Giáo án môn học lớp 4 - Tuần thứ 20

ĐẠO ĐỨC

Tiết 20: KÍNH TRỌNG VÀ BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (tt)

I. MỤC TIÊU:

- Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.

- Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.

- Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động.

* GDKNS:

- Tôn trọng giá trị sức lao động.

- Thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động.

 

doc16 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 737 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học lớp 4 - Tuần thứ 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
G DẠY HỌC:
*Hoạt động 1 : GV nêu từng vấn đề rồi hướng dẫn HS tự giải quyết vấn đề. 
 * Có 8 quả cam, chia đều cho 4 em. Mỗi em được mấy quả cam. 
Nhận xét: Kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 có thể là một số tự nhiên. 
* Có 3 cái bánh, chia đều cho 4 em. Hỏi mỗi em được bao nhiêu phần cuả cái bánh? Hướng dẫn HS chia như SGK
3 : 4 = (cái bánh). 
Nhận xét: Kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 là một phân số. 
 Kết luận: Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên khác 0 có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia, mẫu số là số chia. 
*Hoạt động 2 : Luyện tập 
Bài 1: HS biết viết thương dưới dạng phân số (HĐ cá nhân).
- HS nêu yêu cầu bài. - GV đọc phép chia, học sinh ghi vào bảng con các phân số tương ứng.
- Giáo viên chọn 1 bảng con cho lớp nhận xét rút kết quả.
 7 : 9 = ; 5 : 8 = ; 6 : 19 = ; 1 : 3 = 
 Bài 2: HS biết viết phân số và tính được thương trong trường hợp chia hết theo mẫu
- GV ghi bài tập mẫu, HS nêu phân số tương ứng và thương tìm được trong phép chia này.
- GV lần lượt ghi các thương còn lại, HS ghi các phân số tương ứng và thương vào bảng con.
- GV chọn một bảng con cho HS nhận xét và thống nhất ý đúng.
 36 : 9 = = 4 ; 88 : 11 = = 8 ; 0 : 5 = = 0 ; 7 : 7 = = 1
 Bài 3: HS biết viết số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số bằng 1(HĐ thi đua) 
- GV ghi số tự nhiên 9 và gọi HS lên bảng ghi phân số, lớp nhận xét và thống nhất kết quả.
6 = ; 1 = ; 27 = ; 0 = ; 3 = 
- GV cho HS lần lượt ghi dưới dạng phân số các số tự nhiên còn lại, lớp nhận xét rút kết quả.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
************************************
TIẾNG VIỆT (CHÍNH TẢ)
 Tiết 154: CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP
I. MỤC TIÊU: 
- Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ 2b, SGK/ 14.
- HS viết đúng, chữ đẹp, bài viết sạch đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh nghe viết
- Giáo viên đọc bài lần 1, cả lớp dò theo.
 + Trước đây bánh xe đạp được làm bằng gì? (làm bằng gỗ, nẹp sắt) 
 + Vì sao Đân-lớp đã nghĩ ra cách cuộn ống cao su cho vừa vành bánh xe? (Một hôm suýt bị ngã vì vấp phải ống cao su dẫn nước. Sau đó ông nghĩ cách cuộn ống cao su cho vừa bánh xe rồi bơm hơi căng lên thay cho gỗ và nẹp sắt.)
- Giáo viên đọc từ khó cho học sinh ghi vào bảng con: nẹp sắt, rất xóc, cao su, suýt ngã, lốp, săm...và các danh từ riêng nước ngoài.
- Giáo viên đọc bài lần 2 - Giáo viên đọc bài cho học sinh viết và cho HS dò lại.
- Học sinh đổi bài nhau dò soát lỗi. - Giáo viên chấm bài học sinh.
- Thống kê lỗi sai và nhận xét các lỗi sai phổ biến của HS - GV nêu nhận xét chung.
*Hoạt động 2 : GV hướng dẫn học sinh làm các bài luyện tập SGK trang 14
 Bài 2b: Điền vần uôt hay uôc vào các câu thơ.
- Hoạt động cả lớp - Giáo viên đính bảng phụ có ghi bài tập 2b, 1 học sinh nêu yêu cầu.
