Giáo án môn học lớp 4 - Tuần lễ 18

TOÁN:

DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3

I. Mục tiêu:

- Biết dấu hiệu chia hết cho 3.

- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.

- Bài tập cần làm: 1, 2

- HS đạt yêu cầu làm thêm bài 3 và bài 4.

II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học:

A. Bài cũ: (5’) 1 HS lên bảng nêu dấu hiệu chia hết cho 9.

B.Bài mới: Giới thiệu bài GV giới thiệu từ bài cũ sang bài mới.

HĐ1: (10’) GV hướng dẫn để HS tìm ra dấu hiệu chia hết cho 3

a) HS nêu các số chia hết cho 3 và không chia hết cho 3. GV kết hợp ghi bảng

- Em đã thực hiện tìm các số chia hết cho 3 như thế nào?

b) Dấu hiệu chia hết cho 3

- HS khá tìm đặc điểm chung của các số này. Nếu HS không phát hiện được thì GV hướng dẫn tính tổng các chữ số của các số chia hết cho 3

- Tìm mối quan hệ giữa tổng các chữ số của các số này với 3

GV khẳng định: đó chính là dấu hiệu chia hết cho 3.

- HS đạt yêu cầu phát biểu dấu hiệu chia hết cho 3

 

doc31 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn học lớp 4 - Tuần lễ 18, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xi để duy trì sự cháy lâu hơn.
+ GV chia nhóm, nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm.
+ YC HS đọc mục thực hành trong SGK (trang 70)
+ Các nhóm làm thí nghiệm như SGK, HS quan sát sự cháy của các ngọn nến.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả. Nhóm khác nhận phân tích, phán đoán, so sánh đối chiếu. HS KG rút ra kết luận. 
KL: Không khí có ô-xi nên cần không khí để duy trì sự cháy.
HĐ1: (12’) Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống 
- Mục tiêu: Làm thí nghiệm chứng minh:Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải lưu thông. Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí.
+ Nhóm 4, HS đọc các mục thực hành thí nghiệm trang 70-71 SGK để biết cách làm. HS làm thí nghiệm như mục 1 trang 70 SGK và nhận xét kết quả và tiếp tục làm thí nghiệm như mục 2 trang 71 SGK.
+ HS giải thích nguyên nhân làm ngọn lửa cháy liên tục sau khi lọ thủy tinh không có đáy được ke lên đế không kín?
+ HS liên hệ đến việc làm thế nào để dập tắt ngọn lửa.
- Đại diện nhóm trình bày kàm việc của nhóm mình.
+ Để duy trì sự cháy ta cần phải làm gì? (HS đạt yêu cầu rút ra kết kuận)
KL: Để duy trì sự cháy, cần liên tục cung cấp không khí.
C. Củng cố,dặn dò: (3’) Về nhà các em tìm những ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy. Hôm sau trình bày trước lớp.
- Nhận xét chung tiêt học. dặn HS về nhà đọc bài Không khí cần cho sự sống.
MĨ THUẬT:
VẼ THEO MẪU: TĨNH VẬT LỌ VÀ QUẢ
I. Mục tiêu:
- Nhận biết hình dáng, đặc điểm của một số lọ hoa 
- Biết cách vẽ lọ hoa.
- Vẽ được lọ hoa và trang trí theo ý thích
+ Học sinh thấy đượcvẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam.
+ Giáo dục HS biết yêu quý cảnh đẹp và có ý thức giữ gìn cảnh quan.
II. Chuẩn bị:
 - Mẫu lọ và quả khác hau.
 - Giấy vẽ, bút chì, màu, ...
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Bài mới: GV giới thiêu trực tiếp.
HĐ1: (5’) Quan sát, nhận xét.
- GV đưa mẫu giới thiệu và yêu cầu HS quan sát.
- HS nhận xét về bố cục, hình dáng, tỉ lệ của lọ,độ đậm nhạt và màu sắc của mẫu.
HĐ2: (5’) Cách vẽ lọ và quả
- GV treo hình gơi ý cách vẽ.
- HS nhận xét hình nào cân đối.
HĐ3: (20’) Thực hành
 - HS nhìn mẫu vẽ lọ và quả.
HĐ4: (5’)Nhận xét đánh giá.
Chọn một số bài nhận xét và đánh giá.
- Để có được những cảnh vật đẹp như bài vẽ của chúng ta ? Thì ta phải làm gì ? Cần phải trồng hoa, trồng cây, chăm sóc hoa, cây: như tưới cây,nhổ cỏ, bắt sâu. Chúng ta hãy thự hiện và vận động mọi người cùng làm theo nhé.
