Giáo án môn Kĩ năng sống Lớp 5

I. MỤC TIÊU:

- Làm và hiểu được nội dung bài tập 3,5.

- Rèn cho học sinh có kĩ năng ứng phó với căng thẳng.

- Giáo dục cho học sinh có ý thức ứng phó căng thẳng tích cực.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Vở bài tập thực hành kĩ năng sống lớp 5.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Ổn định tổ chức:

 2. Bài mới:

 2.1 Hoạt động 1: Xử lí tình huống

 Bài tập 3: Ứng phó trong tình huống bị căng thẳng

 - Gọi một học sinh đọc 3 tình huống của bài tập và các phương án lựa chọn để trả lời.

 - Học sinh thảo luận theo nhóm.( mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống)

 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

 - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.

 * Giáo viên chốt kiến thức: Trong tình huống bị căng thẳng, chúng ta cần biết ứng phó tích cực.

 

doc22 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 06/01/2022 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Kĩ năng sống Lớp 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong tình huống:
	+ Tình huống 1: Em đang phải hoàn thành bài vẽ mĩ thuật cho buổi học ngày mai. Đột nhiên bút chì của em bị gãy, em mở hộp bút tìm cái gọt bút chì thì chợt nhớ ra bạn Hà đã mượn của em từ mấy hôm trước nhưng chưa trả. Em sẽ xử lí thế nào?
	+ Tình huống 2: Hôm sinh nhật em được tặng một hộp bút vẽ nhiều màu rất đẹp. Em cất nó cẩn thận trên giá sách và chưa dùng đến. Chiều nay đi học về em thấy em trai mình cùng con nhà bác hàng xóm đang tô màu bằng hộp bút của em. Em sẽ cư xử thế nào trong tình huống đó?
	+ Tình huống 3: Em đang tháo bút ra để kiểm tra xem tại sao bút như đổ mực xuống vở mỗi khi viết thì bạn Tiến ngồi cạnh lấy khuỷu vtay huých mạnh vào tay em làm chiếc bút rơi ngay xuống trang vở, mức đen nhèm một đám to tướng. Em sẽ xử sự thế nào trong tình huống đó?
	- HS các nhóm đóng vai tình huống mà nhóm mình nhận được.
	- Nhóm khác nhận xét, GV kết luận: Trong một tình huống gây căng thẳng có thể có nhiều cách ứng phó khác nhau. Việc lựa chọn cách ứng phó phụ thuộc vào nhận thức, tính chách, và điều kiện củ mỗi người. Reng luyện kĩ năng ứng phó với căng thẳng sẽ giúp ta có những cách giải quyết tích cực. Hạn chế được xung đột và những hậu quả xấu về mặt vật chất và tình cảm.
 3. Củng cố- dặn dò
 - GV hỏi: Hôm nay em hiểu được điều gì?
 - Dặn chuẩn bị bài sau. 
Giáo dục kĩ năng sống
Kĩ năng hợp tác( TIếT 1)
I. Mục tiêu:
- Làm và hiểu được nội dung bài tập 2, 3, 1 & Ghi nhớ
- Rèn cho học sinh có kĩ năng hợp tác để hoàn thành công việc.
- Giáo dục cho học sinh có ý thức cùng hợp tác.
II. Đồ dùng dạy học:
Vở bài tập thực hành kĩ năng sống lớp 5.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức.
 	2. Kiểm tra bài cũ:
	? Khi gặp một tình huống gây căng thẳng, chúng ta cần làm gì?
	? Kĩ năng ứng phó với căng thẳng giúp ta điều gì?
	3. Bài mới:
 3.1 Hoạt động 1: Tìm hiểu và phân tích truyện.
 Bài tập 2: Đọc truyện Bó đũa.
 - Gọi một học sinh đọc truyện.
 - Học sinh thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi.
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
 * Giáo viên chốt kiến thức: Hợp tác là biết cùng chung sức để làm việc một cách hiệu quả.
 Bài tập 3: Đọc truyện Năm ngón tay
 - Gọi một học sinh đọc truyện.
 - Học sinh thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi.
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
 * Giáo viên chốt kiến thức: Mỗi thành viên đều có nhiệm vụ, phải biết cùng hợp tác thì mọi việc sẽ tốt lành.
 3.2 Hoạt động 2:Trò chơi.
 Bài tập: Trò chơi Ghép hình.
 - GV phổ biến cách chơi.
 - Học sinh lập theo nhóm.( 4 HS)
 - Các nhóm ghép hình thành một hình vuông.
