Giáo án môn học lớp 4 - Tuần dạy 3

LUYỆN TẬP

I. M ỤC TIÊU

- Đọc, viết được các số có đến sáu chữ số.

- Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.

 * Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3 (a, b, c), bài 4 (a, b)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc20 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 720 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học lớp 4 - Tuần dạy 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
k
4. Củng cố - dặn dò 
- Dăn HS chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS trả lời.
 HS lắng nghe và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
- Nhà xa trường, nhà nghèo, bố mẹ lại đau yếu luôn. Thảo phải làm việc nhà giúp bố mẹ.
- Sáng đi học, chiều ở nhà làm giúp bố mẹ những việc nhà. Không có thời gian học nên tập trung học ở lớp. Sáng dậy sớm xem lại bài.
- Bạn đã đạt HS giỏi suốt những năm học lớp 1, 2, 3
- Bạn thảo đã khắc phục vượt qua mọi khó khăn đó để tiếp tục học tập.
- Bạn Thảo có thể bỏ học (đó là điều không tốt, cha mẹ sẽ buồn, cô giáo và các bạn cũng rất buồn )
- Khi gặp những khó khăn chúng ta cần phải vượt qua để tiếp tục đi học.
- Giúp ta tiếp tục học cao, đạt kết quả tốt.
- Thảo luận nhóm 4 làm bài tập
+ Giải quyết chưa tốt 
+ Cách giải quyết tốt: Tìm cách khắc phục hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác nhưng không dựa dẫm vào người khác. 
- Thảo luận nhóm đôi.
- HS kể và nêu cách giải quyết.
- HS kể, HS khác nêu cách giải quyết giúp bạn. 
- 3 HS đọc ghi nhớ.
Ngày soạn: 20/9/2015
Ngày dạy : Thứ ba , 22/9/3015
Tiết 1:Toán
LUYỆN TẬP
I. M ỤC TIÊU 
- Đọc, viết được các số có đến sáu chữ số.
- Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
 * Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3 (a, b, c), bài 4 (a, b) 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
 - Gọi 2 HS lên bảng đọc số.
 a. 234 567 112 
 b. 895 763 147
- Gọi 1 HS lên viết số: Tám trăm ba mươi tư triệu, sáu trăm sáu mươi nghìn, hai trăm linh sáu.
- GV nhận xét.
3. Bài mới
* Bài 1: GV treo bảng số cho HS quan sát rồi hướng dẫn HS đọc số.
+ Yêu cầu 2 HS lên viết số vào cột theo thứ tự: 
- GV nhận xét chung.
* Bài 2: Gọi HS đọc y/c.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp các số ghi trên bảng
 + 32 640 507 
 + 85 000 120
 + 8 500 658
 + 178 320 005
 + 830 402 960
 + 1 000 001
- GV cùng HS nhận xét và chữa bài.
* Bài 3( a,b,c): Gọi HS đọc y/c.
- GV Yêu cầu HS nghe và viết số vào vở.
+ Sáu trăm mười ba triệu.
+ Một trăm ba mươi mốt triệu bốn trăm linh năm nghìn.
+ Năm trăm mười hai triệu ba trăm hai mươi sáu nghìn một trăm linh ba..
- GV cùng HS nhận xét và chữa bài .
* Bài 4(a,b) Gọi HS đọc y/c, sau đó cho học sinh làm bài theo nhóm.
+ Nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số sau:
a) 715 638 b) 571 638
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố - dặn dò 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: “Luyện tập” 
- GV nhận xét giờ học.
- 2 HS đọc số
- HS viết: 834 660 206
- HS quan sát bảng số và đọc số.
+ Ba trăm mười lăm triệu, bảy trăm nghìn tám trăm linh sáu.
- 2 HS lên bảng viết số vào cột theo thứ tự trong bảng.
- HS đọc y/c
 - HS nối tiếp đọc các số GV ghi trên bảng, các HS khác nhận xét, sửa sai.
- HS đọc.
- HS viết số vào vở. 
+ 613 000 000
+ 131 405 000
+ 512 326 103
- HS chữa bài vào vở.