C. Dặn dò: Sưu tầm tìm hiểu tranh dân gian Việt Nam.
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho 3, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trong một số tình huống đơn giản.
- Bài tập cần làm: 1, 2, 3
- Khuyến khích HS đạt yêu cầu làm thêm bài tập 4.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: (5’) HS lên bảng nêu kết luận về dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9
B. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp.
HĐ1: (28’) Tổ chức HS làm các bài tập trang 98 
Bài 1: HS làm trên vở ô li, nối tiếp nêu kết quả. Chốt kết quả đúng.
KL: củng cố dấu hiệu chia hết cho 3 và 9.
Bài 2: 3HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở rồi nối tiếp nêu kết quả.
- GV: Quan tâm HS đạt yêu cầu 
- Chốt kết quả đúng. HS đổi vở kiểm tra.
KL: Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2 và 5.
Bài 3: HS tự làm nhanh trên vở nháp sau đó nêu kết quả và giải thích rõ vì sao đúng, vì sao sai?
* Khuyến khích: giao bài 4 cho HS đạt yêu cầu
- GV chốt lại lời giải đúng: câu a, d là đúng; câu b, c là sai.
KL: Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9
Bài 4: Khuyến khích cho HS làm vào vở.
KL: Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 3, 9.
C. Củng cố dặn dò: (2’) Nhận xét chung tiết học. Dặn về nhà học bài làm bài tập. 
TIẾNG VIỆT:
ÔN TẬP (tiết 5)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định cuối HKI (khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HK1.
- HS đạt yêu cầuđọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 80 tiếng/ 1phút.) 
- Nhận biết được danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn; biết đặt câu hỏi xác định bộ phận câu đã học: Làm gì? Thế nào? Ai? (BT2)
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc,học thuộc lòng (như ở tiết 1)
- Bảng lớp viết sẵn bài tập 2 và lời giải.
III. Các hoạt động dạy học: 
HĐ1: (15’) Kiểm tra đọc (tiến hành như tiết 1)
HĐ2: (15’) Ôn luyện về DT, ĐT, TT và đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm.
a, Tìm các danh từ, động từ, tính từ.
- HS tự làm bài trên vở nháp,1em làm trên bảng lớp tìm các danh từ, động từ, tính từ có trong đoạn văn.
- Một số HS đọc bài làm của mình.GV tổ chức nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Danh từ
Động từ
Tính từ
buổi, chiều, xe, thị trấn, nắng, phố huyện, em bé, mắt, mí cổ, móng hổ, quần áo, sân, Hmông, Tu Dí, Phù Lá.
dừng lại, chơi đùa
nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ
* Cả lớp hoàn thành vào vở BTTV KL: Củng cố kĩ năng xác định DT, ĐT, TT. 
Câu b: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm.
- 3 HS lên bảng đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm (GV HD HS đạt yêu cầu ...
- Một số HS đọc bài làm của mình. GV tổ chức nhận xét chốt lại lời giải đúng
* Cả lớp hoàn thành vào vở BTTV.
KL: Củng cố kĩ năng đặt câu hỏi cho bộ phận VN.
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
Thứ năm ngày 31 tháng 12 năm 2015
TIẾNG VIỆT:
ÔN TẬP (tiết 6)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định cuối HKI (khoảng 80 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HK1.
- HS đạt yêu cầuđọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 80 tiếng/ 1phút.) 
- Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập đã quan sát; viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp; kết bài theo kiểu mở rộng (BT2).
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng (như tiết 1)
- Bảng phụ viết sẵn nd cần ghi nhớ khi viết bài văn miêu tả đồ vật (SGK tr145, 70). III. Các hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: (5’) HS nối tiếp nêu những thành ngữ đã học từ tiết trước.
