Giáo án môn học khối 3 - Tuần học 23

I/ Mục tiêu:

Biết ngắt nghỉ hơi đúng; đọc đúng các chữ số, các tỉ lệ phần trăm và số điện thoại trong bài.

- Giúp học sinh hiểu nội dung tờ quảng cáo: Bước đầu biết về một số đặc điển, nội dung, hình thức trình bày và mục đích của một tờ quảng cá. (trả lời được các CH trong SGK)

II/ Chuẩn bị:

 * GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.

 * HS: Xem trước bài học, SGK, Tìm tranh quảng cáo.

III/ Các hoạt động:

1. Bài cũ: 4 HS đọc bài Chương trình xiếc đặc sắc.

 Qua câu chuyện em học tập được gì từ 2 chị em Xô-phi và Mác?

2. Giới thiệu và nêu vấn đề.

 Giới thiệu bài + ghi tựa.

 

doc27 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn học khối 3 - Tuần học 23, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Bốn Hs lên bảng làm bài. Hs cả lớp làm vào bảng con.
 3418 2527 1419 1914
x 2 x 3 x 5 x 5
 6836 7581 7095 9570
- Hs cả lớp nhận xét bài của bạn.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Hs thảo luận nhóm đôi.
Bình mua 4 quyển vở .
Giá 1200 đồng.
5000 đồng.
Cô bán hàng trả lại cho Bình bao nhiêu?.
Hs cả lớp làm bài vào vở.
Một Hs lên bảng làm bài.
 Bài giải
Số tiền mua 4 quyển vở là:
 1200 x 4 = 4800 (đồng)
Cô bán hàng phải trả lại cho Bình:
 5000 – 4800 = 200 (đồng)
 Đáp số : 200 đồng.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
- Hs đọc yêu cầu của bài.
Ta lấy thương nhân với số chia.
Hs làm bài vào VBT. Hai Hs lên sửa bài.
X : 5 = 1308 X : 6 = 1507
 X = 1308 x 5 X = 1507 x 6
 X = 6540 X = 9042
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Có 7 ô vuông đã tô màu.
- 2 ô nữa.
Hai nhóm thi đua làm bài.
- HS làm bài.
4. Tổng kết – dặn dò.(1’)
Tập làm lại bài 2 , 3.
Chuẩn bị bài: Chia số có bốn chữ số với số có một chữ số .
Nhận xét tiết học.
Chính tả: (Nghe – viết) :
 Nghe nhạc
I/ Mục tiêu:
- Nghe - viết viết đúng bài chính tả; Trình bày đúng khổ thơ, dòng thơ 4 chữ
- Làm đúng bài tập (2) a/b
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ viết BT2.	 
II/ Các hoạt động:
Bài cũ: Một nhà thông thái. 
- Gv gọi Hs viết các từ bắt đầu bằng chữ tr/ch.
- Gv nhận xét bài thi của Hs.
2.Giới thiệu và nêu vấn đề. 
	Giới thiệu bài + ghi tựa. 
Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs nghe - viết.
- Mục tiêu: Giúp Hs nghe - viết đúng bài chính tả vào vở.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Gv đọc toàn bài viết chính tả.
 - Gv yêu cầu 1 –2 HS đọc lại bài viết .
- Gv hướng dẫn Hs nhận xét. Gv hỏi:
 + Bài thơ kể chuyện gì?
+ Những từ nào trong bài viết hoa ?
- Gv hướng dẫn Hs viết ra nháp những chữ dễ viết sai: mải miết, bỗng, nổi nhạc, giẫm, vút, réo rắt, rung theo, trong veo.
- Gv đọc cho Hs viết bài vào vở.
Gv chấm chữa bài.
- Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
-Mục tiêu: Giúp Hs biết điền vào chỗ trống tiếng có âm l/n, và vần uc/ut.
 + Bài tập 2: 
- Gv cho Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs làm bài cá nhân.
- Gv mời 2 Hs lên bảng thi làm bài. Sau đó từng em đọc kết quả, giải câu đố.
- Gv nhận xét, chốt lại:
PP: Phân tích, thực hành.