- HS làm bài theo nhóm
- HS nêu theo yêu cầu:
a) 715 638 - chữ số 5 thuộc hàng nghìn, lớp nghìn; có giá trị là 5 000.
b) 517 638 - chữ số 5 thuộc hàng trăm nghìn, lớp nghìn; có giá trị là 500 000.
- HS nhận xét.
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
Tiết 2: Âm nhạc (Giáo viên chuyên dạy)
---------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3: Chính tả ( Nghe – viết )
CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ
I. MỤC TIÊU 
- Nghe-viết và trình bày bài CT sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát, các khổ thơ. - Làm đúng BT (2) a
II. ĐỒ DÙNG :
 - 3 tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 2a.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - H ỌC :	
	Hoạt động dạy	
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng viết, dưới lớp viết bảng con: lăn tăn, sáng trăng, băn khoăn, phải chăng ...
- GV nhận xét, sửa sai.
3. Bài mới	
a Hướng dẫn nghe viết 
- GV đọc mẫu bài thơ.
+ Bài thơ nói về nội dung gì ?
+ Nêu cách trình bày bài thơ lục bát ?
- Đọc từng câu cho HS viết. 
- Đọc lại toàn bài. 
- Y/c HS đổi chéo vở kiểm tra.
- Nhận xét chữa 8 bài.
- GV nhận xét, sửa sai. 
b. Hướng dẫn làm bài tập 
* Bài 2: Gọi HS đọc y/c.
a) Điền vào chỗ trống ch/ tr
- GV dán 3 tờ phiếu lên bảng. Y/c 3 HS lên bảng làm bài. 
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Gọi 1 HS đọc lại đoạn văn.
+ Đoạn văn giúp em hiểu điều gì ?
 4. Củng cố - dặn dò 
- Y/c mỗi HS về nhà tìm và ghi vào vở 5 từ chỉ tên các con vật bắt đầu bằng ch/ tr. 
- Nhận xét tiết học. 
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con.
- HS đọc thầm lại bài thơ.
- Bài thơ nói về tình thương của hai bà cháu dành cho một cụ già bị lẫn đến mức không biết đến cả đường về nhà mình. 
- Câu 6 tiếng viết lùi vào, cách lề vở 1 ô
- Câu 8 tiếng viết sát lề vở. Hết mỗi khổ thơ phải để cách 1 dòng, rồi viết tiếp khổ thơ sau.
- Viết bài vào vở
- Soát lại bài.
- Từng cặp HS đổi vở soát lỗi.
- 3 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở bài tập.
- Như tre mọc thẳng con người không chịu khuất. Người xưa có câu : "Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng "Tre là thẳng thắn bất khuất! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.
- Ca ngợi cây tre thẳng thắn, bất khuất là bạn của con người.
-----------------------------------------------------------
Tiết 4: Luyện từ và câu
TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
I. MỤC TIÊU 
- Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt được từ đơn và từ phức (ND Ghi nhớ).
 - Nhận biết được từ đơn, từ phức trong đoạn thơ (BT1, mục III); bước đầu làm quen với từ điển (hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ (BT2, BT3).
II. ĐỒ DÙNG :Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - H ỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 HS nêu phần ghi nhớ bài "dấu hai chấm" ở tiết trước.
- Gọi 1 HS làm BT1a. 
- GV nxét.
2. Bài mới 
a) Nhận xét
- Y/c HS đọc câu văn trên bảng.
+ Mỗi từ được phân cách bằng một dấu gạch chéo. Vậy câu văn có bao nhiêu từ ?
+ Em có nxét gì về các từ trong câu văn trên ?
*Bài 1: Gọi HS đọc y/c.
- Y/c HS thảo luận nhóm 4 và hoàn thành phiếu.
- Gọi 2 nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- GV chốt lại lời giải đúng.
*Bài 2:
+ Từ gốm mấy tiếng ?
+ Tiếng dùng để làm gì ?
+ Từ dùng để làm gì ?
+ Thế nào là từ đơn ? Thế nào là từ phức ?
b. Ghi nhớ (sgk)
c. Luyện tập 
* Bài tập 1: Gọi HS đọc y/c.
- Y/c HS tự làm bài.
- GV viết nhanh lên bảng và gọi 1 HS lên bảng làm.