B. Bài ôn tập: Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học 
HĐ1: (15’).Kiểm tra TĐ và HTL (số HS còn lại): Thực hiện như tiết 1.
* Nhận xét chung cả lớp về cách đọc, cách trả lời câu hỏi.
HĐ2: (15’) Hướng dẫn HS thực hiện theo từng yêu cầu
Bài tập 2: Làm vào vở BTTV
a) Quan sát một đồ dùng học tập.Chuyển kết quả quan sát thành dàn ý
+ Đây là bài văn thuộc dạng gì ? (Tả đồ vật)
- HS đọc nội dung cần ghi nhớ trên bảng phụ 
- Yêu cầu HS chọn một đồ dùng học tập để quan sát.
- Từng em quan sát đồ dùng học tập của mình GV giúp đỡ HS 
- Ghi kết quả quan sát vào vở nháp, sau đó chuyển thành dàn ý.
- HS trình bày trước lớp
b) Viết phần mở bài kiểu gián tiếp, kết bài mở rộng
- HS khá nêu lại cách kết bài mở rộng và mở bài gián tiếp. 
Mở bài trực tiếp: Kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện. Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.
Kết bài mở rộng: Sau khi cho biết kết cục của câu chuyện, có lời bình luận thêm về câu chuyện.
Kết bài không mở rộng: Chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận gì thêm.
- GV kết hợp treo bảng phụ ghi nhớ cho HS trung bình và yếu đọc lại.
- HS viết bài trên VBT. Lần lượt từng em tiếp nối nhau đọc các mở bài.
KL: Củng cố kỹ năng viết mở bài gián tiếp và kết mở rộng.
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. - Y/C HS về nhà sửa lại dàn ý, hoàn chỉnh phần mở bài, kết bài, viết lại vào vở.
TIẾNG VIỆT:
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (trên phiếu) 
Mục đích yêu cầu:
(Kiểm tra đọc - hiểu, luyện từ và câu)
- Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề KT môn Tiếng Việt lớp 4, HK1 (Bộ GD&ĐT - Đề kiểm tra học kì cấp Tiểu học, lớp 4, tập một, NXB Giáo dục 2008)
ĐỊA LÝ:
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I (trên phiếu)
* Mục tiêu: - Kiểm tra để đánh giá việc nắm kiến thức mà HS đã được học về phân môn địa lí trong học kì I vừa qua. - Rèn kĩ năng làm bài cho học sinh - Giáo dục học sinh ý thức tự giác học bài và làm bài.
TOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số tình huống đơn giản.
- Bài tập cần làm: 1, 2, 3
- Khuyến khích HS đạt yêu cầu làm thêm bài 4 và 5.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: (5’) Tìm số có 3 chữ số sao cho số đó chia hết cho 2, 3, 5, 9 ? 
B. Bài luyện tập: Giới thiệu bài trực tiếp
HĐ1: (25’) Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: HS làm bài cá nhân trên vở ô li. GV giúp đỡ những HS chưa đạt yêu cầu.
- HS trình bày miệng.
Cả lớp nhận xét, GV kết luận, chốt bài làm đúng. KT kết quả kiểm tra chéo.
Bài 2: Cách tiến hành 
- 3HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 ý, cả lớp làm vào vở ô li.
* GV kết hợp giao luôn bài bài 4 cho HS đạt yêu cầu
- HS vừa lên bảng làm giải thích cách tìm số của mình.
Cả lớp nhận xét,GV kết luận, chốt bài làm đúng. KT kết quả kiểm tra chéo.
Bài 3: yêu cầu chúng ta làm gì? (Tìm số thích hợp viết vào chỗ trống)
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở ôli.
* GV kết hợp giao luôn bài bài 5 cho HS đạt yêu cầu 
- y/c HS vừa lên bảng lần lượt giải thích cách làm của mình.
KL: Củng cố kiến thức về dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
Bài 4, 5: HS đạt yêu cầu làm vào vở. GV: Kiểm tra bài.
C. Củng cố, dặn dò: (5’)
- Nhận xét chung tiết học, dặn HS về nhà làm bài tập, chuẩn bị bài sau.
KĨ THUẬT:
CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (tiết 4)
I. Mục tiêu:
- Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng 2 trong 3 kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.