- Hs lắng nghe.
- 1 – 2 Hs đọc lại bài viết.
- Bé Chương thích âm nhạc, nghe tiếng nhạc nổi lên, bỏ chơi bi, nhún nhảy theo tiếng nhạc. Tiếng nhạc làm cho cây cối cũng lắc lư, viên bi lăn tròn rồi nằm im..
- HS nêu
- Hs viết ra nháp.
- Học sinh viết vào vở.
- Học sinh soát lại bài.
- Hs tự chữ lỗi.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
- Một Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Hs làm bài cá nhân.
- Hs lên bảng thi làm bài
a, náo động – hỗn láo ; béo núc ních – lúc đó.
b, ông bụt – bục gỗ ; chim cút – hoa cúc.
Hs nhận xét.
4 Tổng kết – dặn dò. 
Về xem và tập viết lại từ khó.
Chuẩn bị bài: Người sáng tác Quốc ca Việt Nam .
Nhận xét tiết học.
 Thứ tư, ngày 03 tháng 02 năm 2010
Thể dục
Bài 45 :TRÒ CHƠI “CHUYỂN BÓNG TIẾP SỨC”
. MỤC TIÊU :
Học nhảy dây cá nhân theo kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện đúng động tác ở mức cơ bản đúng.
Học trò chơi : Chuyển bóng tiếp sức”. Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia chơi được ở mức tương đối chủ động.
II . CHUẨN BỊ: 
Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
Phương tiện : Chuẩn bị còi, kẻ sẵn các vạch, dụng cụ hai em một dây nhảy. mỗi đội một quả bóng(loại nhỡ)để chơi trò chơi.
III . LÊN LỚP 
ĐL
Nội dung và phương pháp
Đội hình tập luyện
1-2ph 
1phút
2phút
12-15 ph
10 -12 p
5phút
1 . Phần mở đầu 
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Đúng tại chỗ, vỗ tay, hát.
- Trò chơi “Đứng ngồi theo lệnh”
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập. 
2 . Phần cơ bản 
- Ôn nhảy dây theo kiểu chụm hai chân 
- GV chia HS trong lớp thành từng nhómtập theo địa điểm đã quy định. GV đi đến từng tổ để kiểm tra,nhắc nhở các em thực hiện chưa tốt. GV phân công cho từng đôi thay nhau, người tập, người đếm số lần, khi tập xong GV nhắc các em thả lỏng.
Chơi trò chơi”Chuyển bóng tiếp sức”
GV tập hợp HS thành bốn hàng dọc có số người bằng nhau, em đầu hàng cầm bóng, mỗi hàng là một đội thi đấu. GV nêu tên trò chơi, cho một nhóm HS ra làm mẫu, đồng thời giải thích cách chơi. Cho Hschơi.
Cách chơi : Khi có lệnh “Bắt đầu“ cuộc chơi, mỗi em đứng trên cùng của hàng nhanh chóng đưa bóng bằng hai tay qua trái-ra sau cho người số hai. Người số hai nhận bóng và làm tương tự như người số một, cứ lần lượt như vậy cho đến người cuói cùng nhận được bóng. Ngươiø cuối cùng sau khi nhận được bóng nhanh chóng đưa bóng về phía bên phải rồi chuyển cho bạn đứng trước mình. Bạn đứng trên bạn cuối cùng sau khi đã chuyển bóng ở phía bên phải xong phải nhanh chóng quay sang phía bên phải nhanh bóng của người phía sau chuyển lên cho người đứng trước mình.Trò chơi cứ tiếp tục như vậy cho tới khi người đầu hàng nhận được bóng và đưa bóng bằng hai tay lên cao, thân người ngay ngắn và hô” Xong”. Ai để bóng rơi thì phải nhặt lên, rồi mới tiếp tục chơi. Tổ nào chuyển bón xong trước và ít phạm quy là thắng cuộc. 
- Một số trường hợp phạm quy:
+ Chuyển bóng trước khi có lệnh hoặc chuyển bóng không đúng bên quy định.
+ Lăn bóng trên mặt đất, tung bóng hoặc chuyển bỏ cách những người nhận bóng theo quy định.
