Giáo án môn Kỹ năng sống Khối 8 - Tuần 8: Kỹ năng phòng tránh bắt nạt học đường (Tiết 2)
- Các đội có 15 phút thảo luận, lên kế hoạch và nội dung thực hiện tuyên truyền.
- Phương tiện hỗ trợ: Vẽ tranh minh họa cho bài thuyết trình
- Mỗi đội có 5 phút cho bài tuyên truyền của đội. Thời gian thực hiện ngắn nên các em tập trung vào một mục tiêu chính để tuyên truyền hiệu quả, có thể tuyên truyền về hậu quả của bắt nạt học đường để kêu gọi mọi người nói không với bắt nạt học đường, đưa ra các ứng phó khi gặp tình huống bắt nạt học đường,
- Đội nào thực hiện kế hoạch tuyên truyền tốt và hiệu quả sẽ ghi 500 điểm, các đội còn lại nhận số điểm 300, 200, 100 (Tùy theo mức độ đạt, nên đánh giá cho điểm cao để khuyến khích tinh thần làm việc của các em học sinh.)
- Lưu ý: Nếu có thể được GV quay lại để chọn bài tuyên truyền hiệu quả để minh họa cho những lớp học về sau.
KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG (2) I. Mục tiêu bài giảng. Học xong bài này, học sinh có khả năng: - Về kiến thức: + HS xây dựng được kế hoạch và biết cách tuyên truyền với mọi người về cách ứng phó với Bắt nạt học đường. - Về kỹ năng: + HS xây dựng được kế hoạch và biết cách tuyên truyền với mọi người về cách ứng phó với BNHĐ. + Thực hành: Tuyên truyền phòng chống bắt nạt học đường. - Về thái độ + Học sinh ý thức tu dưỡng nhân cách, rèn luyện bản thân. + Tích cực tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng chống bắt nạt học đường. + Nói không với bạo lực học đừng và không thờ ơ, im lặng trước tình huống bắt nạt học đường. II. Tài liệu và phương tiện dạy học. - Giấy A4, giấy A0, bảng, bút... - Giáo án. - Bảng, phấn, bút, màu. - Slide, video - Máy chiếu/máy tính - ..... III. Hoạt động dạy và học 1. Ổn định lớp: (2 phút) - Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) Câu 1. ............................... Câu 2. ............................... 3. Nội dung bài học mới: Nội dung hoạt động Hoạt động của GV và HS Kết quả cần đạt HĐ1: Định hướng bài mới - Thời gian: 10 phút - Hình thức: xem clip - Phương pháp: Hỏi – đáp. - Chuẩn bị: clip, câu hỏi ôn tập. - Xem clip: Phòng chống bắt nạt học đường (Xem đến 6’09’’) https://www.youtube.com/watch?v=feglNUA6UgA àChỉ có chưa đến 7 phút clip đã giúp chúng ta hiểu được Bắt nạt học đường là gì? Đâu là những hành vi bắt nạt học đường? ai là những người hay bắt nạt người khác? Ai là người dễ bị bắt nạt học đường? Tuyên truyền tẩy chay những người bắt nạt học đường, hậu quả của bắt nạt học đường và kêu gọi mọi người tham gia cuộc thi tuyên truyền phòng tránh bắt nạt học đường. Và chúng ta sẽ cùng tham gia lời kêu gọi này nhé! Hôm nay chúng ta sẽ xây dựng được kế hoạch và biết cách tuyên truyền với mọi người về cách ứng phó với bắt nạt học đường. - GV nhắc lại ôn tập những kiến thức các em đã được học để củng cố kiến thức, giúp các em nhớ kiến thức để áp dụng vào bài tuyên truyền, đặc biệt là nội dung về cách ứng phó với bắt nạt học đường. - HS cảm thấy khởi đầu tiết học vui vẻ và nhớ được tên bài học. - HS nhớ lại kiến thức về Phòng tránh bắt nạt học đường để áp dụng cho phần tuyên truyền của mình. HĐ2: Xây dựng kế hoạch tuyên truyền. - Thời gian: 25 phút - Hình thức: Hỏi đáp, xem clip. - Phương pháp: Làm việc nhóm. - Chuẩn bị: clip, câu hỏi. - Cách xây dựng kế hoạch tuyên truyền. 1. Mục tiêu của việc thực hiện tuyên truyền là gì? (Giúp học sinh hiểu được thế nào là bắt nạt học đường, hay giúp mọi người có thể ứng phó được khi bị bắt nạt học đường,). 2. Tuyên truyền theo hình thức 1 cá nhân làm việc hay làm việc nhóm? (thường sẽ làm việc nhóm để hiệu quả hơn). 