- GV cùng HS nxét, bổ sung.
+ Những từ nào là từ đơn ?
+ Những từ nào là từ phức ?
- GV gạch chân dưới những từ đơn và từ phức.
* Bài tập 2: Gọi HS đọc y/c.
- GV: Từ điển là sách tập hợp các từ tiếng Việt và giải thích nghĩa của từng từ. Trong từ điển, đơn vị được giải thích là từ. Từ đó có thể là từ đơn hoặc từ phức.
- Y/c HS làm việc theo nhóm.
- GV giúp những nhóm gặp khó khăn.
- Y/c các nhóm dán phiếu lên bảng.
- Nxét, tuyên dương những nhóm tích cực, tìm được nhiều từ.
* Bài tập 3: Gọi HS đọc y/c và mẫu.
- Y/c HS đặt câu.
- Chỉnh sửa từng câu của hs nếu sai.
- GV nxét, khen ngợi HS.
4. Củng cố - dặn dò 
+ Thế nào là từ đơn ? Cho ví dụ ?
+ Thế nào là từ phức ? Cho ví dụ?
- Nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS đọc bài.
- HS làm bài.
- HS đọc thành tiếng:
Nhờ/bạn/ giúp đỡ/ lại/có/chí/học hành/ nhiều/ năm/ liền/ Hanh/ là/ học sinh/tiên tiến.
- Câu văn có 14 từ.
- Trong câu văn có những từ 1 tiếng có những từ gồm 2 tiếng.
- 1 HS đọc y/c.
- Nhận phiếu và hoàn thành phiếu.
- HS trình bày.
* Lời giải:
- Từ đơn (gồm 1 tiếng): nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hanh, là.
- Từ phức (gồm nhiều tiếng): giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến.
- Từ gồm 1 tiếng hay nhiều tiếng.
- Tiếng dùng để cấu tạo nên từ, 1 tiếng tạo nên từ đơn, hai tiếng trở nên tạo thành từ phức.
- Từ dùng để đặt câu.
- Từ đơn là từ gồm có 1 tiếng, từ phức là từ gồm 2 hay nhiều tiếng.
- 3 HS đọc.
- HS đọc.
- Dùng bút chì gạch vào sgk.
- 1 HS lên bảng.
* Lời giải:
Rất/công bằng/rất/thông minh/ 
Vừa/độ lượng/lại/đa tình/đa mang/
- Từ đơn: rất, vừa, lại.
- Từ phức: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang.
- HS đọc y/c.
- HS lắng nghe.
- HS hoạt động trong nhóm: 1 HS đọc từ, 1 HS viết từ.
- HS trong nhóm nối tiếp nhau tìm từ.
- HS đọc y/c trong sgk.
- HS nối tiếp nhau đặt câu.
-Từng HS nói từ mình chọn rồi đặt câu.
- Mỗi em ít nhất 1 câu.
- HS nối tiếp nhau trả lời.
- HS ghi nhớ.
Ngày soạn : 21/9/2015
Ngày dạy : Thứ tư , 23/9/2015
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP
I. M ỤC TI ÊU 
- Đọc, viết thành thạo số đến lớp triệu.
- Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
* Bài tập cần làm: Bài 1: chỉ nêu giá trị chữ số 3 trong mỗi số
 Bài 2 (a, b), bài 3 (a), bài 4
II. ĐỒ DÙNG : - Bảng phụ
 - GV: kẻ sẵn nội dung BT 3,4 trong bài.
 - HS: Sách vở, đồ dùng môn học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - H ỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ 	
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.
a) Số bé nhất trong các số sau là số nào ?
197 234 578; 179 234 587; 197 432 578; 179 875 432.
b) Số lớn nhất trong các số sau là số nào ?
 457 231 045; 457 213 045; 457 031 245; 475 245 310.
- GV nhận xét.
3. Bài mới 
* Bài 1: 
+ Yêu cầu HS đọc và nêu giá trị của chữ số 3trong mỗi số
- GV nhận xét, sửa sai.
* Bài 2a,b: Gọi HS đọc đề bài sau đó tự làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- GV cùng HS nhận xét và chữa bài.