+Để rơi bóng mà không nhặt lên mà người khác nhặt để tiếp tục cuộc chơi. 
- GV nhận xét để HS nắm vững luật chơi 
3 . Phần kết thúc 
- Đi vòng theo một vòng tròn, thả lỏng chân tay tích cực 
- GV cùng hệ thống bài và nhận xét giờ học 
- GV giao về nhà : Ôn nội dung nhảy dây đã học
Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ
Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ
Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ
Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ
+ HS khởi động kĩ các khớp cổ chân, cố tay, đầu gối, khớp vai, khớp hông. 
- Các tổ luyện tập
- Mỗi tổ cở 2 bạn thi .
- HS chú ý nghe cách chơi để không pham quy.
- HS chơi chính thức và có thi đua.
Đi thành đội hình vòng tròn.
- Nhắc lại nội dung bài.
 Luyện từ và câu: 
 Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi “ Như thế nào”
I/ Mục tiêu: 
- Tìm được những vật được nhân hoá, cách nhân hoá trong bài thơ ngắn ( BT1 ).
- Biết cách trả lời câu hỏi Như thế nào? (BT2).
- Đặt được câu hỏi cho bộ phận câu trả lời câu hỏi đó (BT3a/c/d)
II/ Chuẩn bị: 	
 * GV: Bảng lớp viết BT1.
	 Bảng phụ viết BT2.
 * HS: Xem trước bài học, VBT.
III/ Các hoạt động:
Bài cũ: Từ ngữ về sáng tạo, dấu phẩy.
- Gv gọi 2 Hs lên làm BT2 và BT3.
- Gv nhận xét bài của Hs.
Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
	3 Phát triển các hoạt động.
- Bài tập 1: 
Mục tiêu 1:.
- Gv cho Hs đọc yêu cầu của bài.
 - Mời 1 hs đọc lại bài thơ: Đồng hồ báo thức.
 - Gv đặt trước lớp một chiếc đồng hồ báo thức, chỉ cho các em thấy cách miêu tả đồng hồ báo thức trong bài thơ rất đúng: kim giờ chạy chậm, kim phút đi từng bước, kim giây phóng rất nhanh.
 - Gv cho Hs trao đổi bài theo cặp.
 - Gv dán tờ phiếu trên bảng lớp, mời 3 Hs thi trả lời đúng.
Mở rộng: Vì sao kim giờ được gọi bằng bác, kim phút được gọi bằng anh, kim giây được gọi bằng bé?.
Gv nhận xét, chốt lại: Nhà thơ đã dùng biện pháp nhân hóa để tả đặc điểm của kim giờ, kim phút , kim giây một cách rất sinh động.
Bài tập 2: (Mục tiêu 2)
- Gv cho Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv yêu cầu từng cặp Hs trao đổi theo cặp: Một em nêu câu hỏi, em kia dựa vào nội dung bài thơ “ Đồng hồ báo thức” trả lời.
- Gv mời nhiều cặp Hs Hs thực hành hỏi – đáp trước lớp.
- Gv nhận xét, chốt lại:
. Bài tập 3: (Mục tiêu 3 )
- Gv cho Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv yêu cầu Hs làm bài cá nhân.
- Gv mời 3 Hs lên bảng thi làm bài. Cả lớp làm bài vào VBT.
- Gv nhận xét, chốt lại.
* Rút ra kết luận: Bộ phận trả lời cho câu hỏi như thế nào là từ chỉ gì?
PP: Thảo luận, giảng giải, thực hành.
- Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Hs đọc bài.
- Hs làm bài theo cặp.
- Ba Hs thi làm bài .
+ Hs cả lớp nhận xét
Kim giờ được gọi là bác vì kim giờ to, được tả nhích từng li, từng li như một người đứng tuổi, làm việc gì cũng thận trọng.
+ Kim phúc được gọi bằng anh vì nhỏ hơn, được tả đi từng bước vì chuyển động nhanh hơn kim giờ.
+ Kim giây được gọi bằng bé vì nhỏ nhất, được tả là chạy vút lên trước hàng như một đứa bé tinh nghịch vì chuyển động nhanh nhất.
