Giáo án môn Khoa học Lớp 5 - Bài 19 đến 33

A. Mục tiêu :

 HS biết:

- Kể tên 1 số đồ gốm

- Phân biệt gạch, ngói với các loại đồ sành, sứ.

- Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của nó.

- Làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của gạch, ngói.

*GDBVMT: Thấy đ¬ược đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên, khi khai thác và sản xuất các vật liệu gốm, gạch, ngói cần có ý thức giữ gìn môi trường (hạn chế lượng khói, bụi thải vào không khí )

B. Đồ dùng dạy học

- Hình trang 56, 57 (SGK); Phiếu bài tập

- Sư¬u tầm gạch, ngói, chuẩn bị chậu nước.

C. Họat động dạy học

I. Kiểm tra bài cũ

- Đá vôi có thể dùng làm gì ?

- Đá vôi có tính chất gì ?

 

docx23 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Khoa học Lớp 5 - Bài 19 đến 33, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu: 
Sau bài học, HS có khả năng :
- Nêu nguồn gốc của sắt, gang, thép và một số tính chất của chúng. 
- Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ gang hoặc thép.
- Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng gang thép có trong gia đình.
*GDBVMT: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ những nguồn tài nguyên của đất nước, con người cần khai thác và sử dụng hợp lí, bảo quản đồ dùng được làm từ gang, thép trong gia đình đúng cách.
B. Đồ dùng dạy học
- Hình minh họa SGK (48, 49) 
- Phiếu bài tập (HĐ1)
C. Hoạt động dạy học
I. Kiểm tra bài cũ
- Nêu đặc điểm và ứng dụng của tre.
- Nêu đặc điểm và ứng dụng của mây, song ?
II. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Tìm hiểu bài
1) HĐ1: Nguồn gốc và tính chất của sắt, gang, thép
- GV nêu yêu cầu 
- HS thảo luận nhóm 4 - hoàn thành phiếu bài tâp
- Đại diện các nhóm báo bài 
- Nhận xét - GV chốt
Sắt
Gang
Thép
Nguồn gốc
- Có trong thiên thạch và trong quặng sắt
- Hợp kim của sắt và các bon
- Hợp kim của sắt các bon (ít các bon hơn gang) và thêm 1 số chất khác
Tính chất
- Dẻo dễ uốn dễ kéo thành sợi, dễ rèn dập
- Có màu trắng xám, có ánh kim
- Cứng, giòn không thể uốn hay kéo thành sợi
- Cứng, bền, dẻo
- Có loại bị gỉ trong không khí ẩm có loại không
+ Gang, thép được làm ra từ đâu ? (quặng sắt)
+ Gang, thép có điểm nào chung ? (đều là hợp kim của sắt và các bon)
+ Gang, thép khác nhau ở điểm nào ? (gang rất cứng và không thể uốn hay kéo sợi, Thép ít các bon và thêm chất phụ gia nên bền và dẻo hơn gang)
*GDBVMT: + Con người cần khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên như thế nào ? Vì sao ?
2) HĐ2 : ứng dụng của gang thép trong đời sống
- GV yêu cầu HS quan sát từng hình minh hoạ trong SGK trang 48; 49 cho biết:
+ Tên sản phẩm là gì ? Chúng được làm từ vật liệu nào ?
- HS nối tiếp báo bài (mỗi HS 1 hình)
(H1: Đường ray xe lửa được làm từ thép hoặc hợp kim sắt.
 H2: Ngôi nhà có lan can được làm bằng thép.
 H3: Cầu sử dụng thép để xây dựng.
 H4: Nồi được làm bằng gang.
 H5: Cờ-lê, mỏ-lết được làm từ sắt thép)
+ Em còn biết sắt, gang, thép còn được dùng để làm gì ?
(cày, cuốc, cầu thang, cửa sổ, ô tô, cổng, hàng rào,....)