- Với học sinh khéo tay: Vận dụng kiến thức kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản phù hợp với HS . Không bắt buộc HS nam thêu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh quy trình của các bài trong chương.
- Mẫu khâu, thêu đã học.
- Chuẩn bị vật liệu để thực hành.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: (5’) Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
B. Dạy bài mới:
HĐ1: (20’) Thực hành làm sản phẩm tự chọn 
- GV kiểm tra việc thực hành làm bài ở tiết trước.
- Nêu yêu cầu bài học và cho học sinh thực hành tiếp.
HĐ2: (7’) Đánh giá
- Cho học sinh trưng bày sản phẩm.
- Nêu yêu cầu đánh giá, học sinh tự đánh giá. 
- GV kiểm tra đánh giá sản phẩm. Nhận xét và rút ra kết luận.
HĐ3: (3’) Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét giờ học. Về nhà tự cắt khâu, thêu những sản phẩm mà em yêu thích. 
Thứ sáu ngày 01 tháng 01 năm 2016
TOÁN:
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I
(Kiểm tra trên phiếu)
Mục tiêu:
- Đọc, viết, so sánh số tự nhiên; hàng, lớp.
- Biết thực hiện phép cộng, trừ các số đến 6 chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp; nhân với số có hai, ba chữ số; chia số có đến 5 chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).
- Dấu hiệu chia hết.
- Chuyển đổi, thực hiện phép tính với số đo khối lượng, số đo diện tích đã học.
- Nhận biết góc vuông, góc nhọn, góc tù, hai đường thẳng song song, vuông góc.
- Giải bài toán có đến 3 bước tính trong đó có các bài toán: tìm số trung bình cộng, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
KHOA HỌC:
KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG.
I. Mục tiêu: Nêu được con người, động vật và thực vật phải có không khí để thở thì mới sống được. * BVMT: Học sinh biết cách bảo vệ bầu không khí.
II. Đồ dùng dạy học:Hình trang 72-73 SGK; Các ảnh về người bệnh thở bằng Ô-xi.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: (5’) Để duy trì sự cháy chúng ta phải làm gì? 
B. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp.
HĐ1: (10’) Tìm hiểu vai trò của không khí đối với con người.
- Mục tiêu: Nêu dẫn chứng để chứng minh con người cần không khí để thở.
Vai trò của khí ô-xi trong không khí đối với sự thở,và việc ứng dụng kiến thức này trong cuộc sống.
- CTH: y/c cả lớp làm theo như hướng dẫn ở mục thực hành trang 72SGK.
Để tay trước mũi, thở ra và hít vào, em có nhận xét gì?
Y/C 2 HS ngồi cùng bàn bịt mũi nhau lại,người bị bịt mũi phải ngậm miệng 
+ Em thấy thế nào khi bị bịt mũi và ngậm miệng lại?
+ Qua thí ngiệm trên em thấy không khí có vai trò gì đối vơi đời sống con người?
KL: Không khí cần cho hoạt động hô hấp của con người.
HĐ2: (10’) Vai trò của không khí đối với động vật, thực vật.
- Mục tiêu. Nêu dẫn chứng để chứng minh ĐV và thực vật đều cần không khí để thở.
CTH: Yêu cầu HS quan sát hình 3 và 4 trả lời câu hỏi SGK tr 72: Tại sao sâu bọ trong hình lại chết? 
+ Tại sao không nên để nhiều hoa tươi và cây cảnh trong phòng ngủ đóng kín cửa? ( HS đạt yêu cầu trả lời)
KL: Trong không khí có chứa Ô-xi, đây là thành phần quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người, động vật, thực vật.
HĐ3: (10’)Tìm hiểu một số trường hợp phải dùng bình Ô-xi.
- Mục tiêu: Xác định vai trò của khí O-xi đối với sự thở,việc ứng dụng kiến thức này trong cuộc sống.
CTH: Yêu cầu HS quan sát hình 5và 6 trang 73 SGK theo cặp và cho biết tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn sâu dưới nướcvà dụng cụ giúp cho nước trong bể cá có nhiều không khí hòa tan?
KL: khí ô-xi rất quan trọng đối vối đời sống sinh vật.
