Giáo án môn học lớp 4 - Tuần dạy 17 năm 2015

TOÁN:

 LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

- Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.

- Biết chia cho số có ba chữ số.

- Bài tập cần làm: 1a; 2.

- Khuyến khích: Học sinh làm bài tập.

II. Chuẩn bị: Bảng con, VBT.

III. Các hoạt động dạy học:

A. Bài cũ: GV gọi 1 HS lên bảng giải BT 3 tiết trước. Tổ chức nhận xét.

B. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp - HS theo dõi.

HĐ1: (28’) Hướng dẫn luyện tập.

Bài 1a: Học sinh làm cả câu b.

- HS đọc y/c - Cho HS làm vở nháp, GV giúp em chưa đạt yêu cầu

- Mở rộng: Học sinh làm nhanh cả câu b vào nháp.

- 1 HS đạt yêu cầu lên bảng làm.

- GV nhận xét chốt bài làm đúng.

- Học đổi bài kiểm tra.

 

doc19 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học lớp 4 - Tuần dạy 17 năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc. T/c nhận xét B. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp - HS theo dõi. Hướng dẫn luyện tập trang 90.
Bài 1: (bảng 1: 3 cột đầu, bảng 2: 3 cột đầu) 
* GV y/c HS nêu cách tìm thừa số, tìm tích chưa biết trong phép nhân, Tìm số bị chia, số chia, thương trong phép chia.
- HS làm vào vở nháp. 1 HS làm trên bảng lớp.
- Học sinh làm nhanh cả bài 1 vào nháp.
- Học sinh điền tiếp sức bảng lớp.
* GV: Nhận xét chốt kết quả đúng.
* Học sinh đổi bài kiểm tra
KL: Rèn kĩ năng tìm thừa số, tích chưa biết, số bị chia, số chia, thương.
Bài 2, 3: Khuyến khích học sinh
* Làm cả bài 2, bài 3 vào vở. GV kết hợp chữa bài.
Bài 4a, b: 
- HS đọc yêu cầu - GV ôn lại về biểu đồ - Lớp theo dõi.
- GV: Y/c HS qsát biểu đồ SGK/ 91 - GV nêu câu hỏi.
- Gọi HS trả lời theo biểu đồ - Tổ chức nhận xét, GV đánh giá.
- Học sinh trả lời thêm câu c của bài 4.
KL: Rèn kĩ năng đọc và trả lời câu hỏi trên biểu đồ.
C. củng cố - dặn dò: GV nhận xét tiết học và giao bài về nhà.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
CÂU KỂ: AI LÀM GÌ ?
I. Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì? (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn và xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu (BT1, BT2 mục III); viết được đoạn văn kể việc đã làm trong đó có dùng câu kể Ai làm gì? (BT3, mục III).
II. Chuẩn bị: Bảng phụ, phấn mầu.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: GV giới thiệu bài trự tiếp - HS theo dõi.
HĐ2: Phần nhận xét.
- GV cho HS nối tiếp nhau đọc bài tập 1, 2, 3 - Lớp theo dõi SGK.
- T/c cho HS hoạt động nhóm 4.
- Cho HS thảo luận và rút ra các câu sau: Người lớn đánh trâu ra cày.
 Các cụ già nhặt cỏ đốt lá.
- GV cho HS đặt câu hỏi:
 Người lớn làm gì? (Bộ phận vị ngữ).
 Ai đánh trâu ra cày? (Bộ phận chủ ngữ).
- GV chốt lại - HS theo dõi.
HĐ3: (5’): Rút ra ghi nhớ.
- GV gợi ý - Gọi Vài HS nêu - Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.
HĐ4: (15’): Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Rèn kĩ năng tìm câu kể Ai làm gì trong đoạn văn.
- Cho HS đọc yêu cầu - GV cho HS thảo luận cặp đôi.
- Gọi HS lần lượt nêu - tổ chức nhận xét, GV chốt lại.
* Làm vào vở BTTV
