Giáo án môn học lớp 3 - Tuần số 21

I - Mục tiêu :

1. Kiến thức :

- Giúp HS :

+ Biết thực hiện các số trong phạm vi 10.000 (bao gồm đặt tính và tính đúng) .

+ Biết giải bài toán có lời văn (có phép trừ các số trong phạm vi 10.000) .

2 . Kĩ năng :

+ HS làm đúng các bài tập .

3 . Thái độ :

+ HS nhiệt tình tham gia xây dưng bài và làm bài tập một cách tích cực .

* Cho nhiều HS nêu cách đặt tính và cách tính .

 

docx23 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn học lớp 3 - Tuần số 21, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và phương tiện :
- Vở bài tập Đạo đức 
- Tranh , ảnh dùng cho hoạt động 1 .
III - Các hoạt động dạy học :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
- Giới thiệu bài , ghi bảng .
+ Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm .
- Mục tiêu : HS biết một số biểu hiện tôn trọng đối với khách nước ngoài .
- Tiến hành : Chia lớp thành các nhóm , yêu cầu HS quan và thảo luận .
- Gọi các nhóm trình bày kết quả .
* Kết luận : Các bức tranh vẽ các bạn nhỏ đang gặp gỡ trò chuyện với khách nước ngoài , thái độ cử chỉ rất vui vẽ , tự nhiên . Điều đó biểu lộ lòng tự trọng , mến khách của người Việt Nam , chúng ta cần tôn trọng khách nước ngoài .
+ Hoạt động 2 : Phân tích truyện . 
- Mục tiêu : HS biết các hành vi thể hiện tình cảm thân thiện mến khách của thiếu nhi Việt Nam với khách nước ngoài .
- Tiến hành : Đọc truyện cậu bé tốt bụng 
- Chia lớp thành các nhóm , giao nhiệm vụ .
- Gọi các nhóm trình bày kết quả trước lớp . 
* - Khi gặp khách nước ngoài em có thể chào, cười thân thiện , chỉ đường nếu họ nhờ giúp đỡ - Các em nên giúp đỡ khách nước ngoài những việc phù hợp khi cần thiết 
+ Hoạt động 3 : Nhận xét hành vi 
- Mục tiêu : HS biết nhận xét những hành vi nên làm khi tiếp xúc với khách nước ngoài . 
- Tiến hành : Chia nhóm, phát phiếu yêu cầu các nhóm thảo luận theo tình huống .
- Gọi các nhóm trình bày kết quả .
* Kết luận : Tình huống 1 : Chê bai ngôn ngữ và trang phục của dân tộc khác là một điều không nên . Mỗi dân tộc đều có quyền giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình , các dân tộc đều được tôn trọng như nhau . 
Tình huống 2 : Trẻ em Việt Nam cần cởi mở , tự tin khi tiếp xúc với người nước ngoài để họ hiểu thêm đất nước mình, thấy được lòng hiếu khách , sự thân thiện , an toàn trên đất nước chúng ta .
- Củng cố , dặn dò : Yêu cầu HS chuẩn bị bài học sau .
- Sưu tầm những câu chuyện, tranh vẽ nói về việc Cư xử niềm nở , lịch sự, tôn trọng khách nước ngoài .
- Lắng nghe 
- Các nhóm quan sát và thảo luận nhận xét cử chỉ, thái độ, nét mặt của các bạn trong tranh .
- Đại diện các nhóm trình bày . Các nhóm khác bổ sung .
- Lắng nghe 
- Theo dõi sách giáo khoa .
- Các nhóm thảo luận theo câu hỏi .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả .
- Lắng nghe 
- Các nhóm thảo luận theo tình huống 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả . Nhóm khác bổ sung .
- Lắng nghe 
........................................................................
