Giáo án môn học lớp 1 - Tuần học 20 năm 2014

HỌC VẦN

Bài 82: ich- êch

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

_ HS đọc được: ich, ếch, tờ lịch, con ếch từ và đoạn thơ ứng dụng

_ Viết được: ich, ếch, tờ lịch, con ếch

_ Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Chúng em đi du lịch

II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:

_Tranh con ếch, tờ lịch

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 

doc25 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 738 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn học lớp 1 - Tuần học 20 năm 2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3: 
Có 2 yêu cầu:
_Cho HS nêu số đoạn thẳng 
_Đọc tên từng đoạn thẳng trong mỗi hình vẽ
2.Nhận xét –dặn dò:
_ Nhận xét tiết học
_ Dặn dò: Chuẩn bị bài 67: Độ dài đoạn thẳng
_Điểm A, điểm B HSHT
_Đoạn thẳng AB
_HS lấy thước ra
 A . . B
_Thực hành vẽ một đoạn thẳng
_Điểm M, điểm N, đoạn thẳng NM
_Thực hành nối
_Đọc tên từng đoạn thẳng
BUỔI CHIỀU 
LUYỆN ĐỌC 
HS đọc SGK bài ach
+ HS CHT đọc môt phần
+ HS HT đọc cả bài 
+ HS làm vở bài tập .
LUYỆN VIẾT 
HS viết bảng con : ach- cuốn sách
HS viết vào vở : bài ach
LUYỆN TOÁN 
Cho HS ôn một số nội dung đã học trong tuần qua:cộng trừ trong phạm vi 10: Tính ngang, Tính dọc, viết phép tính thích hợp, Nối phép cộng với kết quả đúng, Tính dãy tính có hai phép tính
Thứ ba ngày 30 tháng 12 năm 2014
HỌC VẦN
Bài 82: ich- êch
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
_ HS đọc được: ich, ếch, tờ lịch, con ếch từ và đoạn thơ ứng dụng
_ Viết được: ich, ếch, tờ lịch, con ếch
_ Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Chúng em đi du lịch
II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
_Tranh con ếch, tờ lịch
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Kiểm tra bài cũ: 
_ Đọc 
_Cho HS tìm tiếng và từ có chứa các vần ach
_Viết: GV chọn từ
1.Giới thiệu bài:
_ Hôm nay, chúng ta học vần ich, êch. GV viết lên bảng ich, êch
_ Đọc mẫu: ich, êch
2.Dạy vần: 
ich
_GV giới thiệu vần: ich
_ Cho HS đánh vần. Đọc trơn
_Cho HS cài bảng
_Cho HS cài thêm vào vần ich chữ l và dấu nặng để tạo thành tiếng lịch
_Phân tích tiếng lịch?
_Cho HS đánh vần tiếng: lịch
_GV viết bảng: lịch
_GV giơ tờ lịch và hỏi: Đây là cái gì?
_GV viết bảng từ khoá
_Cho HS đọc trơn: 
 ich, lịch, tờ lịch
êch
 Tiến hành tương tự vần ich
* So sánh êch và ich?
* Đọc từ và câu ứng dụng:
_ Cho HS đọc từ ngữ ứng dụng:
 vở kịch mũi hếch
 vui thích chênh chếch
+Tìm tiếng mang vần vừa học
+Đọc trơn tiếng
+Đọc trơn từ
_ GV giải thích (hoặc có hình vẽ, vật mẫu) cho HS dễ hình dung
TIẾT 2
3. Luyện tập:
a) Đọc SGK
_Cho HS xem tranh 1, 2, 3
_Cho HS đọc thầm và tìm tiếng mới 
_Cho HS luyện đọc
b) Hướng dẫn viết:
_Viết mẫu bảng lớp: ich, êch
_Hướng dẫn viết từ: tờ lịch, con ếch
 Lưu ý cách nối liền mạch giữa các con chữ, khoảng cách cân đối giữa các chữ
_Cho HS tập viết vào vở
c) Luyện nói theo chủ đề:
_ Chủ đề: Chúng em đi du lịch
_GV cho HS xem tranh và hỏi:
+Tranh vẽ gì?