Bài 2: XĐ chủ ngữ, vị ngữ ở từng câu của BT 1.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT - GV treo 4 tờ giấy viết 4 câu ở BT1.
- GV gọi HS nêu - Lớp nhận xét. 
- GV đánh giá và chốt lại ý đúng.
* HS Viết vào vở BTTV.
Bài 3: Rèn kĩ năng viết đoạn văn có sử dụng câu kể Ai làm gì?
- Cho HS đọc yêu cầu BT3 - Lớp theo dõi SGK 
- GV gợi ý và cho HS làm vào vở BTTV.
- GV bao quát lớp - Giúp HS chưa đạt yêu cầu. 
- HS đọc đoạn văn vd nêu những câu là câu kể Ai làm gì?
- Lớp nhận xét - GV khen những HS có bài văn hay và chỉ đúng câu kể Ai làm gì? C. Củng cố dặn dò:
- GV gọi vài nhắc lại ghi nhớ SGK. GV nhận xét tiết học.
THỂ DỤC:
ĐI NHANH CHUYỂN SANG CHẠY. TRÒ CHƠI “NHẢY LƯỚT SÓNG”
I. Mục tiêu: 
- Biết cách đi nhanh chuyển sang chạy.
- Nhắc lại những động tác cơ bản trong học kì I.
- HS biết cách thực hiện đi từ chậm đến nhanh dần rồi đi nhanh và chuyển sang chạy một vài bước.
- Trò chơi “Nhảy lướt sóng” Biết cách chơi và tham gia chơi được. II. Chuẩn bị: Còi, dụng cụ cho trò chơi. III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: (5’) Phần mở đầu.
- GV tập trung lớp, phổ biến nội dung, Y/c giờ học - HS theo dõi.
- Cho HS khởi động các khớp theo hướng dẫn của GV.
- GV cho HS chạy chậm quanh sân tập theo 1 hàng dọc.
HĐ2: (25’) Phần cơ bản.
a. Bài tập RLTT cơ bản:
- GV cho Lớp ôn đi nhanh chuyển sang chạy - GV cho lớp thực hiện theo đội hình hàng dọc, mỗi em cách nhau 2 mét.
- GV cho lớp ôn - GV hướng dẫn HS và nhận xét.
 b. Trò chơi vận động “Nhảy lướt sóng”
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, luật chơi - Lớp theo dõi, lắng nghe.
- GV cho HS chơi theo hướng dẫn - HS quan sát các bạn thực hiện trò chơi.
- Y/c HS chơi nhiệt tình, chủ động và trung thực.
- GV bao quát lớp - GV công bố kết quả - Nhận xét.
HĐ3: (5’) Phần kết thúc. Cho HS cả lớp chạy chậm và hít thở sâu.
- GV hệ thống bài học - Nhận xét tiết học.
ĐẠO ĐỨC:
YÊU LAO ĐỘNG (Tiết 2)
I. Mục tiêu: - Liên hệ: Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân. (HS kể về sự chăm chỉ lao động của mình của các bạn trong lớp trong trường. HĐ3 BT3) - Biết được ý nghĩa của lao động. - KNS: + Kĩ năng xác giá trị của người lao động là đem lại ấm no hạnh phúc cho con người. + Kĩ năng quản lí thời gian để tham gia làm những việc vừa sức ở nhà và ở trường. II. Chuẩn bị: GV: SGK Đạo đức 4, một số đồ dùng dành cho trò chơi đóng vai. II. Các hoạt động dạy học: Bài mới: GV giới thiệu bài - HS theo dõi. HĐ1: Bài tập 5 SGK - GV gọi HS đọc y/c BT 5 SGK - Lớp theo dõi. - GV cho HS thảo luận cặp đôi về ND của bài tập. - GV gọi vài HS trình bày trước lớp - T/c nhận xét.
- GV đánh giá và nhắc nhở HS cần phải cố gắng học tập, rèn luyện để có thể thực hiện được ước mơ nghề nghiệp tương lai của mình.
HĐ2: (10’) Bài tập 3, 4, 6 SGK
Bài 3: Nội dung bài 3 Thay bằng kể về sự chăm chỉ của bạn mình (trong lớp, ở trường)
- GV t/c cho HS, kể về sự chăm chỉ của bạn mình (trong lớp, ở trường) theo nhóm đôi.
- Kể trước lớp.
- GV t/c cho lớp quan sát và nhận xét.
- GV bổ sung, đánh giá và khen những bài làm tốt.