Tiết 3: Âm nhạc (GV bộ môn dạy)
.........................................................................
Tiết 4 :Toán
Phép trừ các số trong phạm vi 10.000 
I - Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
- Giúp HS :
+ Biết thực hiện các số trong phạm vi 10.000 (bao gồm đặt tính và tính đúng) .
+ Biết giải bài toán có lời văn (có phép trừ các số trong phạm vi 10.000) . 
2 . Kĩ năng :
+ HS làm đúng các bài tập .
3 . Thái độ : 
+ HS nhiệt tình tham gia xây dưng bài và làm bài tập một cách tích cực .
* Cho nhiều HS nêu cách đặt tính và cách tính ..
III - Các hoạt động dạy học 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 
- Nhận xét , ghi điểm 
B. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài, nghi bảng .
2. Hướng dẫn HS thực hiện phép trừ 
 8652 - 3917
+ Muốn trừ số có bốn chữ số cho số có 4 chữ số ta làm thế nào ? 
-
 8652
 3917
 4735
Vậy : 8652 - 3917 = 4375 
- Gọi HS nêu lại quy tắc 
3 . Thực hành :
 Bài 1: Cho HS làm rồi chữa bài .
Bài 2 : Cho HS làm rồi chữa bài . 
(Giảm 2a)
Bài 3 : Hướng dẫn HS giải 
Bài 4 : Vẽ đoạn thẳng AB xác định trung điểm O .
Củng cố , dặn dò : Yêu cầu HS về nhà làm bài trong vở bài tập 
- 2 HS lên bảng làm 
- Lắng nghe 
- Ta viết các số sao cho thẳng cột với nhau : chữ số hàng đơn vị thẳng với hàng đơn vị , chữ số hàng chục thẳng hàng với hàng chục...
- Trừ từ phải sang trái .
- Nêu lại quy tắc 
-
 6385 7563
 2927 4908
 3458 2656
5428 - 1956 = 3526
8695 - 2772 = 5923
9996 - 6669 = 3327
Giải :
Cửa hàng còn lại số mét vải là :4283 - 1635 = 2648 ( m )
Đáp số : 2648 mét vải
Tiết 5: Tự nhiên xã hội 
Thân cây 
I - Mục tiêu : 
- Phân biệt được các loại thân cây theo cách mọc(thân đúng, thân leo, thân bò) theo cấu tạo (thân gỗ, thân thảo) .
- Nhận dạng và kể tên được một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò, thân gỗ, thân thảo .
- Biết cách phân loại một số cây theo cách mọc của thân ( đứng, leo, bò )
- Có thái độ bảo vệ và giữ gìn cây xanh ở mọi lúc, mọi nơi .
II - Chuẩn bị :
- Các hình trong SGK .
- Phiếu bài tập
III - Các hoạt động dạy học :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Giới thiệu bài : Ghi bảng 
1. Hoạt động 1 : Làm việc với SGK theo nhóm 
- Mục tiêu : Nhận dạng và kể tên một số cây 
- Tiến hành : Bược 1 :
- Chia nhóm đôi, yêu cầu các nhóm quan sát hình và thảo luận trả lời vào phiếu 
Hình
Tên cây
Cách mọc
Cấu tạo
Đứng
Bò
Leo
Thân gỗ (cứng)
Thân thảo
(mềm)
1
2
3
4
5
6
7
Nhãn 
Bí đỏ 
Dưa chuột
Rau muống 
Lúa 
Su hào 
Các cây gỗ trong rừng 
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
+ Bài 2 : Làm việc cả lớp .
- Gọi các nhóm trình bày kết quả .
* Kết luận : Các cây thường có thân mọc đứng ; 1 số cây có thân leo , bò .
- Có loại cây thân gỗ , có loại cây thân thảo 
- Cây su hào có thân phình to thành củ .
+ Hoạt động 2 : Chơi trò chơi Bingo 
- Mục tiêu : Phân loại 1 số cây theo cách mọc của thân ( đứng , leo , bò ) và cấu tạo .
- Tiến hành : 
Bước 1 : Tổ chức hướng dẫn chơi 
- Chia nhóm phát phiếu , gắn 2 bảng câm lên bảng .
Bước 2 : Cho học sinh chơi 