- HS làm vào tập. - Lớp nhận xét bài trên bảng, thống nhất kết quả: 
Cày sâu cuốc bẫm	Mua dây buộc mình
 Thuốc hay tay đảm	Chuột gặm chân mèo.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
***************************************
TIẾNG VIỆT (LUYỆN TỪ VÀ CÂU)
Tiết 155: LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm vững kiến thức và kĩ năng sử dụng câu kể Ai làm gì? để nhận biết được câu kể đó trong đoạn văn, xác định được bộ phận CN, VN trong câu kể tìm được.
- Viết được đoạn văn có dùng kiểu câu kể Ai làm gì?
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ + bảng ép
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Hoạt động 1: Luyện tập
Bài 1: Tìm câu kể Ai làm gì trong đoạn văn sau 
- Hoạt động cá nhân
- HS đọc yêu cầu của bài, làm bài cá nhân, tìm các câu kể mẫu Ai làm gì? có trong đoạn văn.
- HS trình bày trước lớp. 
- HS lên bảng, gạch dưới 4 câu kể Ai làm gì? có trong đoạn văn. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng Câu 2, 3, 4, 6.
Bài 2: Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được ở bài 1
- HS đọc yêu cầu của bài, trao đổi xác định bộ phận chủ ngữ,vị ngữ trong mỗi câu Chủ ngữ: 
+ Câu 2: Tàu chúng tôi	+ Câu 3: Một số chiến sĩ
+ Câu 4: Một số khác	+ Câu 6: Cá heo
- HS lên bảng gạch dưới: CN gạch 1 gạch; VN gạch 2 gạch. - Nhận xét chốt ý đúng.
Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu kể về công việc trực nhật lớp của tổ em, trong đó có dùng kiểu câu Ai làm gì?
- Hoạt động cá nhân. - Học sinh đọc yêu cầu - Cả lớp suy nghĩ viết vào tập.
- HS đọc bài làm của mình - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn HS có đoạn văn hay nhất.
 + Câu kể Ai làm gì gồm mấy bộ phận? Kể ra ? Cho Ví dụ
- GV nhận xét tiết học.
****************************************
KHOA HỌC
Tiết 39: KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM
I. MỤC TIÊU:
- Nêu một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn.
- Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường.
*GDKNS:
- Tìm kiếm và xử lí thông tin về các hành động gây ô nhiễm không khí.
- Xác định giá trị bản thân qua đánh giá các hành động liên quan tới ô nhiễm không khí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Hoạt động 1: Không khí trong sạch và không khí bị ô nhiễm.
- Yêu cầu HS quan sát tranh sgk
 + Hình nào thể hiện bầu không khí trong sạch? Hình nào thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm? Chi tiết nào nói lên điều đó? (Hình 1,3,4 thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm vì khói từ các nhà máy, đốt rác ngoài đồng, khói bụi từ các phương tiện giao thông thải vào mội trường làm cho môi trường không khí bị ô nhiễm. Hình 2 thể hiện bầu không khí trong lành vì không co khói bụi làm ô nhiễm.)
 + Không khí có những tính chất gì? (Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.)
 + Thế nào là không khí sạch? (Không khí được coi là sạch là trong không khí không có khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn,...hoặc có nhưng với một tỉu lệ thấp, không làm hại đến sức khỏe con người và các sinh vật khác)
 + Thế nào là không khí bị ô nhiễm? (Không khí bị ô nhiễm là tron không khí có khói, khí độc, bụi, các loại vi khuẩn,... với tỉ lệ cao làm hại đến sức khỏe con người, các loại sinh vật khác.)
- HS trình bày, GV nhận xét và kết luận câu trả lời đúng.
*Hoạt động 2: Nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm.
- HS thảo luận tìm ra những nguyên nhân làm ô nhiễm bầu không khí.
- HS trình bày. - GV nhận xét và kết luận về nguyên nhân làm ô nhiễm không khí.