 * Chăm chỉ lao động mang lại điều gì cho con người? (đem lại ấm no hạnh phúc cho con người.)
Bài 4: Thảo luận nhóm đôi .
- HS nối tiếp nêu các câu ca giao, tục ngữ nói về tác dụng của người lao động.
“Có làm thì mới có ăn 
Không dưng ai dễ mang phần cho ai”
Có lúc vất vả mới có lúc thanh nhàn. ..
Bài 6: GV yêu cầu mỗi HS trình bày những vấn đề sau:
+ Đó là công việc hay nghề nghiệp gì ?
+ Lý do em yêu thích công việc hay nghề nghiệp đó. - Em hãy thực hành bài vẽ hoặc viết một công việc mà em yêu thích.
HĐ3: (10’) Rút ra kết luận chung.
- GV gợi ý- HS nêu.
- Lớp nhận xét - GV gọi HS đọc kết luận như SGK.
- Lớp theo dõi - GV khắc sâu cho HS.
HĐ4: (3’) HĐ nối tiếp
Về nhà ngoài giờ học em nên làm gì để giúp gia đình?
- Về nhà các em làm tốt các công việc tự phục vụ bản thân, tích cực tham gia vào các công việc ở nhà, ở trường vừa sức với mình..
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
LỊCH SỬ:
ÔN TẬP
I. Mục tiêu: - Hệ thống hoá các sự kiện, tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỉ XIII: Nước Văn Lang, Âu Lạc; hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập; Buổi đầu độc lập; nước Đại Việt thời Lí, nước Đại Việt thời Trần. II. Chuẩn bị: Bảng phụ kẻ trục thời gian. III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: GV hỏi Vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc Mông-Nguyên, kết quả ra sao? GV gọi HS trả lời. T/c nhận xét B. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp. HĐ1: (9’) - Tìm hiểu về hệ thống 3 giai đoạn lịch sử ứng với 3 triều đại: Tiền Lê, Lý, Trần. - GV nêu câu hỏi: Kể tên các triều đại và số năm tương ứng trên trục thời gian. - GV treo bảng phụ - Cho HS thảo luận cặp đôi và làm bài. - GV gọi HS báo cáo - T/c nhận xét - GV ghi bảng.
HĐ3: (8’) Hệ thống về các sự kiện lịch sử tiêu biểu và thời gian diễn ra.
- GV nêu y/c - Cho HS thảo luận cặp đôi và làm bài.
- GV gọi HS báo cáo - T/c nhận xét, GV bổ sung và chốt lại.
HĐ4: (9’) Tổ chức thi hùng biện về các sự kiện lịch sử tiêu biểu.
- GV chia lớp theo nhóm đôi
- Các nhóm chọn sự kiện và thảo luận làm bài.
- GV lần lượt gọi các nhóm trình bày - T/c lớp nhận xét.
- GV đánh giá và bình chọn nhóm hùng biện hay.
C. củng cố, dặn dò: GV chốt ND bài - Nhận xét tiết học..
Thứ tư ngày 23 tháng 12 năm 2015
TẬP ĐỌC:
RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG (tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
- Đọc rành mạch, trôi chảy lưu loát toàn bài; biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật và lời người dẫn chuyện.
- Hiểu ND: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK. 
- Khuyến khích: Học sinh đọc diễn cảm toàn bài.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi đoạn đọc diễn cảm. III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: (5’) GV gọi 2 HS lên đọc nối tiếp truyện Rất nhiều mặt trăng (Phần đầu).
- Lớp nhận xét 
B. Bài mới: GV giới thiệu bài gián tiếp từ bài cũ.
HĐ1: Luyện đọc 
- HS chia đoạn: 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đều bó tay.
