huống đó lại căng thẳng?

+ Sự căng thẳng trong tình huống đó được biểu hiện bằng những hành động nào?

- Thời gian thảo luận: 10 phút.

- Sau đó, GV mời đại diện các nhóm dán tờ giấy A3 lên bảng và trình bày cho cả lớp nghe.

- GV mời 1 HS làm thư ký ghi vắn tắt lại nội dung các tình huống căng thẳng lên bảng.

--> GV chốt: Các tình huống căng thẳng trong giao tiếp là những bất đồng khi giao tiếp tạo ra tâm lý khó chịu cho mọi người, nó được biểu hiện bằng các hành động như: nói lớn tiếng, tranh nhau nói, thái độ khó chịu, không vui.

 

doc9 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Kỹ năng sống Khối 9 - Tuần 1: Kỹ năng giao tiếp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ NĂNG GIAO TIẾP (1)
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức: 
+ HS nhận biết được một số tình huống căng thẳng khi giao tiếp.
+ HS trình bày được các hoạt động và thái độ tích cực khi có căng thẳng trong giao tiếp.
+ Phân tích được các nguyên tắc ứng xử trên mâm tiệc như: Lời mời, lựa thức ăn, cách thức ăn...
- Về kỹ năng:
+ Vận dụng được kĩ năng giao tiếp trên mâm tiệc vào xử lý một số tình huống cụ thể
- Về thái độ
 	+ Học sinh có thái độ tích cực khi gặp căng thẳng trong giao tiếp hoặc dự tiệc.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
Giấy A0, A3, thẻ màu, băng dính giấy, bút dạ...
Tranh ảnh, hình vẽ (trong giáo án).
Phim https://www.youtube.com/watch?v=6FxPdQJrLNA 
Một số tình huống dành cho thảo luận nhóm.
Giáo án.
- Máy chiếu/máy tính
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (2 phút)
 - Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
Đây là bài đầu tiên nên không kiểm tra bài cũ.
3. Nội dung bài học mới:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt
HĐ1: Định hướng bài mới
- Thời gian: 10 phút
- Hình thức: Cả lớp
- Phương pháp: Hỏi đáp
- Chuẩn bị: Bức tranh vui số 6 hay số 9?
- GV chiếu hình ảnh sau:
- GV hỏi:
+ Bạn thấy điều gì trong bức ảnh trên? (2 người đang cãi nhau)
+ Theo bạn: ai đúng, ai sai? (cả 2 đều đúng/đều sai)
+ Bạn thử đoán xem, cảm xúc của các nhân vật trong tranh như thế nào? (căng thẳng)
--> GV chốt và dẫn nhập vào bài: Cuộc trò chuyện giữa 2 nhân vật trong tranh chính là giao tiếp. Nhưng làm thế nào để giao tiếp hiệu quả, ứng xử như thế nào là phù hợp? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta sẽ vào nghiên cứu bài Kĩ năng giao tiếp.
- GV ghi tên bài lên bảng; HS mở vở ghi bài.
- HS cảm thấy khởi đầu tiết học vui vẻ và nhớ được tên bài học.
HĐ2: Căng thẳng trong giao tiếp.
- Thời gian: 20 phút
- Nội dung trọng tâm: Nhận biết được những tình huống giao tiếp căng thẳng.
- Hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm.
- Chuẩn bị: Giấy A3
- GV chia lớp thành các nhóm 5 đến 7 người, sau đó yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và ghi vào giấy A3 theo yêu cầu:
+ Hãy kể lại 1 tình huống giao tiếp căng thẳng mà em biết.
+ Giải thích tại sao trong tình huống đó lại căng thẳng?
+ Sự căng thẳng trong tình huống đó được biểu hiện bằng những hành động nào?
- Thời gian thảo luận: 10 phút.
- Sau đó, GV mời đại diện các nhóm dán tờ giấy A3 lên bảng và trình bày cho cả lớp nghe.
- GV mời 1 HS làm thư ký ghi vắn tắt lại nội dung các tình huống căng thẳng lên bảng.
--> GV chốt: Các tình huống căng thẳng trong giao tiếp là những bất đồng khi giao tiếp tạo ra tâm lý khó chịu cho mọi người, nó được biểu hiện bằng các hành động như: nói lớn tiếng, tranh nhau nói, thái độ khó chịu, không vui...
HS nhận biết được những tình huống giao tiếp căng thẳng thông qua những biểu hiện cụ thể.
HĐ3: Ứng xử với căng thẳng trong giao tiếp
- Thời gian: 20 phút
- Nội dung trọng tâm: Thái độ và hành động tích cực khi có căng thẳng trong giao tiếp.
- Hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm.
- Chuẩn bị: Thẻ màu + băng dính giấy.
- GV phát cho mỗi học sinh 1 thẻ màu và yêu cầu HS ghi câu trả lời vào thẻ màu theo nguyên tắc: Mỗi thẻ màu chỉ ghi một câu trả lời, chữ to dễ nhìn.
Câu hỏi: Khi đang nói chuyện với người khác em cảm thấy căng thẳng, khó chịu thì em sẽ làm gì?
- HS trả lời xong thì mang thẻ màu dán lên bảng.
- GV mời 1 HS đọc to các đáp án, nếu đáp án nào chưa rõ thì GV mời HS nào ghi câu trả lời đó giải thích cho cả lớp hiểu.
- Sau đó, GV mời 1 HS khác phân loại số thẻ trên bảng thành 2 cột: Cột 1 là những hành động; cột 2 là thái độ.