+ Khói từ các nhà máy chưa quả xử lí thải ra môi trường.
+ Các bãi rác thải không được xử lí gây hôi thối làm ảnh hưởng bầu không khí.
+ Khói bụi từ các phương tiện giao thông,....
- Giáo dục Kĩ năng sống: Giáo dục học sinh liên hệ thực tế, bản thân về việc góp phần làm ô nhiễm bầu không khí.
*Hoạt động 3: Tác hại của không khí bị ô nhiễm.
- HS trả lời câu hỏi:
 + Không khí bị ô nhiễm có tác hại gì đối với đời sống của con người? (Con người bị các bệnh về đường hô hâp
- HS trình bày, GV nhận xét và chốt lại nội dung.
- Gọi học sinh đọc mục cần biết sgk.
- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường.
- GV hỏi lại nội dung đã học.
- Nhận xét chung tiết học.
**************************************************************************
Thứ tư, ngày 13 tháng 01 năm 2016
TIẾNG VIỆT (TẬP ĐỌC)
Tiết 157: TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu nghĩa câu truyện: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, độc đáo, là niềm tự hào của người Việt Nam.
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.
- Giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn nét đẹp của văn hóa dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Hoạt động 1: Luyện đọc.
- HS giỏi đọc cả bài - GV chia bài văn thành 2 đoạn và nói qua giọng đọc của bài
 + Đoạn 1: Từ đầu đến hươu nai có gạc
 + Đoạn 2: Phần còn lại.
- HS đọc nối tiếp nhau lượt 1, kết hợp sửa lỗi cách đọc của học sinh và luyện đọc cho một số từ: kích thước, sắp xếp,chèo thuyền,thuần hậu, ghép đôi, muông thú...
- HS đọc nối tiếp nhau lượt 2: rút ra từ cần giải nghĩa: chính đáng, văn hóa Đông Sơn, hoa văn, vũ công, nhân bản, chim Lạc, chim Hồng
- Giáo viên hướng dẫn đọc và đọc mẫu cả bài. - HS đọc lại cả bài.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
 + Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào? (Trống đồng Đông Sơn đa dạng cả về hình dáng, kích cỡ lẫn phong cách trang trí, cách sắp xếp hoa văn)
 + Hoa văn trên mặt trống đồng được tả như thế nào? (Giữa mặt trống là hình ngôi sao nhiều cánh, tiếp đến là những hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạc,...)
- GV nhận xét và chốt ý đoạn 1: Trống đồng Đông Sơn là niềm tự hào dân tộc. Nó thể hiện nét văn hóa xưa của ông cha ta. Sự đa dạng của trống đồng với những nét hoa văn đặc sắc được trang trí đã thể hiện nét tài hoa của các nghệ nhân thời đó.
- HS đọc đoạn còn lại và trả lời câu hỏi:
 + Nổi bật trên hoa văn trống đồng là gì? (... hình ảnh con người hòa với thiên nhiên)
 + Những hoạt động nào của con người được miêu tả trên trống đồng? (.... là: lao động, đánh cá, săn bắn, đánh trống, thổi kèn, cầm vũ khí bảo vệ quê hương, tưng bừng nhảy múa mừng chiến công, cảm tạ thần linh, ghép đôi nam nữ.)
 + Vì sao có thể nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng? (Vì hình ảnh con người với hoạt động thường ngày là những hình ảnh nổi rõ nhất trên hoa văn. Những hình ảnh: cánh cò, chim, đàn cá, chỉ làm đẹp thêm cho hình tượng con người với những khát khao của mình.)
 + Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam ta? (Vì trống đồng Đông Sơn đa dạng, hoa văn trang trí đẹp, là một cổ vật quý giá nói lên con người Việt ta rất tài hoa, dân tộc Việt Nam có nền văn hóa lâu đời.)
- GV nhận xét và chốt ý 
*Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm.
- HS tiếp nối đọc 2 đoạn của bài văn (mỗi em đọc 1 đoạn)
- Giáo viên treo đoạn văn luyện đọc.