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
 * Giáo viên chốt kiến thức: Trong cuộc sống, chúng ta phải biết cùng nhau hợp sức thì công việc sẽ thuận lợi, tốt đẹp.
*HS đọc ghi nhớ: ( Trang 17)
4. Củng cố- dặn dò:
 ? Chúng ta vừa học kĩ năng gì ?
-Về chuẩn bị bài tập còn lại.
Giáo dục kĩ năng sống
Kĩ năng hợp tác( TIếT 2)
I. Mục tiêu:
- Làm được bài tập 6, 4, 5 để từ đó rút ra bài học cho bản thân.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng hợp tác trong công việc.
- Giáo dục cho học sinh có ý thức hợp tác.
II. Đồ dùng dạy- học:
Vở bài tập thực hành kĩ năng sống lớp 5.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức.
 	2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Tiết trước em học được gì?
	 - HS nêu bài học trong tiết trước.
	3. Bài mới:
 	3.1 Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
 	 Bài tập 6:
 - 1 học sinh đọc tình huống của bài tập và các phương án lựa chọn để trả lời.
 - Học sinh thảo luận theo nhóm.
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
 - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
 *Giáo viên chốt kiến thức: Khi làm việc theo nhóm phải biết hợp tác.
3.2 Hoạt động 2: Trò chơi
 Bài tập 4: Trò chơi: Cá sấu trên đầm lầy
 - GV phổ biến cách chơi.
 - Học sinh lập theo nhóm.( 4 HS)
 - Các nhóm chú ý phải đứng gọn vào bờ khi có tiếng hô. 
 - Đại diện các nhóm lên thực hiện.
 - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
 Bài tập 5: Vẽ khuôn mặt cười
 - Học sinh lập theo nhóm.( 6 HS)
 - Các nhóm đứng thành 2 hàng dọc.
 - Lần lượt từng người của mỗi đội lên bịt mắt và vẽ cho tới khi hoàn thành bài vẽ.
 - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
 *Giáo viên chốt kiến thức: Trong cuộc sống, chúng ta phải biết cùng nhau hợp sức thì công việc sẽ thuận lợi, tốt đẹp.
3. Củng cố, dặn dò:
? Chúng ta vừa học kĩ năng gì ?
- Về chuẩn bị bài tiết 3.
Giáo dục kĩ năng sống
Kĩ năng hợp tác( TIếT 3)
I. Mục tiêu:
- HS biết được các hình thức của hợp tác trong học tập và rèn luyện.
- Rèn thói quen hợp tác trong công việc.
- Giáo dục cho học sinh có ý thức hợp tác.
II. Đồ dùng dạy- học:
Vở bài tập thực hành kĩ năng sống lớp 5.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức.
 	2. Kiểm tra bài cũ:
	? Hợp tác trong công việc có ý nghĩa và tác dụng gì?
	? Em đã thực hiện sự hợp tác như thế nào?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn:
- GV yêu cầu các nhóm trao đổi và tự đưa ra một số nội dung có thể hợp tác, thảo luận và xác định các công việc thể hiện sự hợp tác đó.
- Các nhóm trình bày kết quả thỏ luận của nhóm mình.
? Chúng ta học được gì khi hợp tác với nhau trong công việc?
- GV chốt: Rất nhiều việc cần có sự hợp tác. Hợp tác là cơ sở của tình đoàn kết và giúp nhau tiến bộ.
- HS thảo luận nhóm theo 2 câu hỏi:
? Hãy chia sẻ với các bạn những việc làm của em ở nhà đã thể hiện sự hợp tác?
? Em thường giúp đỡ mọi người với thái độ như thế nào?
- HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV chốt: Cần có sự hợp tác với mọi người ở mọi nơi, mọi lúc. Sự hợp tác thật sự là thái độ vui vẻ, thích thú và lịch sự khi làm việc cùng nhau. Hợp tác là điều không thể thiếu được trong cuộc sống. Hợp tác chỉ tồn tại khi mọi người biết tôn trọng nhau. ở đâu có sự thông cảm, chia sẻ, đoàn kết thì ở đó có sự hợp tác. Sự hợp tác có thể mang lại những mong muốn tốt đẹp và tình cảm tốt đẹp cho người khác.
4. Củng cố, dặn dò:
? Em sẽ nói với người thân điều gì qua bài học này?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
Giáo dục kĩ năng sống
Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn ( TIếT 1)
I. Mục tiêu:
- HS làm và hiểu được nội dung bài tập 1, 2, 3 & Ghi nhớ.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng giải quyết mâu thuẫn.