- HS thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi:Những ví dụ nào chứng tỏ không khí cần cho sự sống của con người,động vật,thực vật?
- Trong không khí thành phần nào quan trọng nhất đối với sự thở?
- Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng ô-xi? (GV giúp đỡ các nhóm)
KL: Người, động vật,thực vật muốn sống được cần có ô-xi để thở.
* Không khí có vai trò như thế nào đối với đời sống của con người, động vật, thực vật?( Rất cần thiết cho sự sống).
BVMT: Để bầu không khí trong lành thì mỗi chúng ta phải làm gì? (Luôn giữ cho bầu không khí trong lành như: Không đốt các chất thải như: quần áo rách, túi ni lông. không phóng uế bừa bãi. Ngoài ra trồng cây xanh cũng là biện pháp bảo vệ bầu không khí ..
C. Củng cố - dặn dò: Trong không khí thành phần nào quan trọng nhất đối với sự thở?
- Dặn HS về nhà học thuộc mục bạn cần biết và mỗi HS chuẩn bị 1 cái chong chóng.
TẬP LÀM VĂN:
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN HAI (trên phiếu)
I. Mục đích yêu cầu:
(kiểm tra chính tả, tập làm văn)
- Kiểm tra (Viết) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề KT môn Tiếng Việt lớp 4, HK1 (TL đã hướng dẫn)
VD: Em hãy tả một đồ chơi hoặc một đồ dùng học tập mà em yêu thích.
Bài làm:
 Trong các đồ dùng học tập gắn bó với em, người bạn thân thiết mà em yêu quí nhất là cây bút máy mẹ mua cho em từ đầu năm học lớp 4.
 Cây bút của em có nhãn hiệu Hồng Hà. Nó dài khoảng 12 cm, to bằng ngón tay trỏ của em, phần dưới bút thon nhỏ. So với các cây bút máy khác, cây bút này có dáng vẻ “lùn” hơn và hơi mập, tuy nhiên khi cầm lại nhẹ tênh nên em viết thấy rất dễ dàng và không mỏi tay. Nắp bút có một cái cài bằng sắt mạ sáng lóa. Trên nắp bút còn có logo của hãng sản xuất và một cái tem chống hàng giả hình tròn nhỏ xinh. Toàn thân bút là lớp sơn màu hồng nhạt bóng đẹp. Nổi bật trên lớp sơn bóng láng đó là hình một cái cây. Trên cành cây có treo lơ lửng một cái tổ ong bị rớt một ít mật. Dưới gốc cây là một chú gấu ngộ nghĩnh đang bê một cái hũ để hứng chút mật ong còn sót lại. Dọc thân bút có hai dòng chữ cách điệu mềm mại “ Nét Hoa 2256” và “Bút luyện viết chữ đẹp” màu xanh lam đậm.
 Mở nắp ra, em thấy ngòi bút trắng sáng hình lá tre. Trên ngòi có hình chữ H và nhiều hoa văn nhỏ xíu, cổ bút bằng nhựa màu đen bóng. Khi viết ngòi bút không trơn quá mà hơi gai tạo nên những dòng chữ tròn đều, thanh đậm sắc nét. Phần bơm mực được thiết kế dễ sử dụng. Mỗi lần bơm mực em chỉ việc dùng tay đẩy cái pít tông lên rồi kéo xuống là bút đã được bơm đầy mực. 
 Bút là người bạn thân thiết đồng hành cùng em trong học tập. Bút chăm chỉ làm việc cùng em hằng ngày như chiếc cày của bác nông dân trên đồng ruộng. Nó giúp em viết bài và luyện chữ đẹp. Vì vậy nên em luôn giữ gìn nó. Viết bài xong em đều đóng ngay nắp bút vào để tránh khô mực và ngòi bút không bị hỏng. Khi không dùng nữa em cho bút vào hộp cẩn thận.
 Em thầm tự nhủ sẽ giữ gìn bút cẩn thận để nó luôn là người bạn thân thiết giúp em trên con đường học tập.
Bài làm:
 Đầu năm học lớp 4 mẹ đã mua cho em chiếc cặp mới. 
 Chiếc cặp hình vuông có cạnh dài khoảng 40cm. Cặp được làm bằng vải bạt màu xanh cốm, các mép được viền bằng vải bóng màu tím hồng trông rất nổi bật, làm tôn thêm vẻ đẹp cho chiếc cặp. Mặt trước cặp có hình hai công chúa barbie màu hồng đứng ở vườn hoa. Hai bên cặp có hai túi nhỏ bằng vải lưới co giãn dùng để đựng chai nước. Sau cặp có chiếc quai đeo to bản chắc chắn cùng màu với chiếc cặp. Mỗi khi cặp nặng em lại khoác nó lên vai. Ngoài ra nó còn có thêm tay xách tiện lợi nữa. Cặp có hai chiếc khóa bằng nhựa đen dễ sử dụng. Mỗi khi mở cặp em chỉ cần bóp nhẹ là chiếc khóa bật ra. Bên trong cặp có đến bốn ngăn. Các ngăn được cách nhau bằng lớp vải ni-lông màu tím nhạt. Ba ngăn to em dùng để đựng sách giáo khoa, vở viết, ngăn nhỏ để đựng hộp bút. Em giữ gìn cặp cẩn thận, lau cho nó luôn sạch đẹp.