+ Đoạn 2: Tiếp đến ... dây chuyền ở cổ.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- HS nối tiếp đoạn (2 lượt)
+ Lượt 1: GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS, đọc các từ HS phát âm sai.
+ Lượt 2: Hướng dẫn HS hiểu 1 số từ ngữ phần chú giải.
- HS luyện đọc trong nhóm (nhóm đôi).
- GV đọc mẫu toàn bài.
HĐ2: Tìm hiểu bài
- HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1, 2. (nhà vua lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng,... Mặt trăng ở rất xa và to tỏa sáng mênh mông không có cách nào làm cho công chúa không nhìn thấy được)
- Từ ngữ: lo lắng,sáng vằng vặc, thất vọng 
Ý1: Nỗi lo lắng của nhà vua
- HS đọc thầm đoạn còn lại và trả lời câu hỏi 3, 4 .(để dò hỏi xem công chúa nghĩ như thế nào khi thấy một mặt trăng đang chiếu sáng trên trời và một mặt trăng đang nằm trên cổ cô; C4: hs trả lời theo ý hiểu của mình )
- Từ ngữ: mọc ngay vào chỗ ấy, sẽ mọc lên, mọi thứ đều như vậy.
Ý2: Cách nhìn của công chúa về thế giới xung quanh.
- HS nêu ND: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh 
HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 3. 
- GV đọc mẫu. Hướng dẫn HS đọc nhấn giọng, ngắt nghỉ (bảng phụ)
- Hướng dẫn HS luyện đọc phân vai theo nhóm 3 em
- Các nhóm thi đọc trước lớp. Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay nhất. 
C. Củng cố dặn dò: Một HS nhắc lại nội dung bài. Chuẩn bị bài sau: Ôn tập.
KHOA HỌC:
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. Mục tiêu: 
- Ôn tập các kiến thức về: 
- Tháp dinh dưỡng cân đối. 
- Một số tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí.
- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
- Điều chỉnh: GV HD động viên khuyến khích để những em có khả năng được vẽ tranh triển lãm bảo vệ MT, nước và không khí. Không yêu cầu tất cả.
II. Chuẩn bị:
- Sưu tầm các tranh ảnh hoặc đồ chơi về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
III. Các hoạt động dạy- học:
- GV giới thiệu bài - Nêu yêu cầu tiết học.
HĐ1: Trò chơi Ai đúng, Ai nhanh.
Mục tiêu: Giúp HS củng cố các kiến thức về 	
 + Tháp dinh dưỡng cân đối.
 + Một số tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí. 
 + Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.	
- GV chia lớp 4 nhóm, phát hình vẽ “Tháp dinh dưỡng cân đối” chưa hoàn thiện	
- Các nhóm thi đua hoàn thiện “Tháp dinh dưỡng cân đối”
- Gọi các nhóm trình bày sản phẩm.	
- GV yêu cầu mỗi nhóm cử một đại diện làm giám khảo. GV và ban giám khảo đi chấm, nhóm nào xong trước, trình bày đẹp và đúng là thắng cuộc.	
- GV nêu các câu hỏi ở trang 69 SGK - Gọi HS thảo luận và trả lời.
- Tổ chức lớp nhận xét - GV chốt lại.
HĐ2: triển lãm.
Mục tiêu: HS củng cố các kiến thức về: Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.	
- GV HD, động viên, khuyến khích các nhóm đưa những tranh ảnh và tư liệu đã sưu tầm được ra lựa chọn để trình bày theo từng chủ đề.
- GV cho cả lớp tham quan khu triển lãm của từng nhóm.
- T/c nhận xét - Gv bổ sung đánh giá và tuyên dương nhóm làm tốt.
HĐ3: Vẽ tranh cổ động.