- Giáo dục cho học sinh có ý thức giải quyết mâu thuẫn với thái độ tích cực, không dùng bạo lực.
II. Đồ dùng dạy- học:
Vở bài tập thực hành kĩ năng sống lớp 5.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức.
 	2. Kiểm tra bài cũ:
	? Hợp tác trong công việc có ý nghĩa và tác dụng gì?
	? Em đã thực hiện sự hợp tác như thế nào?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn:
b.1. Bài tập 1: Trò chơi.
 	 - GV phổ biến cách chơi.
 - Đại diện các nhóm lên chơi.
 - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
 * Giáo viên chốt kiến: Trong cuộc sống đôi khi sẽ xảy ra các mâu thuẫn.
b.2. Bài tập 2: Xử lí tình huống.
 	 - Học sinh thảo luận theo nhóm từng tình huống.
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
 - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
 * Giáo viên chốt kiến thức: Mâu thuẫn trong cuộc sống hết sức đa dạng và thường bắt nguồn từ sự khác nhau về quan điểm.
b.3. Bài tập 3: Lựa chọn tình huống.
 - Học sinh thảo luận theo nhóm.
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
 - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
 * Giáo viên chốt kiến thức: Để giải quyết mâu thuẫn, chúng ta cần giải quyết theo hướng tích cực.
* HS đọc phần ghi nhớ trang 21.
4. Củng cố, dặn dò:
? Hôm nay em học thêm được kĩ năng gì?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
Giáo dục kĩ năng sống
Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn ( TIếT 2)
I. Mục tiêu:
- Làm và hiểu được nội dung bài tập 4,5
- Rèn cho học sinh có kĩ năng giải quyết mâu thuẫn.
- Giáo dục cho học sinh có ý thức giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực.
II. Đồ dùng dạy- học:
Vở bài tập thực hành kĩ năng sống lớp 5.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức.
 	2. Kiểm tra bài cũ:
	? Để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống, chúng ta cần làm gì?
	- HS đọc lại phần ghi nhớ.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn:
 	Hoạt động 1: Đóng vai
 Bài tập 4:
 - Gọi một học sinh đọc tình huống của bài tập 3 và viết lời thoại cho tình huống.
 - Học sinh thảo luận theo nhóm.( Đóng vai)
 - Đại diện các nhóm lên diễn.
 - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
 *Giáo viên chốt kiến thức: Mâu thuẫn thường có ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ của các bên nên chúng ta cần giải quyết mâu thẫn với thái độ tích cực.
 Hoạt động 2: Thực hành
 Bài tập 5:
 - Gọi một học sinh đọc các lời khuyên.
 - Học sinh thảo luận theo nhóm.
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
 - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
 *Giáo viên chốt kiến thức: Để giải quyết mâu thuẫn, chúng ta cần nhận thức được nguyên nhân gây mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn đó theo hướng tích cực.
4. Củng cố, dặn dò:
? Hôm nay em học được gì?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
Giáo dục kĩ năng sống
Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn ( TIếT 3)
I. Mục tiêu:
- Biết tìm kiểm giải pháp cho những xung đột thường gặp.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng giải quyết mâu thuẫn.
- Giáo dục cho học sinh có ý thức giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực.
II. Đồ dùng dạy- học:
Vở bài tập thực hành kĩ năng sống lớp 5.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức.
 	2. Kiểm tra bài cũ:
	? Để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống, chúng ta cần làm gì?
	- HS đọc lại phần ghi nhớ.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn:
*Hoạt động 1: HS thảo luận theo nhóm 4:
+ Những điều gì có thể gây ra mâu thuẫn ở ngoài sân trường?
