Giáo án môn học khối 3 - Tuần 6
Luyện Toán: Ôn tập
I.Mục tiêu: - Giúp Hs ôn tập về phép chia hết và phép chia có dư.
- Vận dụng để giải toán có lời văn.
II.Hoạt động dạy học:
LỊCH BÁO GIẢNG: TUẦN 5 Thứ ngày Tiết Môn học Tên bài dạy 5 27/9/2012 1 2 3 4 Thể dục L Tiếng Việt. TN&XH An toàn giao thông Bài 12 Luyện tập Cơ quan thần kinh Bài 6 6 28/9/2012 1 2 3 4 Luyện toán Luyện TN&XH HĐNGLL Sinh hoạt lớp. Luyện tập Luyện tập. Hoạt động Đội Nhận xét tuần 6 Thứ năm, ngày 27 tháng 9 năm 2012. Thể dục: Bài 10 I, MỤC TIÊU : - Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác. - Học động tác đi chuyển hướng phải, trái. Yêu cầu biết và thực hiện động tác ở mức tương đối đúng. - Trò chơi “Mèo đuổi chuột”. Biết cách chơi và tham giavào trò chơi và chơi trò chơi đúng luật. II. Địa điểm 1)Địa điểm :sân trường, vệ sinh sạch, thoáng mát ,bảo đảm an toàn . 2)Phương tiện :còi , 9 lá cờ con. III . NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP Nội dung và phương pháp Đội hình tập luyện 1)Phần mở đầu : 5 phút -GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu Cả lớp Khởi động các khớp Chơi trò chơi: kéo cưa lừa xẻ. 2) Phần cơ bản * Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số . 4-6p - Chia tổ luyện tập. GV phát lệnh tập hợp bằng còi. Tổ nào tập hợp nhanh, dóng hàng, thẳng sẽ được biểu dương. *Học đi chuyển hướng phải, trái. 10-12p - GV nêu tên, làm mẫu và giải thích động tác. Cho HS bắt chước làm theo. Cho HS luyện tập theođội hình 2 hàng dọc. Hướng dẫn HS luyện tập đi chậm rồi nhanh dần. Tập theo hình thức nước chảy. Lưu ý tập cho HS đi tự nhiên, không tay đổi hướng quá đột ngột Chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột” 6-8p * GV nêu tên trò chơi . Giải thích cách chơi. Cho HS học thuộc vần điệu trước. Chơi thử 1-2 lần Cho lớp cùng chơi. * Lưu ý đảm bảo an toàn trong chơi. 3)Phần kết thúc : 2-3p Đứng tại chỗ thả lỏng, -Cả lớp vỗ taytheo nhịp và hát . -GV nhận xét, khen ngợi những HS thực hiện tốt các động tác. GV hô “giải tán”,HS hô: “khoẻ”. t t t Luyện Tiếng Việt: Ôn luyện từ và câu. I.Mục tiêu:Giúp Hs hiểu thêm về so sánh các kiểu so sánh hơn kém. Biết xác định hình ảnh so sánh và đặt câu có hình ảnh so sánh. II Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Bài cũ: B. Bài mới: 1 Gv nêu mục tiêu và nhiệm vụ của tiết học. 2.Hướng dẫn Hs làm bài tập. Bài tập 1:Trong mỗi khổ thơ dưới đây tác giả đã so sánh hai sự vật nào với nhau: Lịch đếm từng ngay các con lớn lên Bố mẹ già đi ông bà già nữa Năm tháng như cánh chim qua cửa Vội vàng lên con đừng để muộn điều gì. Nguyễn Hoàng Sơn Mẹ bảo: trăng như lưỡi liềm Ông rằng: trăng tựa con thuyền cong mui Bà nhìn: như hạt cau phơi Cháu cười: quả chuối vàng tươi trong vườn Bố nhớ khi vượt Trường Sơn Trăng như cánh võng chập chờn trong mây. Lê Hồng Thiện. - Cho Hs xác định hình ảnh so sánh và từ so sánh. Gv chốt kết quả đúng. Bài tập 2:Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh hình ảnh so sánh về cây bàng: a,Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những .. b,Những chiếc lá bàng mùa đông đỏ như c,Cành bàng trụi lá trông như .. - Cho Hs đọc bài và nêu ý kiến của mình. - Gv chọn ý kiến thích hợp nhất Bài tập 3: Viết lại những câu văn dưới đây cho hay hơn bằng cách dùng hình ảnh so sánh. a,Mặt trời mới mọc đỏ ối. b,Con sông quê em quanh co uốn khúc. c,Mặt biển phẳng lặng rộng mênh mông. Gv chấm bài và nhận xét. Hs chữa bài tiết trước. - Hs đọc bài và làm bài Năm tháng so sánh với cánh chim qua cửa trăng so sánh với lưỡi liềm trăng so sánh với con thuyền trăng so sánh với hạt cau phơi trăng so sánh với quả chuối vàng tươi Trăng so sánh với cánh võng - Hs nêu các hình ảnh so sánh mà em tìm được. Bài 2. - HS lựa chọn và nêu kết quả. a. ..................ngọn nến xanh lung linh, bónh đèn hình quả lót xanh trong,.... b. ............... đồng hun, ..... c. .............những cánh tay khẳng khiu vươn ra trong gió, .... - HS mhận xét Bài 3. - Hs suy nghĩ tìm hình ảnh so sánh phù hợp nhất. a. Bình minh, ông mặt trời như quả cà chua. b. Dòng sông quê em uốn lượng như dải lụa đào. c.Mặt biển phẳng lặng như cái gương khổng lồ bằng ngọc thạch. . 