+Ai đã được đi du lịch với gia đình hoặc với nhà trường?
+Khi đi du lịch các bạn thường mang những gì?
+Kể tên những chuyến du lịch mà em đã được đi?
* Chơi trò chơi: 
4.Củng cố – dặn dò:
_Củng cố:
+ GV chỉ bảng (hoặc SGK)
_Dặn dò: 
+HSHT đọc bài 81
+Đọc thuộc câu ứng dụng CHT
_ Đọc theo GV
_Đánh vần: i-ch-ich CHT
 Đọc trơn: ich HT
_Cài : ich
_Cài : lịch
_Đánh vần: lờ-ich-lich-nặng-lịch CHT
_tờ lịch
_Đọc: tờ lịch HT
_HS đọc cá nhân, nhóm, lớp
Viết bảng con
HSHT
+Giống: kết thúc bằng ch
+Khác: êch mở đầu bằng ê
* Đọc trơn:
êch, ếch, con ếch
ich: kịch, thích
êch: hếch, chếch
_HS đọc từ ngữ ứng dụng
_Quan sát và nhận xét tranh
_Tiếng mới: chích, rích, ích
_Đọc trơn đoạn thơ ứng dụng
HSHT
_Đọc toàn bài trong SGK
_Tập viết: ich, êch
_Tập viết: tờ lịch, con ếch
_Viết vào vở
_ Đọc tên bài luyện nói HSHT
_HS quan sát, thảo luận nhóm về nội dung bức tranh rồi lên trước lớp giới thiệu
+HS theo dõi và đọc theo. 
_ Học lại bài, tự tìm chữ có vần vừa học ở nhà. 
_ Xem trước bài 83
TOÁN
BÀI 67: ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
I.MỤC TIÊU:
 Giúp học sinh:
 _Có biểu tượng về “dài hơn- ngắn hơn” , có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng 
 _Biết so sánh độ dài hai đoạn thẳng bằng trực tiếp hoặc gián tiếp 
II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
_Một vài cái bút (thước hoặc que tính) dài ngắn, màu sắc khác nhau
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Dạy biểu tượng “dài hơn, ngắn hơn” và so sánh trực tiếp độ dài hai đoạn thẳng
a) GV giơ 2 cây thước (bút chì) dài ngắn khác nhau và hỏi:
_Làm thế nào để biết cái nào dài hơn, cái nào ngắn hơn?
_Cho HS thực hành so sánh
_Cho HS nhận xét hình vẽ trong SGK
b) Giúp HS có nhận xét: Mỗi đoạn thẳng có một độ dài nhất định
2. So sánh gián tiếp độ dài hai đoạn thẳng qua độ dài trung gian:
_GV giới thiệu: Có thể so sánh độ dài đoạn thẳng với độ dài gang tay
+GV thực hành đo độ dài một đoạn thẳng vẽ sẵn trên bảng bằng gang tay
_Cho HS xem SGK, nhận xét xem đoạn thẳng nào dài hơn
_GV nhận xét: Có thể so sánh độ dài hai đoạn thẳng bằng cách so sánh số ô vuông đặt vào mỗi đoạn thẳng đó
3. Thực hành:
 Bài 2: Ghi số thích hợp vào mỗi đoạn thẳng
Bài 3: Tô màu vào băng giấy ngắn nhất
_GV hướng dẫn HS:
+Đếm số ô vuông có trong mỗi băng giấy rồi ghi số đếm được vào băng giấy tương ứng
+So sánh các số vừa ghi để xác định băng giấy ngắn nhất
+Tô màu vào băng giấy ngắn nhất
4.Nhận xét –dặn dò:
_ Nhận xét tiết học
_ Dặn dò: Chuẩn bị bài 68: Thực hành đo độ dài 
HT
_Chập hai chiếc lại sao cho chúng có một đầu bằng nhau, rồi nhìn vào đầu kia thì biết chiếc nào dài hơn
_So sánh bút chì, thước, 
_HS nhận xét độ dài của thước, đoạn thẳng
_Thực hành so sánh từng cặp 2 đoạn thẳng trong bài tập 1
+Quan sát
HT
_Đoạn thẳng ở dưới dài hơn
_Đếm số ô vuông đặt vào mỗi đoạn thẳng rồi ghi số thích hợp vào mỗi đoạn thẳng tương ứng
_So sánh độ dài từng cặp hai đoạn thẳng
_HS làm bài tập
Thủ công
Bài : Gấp cái ví ( tiết 2)
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
_ Biết cách gấp cái ví bằng giấy