3) HĐ3 : Cách bảo quản đồ dùng được làm từ sắt và hợp kim của sắt.
+ Nhà em có đồ dùng nào được làm từ sắt, gang, thép ?
- HS nối tiếp nêu - NX.
*GDBVMT: + Hãy nêu cách bảo quản những đồ dùng đó ?
->GVKL: Gang rất giòn dễ vỡ nên các đồ dùng cần phải để cẩn thận, Đồ dùng bằng sắt, thép như : cày, cuốc, dao, kéo dễ bị gỉ nên dùng xong phải rửa sạch để nơi khô ráo.
 Mục bạn cần biết ? (SGK): HS nối tiếp đọc.
III. Củng cố - dặn dò
- Nêu tính chất của sắt, gang, thép ?
- Sắt, gang, thép được dùng để làm gì ?
- Nhận xét tiết học.
- Học bài, chuẩn bị bài sau.
Khoa học
Bài 24: Đồng và hợp kim của đồng
A. Mục tiêu: 
Sau bài học, HS có khả năng :
- Quan sát và phát hiện một vài tính chất của đồng.
- Nêu một số tính chất của đồng và hợp kim của đồng.
- Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng.
- Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng có trong gia đình.
*GDBVMT: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ những nguồn tài nguyên của đất nước, con người cần khai thác và sử dụng hợp hợp lí, biết cách bảo quản đồ dùng được làm bằng đồng và hợp kim của đồng có trong gia đình. 
B. Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh trang 50, 51 - SGK.
- HS chuẩn bị mỗi em 1 đoạn dây điện: 10 cm.
- Phiếu bài tập
C. Hoạt động dạy học
I. Kiểm tra bài cũ
- Hãy nêu nguồn gốc, tính chất của sắt ?
- Hợp kim của sắt là gì ? Chúng có tính chất gì ?
II. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Tìm hiểu bài
*HĐ1 : 1) Tính chất của đồng
- HS quan sát sợi dây đồng mang đến lớp và trả lời câu hỏi (theo nhóm 4)
+ Mô tả màu sắc, độ sáng, tính cứng và tính dẻo của sợi dây ?
- Đại diện các nhóm báo cáo - nhận xét - GV chốt
(Có màu đỏ nâu, có ánh kim, mềm dẻo dễ uốn).
- HS đọc thông tin SGK và quan sát hình (50) hoàn thành phiếu bài tập (nhóm 2)
- HS nối tiếp báo bài hỏi - đáp , nhận xét . GV chốt.
Đồng
Hợp kim của đồng
Tính chất
- Có màu đỏ nâu, có ánh kim
- Dễ dát mỏng và kéo thành sợi
- Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt
Có màu nâu hoặc vàng có ánh kim và cứng hơn đồng.
=>KL: Đồng là kim loại. Đồng - thiếc; đồng - kẽm đều là hợp kim của đồng.
+ Đồng nguyên chất được thể hiện trong hình nào ? (H1: dây điện)
+ Hợp kim của đồng được thể hiện trong hình nào ? 
+ Kể tên các đồ vật có ở các hình trong SGK ? (H 2: các con vật, đồ vật, tượng... trang trí trong gia đình ; H3: kèn; H4: chuông; H5: lư đồng ; H6: mâm)
+ Trong các hình đó đồ vật nào là hợp kim của đồng với thiếc ? 
+ Kể tên những đồ vật được làm từ hợp kim của đồng với kẽm ? Vì sao em biết ? (kèn, mâm - vì những đồ vật này có màu vàng)
+ Theo em đồng có ở đâu ? (đồng có thể tìm thấy trong tự nhiên. Nhưng phần lớn đồng được chế tạo từ quặng đồng lẫn với một số chất khác)
*GDBVMT : Cần khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên đồng và hợp kim của đồng như thế nào ? 
*HĐ2: 2) Công dụng.
- HS đọc phần liên hệ thực tế (trang 50 - SGK) suy nghĩ trong 2 phút 
+ Kể tên 1 số đồ dùng được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng mà em biết ?
+ Ở gia đình em có đồ dùng nào làm bằng đồng và hợp kim của đồng ?