3:Củng cố và dặn dò: Gv nhắc Hs về nhà xem lại bài. Tự nhiên xã hội: Cơ quan thần kinh I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Kể tên, chỉ trên sơ đồ và trên cơ thể vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh. - Nêu vai trò của não, tủy sống, các dây thần kinh và các giác quan. Kỹ năng: - Biết được vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh. c) Thái độ: Giá dục biết giữ gìn cơ quan thần kinh . II/ Chuẩn bị: * GV: tranh cơ quan thần kinh ở bộ đồ dùng. * HS: SGK, VBT III/ Các hoạt động: Bài cũ:Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu. - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi: + Tại sao chúng ta cần giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu? + Chúng ta cần phải làm gì để giữ vệ sinh bộ phận bên ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu? - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiiệu bài – ghi tựa: 3. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Quan sát tranh. - Mục tiêu: Kể tên và chỉ được vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ và trên cơ thể mình. . Cách tiến hành. Bước 1: Làm việc theo nhóm - Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát sơ đồ cơ quan thần kinh ở hình 1, 2 trang 26, 27. H: + Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ? + Trong các cơ quan đó, cơ quan nào được bảo vệ bởi họp sọ, cơ quan nào được bảo vệ bởi cột sống? - GV theo dõi giúp đỡ. - Sau đó nhóm trưởng đề nghị các bạn chỉ vị trí của bộ não, tủy sống trên cơ thể bạn. Bước 2: làm việc cả lớp. - Gv treo hình sơ đồ phóng to lên bảng. Yêu cầu Hs lên chỉ các bộ phận của cơ quan thần kinh như não, tủy sống, dây thần kinh. - Gv chỉ vào hình và giảng: Từ não và tủy sống có các dây thần kinh tỏa đi khắp nơi của cơ thể. Từ các cơ quan bên trong và các cơ quan bên ngoài của cơ thể lại có các dây thần kinh đi về tủy sống và não. * Hoạt động 2: Thảo luận. - Mục tiêu: Nêu được vai trò của não, tủy sống, các dây thần kinh và các giác quan. Các bước tiến hành. Bước 1 : Trò chơi. - Gv cho cả lớp cùng chơi một trò chơi đòi hỏi phản ứng nhanh, nhạy của người chơi. Ví dụ trò chơi : “ Con thỏ , ăn cỏ, uống nước, vào hang”. - Kết thúc trò chơi Gv hỏi Hs: Các em đã sử dụng những giác quan nào để chơi? Bước 2: Thảo luận nhóm. - Gv nêu câu hỏi: + Não và tủy sống có vai trò gì? + Nêu vai trò của các dây thần kinh và các giác quan? + Điều gì sẽ xảy ra nếu não hoặc tủy sống, các dây thần kinh hay một trong các giác quan bị hỏng? Bước 3: Làm việc cả lớp. - Gv mời các nhóm đại diện lên trình bày kết quả của nhóm mình. - Gv nhận xét, chốt lại:như SGK PP: Quan sát, thảo luận nhóm, giảng giải. HS thảo luận nhóm bàn. Hs thực hành chỉ các bộ phận của cơ quan thần kinh, vị trí bộ não, tủy sống - Hs nhìn hình và chỉ rõ. - Hs lắng nghe. PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận Hs chơi trò chơi Hs trả lời. Hs nhận xét. Hs thảo luận theo nhóm. Các nhóm lên trình bày câu hỏi thảo luận của nhóm mình. Hs nhận xét. 4 .Tổng kềt – dặn dò. Về xem lại bài. Chuẩn bị bài sau: Hoạt động thần kinh. Nhận xét bài học. AN TOÀN GIAO THÔNG: BÀI 6. ( Soạn riêng). Thứ sáu, ngày 20 tháng 9 năm 2012 Luyện Toán: Ôn tập I.Mục tiêu: - Giúp Hs ôn tập về phép chia hết và phép chia có dư. - Vận dụng để giải toán có lời văn. II.Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Bài cũ: Cho Hs chữa bài tập tiết trước. B.Bài mới: 1.Gv nêu mục tiêu nhiệm vụ của tiết học 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài tập1: Đặt tính rồi tính: a. 15 : 3 28 : 4 54 : 6 32 : 4 b. 14 :3 25 : 6 37 : 4 46 : 6 Gv cho Hs nhận xét. Gv chốt kết quả phần a gồm các phép chia hết. Phần b gồm các phép chia có dư. Bài tập 2: Tính theo 2 bước a. 6 x 5+138 b. 6 x 9 – 35 c. 24 x 4 – 58 d. 57 x 6 + 67 Gv chấm bài. Nhận xét và cho Hs chữa bài. Bài tập 3: Bình có 48 viên bi, Bình cho An số bi đó. Hỏi bình cho An bao nhiêu viên bi? Gv chấm bài và nhận xét. Gv chốt kết quả và nhắc lại những điều cần lưu ý khi tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng. C. Củng cố dặn dò. 2 Hs lên chữa bài tập Hs làm vào bảng con. 2 Hs lên bảng làm Hs làm vào vở thực hiện theo 2 bước: 6 x 5 + 138 = 30 +138 = 168 Hs đọc và phân tích bài toán, tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng. Hs giải bài toán vào vở. LUYỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: Luyện tập I/ Mục tiêu: - Nêu được cách đề phòng một số bệnh ở cơ quan bài tiết nước tiểu. - Biết giữ gìn vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu. - Giáo dục Hs biết giữ vệ sinh chung . - Biết được vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh. - Giáo dục biết giữ gìn cơ quan thần kinh . II. các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Một số cách đề phòng bệnh ở cơ quan bài tiết nước tiểu. 1. Em hãy nêu các cách phòng bệnh ở cơ quan bài tiết nước tiểu? 2. Nêu các việc em đã làm để phòng bệnh cơ quan bài tiết nước tiểu? - Nếu chưa làm thì từ nay em sẽ làm gì để phòng bệnh? Hoạt động 2: Ôn tập về cơ quan thần kinh 3. Yêu cầu HS chỉ các bộ phận của cơ quan thần kinh não, tủy sống, dây thần kinh trên cơ thể người 4. Nêu vai trò của não, tủy sống, các dây thần kinh và các giác quan. Hoạt đông 3: Củng cố dặn dò Nhận xét giờ học. - HS nêu. + Tắm giặt và thay đồ lót hàng ngày. + Uống đủ nước (1 lít đến 1,5 lít nước) + Không nhịn đi tiểu. - cá nhân học sinh nêu. - HS nêu. - HS thực hành chỉ - HS vừa chỉ trên sơ đồ vừa nêu. HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP: HOẠT ĐỘNG ĐỘI. SINH HOẠT LỚP : Nhận xét tuần 6 – Kế hoạch tuần 7. I. MỤC TIÊU: - Đánh giá các hoạt động tuần 6 phổ biến các hoạt động tuần 7. - Học sinh biết được các ưu khuyết điểm trong tuần để có biện pháp khắc phục hoặc phát huy. - Nhắc nhở lịch họp phụ huynh. II.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ HĐ1: Sơ kết lớp tuần 6: *Đánh giá hoạt động tuần qua. - Giáo viên yêu cầu lớp chủ trì tiết sinh hoạt. Các tổ trưởng tổng kết tình hình tổ - Giáo viên ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành . *Học tập: Tiếp thu bài tốt, phát biểu xây dựng bài tích cực, học bài và làm bài đầy đủ. Đem đầy đủ tập vở học trong ngày theo thời khoá biểu: Hà Trang, Trọng Tĩnh, Mai Phương, Công Minh, Giang. *Nề nếp: +Xếp hàng nhanh, ngay ngắn Tổ 1 *Vệ sinh: Vệ sinh sạch sẽ và kịp thời. -GV nhận xét, tuyên dương HS có nhiều cố gắng trong học tập: Việt , Thuỳ An, Quốc, Hùng (Môn toán) * Tồn tại: - Chữ viết còn cẩu thả: Nam, Nga, Hùng, Việt. - Một số em còn quên sách, vở Hải Ly, Nga, Lan Anh). * Họp phụ huynh vào chủ nhật truần qua: Phụ huynh tham gia đầy đủ. Có 10 em đã hoàn thành 2 loại bảo hiểm.( GV nêu tên). * Phổ biến kế hoạch tuần tới . - Giáo viên phổ biến kế hoạch hoạt động : +Về học tập: Thực hiện tốt theo thời khoá biêu tuần 7. Học bài, làm bài đầy đủ, chu đáo trước khi đến lớp. * Giao cho Bạn Hà Trang, Ly Giúp bạn Tiến về chữ viết và môn Toán.. * Giang, Mai Phương giúp bạn Nga. + Về lao động: - Vệ sinh sạch sẽ theo đúng khu vực lớp mình phụ trách. + Về nề nếp: Thực hiện tốt nề nếp cờ đỏ đưa ra, của lớp học. Mặc đồng phục theo quy định + Nhắc nhở học sinh tham gia đầy đủ, kịp thời 2 loại bảo hiểm học sinh. * Thảo luận ý kiến. - Lớp truởng yêu cầu các tổ lần lượt lên báo cáo các hoạt động của tổ mình. - Các lớp phó: phụ trách học tập, phụ trách lao động, chi đội trưởng báo cáo hoạt động đội trong tuần qua. - Lớp trưởng báo cáo chung về hoạt động của lớp trong tuần qua. -Lắng nghe giáo viên nhận xét chung. Các tổ trưởng trong lớp ghi kế hoạch để thực hiện theo kế hoạch. - HS phát biểu.
File đính kèm:
- Tuan 6.doc