_ Gấp được cái ví bằng giấy. VÍ có thể chưa cân đối. Các nếp gấp tương đới thẳng, phẳng.
II.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên:
_ Ví mẫu bằng giấy màu có kích thước lớn
_ 1 tờ giấy màu hình chữ nhật để gấp ví
 2.Học sinh:
 _ 1 tờ giấy màu hình chữ nhật để gấp ví
 _ Vở thủ công
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Kiểm tra bài cũ :
 GV kiểm tra ĐDHT của H
 GV nhận xét .
*Bài mới
1.Hoạt động 1:Nhắc lại quy trình gấp cái ví
-GV nêu lại quy trình gấp cái ví ở tiết 1
-GV goị H nhắc lại các bước
-GV nhận xét
Nghỉ giữa tiết
2. Hoạt động 2: Thực hành
-GV yêu cầu H lấy giấy thủ công gấp cái ví
-GV quan sát , uốn nắn giúp đỡ những H gấp còn lúng túng
-GV tổ chức trưng bày sản phẩm và tuyên dương sản phẩm đẹp
-GV nhắc H dán sản phẩm vào vở thủ công
*Nhận xét, dặn dò:
-GV khen các nhóm có thái độ học tập tốt, biết giữ vệ sinh sau khi làm sản phẩm
-GV dặn H chuẩn bị 1 tờ giấy màu, 1 tờ giấy vở để học bài sau
H để ĐDHT trên bàn
-H quan sát
- 2 H nhắc lại
Lấy đường dấu giữa hình:để dọc giấy, mặt màu úp xuống .Khi gấp phải gấp từ dưới lên, 2 mép giấy khít nhau.
Gấp 2 mép ví:gấp đều phẳng 2 mép ví, miết nhẹ tay cho thẳng.
Gấp túi ví:Khi gấp tiếp 2 mép ví vào trong,2 mép ví phải sát đường dấu giữa, không gấp lệch, không gấp chồng lên nhau.Lật ra mặt sau để giấy nằm ngang, gấp 2 phần ngoài vào
-H thực hiện 
-H trang trí bên ngoài ví và trình bày sản phẩm
-H dán sản phẩm vào vở thủ công
Thứ tư ngày 31 tháng 12 năm 2014
HỌC VẦN
Bài 83: Ôn tập
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
_ HS đọc được các vần, từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 77 đến bài83
_ Viết được các vần, từ ngữ ứng dụng từ bài 77 đến bài 83
_ Nghe, hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Anh chàng ngốc và con ngỗng vàng
II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
_Tranh trong SHS Anh chàng ngốc và con ngỗng vàng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Kiểm tra bài cũ: 
_ Đọc:
_ Viết: GV đọc cho HS viết 
1.Giới thiệu bài: 
 _ GV hỏi:
+Đọc tiếng trong khung?
+ Trong tranh (minh họa) vẽ gì?
 Từ đó đi vào bài ôn
2.Ôn tập: 
a) Các chữ vàvần đãhọc: 
_GV viết sẵn 2 bảng ôn vần trong SGK
_GV đọc vần
_GV cho HS nhận xét:
+13 vần có gì giống nhau?
+Trong 13 vần, vần nào có âm đôi?
b) Đọc từ ngữ ứng dụng:
_GV viết lên bảng: 
 thác nước, chúc mừng, ích lợi
_GV chỉnh sửa lỗi cụ thể cho HS qua cách phát âm.
Tiết 2
3. Luyện tập:
a) Luyện đọc:
_Cho HS đọc bài trong SGK 
_Cho HS quan sát và nhận xét bức tranh số 3 vẽ gì?
_Luyện đọc bài thơ ứng dụng:
Đi đến nơi nào
Lời chào đi trước
Lời chào dẫn bước
Chẳng sợ lạc nhà
Lời chào kết bạn
Con đường bớt xa
_Cho HS đọc trơn toàn bài trong SGK
b) Hướng dẫn viết:
_Cho HS viết bảng:
_GV nhắc nhở HS tư thế ngồi học: lưng thẳng, cầm bút đúng tư thế
c) Kể chuyện: Anh chàng ngốc và con ngỗng vàng
_GV giới thiệu: Một anh chàng ngốc nghếch nhưng đã lấy được cô công chúa xinh đẹp. Vì sao như vậy, hãy lắng nghe câu chuyện Anh chàng ngốc và con ngỗngvàng
_GV kể lại câu chuyện 1 cách diễn cảm