Mục tiêu: HS có khả năng vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí.
- GV cho HS suy nghĩ - Thảo luận nhóm 4.
- GV y/c HS vẽ theo 2 chủ đề: Bảo vệ môi trường nước và bảo vệ môi trường không khí.	
- Các nhóm HS thực hành. GV Hướng dẫn khích lệ những em có khả năng vẽ tranh 
- Các nhóm trình bày sản phẩm.
- Tổ chức nhận xét - GV tuyên dương nhóm làm tốt.
* Củng cố, dặn dò: GV chốt ND bài - Nhận xét tiết học.
MĨ THUẬT:
VẼ TRANG TRÍ: TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
I. Mục tiêu: 
- Biết thêm về trang trí hình vuông và ứng dụng của nó.
- Biết cách trang trí hình vuông
- Trang trí được hình vuông theo yêu cầu của bài
- Khuyến khích: HS chọn và sắp xếp họa tiết cân đối, phù hợp với hình vuông, tô màu đều rõ hình chính phụ.
II. Chuẩn bị: Màu vẽ,bút chì, tẩy, thước kẻ, com pa, một số bài mẫu.
III. Các hoạt động dạy, học:
* GV giới thiệu bài trực tiếp
HĐ1: (5’) Quan sát - Nhận xét.
- GV cho HS quan sát hình 1; 2 SGK và một số bài mẫu.
- GV gợi ý, HS nhận xét về: Hoạ tiết, màu sắc, bố cục, sắp xếp.
- HS thảo luận - GV gọi HS trả lời.
- T/c nhận xét - GV chốt lại: Cần vẽ hình mảng cân đối, màu sắc hài hoà ...
HĐ2: (5’) Cách trang trí.
- GV cho HS quan sát hình 3 SGK.
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện các bước theo hình mẫu.
- GV hướng dẫn HS chọn hoạ tiết và sắp xếp, cách vẽ màu - Lớp theo dõi.
HĐ4: (20’) Thực hành
- GV cho HS vẽ bài vào vở - GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Lưu ý HS tô màu cho phù hợp.
HĐ5: (5’) Đánh giá - Nhận xét.
- GV cho HS trưng bày sản phẩm.
- Hướng dẫn HS nhận xét - GV đánh giá và rút kinh nghiệm.
* Củng cố, dặn dò: GV chốt ND bài - Nhận xét tiết học.
 TOÁN:
 DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2
I. Mục tiêu: 
- Biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.
- Biết số chẵn, số lẻ. 
- Bài tập cần làm: 1, 2
- Khuyến khích: Học sinh làm thêm bài 3, 4 SGK.
II. Chuẩn bị: VBT, Bảng con III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: GV gọi 1 HS lên bảng giải BT 4 tiết trước. T/c nhận xét
B. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp - HS theo dõi.
HĐ2: (12’) Hình thành kiến thức.
- GV nêu các ví dụ chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.
a. ví dụ: 10 : 2 = 5 11: 2 = 5 (dư 1)
 32 : 2 = 16 33 : 2 = 16 (dư 1)
- GV gọi HS chia và nêu kết quả - T/c nhận xét.
- Gọi HS thảo luận rút ra kết luận: Các số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 thìchia hết cho 2.
- GV gọi vài HS nhắc lại - Lớp theo dõi.
b. Số chẵn và số lẻ.
- GV nêu - Gọi HS cho ví dụ - T/c nhận xét.
 + số chẵn: 0, 2, 4, 6, 8 + Số lẻ: 1, 3, 5, 7, 9
HĐ2: (16’) Hướng dẫn luyện tập trang 94.
Bài 1: Rèn kĩ năng tìm các số chia hết cho 2.
- HS đọc y/c - GV cho HS làm bài vào vở - Gọi HS nêu kết quả và giải thích.
* Khuyến khích: Học sinh kết hợp làm nhanh cả bài 3 vào vở. 
- T/c nhận xét - GV đánh giá.
- Học sinh đổi bài để kiểm tra.
Bài 2: a) Viết bốn số có hai chữ số, mỗi số chia hết cho 2.
 b) Viết hai số có 3 chữ số, mỗi số đều không chia hết cho 2.