+ Khi ba kim cùng tới đích tức là đến đúng thời gian đã định trước thì chuông reo để báo thức cho em.
- Hs đọc yêu cầu của bài.
- Hs trao đổi theo cặp.
- Từng cặp Hs hỏi và trả lời trước lớp.
PP: Thảo luận, thực hành.
- Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Hs cả lớp làm bài cá nhân.
- 5 Hs lên bảng thi làm bài.
Trương Vĩnh Ký hiểu biết như thế nào? 
 Ê-đi-xơn làm việc như thế nào?
 Hai chị em nhìn chú Lí như thế nào?
 Tiếng nhạc nổi lên như thế nào?
- Hs nhận xét.
 từ chỉ đặc điểm, tính chất.
Tổng kết – dặn dò.
Về tập làm lại bài: 
Chuẩn bị : Từ ngữ về nghệ thuật. Dấu phẩy.
Nhận xét tiết học.
Toán:
CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ. 
A/ Mục tiêu:
- Biết chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số ( chia hết, thương có bốn chữ số hoặc 3 chữ số).
- Vận dụng phép chia đe làm tính và giải toán.
B/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng nhómï, phấn màu.
	* HS: bảng con.
C/ Các hoạt động:
1. Bài cũ: Luyện tập.
Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài 2 .
- Nhận xét ghi điểm.
2. Giới thiệu và nêu vấn đề.
3. Phát triển các hoạt động
* HĐ1: Hướng dẫn Hs thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.(8’)
- MT: Giúp Hs nắm đựơc các bước thực hiện một phép toán chia .
a) Phép chia 6369 : 3.
- Gv viết lên bảng: 6369 : 3 = ? . Yêu cầu Hs đặt theo cột dọc.
- Gv hỏi: Chúng ta bắt đầu chia từ hàng nào của số bị chia?
-Yêu cầu1 HS lên bảng làm- Dưới lớp làm vào nháp.
- Gọi 1HS trình bày cách thực hiện phép chia- GV ghi bảng.
b) Phép chia 1276: 4
- Gv yêu cầu Hs thực hiện phép tính vào giấy nháp.
- Sau khi Hs thực hiện xong Gv hướng dẫn thêm.
 - Gv yêu cầu cả lớp thực hiện lại phép chia trên.
Lưu ý: Lần 1 nếu lấy một chữ số ở số bị chia mà bé hơn số chia thì phải lấy hai chữ số.
* HĐ2: Làm bài 1.(12’)
- MT: Giúp Hs biết cách tính đúng các phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
 * Bài 1:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu Hs tự làm.
- Gv yêu cầu Hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
+ Yêu cầu 4 Hs vừa lên bảng nêu rõ từng bước thực hiện phép tính của mình.
- Gv nhận xét.
* HĐ3: Làm bài 2.(4’)
- MT: Giúp Hs giải đúng các bài toán có lời văn.
Bài 2: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv cho hs thảo luận nhóm đôi câu hỏi .
- Gv yêu cầu cả lớp bài vào vở, 1 Hs làm bài trên bảng nhóm.
- Gv nhận xét, chốt lại: 
* HĐ4: Làm bài 3.(6’)
- MT: Giúp cho các em củng cố về cách tìm một thừa số chưa biết.
- Gv mời 1 Hs yêu cầu đề bài.
- Gv hỏi:
+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?
- Gv yêu cầu Hs làm bài vào vở. Bốn Hs lên bảng thi làm bài.
GV nhận xét , tổng kết , tuyên dương .
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
Hs đặt tính theo cột dọc và tính.
- Hs : Chúng ta bắt đầu chia từ hàng nghìn của số bị chia.
Một Hs lên bảng làm. Cả lớp làm vào nháp.
6369 3 * 6 chia 3 đươcï 2, viết 2, 2 nhân 3 
 03 2123 bằng 6 ; 6 trừ 6 bằng 0. 
 06 * Hạ 3; 3 chia 3 bằng 1, viết 1 ; 1 