_GV kể chuyện lần thứ hai theo nội dung từng bức tranh
_ GV cho HS kể tranh: GV chỉ từng tranh, đại diện nhóm chỉ vào tranh và kể đúng tình tiết mà tranh đã thể hiện. 
-Tranh 1: 
 Nhà kia có một anh út rất ngốc nghếch. Mọi người gọi anh là Ngốc. Một lần vào rừng, Ngốc gặp một cụ già. Cụ xin Ngốc nhường thức ăn cho mình. Ngốc liền mời cụ ngay, ăn xong cụ nói:
-Con là người rất tốt. Con xứng đáng nhận được một món quà quý từ sau cái cây kia
 Theo hướng cụ chỉ, Ngốc bắt được một con ngỗng có bộ lông vàng. Ngốc mừng quá, ẵm ngỗng về nhà
-Tranh 2:
 Trên đường, anh tạt vào một quán trọ. Ba cô con gái con ông chủ đều muốn có những chiếc lông ngỗng bằng vàng. Nhưng khi họ đến rút lông ngỗng thì tay liền bị dính ngay vào ngỗng, không ra được.
 Ngốc tiếp tục lên đường. Anh không biết có ba cô gái vẫn đang lẽo đẽo theo sau. Dọc đường, có một người đàn ông định kéo giúp các cô nhưng tay ông bị dính vào luôn. Rồi có hai người nông dân đang vác cuốc cũng giơ tay ra cứu người đàn ông nhưng họ cũng bị dính tiếp.
 Thế là cả đoàn bảy người kéo lên kinh đô
 -Tranh 3: 
 Vừa lúc ở Kinh đô có chuyện lạ: Công chúa chẳng cười chẳng nói và vua đã treo giải: ai làm cho công chúa cười thì sẽ được cưới nàng làm vợ
-Tranh 4: 
 Công chúa nhìn thấy đoàn bảy người cùng con ngỗng đang đi lếch thếch thì buồn cười quá. Nàng cất tiếng cười sằng sặc
 Ngốc được giải. Anh được cưới công chúa xinh đẹp làm vợ
* Ý nghĩa câu chuyện:
 Nhờ sống tốt bụng Ngốc đã gặp được điều tốt đẹp, được lấy công chúa làm vợ
d) Hướng dẫn làm bài tập: (nếu có thể)
4.Củng cố – dặn dò:
_Củng cố:
+ GV chỉ bảng ôn (hoặc SGK)
_Dặn dò: 
_Cho HSHT đọc bài 82
 _Đọc câu ứng dụng CHT
_ Cho mỗi dãy viết một từ
_HS luyện đọc 13 vần
_HS đọc thầm và tìm tiếng có chứa vần vừa ôn: thác, nước, chúc, ích
_Luyện đọc từ ứng dụng
_Luyện đọc toàn bài trên bảng
_HS đọc thầm, tìm tiếng có chứa vần vừa ôn: trước, bước, lạc
_Đọc trơn bài thơ
_Cho HS viết: thác nước, ích lợi
_Sau khi nghe xong HS thảo luận nhóm và cử đại diện thi tài
_Mỗi tổ kể 1 tranh
+HS theo dõi và đọc theo. 
+HS tìm chữ có vần vừa học trong SGK, báo, hay bất kì văn bản nào,  
_ Học lại bài, tự tìm chữ có vần vừa học ở nhà. 
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Bài 18 :Cuộc sống xung quanh ( tiết 1)
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
_ Nêu được một số nét về cảnh quan thiên nhiên và công việc của người dân nơi HS ở.
@- GDKNS :KN tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát về cảnh vật và hoạt động sinh sống .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-Các hình ở bài 18 trong SGK.-Bức tranh cánh đồng gặt lúa.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 * Oån định 
*Kiểm tra bài cũ:
-Vì sao phải giữ gìn lớp học sạch, đẹp?
-Em đã làm gì để giữ gìn lớp học sạch, đẹp?
-GV nhận xét, cho điểm
*Bài mới:Giới thiệu bài:Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cuộc sống đang diễn ra ở xung quanh chúng ta .T ghi tựa bài
1.Hoạt động 1:Cho H tham quan khu vực quanh trường 