* GDBVMT: Nêu cách bảo quản 1 số đồ dùng được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng trong gia đình?
->KL: Đồng được sử dụng làm đồ điện, dây điện, 1 số bộ phận của ô tô, tàu biển .... Các hợp kim của đồng được dùng để làm các đồ dùng trong gia đình như nồi, mâm,...; các nhạc cụ như: kèn, cồng, chiêng, ... hoặc để chế tạo vũ khí, đúc tượng ... Các đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng để ngoài không khí có thể bị xỉn màu, vì vậy thỉnh thoảng người ta dùng thuốc đánh đồng để lau chùi, làm cho các đồ đồng đó sáng bóng trở lại.
*HĐ3: Trò chơi củng cố (Nội dung phiếu bài tập trong VBT).
- GV treo phiếu BT - HS thảo luận cặp đôi.
- Chơi trò: Tiếp sức mỗi đội 4 em - Điền X trước ý đúng.
- Cả lớp kiểm tra, đánh giá kết quả Tuyên dương đội thắng cuộc
- 1 HS đọc lại nội dung đã điền 
 Mục bạn cần biết (SGK): HS nối tiếp đọc.
III. Củng cố - dặn dò. 
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Nhận xét tiết học 
- Học bài 
- Chuẩn bị bài sau.
Khoa học
Bài 25: Nhôm
A. Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:
- Kể tên 1 số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng nhôm.
- Quan sát và phát hiện một vài tính chất của nhôm.
- Nêu nguồn gốc và tính chất của nhôm.
- Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm có trong gia đình.
B. Đồ dùng dạy hoc
- Hình minh hoạ SGK.
- Phiếu bài tập (HĐ2)
- HS sưu tầm 1 số đồ dùng bằng mhôm.
C. Hoạt động dạy học
I. Kiểm tra bài cũ
- Nêu tính chất của đồng và hợp kim của đồng ?
- Nêu tên 1 số đồ vật được làm từ đồng ? Hợp kim của đồng ?
II. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Tìm hiểu bài
1) Một số đồ dùng bằng nhôm
- HS nối tiếp kể 1 số đồ dùng được làm bằng nhôm
(xoong, chảo, ấm đun nước, mâm, khung cửa....)
=>KL: Nhôm được sử dụng rộng rãi trong sản xuất như chế tạo các dụng cụ làm bếp; làm vỏ của nhiều loại đồ hộp; làm khung cửa và một số bộ phận của phương tiện giao thông như tàu hoả, ô tô, máy bay, tàu thuỷ, ...
2) Nguồn gốc, tính chất
- Quan sát đồ dùng bằng nhôm, hình trong SGK và thông tin trong SGK hoàn thành bài tập theo cặp.
Nhôm
Hợp kim nhôm
Nguồn gốc
- Có ở trong quặng nhôm
- Nhôm và 1 số kim loại khác như đồng, kẽm
Tính chất
- Có màu trắng bạc
- Nhẹ hơn sắt và đồng
- Có thể kéo thành sợi
- Không bị gỉ nhưng có thể bị a xít ăn mòn.
- Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
- Bền vững, rắn chắc.
- Đại diện các nhóm báo bài (hỏi - đáp ) - mỗi nhóm báo 1 nội dung
+ Nhôm có nguồn gốc từ đâu ?
+ Hợp kim của nhôm được tạo thành như thế nào ?
+ Nêu tính chất của nhôm ?
+ Hợp kim của nhôm có tính chất gì ?
+ Những đồ dùng nào được làm từ nhôm ?
+ Những đồ dùng nào được làm từ hợp kim của nhôm ?
=>KL: - Nhôm là kim loại
 - Các đồ dùng bằng nhôm đều nhẹ, có màu trắng bạc, có ánh kim, không cứng bằng sắt và đồng. 
3) Cách bảo quản.
+ Nêu cách bảo quản đồ dùng được làm từ nhôm và hợp kim của nhôm ?
( Cọ rửa sạch sau khi dùng, tránh làm rơi, va chạm mạnh với vật cứng )
+ Sử dụng đồ dùng bằng nhôm cần lưu ý gì ?