 09 nhân 3 bằng 3 ; 3 trừ 3 bằng 0.
 0 * Hạ 6, 6 chia 3 được 2 , viết 2. 2 
 nhân 3 bằng 6; 6trừ 6 bằng 0
 * Hạ 9, 9 chia 3 được 3, viết 3.
 3 nhân 3bằng 9 ; 9 trừ 9 bằng 0. 
- HS trình bày cách thực hiện
- Hs đặt phép tính vào giấy nháp. Một Hs lên bảng đặt tính.
1276 4 * 12 chia được 3, viết 3 ; 3 nhân 4
 07 319 bằng 12; 12 trừ 12 bằng 0. 
 36 * Hạ 7 ; 7 chia 4 được 1, viết 1
 0 1 nhân 4 bằng 4 ; 7 trừ 4 bằng 3 
 * Hạ 5 được 36; 36 chia 4 được9, 
 viết 9. 9 nhân 4 bằng 36; 36 trừ 36
 bằng 0 . 
- Vậy 1276 : 4 = 319
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
 Hs lên bảng làm.
2684 2 2457 3 3672 4 
06 1342 05 819 07 918
 08 27 32
 04 0 0
 0
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Hs thảo luận nhóm đôi.
Hs làm bài.
Một Hs lên bảng làm.
 Bài giải
 Số lít dầu ở mỗi thùng là:
 1696 : 8 = 212 (lít dầu)
 Đáp số : 212 lit dầu..
PP: Luyện tập, thực hành.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Hs trả lời
- Hs cả lớp làm bài vào vở.
- Bốn Hs lên bảng thi làm bài.
a) X x 4 = 2048 b) 5 x X = 3055
 X = 2048 : 4 X = 3055 : 5
 X = 512 X = 611
c) X x 6 = 4278 d) 7 x X = 5691
 X = 4278 : 6 X = 5691 : 7
 X = 713 X = 813
Hs nhận xét
4. Tổng kết – dặn dò.(1’)
- Về tập làm lại bài2,3.
Chuẩn bị bài: Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (tiếp theo).
Nhận xét tiết học.
Tự nhiên xã hội:
 Lá cây
I/ Mục tiêu:
- Biết được cấu tạo ngoài của lá cây.
- Biết được sự đa dạng về hình dạng, độ lớn và màu sắc của lá cây.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 86, 87. Lá cây.
	* HS: SGK, lá cây mối em 1-2 lá.
III/ Các hoạt động:
Bài cũ: Rễ cây (tiết 2). 
 + Rễ cây có chức năng gì?
 + Ích lợi của một số rễ cây?
Giới thiệu và nêu vấn đề: 
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 3. Phát triển các hoạt động. (**)
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
- Mục tiêu: Biết mô tả sự da dạng về màu sắc, hình dạng và độ lớn của lá cây. Nêu được đặc điểm chung và cấu tạo ngoài của lá cây.
. Cách tiến hành.
Bước1: Làmviệc theo cặp.
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình 1, 2, 3, 4 SGK trang 86,87 trả lời các câu hỏi:
+ Nói về màu sắc, hình dạng, kích thước của những lá cây quan sát được?
+ Hãy chỉ đâu là cuốn lá, phiến lá của một số cây sưu tầm được ?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv mời một số cặp Hs lên hỏi và trả lời trước lớp.
- Gv nhận xét, chốt lại.
=> Lá cây thường có màu xanh lục, một số ít lá có màu đỏ hoặc vàng. Lá cây có nhiều hình dạng và độ lớn khác nhau. Mỗi chiếc lá thường có cuống lá và phiến lá ; trên phiến lá có gân lá.
* Hoạt động 2: Làm việc với vật thật.
- Mục tiêu: Phân loại các lá cây sưu tầm được.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Thảo luận .
- Gv phát cho mỗi nhóm một tờ giất khổ A0 và băng dính.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn sắp xếp các lá cây và dính vào giấy khổ A0 theo từng nhóm có kích thước, hình dạng tương tự nhau.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại lá của mình trước lớp .
- Gv nhận xét nhóm nào sưu tập được nhiều, trình bày đẹp và nhanh.