- GV chốt: Khi gặp căng thẳng trong giao tiếp, chúng ta nên có thái độ và hành động tích cực (đọc lại một vài ý trên thẻ màu).
HS trình bày được các hoạt động và thái độ tích cực khi có căng thẳng trong giao tiếp.
HĐ4: Giao tiếp trên mâm tiệc
- Thời gian: 20 phút
- Nội dung trọng tâm: Cách ứng xử lịch sự khi giao tiếp trên mâm tiệc, bữa ăn cùng nhiều người.
- Phương pháp và KTDH: Xem phim, hỏi đáp, thuyết trình.
- Hình thức tổ chức: Cả lớp.
- Chuẩn bị: 
+ Down phim tư liệu.
- GV chiếu phim cho cả lớp xem:
https://www.youtube.com/watch?v=6FxPdQJrLNA 
sau đó hỏi HS:
+ Em thấy gì trong đoạn phim? Em cảm nhận như thế nào khi xem đoạn phim vừa rồi?
+ Vậy, theo em: Khi dự tiệc hoặc ăn uống cùng nhiều người chúng ta nên làm gì?
- HS trả lời, GV mời 1 HS làm thư ký ghi lại lên góc bảng và chốt lại bằng slide: Các nguyên tắc khi dự tiệc, ăn với nhiều người gồm:
+ Mặc lịch sự, phù hợp.
+ Xếp hàng trật tự khi lấy đồ ăn.
+ Ăn uống từ tốn.
+ Lấy vừa đủ đồ ăn, tránh lãng phí; 
+ Lấy mỗi thứ một ít, đúng khẩu phần, tránh việc chỉ tập trung vào một vài món ăn ngon.
+ Mời người cùng mâm trước khi bắt đầu ăn.
+ Vừa ăn vừa giao tiếp trên mâm nhưng tránh nói nhiều, tránh nói quá to.
+ Quay mặt ra ngoài và lấy tay che miệng khi hắt hơi, ho, sặc đồ ăn.
+ ...
- GV mời HS giải thích hoặc lấy ví dụ minh họa cho từng nguyên tắc trên.
--> GV chốt bằng cách mời HS đọc lại các nguyên tắc ghi trên bảng
HS phân tích được các nguyên tắc ứng xử trên mâm tiệc như: Lời mời, lựa thức ăn, cách thức ăn...
HĐ5: Thực hành
- Thời gian: 35 phút
- Nội dung trọng tâm: Vận dụng các kỹ năng vừa học vào xử lý tình huống.
- Phương pháp và KTDH: Tổ chức trò chơi, hỏi đáp.
- Hình thức tổ chức: Các nhóm.
- Chuẩn bị: 
Giấy A0, bút dạ, băng dính giấy.
- GV giao cho các nhóm (đã chia nhóm ở đầu buổi) theo nguyên tắc: Nhóm 1, 3, 5 thảo luận tình huống 1. Nhóm 2, 4, 6 thảo luận tình huống 2. Sau đó viết vào giấy A0 theo 2 cột: Nên và Không nên rồi dán lên bảng.
Nên
Không nên
- Mỗi đáp án đúng được 1 điểm, sau 5 phút, nhóm nào ghi được nhiều đáp án nhất thì nhóm đó giành chiến thắng.
+ Tình huống 1. Hôm nay sinh nhật, A được bố mẹ cho đi ăn buffet (tiệc đứng, tự chọn đồ ăn). Theo bạn, khi tham gia buffet A nên làm gì và không nên làm gì?
+ Tình huống 2. Khi đang trao đổi về thần tượng âm nhạc của mình. Bạn B cùng lớp đến phản đối, vì bạn ấy là untifan (người chống đối, không thích) thần tượng của bạn. Bạn càng hào hứng kể thì bạn B lại đưa ra những lý do không thích thần tượng của bạn khiến cho 2 bạn đã to tiếng với nhau. Trong trường hợp này, bạn nên và không nên làm gì?
- Sau khi các nhóm trình bày, GV chốt theo một số gợi ý:
+ Tình huống 1.
Nên: chuẩn bị trang phục phù hợp; xếp hàng khi lấy đồ ăn; lấy đồ ăn vừa đủ tránh lấy thừa; mời bố mẹ trước khi ăn; ăn uống từ tốn; để rác đúng nơi quy định; không đánh giá phán xét người khác khi ăn; nếu cần nói chuyện thì nói nhỏ và chỉ nói khi cần thiết...
Không nên: Ngược lại với nên
+ Tình huống 2.
Nên: Kiềm chế cảm xúc; không cố cãi lý khi đang căng thẳng; chấp nhận sự khác biệt trong suy nghĩ của bạn; lịch sự kết thúc cuộc nói chuyện; không để bụng và không trả thù; không xúc phạm thần tượng của bạn (để trả thù); không đánh giá bạn chỉ vì một quan điểm...
Không nên: ngược lại với nên.
--> GV có thể mời HS thực hành minh họa cho các ý kiến ghi trên giấy bằng những hành động cụ thể.
HS vận dụng được các kỹ năng vừa học vào xử lý tình huống cụ thể.
4. Tổng kết buổi học (3 phút)
- Giáo viên giải đáp thắc của học sinh.
- Tổng kết: Tiết này các em đã được học về giải quyết căng thẳng khi giao tiếp và giao tiếp trên mâm tiệc.
5. Bài tập về nhà (2 phút)
- Hôm sau sẽ lên lớp thực hành giới thiệu về gia đình của mình.
- Chia sẻ với cha/mẹ về bài học hôm nay và điều mà con ấn tượng nhất trong buổi học.
- Tìm hiểu trước về nội dung bài học hôm sau là giao tiếp ở nơi linh thiêng và nghệ thuật trao/nhận quà.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ...........................................................................................................................................................................................................
GIÁO VIÊN
 	 ThS. Nguyễn Văn Vệ

File đính kèm:

  • docGiao an ky nang song lop 9 tuan 1_12861881.doc
Giáo án liên quan