Bước 3 : Đánh giá : Yêu cầu cả lớp cùng chữa bài .
- Lắng nghe 
- Các nhóm quan sát và thảo luận theo trả lời vào phiếu 
- Đại diện các nhóm 
trình bày kết quả . 
- Lắng nghe 
- Các nhóm chơi trò chơi tiếp sức 
- Từng em trong nhóm lần lượt lên gắn phiếu 
Cấu tạo
 Cách mọc 
Thân gỗ
Thân thảo
Đứng
Xoài,kơ-nia , cau ,bàng,rau ngót , phượng vĩ , bưởi 
Ngô , cà chua , tía tô , hoa cúc
Bò
Bí ngô , rau má, lá lốt , dưa hấu 
Leo
Mây
Mướp , hồ tiêu , dưa chuột 
Củng cố , dặn dò :
- Yêu cầu HS chuẩn bị bài sau .
************************************************
Thứ tư ngày tháng năm 201
Tiết 1: Thể dục ( GV chuyên dạy)
Tiết 2: Tập đọc
Bàn tay cô giáo 
I - Mục tiêu : 	
 - Chú ý các từ ngữ : thoắt cái, tỏa, dập dềnh, rì rào .
- Hiểu nghĩa các từ trong bài .
- Hiểu nội dung : Ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo . Cô đã tạo ra biết bao điều lạ từ đôi bàn tay khéo léo .
- Trả lời được các câu hỏi .
- Học thuộc lòng 2 - 3 khổ thơ . 
- HS đọc đúng các câu , đoạn trong bài .
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ .
- HS tham gia xây dựng bài và đọc bài một cách tích cực 
* Yêu cầu học sinh đọc từ ngữ khó , câu , đoạn nhiều lần .
II - Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK .
III - Các hoạt động dạy học :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS đọc bài Ông tổ nghề thêu và trả lời câu hỏi .
- Nhận xét ghi điểm 
B. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài, nghi bảng .
2. Luyện đọc : 
a/ Đọc diễn cảm toàn bài . 
- Gọi 1 HS đọc lại bài 
b/ Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .
- Gọi học sinh đọc từng câu 
- Gọi học sinh đọc từng khổ 
- Rút từ ngữ giải nghĩa 
- Chia nhóm 
- Cho cả lớp đọc ĐT .
3 . Hướng dẫn tìm hiểu bài :
- Cho HS đọc thầm từng khổ thơ . 
+ Từ những tờ giấy cô đã làm ra những gì ? - Cho lớp đọc thầm lại bài .
+ Em hãy tưởng tượng tả bức tranh gấp và cát dán giấy của cô giáo ? 
- Gọi 1 HS đọc 2 dòng cuối 
+ Em hiểu hai dòng thơ cuối bài như thế nào?
Kết luận : Bàn tay cô giáo khéo léo , mềm mại như có phép mầu nhiệm. Bàn tay cô đã mang lại niềm vui và bao kì lạ cho các em HS 
4. Luyện đọc lại và học thuộc lòng :
- Đọc bài thơ 1 lần .
- Gọi 1-2 HS đọc lại bài .
- Hướng dẫn HS học thuộc lòng từng khổ và cả bài . 
- Tổ chức cho HS thi đọc .
- Nhận xét , bình chọn 
5. Cũng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học . Yêu cầu HS học thuộc lòng bài ở nhà và chuẩn bị bài sau .
- 2 học sinh đọc và trả lời 
- Nhắc đầu bài 
- Theo dõi SGK 
- 1 học sinh đọc lại bài
- Nối tiếp đọc từng câu 
- Nối tiếp đọc từng khổ 
- Đọc từng đoạn trong nhóm 
- Đọc ĐT 
- Đọc thầm bài thơ 
- Cả lớp đọc thầm 
+ Từ một tờ giấy trắng, thoắt một cái cô đã gấp xong chiếc thuyền cong cong rất xinh .
+Một chiếc thuyền trắng xinh, dập dình trên mặt biển xanh. Mặt trời đỏ ối phô những tia nắng hồng . Đó là cảnh biển biếc lúc bình minh. 
- 1 HS đọc 2 dòng cuối 
+ Cô giáo rất khéo tay ./ Bàn tay cô giáo tạo nên bao điều lạ . 
- Lắng nghe 
- Theo dõi SGK
- 1-2 HS đọc lại bài 