Liên hệ: Lá cây làm cho quang cảnh, môi trường đẹp hơn,che bóng mát. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ lá cây?
PP: Quan sát, thảo luận nhóm.
- Hs thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi.
- Từng cặp lên hỏi và trả lời trước lớp.
Hs cả lớp nhận xét.
Hs các nhóm khác nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
- Hs thảo luận theo nhóm.
Phân loại lá theo nhóm.
- Các nhóm trình bày kết quả.
Hs nhận xét.
- HS nêu các cách.
4 .Tổng kết – dặn dò. (1’)
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Khả năng kì diệu của lá cây.
Nhận xét bài học.
 Thứ năm ngày 04 tháng 02 năm 2010
Aâm nhạc
Giới thiệu một số hình nốt nhạc
Bài đọc thêm Du Bá Nha – Chung Tử Kì
I/Mục tiêu:
Củng cố việc nhớ tên của 7 nốt nhạc và bước đầu nhận biết các hình nốt nhạc.
Tập viết hình các nốt nhạc lên khuông nhạc.
II/Chuẩn bị của giáo viên:
 - Câu chuyện Du Bá Nha.
III/Hoạt động dạy học chủ yếu:
Ổn định tổ chức lớp, nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
A . Kiểm tra bài cũ.
Hát bài: Cùng múa hát dưới trăng.
B . Bài mới:
Hoạt Động Của Giáo Viên
HĐ Của Học Sinh
* Hoạt động 1: Giới thiệu một số hình nốt nhạc
- Giáo viên giới thiệu cho học sinh hình dáng cũng như tên của các nốt nhạc.
- Giáo viên kẻ khuông nhạc lên bảng và giới thiệu vai trò của khuông nhạc trong bản nhạc.
- Giáo viên viết các nốt nhạc Đô Rê Mi Pha Son La Si lên khuông nhạc và giới thiệu tên của từng nốt và vị trí của từng nốt nhạc trên khuông nhạc.
- Giáo viên viết các âm hình nốt nhạclên bảng và giới thiệu cho học sinh biết cách nhận biết âm hình từng nốt nhạc và giá trị của từng nốt nhạc trên bản nhạc.
* Hoạt động 2: 
- Giáo viên hướng dẫn cách viết từng nốt nhạc lên khuông nhạc .
- Giáo viên mời học sinh lên bảng viết nốt nhạc lên khuông nhạc.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
* Cũng cố dặn dò:
- Khen những em hoạt động tốt trong giờ học, nhắc nhở những em chưa tập trung, chưa chú ý trong giờ học cần chú ý hơn.
- Dặn học sinh về nhà ôn lại bài hát đã học.
- HS chú ý.
- HS lắng nghe.
- HS chú ý.
- HS lắng nghe.
-HS chú ý
- HS thưch hiện.
- HS nhận xét.
- HS chú ý.
-HS ghi nhớ.
Thể dục
Bài 46 : ÔN TRÒ CHƠI “CHUYỂN BÓNG Ø TIẾP SỨC” 
I . MỤC TIÊU 
Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối đúng.
Chơi trò chơi “Chuyển bóng ø tiếp sức” Yêu cầu biết cách chơi và chơi một cách tương đối chủ động .
 II . ĐỊA ĐIỂM VÀPHƯƠNG TIỆN 
 1) Địa điểm :sân trường, vệ sinh sạch, thoáng mát, bảo đảm an toàn.
 2) Phương tiện :còi, kẻ vạch cho trò chơi, bàn. 
III .NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP .
Đ l
Nội dung và phương pháp
Đội hình tập luyện .
1-2p
2phút
1 phút
10-12 phút
5-7p 
1-2ph
2phút
1)Phần mở đầu :
-GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài giờ học 
-Đứng thành vòng tròn xoay khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, gối, hông . 
Chơi trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”
Tập bài thể dục phát triển chung:1 lần, 2x8 nhịp. 
2)Phần cơ bản 
- Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân 
