Giáo án môn Khoa học Lớp 5 - Bài: Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ

Hoạt động của học sinh

- Bài: Phòng tránh bị xâm hại

- Học sinh trả lời.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nhắc tên bài theo dãy bàn.

- HS tiến hành thảo luận.

- HS lên trình bày.

Tranh 1:

+ Những việc làm vi phạm: hàng quán lấn chiếm vỉa hè, trẻ em vui chơi dưới lòng đường.

+ Hậu quả: những việc làm đó sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc, khó lường chẳng hạn như: gây ùn tắc, cản trở giao thông, dễ xảy ra tai nạn chết người.

Tranh 2:

+ Những việc làm vi phạm: một bạn đi xe đạp vượt đèn đỏ.

+ Hậu quả: dễ bị các phương tiện giao thông đi đúng quy định gây tai nạn giao thông hoặc bị công an bắt giữ.

 

docx5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 1632 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Khoa học Lớp 5 - Bài: Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN KHOA HỌC LỚP 5
Bài: Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ
I. Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ.
- Học sinh biết nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ.
- Học sinh biết cách phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.
II. Đồ dùng dạy học
Giáo viên: sách giáo khoa, máy tính, phiếu học tập ở hoạt động 2.
Học sinh: sách giáo khoa, bút, vở,...
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên hỏi tiết trước chúng ta học bài gì?
+ Hãy nêu một số điểm cần lưu ý để phòng tránh bị xâm hại?
+ Trong trường hợp bị xâm hại chúng ta cần phải làm gì?
- Gọi học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài mới:
- Em nào hãy kể tên một số vụ tai nạn mà em biết hoặc chứng kiến?
- Giáo viên: Tai nạn giao thông là một vấn đề nhức nhối của xã hội. Nó ảnh hưởng không nhỏ đến con người và công việc. Làm thế nào để tránh được tai nạn giao thông. Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thông qua bài: Phòng chống tai nạn giao thông đường bộ.
- Giáo viên ghi tên bài, gọi học sinh nhắc tên.
b, Bài mới
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
* Mục tiêu: HS biết những hành vi vi phạm luật giao thông và hậu quả có thể xảy ra của những hành vi vi phạm luật giao thông.
* Cách tiến hành:
Bước1: Làm việc theo nhóm
- Chia lớp thành các nhóm 4, Quan sát tranh trang 40 và trả lời các câu hỏi trong vòng 5 phút.
+ Những việc làm nào vi phạm luật giao thông trong hình?
+ Hậu quả của việc làm đó?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Giáo viên chiếu từng tranh và mời đại diện từng nhóm lên chỉ và trình bày.
- Yêu cầu học sinh nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, chốt từng tranh.
- Hỏi: Ngoài những hành vi vi phạm như trong hình, thì các em còn biết những hành vi nào là vi phạm luật giao thông nữa?
- Giáo viên chốt: Tai nạn giao thông đường bộ đa phần là do những hành vi vi phạm của con người như: lấn chiếm vỉa hè, người tham gia giao thông không chấp hành đúng luật giao thông, đi xe hàng hai, hàng ba, chở đồ vật cồng kềnh. Và hậu quả để lại không hề nhỏ.
Hoạt động 2: Đàm thoại, Thảo luận kết hợp với kĩ thuật khăn trải bàn.
*Mục tiêu: HS biết nguyên nhân và cách phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ
*Cách tiến hành:
- Hỏi: Từ những hành vi vi phạm ở hoạt động 1, các em hãy tìm ra nguyên nhân nào dẫn đến những hành vi vi phạm đó?
- Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, chốt: có rất nhiều nguyên nhân gây tai nạn giao thông, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do ý thức của con người.
Bước 1: Làm việc nhóm 4.
- Hỏi: Từ những nguyên nhân đó, chúng ta phải làm gì để phòng tránh tai nạn giao thông, bây giờ các em hãy thảo luận nhóm 4 quan sát các hình trang 41 và điền vào khăn trải bàn các cách phòng tránh tai nạn giao thông trong các hình, sau 5 phút cô sẽ mời đại diện một nhóm lên trình bày.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của mình.
- Yêu cầu học sinh nhận xét. 
- Giáo viên nhận xét, và hỏi thêm:
- Ở bức tranh 5, tại sao chúng ta phải học luật giao thông?
- Ở bức tranh 6, tại sao chúng ta phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp?
- Ở bức tranh 7, tại sao chúng ta phải đi xe đúng phần đường quy định?