( Không nên đựng các thức ăn có vị chua vì nhôm dễ bị a xít ăn mòn,. không dùng tay bưng bê khi đựng đồ nóng, dễ bị bỏng).
 Mục bạn cần biết (SGK) - HS đọc
III. Củng cố - dặn dò
+ Nêu nguồn gốc và tính chất của nhôm.
+ Kể tên 1 số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng nhôm.
+ Nêu cách bảo quản đồ dùng được làm từ nhôm và hợp kim của nhôm ?
- Nhận xét tiết học - Học bài. Chuẩn bị bài sau.
Khoa học
Bài 26 : Đá vôi
A. Mục tiêu 
Sau bài học, HS biết :
- Kể tên một số vùng núi đá vôi, hang động của chúng.
- Nêu ích lợị của đá vôi.
- Làm thí nghiệm để phát hiện ra tính chất của đá vôi.
*GDBVMT: Thấy được ích lợi của môi trường tài nguyên thiên nhiên (đá vôi ), có ý thức giữ gìn môi trường và sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí.
B. Đồ dùng dạy học
- Hình minh họa SGK.
- Mẫu đá vôi, giấm chua (chanh), đá cuội 
C. Hoạt động dạy học
I. Kiểm tra bài cũ
- Nêu tímh chất của nhôm và hợp kim của nhôm ?
- Nhôm được dùng để làm gì ? Nêu cách bảo quản các đồ dùng được làm từ nhôm và hợp kim của nhôm ?
II. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Tìm hiểu bài
1) Một số vùng đá vôi, ích lợi của đá vôi.
- GV nêu yêu cầu : Quan sát H1, 2 và dựa vào vốn hiểu biết: 
+ Hãy kể tên các vùng có núi đá vôi ? (vịnh Hạ Long (Quảng Ninh); động Phong Nha (Quảng Bình); Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng); Hương Tích (Hà Nội); Bích Động (Ninh Bình) ; ...
+ Núi và hang động đá vôi ở H 1, 2 ... có ích lợi gì ? (là những hang động nổi tiếng, du khách đến thăm quan và ngắm cảnh đẹp ...)
+ ở hình 3 đá vôi để làm gì ? (tạc tượng)
+ Đá vôi còn được dùng để làm gì ? 
(Lát đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng, làm phấn,....)
- HS thảo luận nhóm đôi 
- Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét . GV chốt ý đúng
*GDBVMT: + Tài nguyên thiên nhiên (đá vôi) đã mang lại những lợi ích gì cho con người ?
 + Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và tôn tạo những nguồn lợi đó như thế nào ?
2) Tính chất của đá vôi
- GV nêu yêu cầu - Cho HS làm việc nhóm 4 
- HS làm thí nghiệm theo nhóm 4 
- Ghi kết quả làm thí nghiệm.
- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và giải thích kết quả thí nghiệm của nhóm mình 
- GV nhận xét , chốt ý đúng
Thí nghiệm
Mô tả hiện tợng
Kết luận
1. Cọ sát 1 hòn đá vôi vào 1 hòn đá cuội
- Trên mặt đá vôi, chỗ cọ sát vào đá cuội bị mài mòn.
- Trên mặt đá cuội, chỗ cọ sát vào đá vôi có màu trắng do đá vôi vụn ra dính vào.
Đá vôi mềm hơn đá cuội 
(đá cuội cứng hơn đá vôi)
2. Nhỏ vài giọt giấm (hoặc a- xít loãng) lên 1 hòn đá vôi và 1 hòn đá cuội.
Khi bị giấm chua (hoặc a- xít loãng) nhỏ vào :
+ Trên hòn đá vôi có sủi bọt và có khí bay lên.
+Trên hòn đá cuội không có phản ứng gì, giấm (hoặc a- xít) bị chảy đi 
- Đá vôi tác dụng với giấm (hoặc a- xít loãng) tạo thành 1 chất khác và khí các- bô- níc sủi lên.
- Đá cuội không có phản ứng với a- xít.
 Mục bạn cần biết (SGK): 
- HS nối tiếp đọc.
III. Củng cố - dặn dò
- Làm thế nào để biết được 1 hòn đá có phải là đá vôi không ?