* Cho HS làm vào Bảng con 2 học sinh làm bảng lớp.
* Lớp nhận xét - GV đánh giá và chốt lời giải đúng.
- Học sinh đổi bài để kiểm tra.
* KL: Củng cố lại dấu hiệu chia hết cho 2
Bài 3, 4: Khuyến khích HS 
C. củng cố - dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà làm bài tập.
TẬP LÀM VĂN:
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu: 
- Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được cấu tạo của đoạn văn (BT1, mục III); viết được một đoạn văn tả bao quát một chiếc bút (BT2).
II. Chuẩn bị: Giấy to, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Trả bài tập làm văn viết, kiểm tra vở bài tập Tiếng Việt. - Nêu nhận xét - Lớp theo dõi. B. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.
HĐ1: Phần nhận xét.
- GV cho HS nối tiếp nhau đọc y/c 3 BT 1, 2, 3.
- GV cho lớp đọc thầm lại bài Cái cối tân (trang 143, 144, SGK)
- GV gợi ý - Cho HS thảo luận cặp đôi XĐ đoạn văn và nêu ý chính của mỗi đoạn.
- Gv gọi HS nêu - T/c nhận xét, GV chốt lời giải đúng:
1. Mở bài:	 Đoạn 1: Giới thiệu về cái cối đã được tả.
2. Thân bài: Đoạn 2: Tả hình dáng bên ngoài cái cối.
 Đoạn 3: Tả hoạt động của cái cối.
3. Kết bài:	 Đoạn 4 : Nêu cảm nghĩ về cái cối.
HĐ2: (5’) Rút ra ghi nhớ.
- GV cho HS đọc nội dung cần ghi nhớ SGK - Lớp theo dõi.
HĐ3: (15’) Hướng dẫn luyện tập.
Bài tập 1: XĐ đoạn văn và tìm ND của từng đoạn.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT và đọc bài Cây bút máy.
- GV cho HS thực hiện từng y/c - GV phát giấy và bút dạ cho vài HS.
- GV gọi HS nêu
- T/c nhận xét. GV cho HS dán giấy lên bảng để so sánh lời giải đúng.
a. Bài văn gồm 4 đoạn, mỗi lần lên xuống dòng là 1 đoạn.
b. Đoạn 2 tả hình dáng bên ngoài của cây bút máy.
c. Đoạn 3 tả cái ngòi bút.
d. Câu mở đầu đoạn 3: “Mở nắp ra,em thấy ngòi bút  nhìn không rõ” 
 Câu kết đoạn: “Rồi em tra nắp bút  vào cặp”.
Đoạn văn này tả về cái ngòi bút, công dụng của nó, cách bạn HS giữ gìn ngòi bút.
Bài tập 2: Rèn kĩ năng viết đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2 - GV cho HS suy nghĩ làm bài.
- GV bao quát lớp và giúp đỡ HS còn chưa đạt yêu cầu. 
- Gọi một số HS đọc bài viết
- Lớp nhận xét, GV đánh giá và khen những HS viết hay
C. Củng cố - dặn dò: Qua bài học giúp HS thêm yêu quí và giữ gìn các đồ vật.
- GV chốt ND bài - Nhận xét tiết học.
Thứ năm ngày 24 tháng 12 năm 2015
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ ?
I. Mục tiêu: - Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai làm gì ? (ND Ghi nhớ: 1. Vị ngữ trong câu kể Ai là gì? nêu lên hoạt động của người, con vật, cây cối được nhân hoá. 
2. Vị ngữ có thể là: động từ; Động từ kèm theo một số từ ngữ phụ thuộc, cụm động từ).
- Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai làm gì? theo yêu cầu cho trước, qua thực hành luyện tập (mục III).
- Khuyến khích: HS nói được ít nhất 5 câu kể Ai làm gì? tả hoạt động của các nhân vật trong tranh (BT3, mục III).
- Học sinh nói được ít nhất 2-3 câu kể Ai làm gì? tả hoạt động của các nhân vật trong tranh (BT3, mục III).