- GV thường xuyên chỉ dẫn, sửa chữa dđộng tác chưa đúng cho HS, động viên kịp thời những em nhảy đúng 
*Chơi trò chơi “Chuyển bóng ø tiếp sức ”.
- GV tổ chức các đội chơi và nêu tên trò chơi, rồi giải thích cách chơi, và luật lệ chơi .
- GV cho HS chơi thử . Sau đó cho các em chơi chính thức. 
- HS tham gia chơi chủ động đúng luật 
GV hướng dẫn các em tập lại một lần 8 động tác đã học 1 lần (nhịp 2 x8 ) 
3)Phần kết thúc :
-Đứng tại chỗ thả lỏng sau đó vỗ tay và hát .
-GV hệ thống bài 
Dăn dò :về nhà ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. 
-GV hô “giải tán”, HS hô: “khoẻ”.
 - Các nhóm luyện nhả dây.
HS tích cực chơi một cách chủ động ,chú ý đừng để phạm quy.
Tập làm văn
Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật
 I/ Mục tiêu:
- Kể được một vài nét nổi bật của buổi biểu diễn nghệ thuật theo gọi ý trong SGK.
- Viết được đoạn văn đã kể thành một đoạn văn ngắn ( khoảng 7 câu).
 II/ Chuẩn bị:	
 * GV: Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý. 
 Tranh ảnh minh họa.
 III/ Các hoạt động:
Bài cũ: Nói về người lao động trí óc. 
- Gv gọi 2 Hs đọc lại bài viết về người lao động trí óc.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề. 
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs làm bài.
Mục tiêu: Giúp các em biết kể lại tự nhiên một buổi biểu diễn nghệ thuật đã được xem.
+ Bài tập 1:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của bài và các gợi ý .
- Gv mời 1 – 2 Hs làm mẫu.
- Gv gợi ý cho Hs:
+ Đó là buổi biểu diễn nghệ thuật gì?
+ Buổi biểu diễn được tổ chức ở đâu, khi nào?
+ Em cùng xem với ai?
+ Buổi biểu diễn có những tiết mục nào?
+ Em thích tiết mục nào nhất? Hãy nói cụ thế về tiếc mục ấy ?
- GV mời3-4 HS kể trước lớp Theo thứ tự G-K-TB-Y
 GV bổ sung thêm
- Gv mời từng cặp hs kể
- Gv mời 4 – 5 G-K-TB-Y Hs thi kể trước lớp.
- Gv nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài.
Mục tiêu: Giúp viết thành một đoạn văn ngắn mà các em vừa kể.
+ Bài tập 2:
- Yêu cầu hs đọc đề bài.
- Gv nhắc nhở Hs viết vào vở rõ ràng, từ 7 – 10 câu những lời mình vừa kể.
- Gv theo dõi nhắc nhở các em.
- Gv mời từ 5 – 7 Hs đọc bài viết của mình trước lớp.
- Gv nhận xét, tuyên dương những bạn viết tốt.
PP: Quan sát, giảng giải, thực hành.
- Hs đọc yêu cầu của bài và gợi ý.
- Hs kể.
Kịch, ca nhạc, múa, xiếc, văn nghệ.
Được tổ chức ở rạp xiếc vào tối thứ 7.
Bố, mẹ, anh chị. đã đưa em đi xem.
Đu quay, người đi trên dây,..
Em thích nhất tiết mục người đi trên dây. Thật kì diệu các cô gái vừa giữ thăng bằng vừa bước thoăn thoắt trên sợi dây.
- HS kể
- Từng cặp Hs kể .
- Hs thi kể chuyện.
- Hs lắng nghe.
PP: Quan sát, luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs viết bài vào vở.
Hs đọc bài viết của mình.
Hs cả lớp nhận xét.
 4 Tổng kết – dặn dò. (1’)
Về nhà tập kể lại chuyện.
Chuẩn bị bài: Kể về lễ hội.
Nhận xét tiết học.
Toán. CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (tt)
A/ Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số ( trường hợp chia có dư, th

File đính kèm:

  • docTuan 23.doc