Nổi bật trên văn hoa trống đồng là hình ảnh con người hòa với thiên nhiên. Con người lao động, đánh cá, săn bắn. Con người đánh trống, thổi kèn. Con người cầm vũ khí bảo vệ quê hương và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh,...Đó là con người thuần hậu, hiền hòa, mang tính nhân bản sâu sắc.
- Học sinh luyện đọc diễn cảm. - Cả lớp và GV nhận xét tuyên dương.
- HS nêu lại nội dung bài. Giáo viên kết luận: Trống đồng Đông Sơn đa dạng, hoa văn trang trí đẹ, tinh xảo, là một cổ vật quý giá phản ánh trình độ văn minh của người Việt cổ xưa, là một bằng chứng nói lên rằng: dân tộc Việt Nam là một dân tộc có nền văn hóa lâu đời, bền vững. Do đó ta có thể nói rằng: Trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam.
- GV nhận xét chung tiết học.
*********************************************
TOÁN
Tiết 98: PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN (tt)
I. MỤC TIÊU: 
- Biết được thương của phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 có thể viết thành một phân số.
- Bước đầu biết so sánh phân số với 1.
- HS thực hiện đúng bài tập 1, 3/109 SGK. HS khá, giỏi làm thêm được những bài còn lại.
- Giáo dục học sinh chăm học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ + phiếu học tập .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Hoạt động 1: Nêu ví dụ 1 
Chia một quả cam, tức là ăn 4 phần hay quả cam, ăn thêm quả cam nữa tức là ăn 5 phần hay quả cam. 
* Nêu ví dụ 2 trong SGK 
Nhận xét: 
Chia 5 quả cam cho 4 người thì mỗi người được 5/4 quả cam.
GV ghi : 5 : 4 = 
quả cam gồm 1 quả và quả, do đó quả cam nhiều hơn 1 quả cam, ta viết : > 1 
Vậy: có tử lớn hơn mẫu, phân số đó lớn hơn 1
 có tử bằng mẫu, phân số đó bằng 1.
 có tử bé hơn mẫu, phân số bé hơn 1 
Nhận xét: 
Kết quả phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên khác không có thể lập thành phân số.
Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số ấy lớn hơn 1.
Phân số có tử số bằng mẫu số thì phân số ấy bằng 1.
Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số ấy lớn hơn 1.
*Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: HS biết viết thương dưới dạng phân số (HĐ cá nhân).
- GV ghi đề bài.- học sinh đọc đề. - Cả lớp làm vào bảng con.
- Giáo viên chọn 1 bảng con cho lớp nhận xét, rút kết quả.
 7 : 9 = ; 8 : 5 = ; 19 : 11 = ; 3 : 3 = ; 2 : 15 = 
Bài 2: HS biết viết phân số tương ứng với hình vẽ (Nếu còn thời gian).
- GV đính bảng phụ có vẽ hai hình như SGK trang 110.
- HS đọc đề. - GV phát phiếu học tập .
 - HS tìm và ghi phân số chỉ số phần tô màu ở 2 hình 1a và 1b vào bảng ép.
- HS đính bảng, lớp nhận xét, tuyên dương các nhóm làm đúng.
Bài 3: HS biết tìm các phân số > 1, phân số <1, phân số = 1 (HĐ cả lớp).
- Giáo viên đính bảng phụ có ghi bài tập 3, 1 học sinh nêu yêu cầu bài.
- Học sinh tự suy nghĩ làm vào nháp.
- Giáo viên gọi học sinh nêu, lớp nhận xét rút kết quả.
a) Phân số bé hơn 1: ; ; 
b) Phân số lớn hơn 1: ; 
c) Phân số bằng 1: 
- Giáo viên nhận xét tiết học. 
******************************************
TIẾNG VIỆT (KỂ CHUYỆN)
Tiết 156: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU 
- Dựa vào gợi ý SGK, HS biết chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện ) đã nghe, đã đọc nói về một người có tài.
- Hiểu được nội dung câu chuyện, đoạn truyện HS đã kể.
- Giáo dục học sinh chăm học.
- Giáo dục đạo đức Hồ chí Minh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi gợi ý.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu đề bài (HĐ cả lớp).
- HS đọc đề bài, giáo viên ghi bảng lớp, gạch chân các từ quan trọng.
Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tài.