- HTL từng khổ và cả bài .
- Thi đọc thuộc lòng trước lớp . 
- Học thuộc lòng bài thơ ở nhà 
................................................................
Tiết 3: Luyện từ và câu
Nhân hóa . Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi ở đâu 
I - Mục tiêu : 
- Nắm được 3 cách nhân hóa (BT2).
- Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ở đâu ? (BT3).
- Trả lời được câu hỏi về thời gian, địa điểm trong bài tập đọc đã học (BT4a/b hoặc a/b) .
- Học sinh nhận biết được về 3 cách nhân hóa .
- Biết cách đặt đúng và trả lời câu hỏi ở đâu .
- Học sinh tích cực tham gia xây dựng bài trong giờ học .
II - Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ viết 3 câu văn bài tập 3 .
III - Các hoạt động dạy học :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
A . Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 1 . 
- Nhận xét ghi điểm .
B . Bài mới :
1 - Giới thiệu bài , ghi bảng .
2 - Hướng dẫn học sinh làm bài tập :
a- Bài tập 1 : Đọc diễn cảm bài thơ 
- Gọi 2 HS đọc lại bài 
b)Bài tập 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu và gợi ý 
- Cho HS tìm những sự vật được nhân hóa ?
* Giải thích : “ Lòe”không phải là từ chỉ hành động của người , “soi sáng” không phải là từ chỉ hành động dùng riêng cho người .
- Cho HS đọc thầm lại gợi ý và trả lời câu hỏi 
+ Các sự vật được nhân hóa bằng những cách nào ?
- Gọi 3 HS lên bảng làm 
* Chốt lời giải :
Tên các sự vật được nhân hóa 
Cách nhân hóa
a/ Các sự vật được gọi =
b/ Các sự vật được tả = những từ ngữ 
c/ Tác giả nói với mưa thân mật ntn?
Mặt trời
Mây 
Trăng sao
Đất
Mưa 
Sấm 
Ông 
Chị 
Ông 
Bật lửa 
Kéo đến 
Trốn 
Nóng lòng chờ đợi , hả hê uống nước 
Xuống 
Vỗ tay cười
Nói với mưa thân mật như với 1 người bạn : Xuống đi nào , mưa ơi !
+ Ghi bảng và hỏi : Qua bài tập trên , các em thấy có mấy cách nhân hóa sự vật ? 
c . Bài tập 3 : Gọi HS đọc yêu cầu 
- Mở bảng phụ đã viết câu văn bài tập 3 .
- Gọi 1 HS lên bảng làm 
* Lời giải : a . Ở huyện Thường Tín,Tỉnh Hà Tây .
b . Ở Trung Quốc 
c . Ở quê hương ông 
d . Bài tập 4 : Gọi HS đọc yêu cầu 
- Cho HS làm bài cá nhân 
- Gọi HS đọc câu trả lời các câu hỏi .
* Lời giải : a . Câu chuyện kể trong bài vào thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp ở chiến khu .( chiến khu Bình Trị Thiên ).
b . Trên chiến khu, các chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi sống trong lán .
c . Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi, trung đoàn trưởng khuyên họ trở về sống với gia đình .
3 . Củng cố, dặn dò :
- Gọi 3 HS nhắc lại 3 cách nhân hóa .
- 2 HS lên bảng làm 
- Nhắc đầu bài 
- Lắng nghe 
- 2 HS đọc lại bài . Cả lớp theo dõi SGK
- Đọc yêu cầu 
- 6 sự vật được nhân hóa là : trời mây, mây, trăng sao, đất, mưa, sấm .
- Lắng nghe 
- Đọc thầm và trả lời câu hỏi .
- 3 nhóm lên bảng thi làm tiếp sức . Cả lớp nhận xét 
- Lắng nghe 
- Cả lớp sữa bài trong vở 
- Ba cách nhân hóa : + Dùng để gọi người : ông, chị .+ Dùng để tả người :+
Bật lửa, kéo đến, trốn, nóng lòng  + Nói với người : Gọi mưa xuống thân ái như 1 người bạn .