-GV cho H nhận xét về quang cảnh trên đường,về quang cảnh 2 bên đường
-GV phổ biến nội quy khi tham quan
-GV cho H thực hiện
-GV yêu cầu H kể lại những gì đã thấy khi đi tham quan
@- KN tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát về cảnh vật và hoạt động sinh sống .
Nghỉ giữa tiết
2.Hoạt động 2:Làm việc với SGK
-GV:em nhìn thấy gì trong bức tranh?
-GV:Đây là bức tranh vẽ cuộc sống ở đâu?Vì sao em biết?
-GV: theo em bức tranh đó có cảnh gì đẹp nhất?Vì sao em thích ?
*Củng cố:
GV cho H chơi trò chơi đóng vai: 
Khách về thăm quê ,gặp 1 em bé và hỏi :Bác đi xa lâu nay mới về.Cháu có thể kể cho bác biết về cuộc sống ở đây không?
GD HS dù ở nông thôn hay thành phố cần giữ vệ sinh chung và nếp sống văn minh
GVnhận xét
- 2 H
HT
H quan sát
-H nghe giao nhiệm vụ
-H đi thẳng hàng, trật tự theo hướng dẫn của Gv
-H đi thẳng hàng
-5 H
-H: bưu điện, trạm y tế, trường học, cánh đồng
-H:ở nông thôn.Vì có cánh đồng
-H suy nghĩ trả lời
2 H
BUỔI CHIỀU 
LUYỆN ĐỌC 
HS đọc SGK bài Ơn tập
+ HS CHT đọc môt phần
+ HS HT đọc cả bài 
+ HS làm vở bài tập .
LUYỆN VIẾT 
HS viết bảng con : thác nước, ích lợi
HS viết vào vở bài ơn tập.
LUYỆN TOÁN 
Cho HS ôn một số nội dung đã học trong tuần qua:cộng trừ trong phạm vi 10: Tính ngang, Tính dọc, viết phép tính thích hợp, Nối phép cộng với kết quả đúng, Tính dãy tính có hai
	phép tính và đo độ dài đoạn thẳng.
 Thứ năm ngày 1 tháng 1 năm 2015
HỌC VẦN
Ôn tập giữa kì 1
GV hướng dẫn học sinh ôn tập những kiến thức đã học :
_Đọc bảng : GV viết lên bảng cho HS đọc
 + Một số vần khó HS dễ nhầm lẫn: an/ang, at/ac, in/inh, un/ung, iên/iêng, 
 + Từ ứng dụng 
_ Đọc SGK : Cho HS chọn bài trong SGK để đọc
 + Đọc âm, vần, tiếng khoá, từ khoá
 + Đọc từ ứng dụng
 + Đọc câu ứng dụng
_ Viết : Cho HS viết bảng con một số âm, vần, từ ngữ đã học.
_ Ôn điền vần 
_ Nối từ ngữ thành câu.
TOÁN
BÀI 68: THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI
I.MỤC TIÊU:
 _Biết đo độ dài bằng gang tay, sải tay, bước chân 
 _Thực hành đo chiều dài bảng lớp học, bàn học, lớp học
II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
_Thước kẻ HS, que tính  
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu độ dài “gang tay”
_GV nói: Gang tay là độ dài (khoảng cách) tính từ đầu ngón tay cái tới đầu ngón tay giữa
_Yêu cầu HS xác định độ dài gang tay của bản thân mình: Chấm 1 điểm nơi đặt đầu ngón tay cái và một điểm nơi đặt đầu ngón tay giữa rồi nối hai điểm đó để được đoạn thẳng AB và nói: Độ dài gang tay của em bằng độ dài đoạn thẳng
2. Hướng dẫn cách đo độ dài bằng “gang tay”
_GV nói: Hãy đo cạnh bảng bằng gang tay
_GV làm mẫu: Đặt ngón tay cái sát mép bên trái của cạnh bảng; kéo căng ngón giữa và đặt dấu ngón giữa tại một điểm nào đó trên mép bảng; co ngón tay cái về trùng với ngón giữa rồi đặt ngón giữa đến một điểm khác trên mép bảng và cứ như thế đến mép phải của bảng. Mỗi lần co ngón tay cái về trùng với ngón giữa thì đếm lần lượt: một, hai,  cuối cùng đọc to kết quả, chẳng hạn: cạnh bảng dài 7 gang tay
3.Hướng dẫn cách đo độ dài bằng “bước chân”