* Bài 3a: 
- GV treo bảng số liệu lên bảng cho học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Bảng số liệu thống kê về nội dung gì ?
+ Hãy nêu dân số của từng nước được thống kê ?
+ Nước nào có số dân đông nhất ? Nước nào có số dân ít nhất ?
+ *HS khá giỏi :Hãy sắp xếp các nước theo thứ tự tăng dần ?
- GV cùng HS nhận xét và chữa bài.
* Bài 4: Giới thiệu lớp tỉ.
- Yêu cầu HS đếm thêm 100 triệu từ 100 triệu đến 900 triệu ?
+ Nếu đếm thêm như trên thì số tiếp theo 900 triệu là số nào ?
- GV nêu: số 1 000 triệu còn gọi là 1 tỉ, viết là: 1 000 000 000.
- Y/c HS đọc và viết các số còn thiếu vào bảng.
- GV nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố - dặn dò 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét giờ học.
- 2 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu.
a) 179 234 587
b, 475 245 310
- HS lần lượt đọc và nêu theo yêu cầu:
- Các HS khác theo dõi và nhắc giá trị của từng chữ số trong số đã cho.
- HS đọc y/c.
- HS viết số vào vở theo thứ tự.
a) 5 760 342 
b) 5 706 342 
 - HS chữa bài vào vở.
- HS đọc bảng số liệu và trả lời câu hỏi:
- Thống kê về dân số một số nước vào tháng 12 năm 1999.
+ Việt Nam : 77 263 000 người
+ Lào : 5 300 000 người
+ Cam-pu-chia: 10 900 000 người
+ Liên bang Nga: 147 200 000 người
+ Hoa Kỳ : 273 300 000 người
+ Ấn Độ : 989 200 000 người
- HS chữa bài vào vở.
- HS đọc số : 100 triệu, 200 triệu, 300 triệu, 400 triệu, 500 triệu, 600 triệu, 700 triệu, 800 triệu, 900 triệu
+ Là số 1 000 triệu.
+ HS nhắc lại và đếm, số đó có 9 chữ số 0.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS nhận xét, chữa bài.
- Lắng nghe
Tiết 2 : Mĩ thuật (Giáo viên chuyên dạy)
--------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3: Kể chuyện 
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU: 
- Kể được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn chuyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu( theo gợi ý ở SGK).
- Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu bểu lộ tình cảm qua giọng kể.
-HS khá giỏi kể chuyện ngoài SGK
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Một số truyện viết về lòng nhân hậu (GV và HS sưu tầm ): truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười,truyện thiếu nhi, sách truyện đọc lớp 4.
 - Bảng lớp 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy 
Hoạt động dạy
1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ 
GV nhận xét
 3. Bài mới:
a. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
GV gạch dưới những chữ sau trong đề bài giúp HS xác định đúng yêu cầu, tránh kể chuyện lạc đề: Kể lại một chuyện em đã được nghe (nghe qua ông bà, cha mẹ, hay ai đó kể lại) được đọc (tự em tìm đọc được) về lòng nhân hậu.
- GV yêu cầu HS đọc gợi ý 3
- GV đưa bảng phụ viết sẵn dàn bài kể chuyện 
b.HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
- GV đưa bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuỵên,viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể và tên truyện của các em để HS nhớ khi nhận xét, bình chọn.
- GV nhận xét, khen ngợi HS
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe,xem trước tranh minh họa và bài tập ở tiết KC tuần 4
- 1 HS kể lại câu chuyện Nàng Tiên Ốc.
Cả lớp lắng nghe, nhận xét
- 1 HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm 
- Bốn HS tiếp nối nhau đọc lần lượt các gợi ý 1 – 2 – 3- 4 
trong SGK
- Cả lớp theo dõi sách giáo khoa.
HS đọc thầm lại gợi ý 1
- Một vài HS tiếp nối nhau giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình
- HS kể chuyện theo nhóm đôi – trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS thi kể chuyện trước lớp
- Nói ý nghĩa câu chuyện của mình, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của các bạn về nhân vật, chi tiết trong câu chuyện, ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét 
- Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất
--------------------------------------------
Tiết 4: Địa lí 
MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I .MỤC TIÊU : 
 - Nêu được tên một số dân tộc ít người ờ Hoàng Liên Sơn : Thái ,Mông , Dao 
- Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt 
- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn vá trang phục cua một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn : 
 + Trang phục : Mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng ; trang phục của các dân tộc được may , thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sở .