+ Những điều gì gây ra mâu thuẫn ở trong lớp học?
+ Hãy tập trung suy nghĩ về một tình huống mâu thuẫn cụ thể, đưa ra cách giải quyết mâu thuẫn đó?
+ Giải thích tại sao các em lại lựa chọn cách giải quyết mâu thuẫn đó?
- Các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình.
- GV chốt các tình huống mâu thuẫn có thể xảy ra ở trường, ở nhà.
* Hoạt động 2: Giải quyết mâu thuẫn bằng tình yêu thương:
- GV hoặc HS vẽ hình một trái tim trên nền nhà đủ để 2 HS đứng vào. GV lấy một trường hợp mâu thuẫn cụ thể từ HĐ1rồi yêu cầu nhóm đôi xác định nguyên nhân gây ra mâu thuẫn đó. Có thể gợi ý: Những lời nói và việc làm khó chịu nào đã diễn ra? Suy nghĩ về những việc khác có thể làm được thay cho những lời nói và việc làm tiêu cực đó?
- Từng nhóm đứng vào trái tim và nói về cách giải quyết các mâu thuẫn đó.
- HS nhận xét, GV đánh giá và kết luận: Xác định được nguyên nhân của các mâu thuẫn và sẵn sàng giải quyết chúng bằng cả trái tim và tình yêu thương thì mọi người đều giải quyết được những vấn đề của họ.
4. Củng cố, dặn dò:
? Hôm nay em học được gì?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
Giáo dục kĩ năng sống
Kiên định và từ chối ( T1)
I. Mục tiêu:
- Làm và hiểu được nội dung bài tập 1, 2, 3 & ghi nhớ
- Rèn cho học sinh có kĩ năng kiên định và từ chối.
- Giáo dục cho học sinh có ý thức kiên định và từ chối đúng lúc.
II. Đồ dùng DạY HọC:
Vở bài tập thực hành kĩ năng sống lớp 5.
III. Các hoạt động DạY HọC :
1. ổn định tổ chức.
 	2. Kiểm tra bài cũ:
	? Để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống, chúng ta cần làm gì?
	3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn:
*Hoạt động 1: Quan sát tranh: Bài tập 1 :
 - Một HS đọc yêu cầu của bài tập .
 - Học sinh thảo luận theo nhóm 2
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
 - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
 * GV chốt: Trong cuộc sống, chúng ta cần biết lựa chọn các hoạt động có ích, không tham gia các hoạt động có hại.
*Hoạt động 2: Xử lí tình huống: Bài tập 2: 
 - Một HS đọc các tình huống của bài tập và các phương án trả lời.
 - Học sinh thảo luận theo nhóm 4.
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
 - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
 * GV chốt: Chúng ta cần lựa chọn các phương án tích cực để giải quyết tình huống.
*Hoạt động 3: Hoàn thành cuộc đối thoại: Bài tập 3: 
 - Một HS đọc tình huống của bài tập và các phương án trả lời.
 - Học sinh làm việc cá nhân.
 - Đại diện một số em trình bày kết quả.
 - Các HS khác nhận xét và bổ sung.
 * GV chốt: Chúng ta cần biết từ chối những tình huống tiêu cực.
* Ghi nhớ: ( Trang 25)
4. Củng cố, dặn dò:
? Hôm nay em học được kĩ năng gì?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
Giáo dục kĩ năng sống
Kiên định và từ chối ( T2)
I. Mục tiêu:
- Làm và hiểu được nội dung bài tập 4, 5.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng kiên định và từ chối.
- Giáo dục cho học sinh có ý thức kiên định và từ chối đúng lúc.
II. Đồ dùng DạY HọC:
Vở bài tập thực hành kĩ năng sống lớp 5.
III. Các hoạt động DạY HọC :
1. ổn định tổ chức.
 	2. Kiểm tra bài cũ:
	? Để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống, chúng ta cần làm gì?
	3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn: Đóng vai
 Bài tập 4:
 - Gọi một học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
 - Học sinh thảo luận theo nhóm 2.
 - Các nhóm trình bày kết quả.
 - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
 Bài tập 5:
 - Gọi một học sinh đọc yêu cầu của bài tập và các phương án lựa chọn để trả lời.
 - Học sinh thảo luận theo nhóm 4.
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
 - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
 * Giáo viên chốt kiến thức: Chúng ta cần lựa chọn các câu từ chối sao cho phù hợp.
4. Củng cố, dặn dò:
? Bài học hôm nay giúp em hiểu thêm điều gì?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
Giáo dục kĩ năng sống
Kiên định và từ chối ( T3)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận diện những tình huống sai trái và cách nói không đối với những tình huống ấy.
- Thực hành cách từ chối điều mình không muốn làm và thực hành kĩ năng kiên định.
- Giáo dục cho học sinh có ý thức kiên định và từ chối đúng lúc.
II. Đồ dùng DạY HọC: Vở bài tập thực hành kĩ năng sống lớp 5.
III. Các hoạt động DạY HọC :
1. ổn định tổ chức.
 	2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
	3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn: 
- HS chia sẻ trong nhóm theo gợi ý: Em đã bao giờ phải nói không đối với một đề xuất của bạn bè chưa? Hãy đưa ra một tình huống sai trái mà em đã từ chối? Em đã nói không như thế nào trong tình huống ấy?
- HS chia sẻ trước lớp. GV kết luận: Cần tỏ thái độ cương quyết, dứt khoát, không chế diễu, chỉ trích người đề nghị mà hãy giải thích cho họ tác hại của hành động. Có thể đưa ra những đề nghị khác trên cơ sở xem xét những nhu cầu và quyền lợi của bản thân mình và của mọi người.
- HS chia sẻ trong nhóm một trong những tình huống:
+ Hải và Nam là đôi bạn thân. Một lần Hải rủ Nam cùng chơi đề với hi vọng sẽ thắng và có tiền đi mua một đồ chơi mà Hải đang thích. Theo em, Nam cần giải quyết tình huống này như thế nào?
 + Một người bạn thân ép em hút thuốc và nói rằng hút thuốc là một biểu hiện của người lớn. Em sẽ làm như thế nào?
 + Các bạn trong nhóm rủ em trốn một tiết học để dự sinh nhật bạn. Em sẽ nói gì và làm gì khi đó?
 - GV kết luận: Biết nói không sẽ giúp chúng ta có thể từ chối những việc làm xấu. Muốn từ chối một cách có hiệu quả chúng ta phải tỏ thái độ tôn trọng và kiên quyết.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
Giáo dục kĩ năng sống
Giá trị của tôi (T1)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Làm và hiểu được nội dung bài tập 1, 3 & Ghi nhớ.
- Rèn cho học sinh hiểu được giá trị của bản thân.
 - Giáo dục cho học sinh có ý thức xác định đúng các giá trị của bản thân, bảo vệ các giá trị đó, đồng thời biết tôn trọng giá trị của người khác.
II. Đồ dùng DạY HọC: 
Vở bài tập thực hành kĩ năng sống lớp 5.
III. Các hoạt động DạY HọC :
1. ổn định tổ chức.
 	2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
	3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn: 
 a.1 Hoạt động 1: Lựa chọn
 Bài tập 1: Tưởng tượng
 - Gọi một học sinh đọc yêu cầu của bài tập .
 - Học sinh làm việc cá nhân.
 - Đại diện các HS trình bày kết quả.
 - Các HS khác nhận xét và bổ sung.
 * Giáo viên chốt kiến thức: Chúng ta cần có những định hướng cho đúng cho mọi suy nghĩ và hành động.
 a.2 Hoạt động 2: Định hướng
 Bài tập 3: Giá trị của tôi
 - Gọi một học sinh đọc tình huống của bài tập và các phương án lựa chọn để trả lời.
 - Học sinh thảo luận theo nhóm.
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
 - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
 * Giáo viên chốt kiến thức: Chúng ta cần xác định đúng giá trị của bản thân, bảo vệ các giá trị đó.
* Ghi nhớ: ( Trang 28) 
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
Giáo dục kĩ năng sống
Giá trị của tôi (T2)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Làm và hiểu được nội dung bài tập 2.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng xác định được giá trị của mình.
- Giáo dục cho học sinh có ý thức xác định đúng giá trị của bản thân.
II. Đồ dùng DạY HọC: 
Vở bài tập thực hành kĩ năng sống lớp 5.