- Đọc yêu cầu 
- 1 HS lên bảng làm . Cả lớp làm VBT .
- Sữa bài trong vở 
- Đọc yêu cầu 
- Làm bài trong vở 
- Đọc bài trước lớp 
- Lắng nghe 
- Sữa bài trong vở 
................................................................
Tiết 4:Toán
Luyện tập
 - Mục tiêu : - Giúp HS :
+ Biết trừ nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến bốn chữ số .
+ Biết trừ các số có đến bốn chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính . 
+ HS làm đúng các bài tập .
+ HS có ý thức tham gia xây dựng bài và làm bài tập một cách tích cực .
II - Các hoạt động dạy học :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập .
- Nhận xét , ghi điểm 
B. Bài mới : 
 Giới thiệu bài , ghi bảng 
1 .Hướng dẫn HS thực hiện trừ nhẩm các số tròn nghì, tròn trăm
2 . Thực hành :
Bài 1 : Hướng dẫn mẫu 
 8000 - 5000 = ?
Nhẩm : 8 nghìn - 5 nghìn = 3 nghìn 
Vậy 8000 - 5000 = 3000
Bài 2 : Hướng dẫn HS làm 
 5700 - 200 = 5500 
 8400 - 3000 = 5400
Bài 3 : Cho HS làm rồi chữa bài .
Bài 4 : Hướng dẫn HS giải 
 Tóm tắt :
 1 kho có : 4720kg
 Chuyển lần 1 : 2000kg
 Chuyển lần 2 :1700kg
 Còn  kg ? 
 (Giải được một cách ) 
+ Củng cố , dặn dò : yêu cầu HS làm bài tập ở nhà 
- 2 HS lên bảng làm 
- Lắng nghe 
- 7000 - 2000 = 5000
- 6000 - 4000 = 2000
- 9000 - 1000 = 8000
- 10.000 - 8000 = 2000
- 3600 - 600 = 3000
- 7800 - 500 = 7300
- 9500 - 100 = 9400 
- 7284 - 3528 = 3756
- 9061 - 4503 = 4558
- 6473 - 5645 = 828
 Giải :
C1: Hai lần chuyển muối được là :
 2000 + 1700 = 3700 (kg)
Số muối còn lại trong kho là :
 4720 - 3700 = 1020 (kg)
C2: Số muối còn lại sau khi chuyển lần 1 là : 
 4720 - 2000 = 2720 (kg)
Số muối còn lại sau khi chuyển lần 2 là :
 2720 - 1700 = 1020 (kg)
 Đáp số : 1020 kg 
..........................................................................
Tiết 5: Phụ đạo
Toán: Luyện tập
I. Mục tiêu:
Ôn tập phép cộng và trừ các số trong phạm vi 10 000.
Ôn tập giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính.
Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: 
HS: 
III. Các hoạt động dạy học:
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính
 5668 + 1254	 b) 	4587 - 2312
8954 + 465	5621 - 654
 779 + 3223
Bài tập 2: Trong kho có 9576kg thóc. Buổi sáng chuyển đi 2500kg, buổi chiều chuyển đi 2750kg thóc. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu Ki-lô-gam thóc?
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
	Nhận xét tiết học.
************************************************
Thứ năm ngày tháng năm 201
Tiết 2 : Chính tả
Nhớ - viết : Bàn tay cô giáo 
I - Mục tiêu : 	 
- Nhớ và viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 4 chữ .
- Làm đúng bài tập 2 a/b hoặc BT chính tả phương ngữ do GV soạn . 
- Học sinh nhớ viết nhanh đúng chính tả , trình bày đẹp, sạch sẽ 
- Điền đúng các bài tập .
- Học sinh có ý thức viết bài và làm bài tập một cách tích cực 
II - Đồ dùng dạy học :
- Bảng lớp viết 2 lần nội dung bài tập 2 .
III - Các hoạt động dạy học :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 học sinh lên bảng viết : tri thức, đổ xe , tia chớp, trêu chọc .