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Nhận xét tiết học - Học bài . Chuẩn bị bài sau
Khoa học
Bài 27: Gốm xây dựng: gạch, ngói
A. Mục tiêu : 
 HS biết: 
- Kể tên 1 số đồ gốm
- Phân biệt gạch, ngói với các loại đồ sành, sứ.
- Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của nó.
- Làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của gạch, ngói.
*GDBVMT: Thấy được đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên, khi khai thác và sản xuất các vật liệu gốm, gạch, ngói cần có ý thức giữ gìn môi trường (hạn chế lượng khói, bụi thải vào không khí ) 
B. Đồ dùng dạy học
- Hình trang 56, 57 (SGK); Phiếu bài tập
- Sưu tầm gạch, ngói, chuẩn bị chậu nước.
C. Họat động dạy học
I. Kiểm tra bài cũ
- Đá vôi có thể dùng làm gì ? 
- Đá vôi có tính chất gì ?
II. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Tìm hiểu bài
1) Công dụng của gốm xây dựng : Gạch, ngói
+ Kể tên một số đồ gốm mà em biết ? (Bát, chén, gạch, ngói...)
- Thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi sau :
+ Tất cả các loại đồ gốm đều được làm bằng gì ? (đất sét)
+ Gạch ngói khác đồ sành, sứ ở điểm nào ?
(Gạch ngói, chum vại, nồi đất ... được làm từ đất sét, nung ở nhiệt độ cao và không tráng men. Sành sứ: đều là những đồ gốm được tráng men. Đặc biệt đồ sứ được làm bằng đất sét trắng, cách làm tinh xảo)
*GDBVMT: Để góp phần bảo vệ môi trường, khi sản xuất các đồ gốm, gạch ngói các cơ sở sản xuất cần thực hiện tốt những gì để hạn chế lượng khói, bụi thải vào không khí ?
- Đại diện các nhóm báo bài, nhận xét. GV nhận xét, chốt ý đúng.
- GV nêu yêu cầu:
- Quan sát H 1, 2 , 4, nêu tên sản phẩm và công dụng của từng sản phẩm. 
- HS thảo luận nhóm 4, hoàn thành phiếu bài tập.
Hình
Tên sản phẩm, công dụng
1
Gạch: Dùng để xây tường
2a
Gạch: Dùng để lát sân hoặc vỉa hè
2b
Gạch: Dùng để lát sàn nhà
2c
Gạch: Dùng để ốp tường
4
Ngói: Dùng để lợp mái nhà.
- HS quan sát H 4, 6 để thấy rõ công dụng của gạch, ngói.
+ Trong các loại gạch ở H1, 2 loại nào dùng để lát ở H3 ?
+ Trong 3 loại ngói ở H4 loại nào được dùng để lợp ở H5; H6 ?
(Mái nhà ở H5 lợp bằng ngói ở H4c; mái nhà ở H6 lợp bằng ngói ở H4a)
+ Hãy nêu công dụng của gạch, ngói ?
=> KL: Có nhiều loại gạch và ngói. Gạch dùng để xây tường, lát sàn nhà, lát sân, vỉa hè. Ngói dùng để lợp mái nhà.
2) Tính chất của đồ gốm.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- 1 HS đọc phần thực hành.
- HS thực hành làm thí nghiệm theo nhóm 4 theo các bước.
Bước 1: Quan sát kĩ 1 viên gạch nhận xét đặc điểm ?
 (có rất nhiều lỗ nhỏ li ti)
Bước 2: Thả viên gạch, ngói khô vào chậu nước, nhận xét hiện tượng xảy ra ?
 (Có vô số bọt li ti từ viên gạch thoát ra nổi lên mặt nước.)
Bước 3 : Giải thích hiện tượng
 (Nước tràn vào các lỗ nhỏ li ti của viên gạch hoặc viên ngói, đẩy không khí ra tạo thành các bọt khí)
Bước 4: Thả 1 viên gạch, ngói từ độ cao xuống có điều gì sẽ xảy ra ? (sẽ bị vỡ).
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thực hành và giải thích hiện tượng.
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu ta đánh rơi viên gạch hoặc viên ngói ? 