 + Nhà sàn được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ , tre , nứa
 * HS khá giỏi: Giải thích tại sao người dân ở Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở: để tránh ẩm thấp và thú dữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bản đồ địa lí VN 
- Tranh ảnh về nhà sàn , trang phục , lễ hội 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động dạy 
Hoạt động dạy
1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ 
- Bài “ Dãy Hoàng Liên Sơn ” và trả lời câu hỏi SGK.
-HS1: Nêu đặc điểm về địa hình của dãy Hoàng Liên Sơn?
-HS2: Những nơi cao của Hoàng Liên Sơn có khí hậu như thế nào? 
- Nhận xét từng hS. 
 3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài 
- GV ghi tựa bài 
b, Bài giảng
* HLS – nơi cư trú của một số dân tộc ít người
Hoạt động 1 : Làm viêc cá nhân 
 Bước 1 : Dựa vào hiểu biết và mục 1 SGK trả lời :
- Dân cư ở HLS đông đúc hay thưa thớt so với đồng bằng ?
- Kể tên các dân tộc ít người ở HLS ?
- Xếp thứ tự các dân tộc theo địa bàn cư trú thấp đến cao ?
- Người dân ở những nơi núi cao thường đi lại bằng phương tiện gì ? 
Bước 2: 
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời 
kết luận 
* Bản làng với nhà sàn 
Hoạt động 2 :Thảo luận nhóm 
 Bước 1 
- Bản làng thường nằm ở đâu ?
- Bản có nhiều nhà hay ít nhà ?
- Vì sao một số dân tộc ở HLS sống ở nhà sàn ?
- Hiện nay nhà sàn ở đây có gì thay đổi so với 
trước kia ?
Bước 2 :
GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời
* Chợ phiên , lễ hội ,trang phục 
Hoạt động 3: làm việc cả lớp 
Bước 1 
- Nêu những hoạt động trong chợ phiên ?
- Kể tên một số hàng hoá bán ở chợ ?
- Tại sao chợ bán nhiều hàng hoá này ?
- Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở HLS ?
- Lễ hội ở đây được tổ chức vào mùa nào ?trong lễ hội có những hoạt động gì ?
- Nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc hình 4,5 và 6 
Bước 2 : 
-GV nhận xét kết luận chốt lại nội dung bài học . 
4. Củng cố, dặn dò
- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về dân cư sinh hoạt , trang phục , lể hội của một số dân 
tộc ở HLS.
- Dặn HS xem bài sau .
- Hát
-HS trả lời
-2 HS nhắc lại 
- Dân cư ở đây thưa thớt hơn ở vùng đồng bằng .
- Thái , Mông ,Dao 
 - Thái – Dao –Mông.
- Người dân thường đi bộ , đi ngựa 
- HS trả lời từng câu hỏi trước lớp 
 HS dựa vào mục 2 SGk và tranh ảnh trả lời :
- Ở sườn núi hoặc thung lũng .
- Có ít nhà 
- Để tránh ẩm thấp và thú dữ.
- Hiện nay nhiều nơi có nhà sàn lợp ngói .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả 
- Lớp nhận xét bổ sung 
- HS dựa vào mục 3 tranh ,ảnh về chợ phiên 
trả lời :
- Mua bán , trao đổi hàng hoá
- Hàng thổ cẩm , măng , mộc nhĩ 
- Vì đó là những hàng hoá người dân tự làm và tự kiếm được
- Hội chơi núi mùa xuân , hội xuống đồng 
- Được tổ chức vào mùa xuân ,thi hát , múa sạp , múa còn 
- Mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng , thiêu và trang trí công phu màu sắc rực rỡ .
- HS trình bày
********************************************************
Ngày soạn : 23/9/2015
Ngày dạy : Thứ sáu , 25/9/2015
Tiết 1: Toán
VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN
 I. MỤC TIÊU: 
 - Giúp HS hệ thống hoá một số kiến thức ban đầu về :
 - Đặc điểm của hệ thập phân.