+ Những người như thế nào thì được mọi người công nhận là có tài? Lấy ví dụ về một số người có tài? (Những người có tài năng, sức khỏe, trí tuệ hơn người bình thường à đem tài năng của mình phục vụ đất nước thì được coi là có tài)
Ví dụ: Bác Hồ, Lê Quý Đôn, Trương Vĩnh Kí, Nguyễn Thúy Hiền,....
- Treo bảng phụ ghi hướng dẫn chọn câu chuyện kể và kể chuyện. Học sinh đọc.
- GV hướng dẫn HS chọn đúng các câu chuyện nói về người có tài như hướng dẫn SGK/16.
- Hướng dẫn HS kể chuyện về Bác Hồ.- HS giới thiệu tên truyện đã chọn.
- HS nêu trước lớp, lớp nhận xét rút ý đúng.
*Hoạt động 2: GV hướng dẫn học sinh thực hành kể truyện (HĐ nhóm 2).
- Giáo viên đính bảng phụ có ghi dàn bài chung. - HS đọc lại dàn bài.
- HS kể chuyện, tìm ý nghĩa các câu chuyện. - Nhận xét và tuyên dương.
- Nhận xét, giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
******************************************
TIẾNG VIỆT (TẬP LÀM VĂN)
Tiết 158: MIÊU TẢ ĐỒ VẬT 
(Kiểm tra viết)
I. MỤC TIÊU: 
- HS biết viết hoàn chỉnh bài văn tả đồ vật đúng yêu cầu của đề bài, có đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu rõ ý.
- HS trình bày và viết chữ sạch đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- GV: tranh vẽ 1 số đồ vật + 1 số vật mẫu.
- Học sinh : sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Hoạt động 1: Tìm hiểu đề.
- GV hướng dẫn học sinh (hoạt động cả lớp).
- Giáo viên ghi tựa đề lên bảng cho học sinh lặp lại, giáo viên gạch chân các từ quan trọng.
- HS đọc lại dàn bài chung tả đồ vât. - HS giới thiệu các đồ vật đã chọn.
*Hoạt động 2: Học sinh thực hành làm bài
- Giáo viên nhắc nhở học sinh 1 số chú ý khi làm bài.
- Học sinh tự làm bài. - Giáo viên theo dõi và giúp đỡ 1 số học sinh yếu trong lớp.
- Giáo viên thu bài.
- Giáo viên nhận xét tiết kiểm tra.
*****************************************************************************
Thứ năm, ngày 14 tháng 01 năm 2016
TOÁN
Tiết 99: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Hs biết đọc, viết phân số.
- Biết quan hệ giữa phép chia số tự nhiên và phân số.
- HS thực hiện được bài tập 1, 2, 3/ 110.
- Giáo dục học sinh chăm học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Hoạt động 1: HDHS thực hành 
Bài 1: HS đọc từng số đo đại lượng
- HS trình bày. - Nhận xét kết luận.
Bài 2: HS nêu yêu cầu
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bảng.- Gọi học sinh lên bảng nhận xét
- Giáo viên nhận xét, kết luận: ; ; ; 
Bài 3: HS nêu yêu cầu.
- Học sinh làm bài vào vở - Nhận xét kết luận.
 8 = ; 14 = ; 32 = ; 0 = ; 1 = 
- GV nhận xét tiết học.
******************************************
TIẾNG VIỆT (LUYỆN TỪ VÀ CÂU)
Tiết 159: MỞ RỘNG VỐN TỪ: SỨC KHỎE
I. MỤC TIÊU: 
- Biết thêm một số từ ngữ nói về sức khoẻ của con người và tên một số môn thể thao 
- HS nắm được một số thành ngữ tục ngữ liên quan đến sức khoẻ (BT3, BT4).
- Yêu thích các môn thể thao và biết lợi ích của việc tập thể thao.
- Giáo dục học sinh chăm rèn luyện thể dục thể thao.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ + phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS làm các bài luyện tập
 Bài 1: Tìm các từ chỉ những hoạt động có lợi cho sức khoẻ, những đặc điểm của một cơ thể khoẻ mạnh. 
- GV đính bảng phụ có ghi bài tập 1.
- HS đọc nội dung bài tập, giáo viên phát phiếu cho các nhóm và nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào phiếu học tập.- HS trình bày, lớp nhận xét, rút kết quả. 
GVKL: 
tập luyện, chơi thể thao, đá bóng, ăn uống điều độ, 