+ Nêu tính chất của gạch, ngói ?
(Gạch, ngói thường xốp, có những lỗ nhỏ li ti chứa không khí và dễ vỡ)
 =>KL: Gạch, ngói thường xốp, có những lỗ nhỏ li ti chứa không khí và dễ vỡ. Vì vậy cần lưu ý khi vận chuyển để tránh bị vỡ. 
=> Mục bạn cần biết (SGK): 
- HS nối tiếp đọc.
III. Củng cố - dặn dò
- Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng.
- Nêu tính chất của gạch, ngói.
- Nhận xét tiết học 
- Học bài. Chuẩn bị bài sau.
Khoa học
Bài 28: Xi măng
A. Mục tiêu
HS biết:
- Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất xi măng
- Nêu tính chất và công dụng của xi măng.
*GDBVMT: Thấy được đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên, khi khai thác và sản xuất xi măng cần xử lí chất thải (khói bụi) như thế nào để môi trường không khí không bị ô nhiễm.
B. Đồ dùng dạy học
- Hình minh họa và thông tin trang 58; 59 SGK
- Xi măng (vật thật)
C. Họat động day học
I. Kiểm tra bài cũ
- Nêu tính chất và công dụng của gạch ngói ? 
- Gạch ngói được làm bằng cách nào ?
II. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài
2. Tìm hiểu nội dung bài
1) Công dụng của xi măng
- Quan sát H1 cho biết xi măng được dùng đề làm gì ?
(Dùng để trộn vữa xây nhà, xây tường, láng sân...)
+ Kể tên 1 số nhà máy xi măng ở địa phương ta, nước ta mà em biết ?
- HS nối tiếp trình bày , nhận xét (Nhà máy xi măng: Cao Bằng, Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hà Tiên, Lưu Xá, Hà Giang)
- HS quan sát H2: GV giới thiệu toàn cảnh 1 nhà máy xi măng 
*GDBVMT: +Em đã được nghe hoặc được thấy môi trường xung quanh khu vực nhà máy sản xuất xi măng như thế nào ? (Nhiều khói , bụi , ồn ào ...)
+Theo em, khi khai thác và sản xuất xi măng cần có biện pháp gì để xử lí và hạn chế khói, bụi, tiếng ồn tránh gây ô nhiễm môi trường xung quanh ?
2) Các vật liệu sản xuất xi măng, tính chất của xi măng
- GV yêu cầu HS đọc các thông tin SGK và cho biết:
+ Nêu các thành phần để sản xuất xi măng ? (Đất sét, đá vôi và một số phụ gia)
+ Xi măng có tính chất gì ? Tại sao phải bảo quản các bao xi măng cẩn thận để nơi thoáng khí ?
(Xi măng có màu xám xanh hoặc nâu đất, trắng; xi măng không tan, khi trộn với 1 ít nước ... cứng như đá.
 Cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng khí vì để nơi ẩm hoặc ướt, nước thấm vào xi măng sẽ kết lại thành tảng, cứng như đá không dùng được nữa).
+ Nêu tính chất của vữa xi măng. Tại sao vữa xi măng trộn xong phải dùng ngay không được để lâu ? ( HS thảo luận nhóm 2 - báo bài, nhận xét . GV chốt.)
( Khi mới trộn vữa xi măng dẻo, khi khô vữa xi măng trở nên cứng, không tan, không thấm nước. Vì vậy vữa xi măng trộn xong phải dùng ngay, để khô sẽ bị hỏng).
+ Kể tên các vật liệu tạo thành bê tông và bê tông cốt thép. Nêu tính chất, công dụng của bê tông & bê tông cốt thép ? (HS thảo luận nhóm 4 - báo bài, nhận xét. GV chốt)
(Xi măng, cát, sỏi (đá) trộn đều với nước -> bê tông; bê tông chịu nén, được dùng để lát đường.
- Trộn đều xi măng, cát, sỏi, (đá) với nước rồi đổ vào khuôn cốt thép -> bê tông cốt thép; bê tông cốt thép chịu được các lực nén, lực kéo và uốn, được dùng để xây dựng nhà cao tầng cầu, đập nước).