 - Sử dụng mười kí hiệu (chữ số) để viết các số trong hệ thập phân.
 - Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong mỗi số cụ thể.
 - Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ viết sẵn nội dung của bài tập 1, 3. Bộ đồ dùng học toán.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 
- Viết các số sau thành tổng: 297, 8731 , 4738. 
- GV chữa bài, nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: ghi đề
b. Đặc điểm của hệ thập phân
- GV viết lên bảng, yêu cầu HS làm bài .
- Cứ 10 đơn vị ở một hàng thì tạo thành mấy đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó ?
- Có 10 chữ số. Đó là các số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 chúng ta có thể viết đợc mọi số tự nhiên.
- Hãy sử dụng các chữ số trên để viết các số sau: Chín trăm chín mơi chín....
- Hãy nêu giá trị của các chữ số trong số 999.
- Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
c. Luyện tập thực hành:
Bài 1: Gọi HS đọc bài mẫu 
HS tự làm bài vào phiếu. GV nhận xét.
Bài 2: Viết số thành tổng.
GV nhận xét .
Bài 3: Ghi giá trị của chữ số 5 trong mỗi số ở bảng sau.
? Giá trị của mỗi chữ số trong số phụ thuộc vào điều gì ?
- GV nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò:
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn.
1 HS lên bảng điền.
Cả lớp làm vào giấy nháp.
10 đơn vị = 1 chục
10 chục = 1 trăm
10 trăm = 1 nghìn
Tạo thành 1 đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó.
1 HS lên bảng viết.
Cả lớp viết vào giấy nháp (999, )
9 đơn vị , 9 chục và 9 trăm .
1 HS dán phiếu trình bày.
 HS đổi phiếu kiểm tra bài.
HS làm bài vào vở và chữa bài.
387 = 300 + 80 + 7
873 = 800 + 70 + 3...
Phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. 
1 HS lên bảng, cả lớp làm vào sách.
1 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào vở.
---------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2: Thể dục (Giáo viên chuyên dạy) 
-----------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3 : Luyện từ và câu 
MỞ RỘNG VỐN TỪ NHÂN HẬU - ĐOÀN KẾT
 I. MỤC TIÊU
- Biết thêm một số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ, và từ Hán Việt thông dụng ) về chủ điểm Nhân hậu- đoàn kết ( BT2, BT3, BT4 ); biết cách mở rộng vốn từ có tiếng “ hiền” tiếng “ác” ( BT1) . 
 II. ĐỒ DÙNG :
- GV bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2 
- HS SGK ,vở 
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
Tiếng dùng để làm gì ? cho ví dụ 
 Từ dùng để làm gì ? cho ví dụ 
- GV chữa bài, nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài :
b. HD học sinh làm bài tập 
Bài 1:
Tìm các từ 
Chứa tiếng hiền 
Chứa tiếng ác
Nhận xét 
Bài 2: 
- Đính bảng kẻ sẵn 
- Chia nhóm 
- Giao nhiệm vụ chọn các từ cho 
 trước để xếp vào hai cột sao cho đúng 
-Nhận xét và chốt lời giải đúng 
 Bài 3: 
-Hướng dẫn học sinh chọn từ trong ngoặc đơn để điền
- Yêu cầu HS độc lập làm bài.
- GV thu vở nhận xét nhanh 10 bài của HS . 
Bài 4 : HD thành ngữ thường có nghĩa bóng , nhưng nghĩa bóng này được suy ra từ nghĩa đen . Muốn hiểu nghĩa các thành ngữ em phải tìm nghĩa đen trước ,rồi đến nghĩa bóng 
- GV kết luận, chốt lại ý đúng của các câu thành ngữ, tục ngữ. 
4. Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS học thuộc lòng các thành ngữ tục ngữ trên.
-Tiếng dùng để cấu tạo từ 
Ví dụ : dùng tiếng học ghép với tiếng khác để tạo thành từ học tập , học hành , 

File đính kèm:

  • docTUẦN 3 n.doc
Giáo án liên quan