- Nhận xét .
B. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài, nghi đầu bài .
2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết : 
a/ Hướng dẫn chuẩn bị .
- Đọc bài thơ 
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ .
+ Mỗi dòng thơ có mấy chữ ? ( Có 4 chữ ) .
+ Chữ đầu mỗi dòng viết như thế nào ? ( Viết hoa)
+ Bắt đầu viết từ ô nào trong vở ? ( Cách lề vở 3 ô li )
- Cho HS viết bảng con : thoắt, mềm mại, tỏa dập dềnh, lượn .
b/ Yêu cầu HS nhớ và tự viết bài thơ .
- Yêu cầu HS viết bài vào vở 
- Đọc lại bài 
c/ Chấm , chữa bài . 
- Thu vở chấm , nhận xét .
3 . Hướng dẫn bài tập : 
a/ Bài tập 2 : Lựa chọn 
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu .
- Cho HS đọc thầm lại đoạn văn 
- Gọi 2 nhóm lên bảng điền 
- Yêu cầu cả lớp làm bài trong vở bài tập 
* Kết luận nhóm thắng cuộc 
- Gọi HS đọc lại đoạn văn 
* Chốt lời giải : 
a . Tri thức, chuyên, trí óc, chữa bệnh, chế tạo, chân tay, trí thức, trí tuệ .
- Yêu cầu cả lớp sữa bài trong vở .
4 . Củng cố , dặn dò :
- Nhắc nhở những học sinh mắc lỗi về nhà sửa lỗi 
- 2 học sinh lên bảng viết. Cả lớp viết bảng con 
- Nhắc đầu bài 
- Theo dõi SGK 
- 2 học sinh đọc thuộc lòng bài 
 - Trả lời . 
- Trả lời 
- Viết bảng con .
- Viết chính tả 
- Dò soát lỗi 
- Rút kinh nghiệm
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- Đọc thầm lại đoạn văn 
- 2 nhóm bảng làm . Cả lớp làm bài trong vở bài tập . 
- Lắng nghe 
- Đọc kết quả đúng 
- Sữa bài trong vở 
..................................................................................
Tiết 2: Tập viết
Ôn chữ hoa O, Ô, Ơ
I - Mục tiêu : 
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Ô (1 dòng), L,Q (1 dòng).
- Viết tên riêng : Lãn Ông (1 dòng) bằng chữ cỡ nhỏ .
- Viết câu ca dao : Ổi Quãng Bá, cá Hồ Tây / Hàng đào tơ lụa làm say lòng người (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ .
- Học sinh viết đúng độ cao các chữ cái , từ ứng dụng , câu ứng dụng .
- Viết nhanh , trình bày đẹp , rõ ràng , sạch sẽ .
- Học sinh tham gia xây dựng bài và viết bài một cách tích cực .
II - Đồ dùng dạy học :
- Mẫu chữ viết hoa O, Ô, Ơ .
- Các chữ Lãn Ông và câu ca dao viết trên dòng kẻ ô li .
- Vở tập viết , bảng con , phấn .
III - Các hoạt động dạy học :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
A - Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS lên bảng viết : Nguyễn , Nhiễu 
- Nhận xét nghi điểm 
B - Giới thiệu bài , ghi bảng :
2 - Hướng dẫn học sinh viết bảng con :
a/ Luyện viết chữ hoa .
- Cho học sinh tìm chữ hoa trong bài 
- Viết mẫu , kết hợp nhắc lại cách viết .
- Cho học sinh viết bảng con 
b/ Luyện viết từ ứng dụng ( tên riêng ) 
- Gọi học sinh đọc từ ứng dụng 
* Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ( 1720 - 1792 ) là một lương y nổi tiếng, sống vào cuối đời lê . Hiện nay một số cổ của thủ đô Hà Nội mang tên Lãn Ông . 
- Cho học sinh viết bảng con 
c/ Luyện viết câu ứng dụng .
- Gọi học sinh đọc câu ứng dụng .