2. Sẽ tuyên truyền tại địa điểm nào? (Ở trường học, ở hội thi, ở nhà văn hóa xã, ở sự kiện trại hè,) 3. Thời gian là khi nào, bao nhiêu lâu? (Buổi sáng/ trưa/ chiều/ tối, vào lúc mấy giờ, thời gian là 20 phút, 30 phút,) 4. Nội dung tuyên truyền là gì? (Hiểu biết về bắt nạt học đường, hậu quả của bắt nạt học được, biện pháp phòng tránh, cách ứng phó khi bị bắt nạt học đường,) 5. Phương tiện truyền thông là gì? (Thuyết trình, hình ảnh, clip, đóng kịch, tranh vẽ,) 6. Xây dựng nội dung cụ thể cho buổi tuyên truyền phòng tránh bắt nạt học được. (Thời gian 5 phút đầu sẽ làm gì, 10 phút tiếp theo sẽ là hoạt động gì, phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên, hoàn thành nhiệm vụ khi nào,? 7. Những điều cần lưu ý: Tuyên truyền thuyết phục, không nói quá dài dòng, hay nói quá ngắn gọn, nói phải đủ mọi người hiểu nội dung. Ngôn ngữ, hình thức phù hợp với đối tượng được tuyên truyền (Nói với phụ huynh/học sinh/giáo viên/). Trình bày sinh động dễ nhớ, dễ hiểu, dễ áp dụng. Giúp mọi người nâng cao tinh thần phòng tránh bắt nạt học đường. 8. Tập duyệt nội dung trước khi thực hiện tuyên truyền. Xem clip: Kịch tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường https://www.youtube.com/watch?v=cQ8hBWbMLbQ àGV đặt câu hỏi: Vậy ý nghĩa nội dung của vở kịch trên là gì? (Mỗi đội thảo luận đưa ra câu trả lời) Chúng ta vừa xem một vở kịch tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường, cũng chính là phòng chống bắt nạt học đường. Vậy bây giờ chúng ta sẽ thực hiện chiến dịch tuyên truyền phòng chống bắt nạt học đường. - HS biết cách xây dựng kế hoạch tuyên truyền. HĐ3: Thực hiện kế hoạch tuyên truyền phòng chống bắt nạt học đường. - Thời gian: 15 phút - Hình thức tổ chức: Làm việc nhóm. - Chuẩn bị: giấy A0, bút màu, bút chì, bút dạ. - Các đội có 15 phút thảo luận, lên kế hoạch và nội dung thực hiện tuyên truyền. - Phương tiện hỗ trợ: Vẽ tranh minh họa cho bài thuyết trình - Mỗi đội có 5 phút cho bài tuyên truyền của đội. Thời gian thực hiện ngắn nên các em tập trung vào một mục tiêu chính để tuyên truyền hiệu quả, có thể tuyên truyền về hậu quả của bắt nạt học đường để kêu gọi mọi người nói không với bắt nạt học đường, đưa ra các ứng phó khi gặp tình huống bắt nạt học đường, - Đội nào thực hiện kế hoạch tuyên truyền tốt và hiệu quả sẽ ghi 500 điểm, các đội còn lại nhận số điểm 300, 200, 100 (Tùy theo mức độ đạt, nên đánh giá cho điểm cao để khuyến khích tinh thần làm việc của các em học sinh.) - Lưu ý: Nếu có thể được GV quay lại để chọn bài tuyên truyền hiệu quả để minh họa cho những lớp học về sau. - HS làm việc nhóm hiệu quả. - Áp dụng kiến thức đã học và trải nghiệm thực tế để xây dựng kế hoạch tuyên truyền hiệu quả. HĐ4: Tuyên truyền phòng chống bắt nạt học đường - Thời gian: 30 phút - Hình thức tổ chức: Làm việc nhóm. - Các đội thực hiện tuyên truyền phòng trách bắt nạt học đường - Thời gian: 5 phút àGV khen ngợi, nhận xét công tác tuyên truyền của các đội, chấm điểm. Chúng ta sẽ hãy áp dụng kỹ năng phòng tránh bắt nạt học đường, để gìn giữ môi trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng. Không im lặng khi nhìn thấy bắt nạt học đường và không im lặng khi mình là nạn nhân bị bắt nạt học đường. Hãy tuyên truyền cho các bạn học sinh biết để bảo vệ chính mình. - HS thực hiện công tác tuyên truyền. 4. Tổng kết buổi học (3 phút) - Giáo viên giải đáp thắc của học sinh. - Tổng kết: Tiết này các em đã được học về Kỹ năng tuyên truyền phòng tránh bắt nạt học đường. Thầy/cô hy vọng các em sẽ không sử dụng việc bắt nạt các bạn khác để thể thể hiện uy thế của mình, và các em hãy áp dụng kỹ năng đã được học để thực hiện công tác tuyên truyền phòng tránh bắt nạt học đường, để gìn giữ môi trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng. 5. Bài tập về nhà (2 phút) - Hãy thực hiện công tác tuyên truyền phòng tránh bắt nạt học đường vào giờ sinh hoạt của lớp, hoặc trong các hội thi của nhà trường. - Chia sẻ với cha/mẹ về bài học hôm nay và điều mà em ấn tượng nhất trong buổi học. - Tìm hiểu trước về nội dung bài học hôm sau là....................... RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. GIÁO VIÊN ThS. Phạm Thị Phương
File đính kèm:
- KNS lop 8 2020 T8_12746377.docx