- HS quan sát H3 nêu nội dung hình (Đổ bê tông cốt thép.)
III. Củng cố - dặn dò
- Nêu công dụng của xi măng
- Xi măng có tính chất gì ?
- Nhận xét tiết học. 
- Học bài . Chuẩn bị bài sau.
Khoa học
Bài 29: Thuỷ tinh
A. Mục tiêu 
Sau bài học, HS biết:
- Phát hiện một số tính chất và công dụng của thuỷ tinh thông thường.
- Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra thuỷ tinh.
- Nêu tính chất và công dụng của thuỷ tinh chất lượng cao.
*GDBVMT: Có ý thức bảo vệ môi trường và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí.
B. Đồ dùng dạy học
- Hình trang 60, 61 SGK + Phiếu bài tập (HĐ2)
- Một số đồ dùng bằng thuỷ tinh
C. Họat động dạy học
I. Kiểm tra bài cũ
- Hãy nêu tính chất của xi măng, cách bảo quản xi măng ?
- Xi măng được dùng để làm gì ?
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV cho HS quan sát 1 chiếc cốc
+ Chiếc cốc này làm bằng vật liệu gì ? (thuỷ tinh)
 Vậy có những loại thuỷ tinh nào ? Chúng có tính chất gì và thuỷ tinh được dùng để làm gì, qua nội dung bài "Thuỷ tinh" các em sẽ rõ điều đó.
2. Tìm hiểu bài
1) Những đồ dùng bằng thuỷ tinh.
- Trong số những đồ dùng gia đình của chúng ta có rất nhiều đồ dùng bằng thuỷ tinh. Hãy kể tên các đồ dùng bằng thuỷ tinh mà em biết. 
- HS nối tiếp kể.
- GV cầm chiếc cốc và hỏi
+ Nếu cô làm rơi chiếc cốc này xuống sàn nhà hoặc va mạnh vào chân bàn điều gì sẽ xảy ra ? (...sẽ bị vỡ thành nhiều mảnh)
=> Có rất nhiều đồ dùng thuỷ tinh... nếu những đồ dùng này khi va chạm mạnh vào vật rắn sẽ bị vỡ thành nhiều mảnh. Vì sao lại như vậy ?
2) Các lọai thuỷ tinh và tính chất của thuỷ tinh
- Quan sát những đồ dùng bằng thuỷ tinh, hình minh họa SGK, đọc thông tin SGK hoàn thành bài tập theo cặp.
- 1 HS đọc nội dung phiếu BT.
+ Nêu tính chất của thuỷ tinh thường ?
+ Loại thuỷ tinh chất lượng cao có tính chất gì ?
- HS làm việc theo nhóm 4 
- Đại diện các nhóm báo bài, nhận xét, bổ sung 
- GV chốt ý đúng
Thuỷ tinh thường
Thuỷ tinh chất lượng cao
Tính chất
Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ, không cháy, không hút ẩm và không bị a xít ăn mòn.
Rất trong, chịu được nóng, lạnh, bền khó vỡ.
+ Những vật nào trong hình SGK được làm từ thuỷ tinh thường ?
+ Những vật nào được làm từ thuỷ tinh chất lượng cao ? Vì sao em biết ?
(H4: ...Vì rất trong, dụng cụ thí nghiệm có thể dùng đốt trên đèn cồn...)
+ Nêu công dụng của thuỷ tinh chất lượng cao ? (được dùng để làm chai lọ trong phòng thí nghiệm, đồ dùng y tế, kính xây dựng, kính của máy ảnh, ống nhòm, nồi, bát đĩa trong lò vi sóng, cốc, lọ hoa...)
- HS phân loại 1 số đồ vật trên bàn GV thành 2 nhóm:
 Thuỷ tinh thường; Thuỷ tinh chất lượng cao.
+ Thủy tinh được chế tạo từ những vật liệu nào ? Bằng cách nào ?
(Thuỷ tinh được chế tạo từ cát trắng và một số chất khác; đun nóng chảy cát trắng và các chất khác rồi thổi thành các hình dạng mình muốn).
*GDBVMT: Khi khai thác cát trắng để chế tạo và sản xuất ra thuỷ ti

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_khoa_hoc_lop_5_bai_19_den_33.docx