_GV nói: Hãy đo chiều dài của bục giảng bằng bước chân
_GV làm mẫu: Đứng chụm hai chân sao cho các gót chân bằng nhau tại mép bên trái của bảng; giữ nguyên chân trái và bước chân phải lên phía trước- và đếm: một bước; tiếp tục như vậy cho đến mép bên phải của bục giảng thì thôi. Mỗi lần bước là một lần đếm số bước. Cuối cùng đọc to kết quả, chẳng hạn: bục giảng dài 5 bước chân
4. Thực hành: (Bài 1, 2, 3)
 a) Giúp HS nhận biết:
_Đơn vị đo là “gang tay”
_Đo độ dài mỗi đoạn thẳng bằng gang tay, rồi điền số tương ứng vào đoạn thẳng đó hoặc nêu kết quả
b) Giúp HS nhận biết:
_Đơn vị đo là “bước chân”
_Đo độ dài mỗi đoạn thẳng bằng bước chân, rồi nêu kết quả đo
c) Giúp HS nhận biết:
_Đơn vị đo là “que tính”
_Thực hành đo độ dài bàn, bảng, sợi dây bằng que tính rồi nêu kết quả đo
d) Nếu còn thời gian có thể giới thiệu đơn vị đo là “sải tay” rồi cho HS thực hành đo độ dài bằng sải tay
5. Các hoạt động hỗ trợ:
 GV có thể hỏi thêm:
_Hãy so sánh độ dài bước chân của em với bước chân của cô giáo bằng phấn vạch trên nền nhà. Bước chân của ai dài hơn?
_Vì sao ngày nay người ta không sử dụng “gang tay” hay “bước chân” để đo độ dài trong các hoạt động hằng ngày?
6.Nhận xét –dặn dò:
_ Nhận xét tiết học
_ Dặn dò: Chuẩn bị bài 69: Một chục- tia số
_HS quan sát
_Thực hành đo cạnh bàn
Đạo đức
Bài : Ôn tập và thực hành kĩ năng cuối học kì I
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Giáo dục H đứng nghiêm trang khi chào cờ.
- Đi học đều , đúng giờ.
- Giữ trật tự trong lớp học .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 Tranh phóng to trong vở BT ĐĐ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Kiểm tra bài cũ :
GV cho cả lớp thực hiện xếp hàng ra, vào lớp
GV nhận xét
*Bài mới:
1. Hoạt động 1 : Thực hành chào cờ
GV cho các tổ thi đua 
GV goi H nhận xét
GV nhận xét , cho điểm
2.Hoạt động 2: Thảo luận
+ Ích lợi của việc đi học đều , đúng giờ
GV cho H thảo luận cặp
GV gọi H trình bày
GV nhận xét
+ Tác hại của việc đi học trễ
GV cho H thảo luận nhóm
GV gọi đại diện trả lời
GV nhận xét
Nghỉ giữa tiết
3. Hoạt động 3: Sắm vai
GV yêu cầu H sắm vai theo tình huống : 2 bạn giành nhau quyển truyện
GV cho mỗi tổ cử H sắm vai
GV gọi H nhận xét
GV nhận xét
*Củng cố :
GV cho H thực hiện lại chào cờ
H thực hiện
-Từng tổ lên thực hiện
-H khác nhận xét
2 H ngồi cùng bàn thảo luận, cá nhân trình bày
H thảo luận nhóm 6 H
Đại diện nhóm trả lời
Mỗi tổ cử 2 H sắm vai
H nhận xét
Cả lớp làm theo lệnh của GV
Thứ sáu ngày 2 tháng 1 năm 2015
HỌC VẦN
Kiểm tra học kì I
------------------------
TOÁN
 BÀI 69: MỘT CHỤC- TIA SỐ
I.MỤC TIÊU:
 Giúp học sinh:
 _Nhận biết ban đầu về 1 chục 
 _Biết quan hệ giữa chục và đơn vị: 1 chục = 10 đơn vị, biết đọc và viết số trên tia số.
II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
 _Tranh vẽ, bó chục que tính, bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu “Một chục”
_Cho HS xem tranh
_GV nêu: 10 quả còn gọi là 1 chục quả
_Cho HS đếm que
_GV hỏi: 
+10 que tính còn gọi là mấy chục que tính?

File đính kèm:

  • docga_lop_1.doc