- Em hãy kể thêm một số biện pháp để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ
- Giáo viên nhận xét, chốt:
Để phòng tránh TNGT mọi người phải học và nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông đường bộ: không phóng nhanh vượt ẩu, không lạng lách đánh võng, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường quy định và đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, không đi hàng 2, 3,...
- Hỏi: vậy khi đi bộ chúng ta sẽ đi như thế nào để đảm bảo cho mình và người khác?
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 3: trò chơi “ Ô chữ kỳ diệu”
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại bài học.
* Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 2 đội, lần lượt từng đội chọn câu hỏi và trả lời, mỗi câu trả lời đúng sẽ được 1 điểm cộng, đội nào tìm được ô chữ hàng dọc đúng sẽ được cộng 2 điểm, kết thúc trò chơi đội nào có điểm cao hơn sẽ là đội chiến thắng.
Câu 1: ( có 9 chữ cái) Việc đi lại từ nơi này đến nơi khác gọi là gì?
Câu 2: ( có 16 chữ cái) Trò chơi thể thao có thể gây TNGT?
Câu 3: (có 9 chữ cái) Hành vi vi phạm của người tham gia giao thông có thể gây TNGT?
Câu 4: ( có 9 chữ cái) Một đồ vật có thể tránh bị TNGT( tránh bị chấn thương sọ não)?
Câu 5: (có 16 chữ cái) Hành vi tham gia giao thông có thể gây ra tai nạn?
Câu 6: (có 15 chữ cái) Chuyên chở hàng hóa quá khổ có thể gây TNGT được gọi là gì?
- Hàng dọc: ( có 6 chữ cái) Một khẩu hiệu khi tham gia giao thông. 
- Giáo viên nhận xét, chọn ra đội chiến thắng.
4. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu một em nhắc lại những cách phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn dò các em chuẩn bị bài mới là bài Ôn tập: con người và sức khỏe.
- Bài: Phòng tránh bị xâm hại
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nhắc tên bài theo dãy bàn.
- HS tiến hành thảo luận.
- HS lên trình bày.
Tranh 1: 
+ Những việc làm vi phạm: hàng quán lấn chiếm vỉa hè, trẻ em vui chơi dưới lòng đường.
+ Hậu quả: những việc làm đó sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc, khó lường chẳng hạn như: gây ùn tắc, cản trở giao thông, dễ xảy ra tai nạn chết người.
Tranh 2: 
+ Những việc làm vi phạm: một bạn đi xe đạp vượt đèn đỏ.
+ Hậu quả: dễ bị các phương tiện giao thông đi đúng quy định gây tai nạn giao thông hoặc bị công an bắt giữ.
Tranh 3:
+ Các bạn nữ đi xe đạp hàng ba, lái xe một tay để nói chuyện là vi phạm giao thông.
+ Hậu quả: Việc làm này cản trở giao thông, dễ gây tai nạn cho chính bạn và người đi đường.
Tranh 4: 
+ Một người đi xe máy chở hàng cồng kềnh là vi phạm trật tự an toàn giao thông.
+ Hậu quả: người đi xe máy có thể bị va quệt với người đi đường gây ngã xe, ùn tắc giao thông, gây ra tai nạn giao thông.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Hành vi vượt nhanh phóng ẩu, đi xe buýt mà thò tay và đầu ra ngoài, đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, không chấp hành theo biển báo giao thông,...
- HS lắng nghe.
- Do ý thức của người dân, do không hiểu biết và không chấp hành luật giao thông
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận
- HS lên trình bày.
Tranh5: các bạn tìm hiểu luật giao thông thông qua các biển báo và đèn tín hiệu.
Tranh 6: bạn nhỏ đi học bằng xe đạp và đội mũ bảo hiểm.
Tranh 7: người tham gia giao thông đi đúng đường dành cho mình.
- Học sinh nhận xét.
- Vì học sinh tham gia giao thông nhưng kinh nghiệm sống và kiến thức về trật tự còn hạn chế.
- Vì đảm bảo an toàn cho bản thân khi tham gia giao thông.
- Vì như thế sẽ giảm được sự va chạm khi lưu thông.
- Không đi hàng 2, hàng 3, không chơi đùa tụ tập dưới lòng đường, làm theo hướng dẫn của biển báo và đèn tín hiệu hoặc cảnh sát giao thông, không lấn chiếm vỉa hè,...
- HS lắng nghe.
- Chúng ta sẽ đi sát lề đường bên phải, khi qua đường phải nhìn trước nhìn sau,...
- HS lắng nghe.
- GIAO THÔNG
- ĐÁ BÓNG Ở LÒNG ĐƯỜNG
- VƯỢT ĐÈN ĐỎ
- MŨ BẢO HIỂM
- ĐI XE ĐẠP HÀNG NGANG
- CHỞ HÀNG CỒNG KỀNH
- AN TOÀN
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh lắng nghe.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_khoa_hoc_lop_5_bai_phong_tranh_tai_nan_giao_thon.docx