III. Các hoạt động DạY HọC :
1. ổn định tổ chức.
 	2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
	3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn: 
 Bài tập 2: Chân dung của tôi
 - Gọi một học sinh đọc yêu cầu của bài tập .
 - Học sinh suy nghĩ và làm việc cá nhân. GV theo dừi gợi ý cho HS làm.
 - HS thi đua trình bày trước lớp.
 - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
 * Giáo viên chốt kiến thức: Mỗi người có những nguyện vọng khác nhau nhưng cần phải có chuẩn mực đạo đức đúng đắn.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
Giáo dục kĩ năng sống
Giá trị của tôi (T3)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận thức được mặt mạnh, mặt yếu của mình trong và ngoài nhà trường.
- Nhận thức về tình cảm, ý tưởng và giá trị của mình.
- Kết nối các thế mạnh của mình với các hoạt động.
II. Đồ dùng DạY HọC: 
Vở bài tập thực hành kĩ năng sống lớp 5.
III. Các hoạt động DạY HọC :
1. ổn định tổ chức.
 	2. Kiểm tra bài cũ: HS trình bày chân dung của mình trong tiết 2.
	3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn: 
* Hoạt động 1: Nhận thức phẩm chất tốt đẹp của bản thân:
? Khi nghĩ về bản thân mình, em có thể dùng những từ ngữ tốt đẹp nào?
? Em đã nghe những từ ngữ tốt đẹp nào mà người khác nói về em?
- HS suy nghĩ khoảng 2’.
- Các nhóm nắm tay nhau, mỗi em lần lượt nói về 3 đức tính tốt của mình. VD: Mình vui tính và thích giúp đỡ mọi người.
- GV chốt: Nhận biết những giá trị của bản thân khiến mình yêu thương bản thân hơn và tự tin hơn.
* Hoạt động 1: HS làm việc cặp đôi: Nói về những đồ vật, những người, những địa điểm đặc biệt đối với bản thân mình, những việc các em muốn làm ở lớp, ở nhà và những món ăn mình thích.
- HS chia sẻ trước lớp. 
- GV kết luận: Khi chia sẻ những mong muốn và sở thích của mình với người khác sẽ giúp người khác hiểu về mình từ đó tăng thêm cơ hội giao lưu, hợp tác.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
Giáo dục kĩ năng sống
Kĩ năng lập kế hoạch (T1)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Làm và hiểu được nội dung bài tập 1,2,3 & ghi nhớ.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng lập kế hoạch trong các công việc.
- Giáo dục cho học sinh có ý thức biết lập ké hoạch sao cho lịch trình phù hợp để tiến hành công viẹc được thuận lợi.
II. Đồ dùng DạY HọC: 
Vở bài tập thực hành kĩ năng sống lớp 5.
III. Các hoạt động DạY HọC :
1. ổn định tổ chức.
 	2. Kiểm tra bài cũ: HS trình bày sở thích của mình.
	3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn: 
 * Hoạt động 1: Xử lí tình huống
 - Một HS đọc tình huống của bài tập 1 và các phương án lựa chọn để trả lời.
 - Học sinh thảo luận theo nhóm 2.
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
 - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
 * Giáo viên chốt kiến thức: Phải có kế hoạch cụ thể cho công việc để thuận lợi trong khi làm.
 * Hoạt động 2: Lựa chọn 
 - Một HS đọc yêu cầu của bài tập 2 và các phương án lựa chọn để trả lời.
 - Học sinh làm việc cá nhân.
 - Đại diện HS trình bày kết quả.
 - Các HS khác nhận xét và bổ sung.
 * Giáo viên chốt kiến thức: Chúng ta cần biết lựa chọn những hoạt động quan trọng để ưu tiên cho công việc.
 * Hoạt động 3 : Lập kế hoạch
 - Một HS đọc yêu cầu của bài tập 3.
 - Học sinh thảo luận theo nhóm 2.
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
 - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
 * Giáo viên chốt kiến thức: Chúng ta cần có kế hoạch cụ thể cho công việc hàng ngày.
* Ghi nhớ: ( Trang 34)
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
Giáo dục kĩ năn

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ki_nang_song_lop_5.doc