II. Chuẩn bị: Bảng phụ kẻ bảng nội dung BT 2.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: (5’) GV gọi 2 HS lên bảng làm BT3 tiết LTVC trước.
T/c nhận xét 
B. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.
HĐ1: (10’) Phần nhận xét.
- GV cho HS đọc y/c BT 1 - GV cho HS thảo luận cặp đôi.
- Gọi HS nêu - T/c nhận xét - GV chốt lời giải đúng:
Đoạn văn có 6 câu, trong đó có 3 câu kể Ai làm gì ? Đó là:
 Câu 1: Hàng trăm con voi đang tiến về bãi.
 Câu 2: Người các buôn làng kéo về nườm nượp.
 Câu 3: Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2, 3.
- GV cho HS thảo luận 
- XĐ vị ngữ trong 3 câu ở BT1.
- GV viết câu lên bảng - Gọi HS lên làm 
- T/c nhận xét, GV chốt lại.
- GV cho HS đọc y/c BT 4
- HS thảo luận cặp đôi và nêu.
- Lớp nhận xét - GV chốt lại: Câu trả lời đúng: ý b.
Vị ngữ của các câu trên do động từ và các từ kèm theo nó (cụm động từ) tạo thành.	
HĐ2: (5’) Rút ra ghi nhớ.
- GV cho 3, 4 HS đọc nội dung cần ghi nhớ SGK - Lớp theo dõi.
HĐ3 (15’): Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: Tìm câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT - GV cho HS làm bài vào vở BTTV.
- Gọi HS nêu - T/c nhận xét và chốt lời giải đúng: Trong đoạn văn có 5 câu kể. Đó là câu 3, 4, 5, 6, 7.
- GV gọi HS XĐ bộ phận vị ngữ - Lớp nhận xét.
BTập 2: Nối các tữ ngữ để tạo thành câu.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2 - GV treo bảng phụ ghi đề bài.
- Gọi HS lên nối các từ - Lớp nhận xét. GV đánh giá, chốt lời giải đúng:
+ Đàn cò trắng
+ bay lượn trên cánh đồng.
+ Bà em
+ kể chuyện cổ tích.
 + Bộ đội 
 + giúp dân gặt lúa.	
* Nối trực tiếp vào vở BTTV.
Bài 3: Quan sát tranh và nêu đoạn văn.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT3 - GV hướng dẫn HS quan sát tranh.
- Cho HS thảo luận cặp đôi - Gv gọi HS nối tiép phát biểu.
- Khuyến khích HS nói được ít nhất 5 câu kể Ai làm gì ? Tả hoạt động của các nhân vật trong tranh BT3.
- Học sinh nói được ít nhất 2-3 câu kể Ai làm gì? tả hoạt động của các nhân vật trong tranh BT3.
- Lớp nhận xét - GV đánh giá.
C. Củng cố - dặn dò: GV chốt ND bài - Nhận xét tiết học.
CHÍNH TẢ:
NGHE-VIẾT: MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO
I. Mục tiêu: 
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi; không mắc quá năm lỗi trong bài.
- Làm đúng BT 2b. 
* BVMT: HS thấy được những nét đẹp của thiên nhiên vùng núi cao trên đất nước ta. Từ đó, thêm yêu quý môi trường thiên nhiên.
II. Chuẩn bị: Giấy to viết ND BT 2b, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: (5’): GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 2a tiết trước. Lớp nhận xét 
B. Bài mới:
* GV giới thiệu bài - HS theo dõi.
HĐ1: (20’): Hướng dẫn nghe-viết chính tả: theo quy trình.
- Hướng dẫn viết những từ ngữ dễ viết sai: Trườn xuống, chít bạc, khua lao xao.
- GV nêu câu hỏi tìm hiểu ND đoạn viết - HS trả lời, lớp nhận xét. 
HĐ2: (10’) Luyện tập
Bài tập 2b: Điền vào ô trống tiếng có vần ất hay âc.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài - Làm vào vở- GV cho 2 HS làm vào giấy to
- 

File đính kèm:

  • docGIAO_AN_LOP_4_TUAN_17.doc