 Em yêu thích chiếc cặp. Nó như một người bạn thân đã đồng hành cùng em đi học. Cảm ơn bạn cặp thân yêu đã chia sẻ buồn vui cùng em! Em yêu quí bạn vô cùng
 Bài làm: 
 Món đồ chơi mà em thích nhất đó là chú gấu bông đấy.
 Chú ta có bộ lông trắng mịn và mượt như nhung, khi sờ tay vào ta có cảm giác như đang sờ vào tấm vải lụa mềm và mát rượi. Gấu ta khoác một chiếc áo màu đỏ tươi có điểm vài hạt cườm lấp la lấp lánh. Cái đầu chú tròn tròn như trái bưởi, đôi tai cũng tròn tròn vểnh lên trông thật là ngộ nghĩnh! Đôi mắt chú đen láy, tròn xoe như hạt nhãn. Thân hình chú ôm rất vừa tay nên em thường ôm chú ta mỗi khi đi ngủ. Những lúc ấy, bốn cái chân mập ú na ú nu của chú cứ dang ra như thể đòi em âu yếm vậy. Miệng chú nhỏ nhắn và đỏ hồng trông thật đáng yêu. Trên cổ chú là chiếc nơ màu đỏ được thắt hình con bướm trông yêu ơi là yêu. Mỗi tối học bài xong em lại dành thời gian để chơi với gấu bông. Em đặt cho cái tên là Happy. Mỗi khi em ôm chú vào lòng và thơm lên đôi má mịn màng của Happy trông chú ta có vẻ thích thú lắm.
 Bây giờ em đã lớn và có nhiều thứ đồ chơi khác nhưng Happy vẫn là người bạn thân thiết nhất của em. Em luôn giữ gìn chú cẩn thận vì đó là món quà bố tặng em, người luôn muốn con mình được vui vẻ và thoải mái. Em thầm hứa luôn chăm ngoan, học giỏi để bố mẹ vui lòng.
TIẾNG VIỆT:
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (trên phiếu) 
Mục đích yêu cầu:
(Kiểm tra đọc - hiểu, luyện từ và câu)
- Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề KT môn Tiếng Việt lớp 4, HK1 (Bộ GD&ĐT - Đề kiểm tra học kì cấp Tiểu học, lớp 4, tập một, NXB Giáo dục 2008)
ÂM NHẠC:
TẬP BIỂU DIỄN MỘT SỐ BÀI HÁT ĐÃ HỌC.
I. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Tập biểu diễn bài hát một số bài hát đã học. 
II. Chuẩn bị:
- Nhạc cụ quen dùng, SGK Âm nhạc 4, một số nhạc cụ gõ.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: (10’) Ôn bài: Trên ngựa ta phi nhanh, 
- GV: Hát lại bài hát.
- Cả lớp hát lại bài hát.
- Hát theo nhóm, bàn, tổ ...
HĐ2: (10’) Ôn bài: Khăn quàng thắm mãi vai em, 
- GV: Hát lại bài hát.
- Cả lớp hát lại bài hát.
- Hát theo nhóm, bàn, tổ ...
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
HĐ3: (10’) Ôn bài: Cò lả
- GV: Hát lại bài hát.
- Cả lớp hát lại bài hát.
- Hát theo nhóm, bàn, tổ ...
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
* Ôn 3 bài hát 
- GV cho HS hát lại 3 bài hát, mỗi bài hai lượt, có thể vận động phụ hoạ.
- GV nhận xét, đánh giá.
HĐ4: (5’) Phần kết thúc GV nhận xét và dặn HS về nhà thực hiện.
SINH HOẠT TUẦN 18
I. Nội dung sinh hoạt: 
- Nhận xét về nề nếp, chuyên cần, học tập, chữ viết ... của từng HS trong tuần 18.
- Nhận xét các mặt học tập lao động trong học kì I. Những ưu điểm ... cần phát huy ở học kì II và những nhược điểm cần khắc phục.
- Tuyên dương và phê bình (nếu có)
- Kế hoạch tuần 19 
II. Diễn biến:
- Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt dưới sự hướng dẫn của GV theo nội dung trên.
TUÇN 18
Thứ ngày
Môn học
Tên bài dạy
Hai
31/12
Đạo đức
To¸n
Tập đọc
Thực hành kĩ năng cuối học kì I
LuyÖn tËp
Ôn tập cuối kì I
Ba
01/ 01
Kĩ thuật
To¸n
Tiếng Việt
Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn (tiết4)
LuyÖn tËp
Ôn tập cuối kì I
Tư
02/01
Hát nhạc

File đính kèm:

  • docGIAO_AN_LOP_4_TUAN_18.doc
Giáo án liên quan