dẻo dai, cường tráng, nhanh nhẹn, cân đối, rắn rỏi...
Bài 2: Nêu các từ chỉ các môn thể thao (HĐ cá nhân).
- GV đính bảng phụ có ghi bài tập 2, HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào tập.- GV gọi HS trả lời câu hỏi, lớp nhận xét, bổ sung, giáo viên rút ý đúng.
 + Bóng đá, bóng chuyền, bóng chày, bóng bầu dục, cầu lông, ten-nis, khúc côn cầu, chạy, nhảy cao, nhảy xa, đẩy tạ, bắn súng, bơi, đấu vật, đấu kiếm, đua xe đạp, trượt tuyết,...
 Bài 3: Ghép từ vào câu thành ngữ (hoạt động cá nhân).
- GV ghi 2 câu thành ngữ lên bảng.
- HS đọc lại và nêu yêu cầu bài tập 3. - HS làm vào tập nháp.
- GV gọi HS đọc kết quả, lớp nhận xét, bổ sung, GV thống nhất ý đúng.
 * Khoẻ như voi, khoẻ như cọp.
 * Nhanh như sóc, nhanh như chim cắt, nhanh như chớp
Bài 4: HS biết giải nghĩa câu ca dao (HĐ nhóm 4)
- HS đọc câu ca dao và nêu yêu cầu bài tập 4.
 Ăn được ngủ được là tiên
 Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo
- HS tìm câu giải.- HS trình bày, lớp nhận xét, thống nhất ý đúng.
Ăn được ngủ được nghĩa là người có sức khoẻ tốt.
Có sức khỏe tốt sung sướng chẳng kém gì tiên
- Giáo viên nhận xét tiết học.
****************************************
KHOA HỌC
Tiết 40: BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH
I. MỤC TIÊU:
Sau bài này học sinh biết:
- Nêu được một biện pháp bảo vệ không khí trong sạch : thu gom, xử lí phân, rác hợp lí; giảm khí thải, bảo vệ rừng và trồng cây,
* GDKNS:
- Trình bày, tuyên truyền về việc bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Lựa chọn giải pháp bảo vệ môi trường không khí.
* BĐKH
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
*Hoạt động1: Những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch.
 + Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch?
- HS trình bày, lớp theo dõi và nhận xét - GV nhận xét chốt nội dung đúng.
+ Nên: Bỏ rác đúng nơi quy định, khói từ các nhà máy phải qua xử lí mới thải ra môi trường, sử dụng bếp đun đúng yêu cầu để giảm bớt khói, ...
+ Không nên: xả phân, rác bừa bãi, chặt phá rừng bừa bãi,...
- Nhận xét, giáo dục học sinh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
*BĐKH: Thu gom, phân loại và xử lí rác, giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ và của nhà máy, giảm bụi, khói đun bếp, bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh là bảo vệ môi trường làm giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
*Hoạt động 2: Liên hệ thực tế.
 + Ở địa phương em và gia đình em đã làm gì để góp phần bảo vệ bầu không khí trong sạch?
- HS liên hệ thực tế trước lớp.- GV nhận xét tuyên dương.
 + Vì sao ta cần bảo vệ bầu không khí trong sạch?
- GV nhận xét chung tiết học.
********************************
LỊCH SỬ
TIẾT 20: CHIẾN THẮNG CHI LĂNG
A .MỤC TIÊU : (Theo chuẩn KTKN )
- Nắm đước một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn ( Tập trung vào trận Chi Lăng ) 
 + Lê Lợi chiêu tập binh sĩ xây dựng lực lượng tiến hành khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh ( khởi nghĩa Lam Sơn ) Trận Chi Lăng lá một trong những trận quyết định thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn 
 + Diễn biến trận Chi Lăng : quân địch do Liễu Thăng chỉ huy đến ải Chi Lăng ; kị binh ta nghênh chiến , nhữ Liễu Thăng và kị binh giặc vào ải . Khi kị binh giặc vào ải quân ta tấn công , Liễu Thăng bị giết , quân giặc hoảng loạn và rút chạy . 
 + Ý nghĩa : Dập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của quan Minh , quân Minh

File đính kèm:

  • docGiao_an_tuan_20.doc