* Giải thích : Quảng Bá, Hồ Tây, Hàng Đào là những địa danh ở thủ đô Hà Nội .
* Ca ngợi những sản vật quý, nổi tiếng ở Hà 
Nội . Hà Nội có ổi Quảng Bá ( làng ven Hồ Tây ) và cá ở Hồ Tây rất ngon, có lụa ở phố Hàng Đào đẹp đến say lòng người . 
- Cho HS viết BC
3 - Hướng dẫn học sinh viết vào vở bài tập :
- Nêu yêu cầu : 
+ Viết chữ Ô : 1 dòng . 
+ Chữ L, Q :1 dòng 
+ Viết tên riêng : 2 dòng 
+ Viết câu tục ngữ : 2 lần .
- Cho HS viết bài vào vở .
4 - Chấm , chữa bài :
- Thu vở chấm , nhận xét 
5 - Củng cố , dặn dò :
- Nhận xét tiết học 
- Nhắc học sinh luyện viết ở nhà .
- 2 HS lên bảng viết . Cả lớp viết BC 
- Nhắc đầu bài 
- L, Ô, Q, B, H, T, Đ . 
- Viết : O, Ô, Ơ, Q, T 
- Đọc : Lãn Ông 
- Lắng nghe 
- Viết : Lãn Ông 
- Đọc : Ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây, / Hàng đào tơ lụa 
làm say lòng người .
- Lắng nghe 
- Viết : Ổi, Quảng ,Tây .
- Viết bài trong vở bài tập 
- Rút kinh nghiệm 
- Viết bài ở nhà 
...................................................................
Tiết 3:Tự nhiên xã hội 
Thân cây (tt) 
I - Mục tiêu : 
- Nêu được chức năng của thân đối với đời sống của thực vật và ích lợi của thân đối với đời sống con người .
- Kể ra những lợi ích của một số thân cây .
- Có thái độ bảo vệ và giữ gìn cây xanh ở mọi lúc, mọi nơi .
II - Chuẩn bị :
- Các hình trong SGK .
III - Các hoạt động dạy học :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Giới thiệu bài : Ghi bảng 
1. Hoạt động 1 : Thảo luận cả lớp . 
- Mục tiêu : Nêu được chức năng của thân cây trong đời sống của cây . 
- Tiến hành : 
- Yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3 trang 80 SGK và trả lời câu hỏi .
+ Việc làm nào chứng tỏ trong thân cây có chứa nhựa ?
+ Để biết tác dụng của nhựa cây và thân cây, các bạn ở hình 3 đã làm thí nghiệm gì ?
* Khi một ngọn cây bị ngắt, tuy chưa bị lìa khỏi thân nhưng vẫn bị héo là do không nhận đủ nhựa cây để duy trì sự sống. Điều đó chứng tỏ trong nhựa cây có chứa các chất dinh dưỡng để nuôi cây . Một trong những chức năng quan trọng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắc các bộ phận của cây để nuôi cây . 
- Yêu cầu HS nêu chức năng khác của cây ? (nâng đỡ, mang lá, hoa, quả )
+ Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm .
- Mục tiêu : kể ra được những ích lợi của một số thân cây đối với đời sống của con người và động vật .
- Tiến hành : 
Bước 1 : 
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát hình 4, 5, 6, 7, 8 trang 81 nói về lợi ích của thân cây theo gợi ý :
+ Kể tên một số thân cây dùng làm thức ăn cho người hoặc động vật .
+ Kể tên một số thân cây cho gỗ để làm nhà, đóng tàu, thuyền, làm bàn, ghế, tủ giường 
+ Kể tên một số thân cây cho nhựa để làm cao su, làm sơn . 
Bước 2 : Làm việc cả lớp .
- Gọi các nhóm trình bày kết quả .
* Kết luận : Thân cây được dùng làm thức ăn cho người và động vật hoặc để làm nhà, đóng đồ dùng 
Củng cố , dặn dò :
- Yêu cầu HS chuẩn bị bài sau .
- Lắng nghe 
Quan sát hình và trả lời câu hỏ

File đính kèm:

  • docxGiao an lop 3 tuan 21.doc.docx