Giáo án môn học khối 3 - Tuần 4

SINH HOẠT LỚP : Nhận xét tuần 4 – Kế hoạch tuần 5.

I. MỤC TIÊU:

 - Đánh giá các hoạt động tuần 1 phổ biến các hoạt động tuần 2.

- Học sinh biết được các ưu khuyết điểm trong tuần để có biện pháp khắc phục hoặc phát huy.

- Thu giấy hộ nghèo

II.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:

 

doc6 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học khối 3 - Tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH BÁO GIẢNG: TUẦN 4
 Thứ ngày
Tiết
 Môn học
 Tên bài dạy
4
12/9/2012
1
2
3
4
Luyện Toán
Luyện TN&XH
HĐTT
An toàn giao thông
Luyện tập
Luyện tập.
Luyện ca múa hát tập thể bài mới.
Bài 4
5
13/9/2012
1
2
3
4
Thể dục
L Tiếng Việt.
TN&XH
Sinh hoạt lớp.
Bài 8
Ôn Tập làm văn
Vệ sinh cơ quan tuần hoàn
Nhận xét tuần 4
Thứ tư, ngày 12 tháng 9 năm 2012
 Luyện Toán: Ôn tập bảng nhân chia
 I.Mục tiêu: Giúp HS ôn luyện bảng nhân chia tư bảng2 đến5 thông qua bài tập.
 Giải được một số bài tập có liên quan đến phép nhân và phép chia.
 II.Hoạt động dạy học.
 1, GV nêu mục tiêu và nhiệm vụ của tiết học.
 2, hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
 Bài tập 1: Tính nhẩm: HS nhẩm nối tiếp. 
 - GV Cho HS tính nhẩm số tròn trăm nhân với một số và số tròn trăm chia cho một số. 
 200 x2 300 x 3 200 x 4 2 x 300
 400 : 2 900 : 3 600 : 2 800 : 4
 600 : 3 800 : 4 500 : 5 900 :1
 - HS nêu cách nhẩm
 Bài tập 2: Tính: HSKG làm thêm câu c
 a. 3 x6 +182 b. 24 : 4 +318 c. 95 + 45 : 5 
 4 x 8 – 30 5 x 4 +214 523 - 4 x 3 
- HSTB nêu cách tính
 Bài tập 3: HSTB – Khó khăn
 Cho Hs đọc và tóm tắt và giải.
 Lớp em có 28 bạn xếp vào 4 tổ. Hỏi mỗi tổ có bao nhiêu bạn?
 Bài tập 4 : HSKG
 Một đội đồng diễn thể dục có 6 hàng đầu mỗi hàng có 8 bạn, hàng cuối cùng co 6 bạn. Hỏi đội đồng diễn đó có bao nhiêu người?
 HS đọc và phân tích đề rồi giải vào vở 
 3, GV chấm bài và nhận xét.
 4, Dặn dò nhắc nhở.
LUYỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: LUYỆN TẬP
-I. Mục tiêu: Kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn.
- Chỉ được đường đi của máu trên sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần nhỏ.
- Củng cố kiến thức đã học về hai vòng tuần hoàn”.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh: - Cơ quan tuần hoàn
Sơ đồ vòng tuần hoàn.
III. Hoạt động dạy học
1. Kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn.
 Làm việc theo cặp.
* Làm việc cả lớp.(GV treo tranh)
- Gv gọi một số cặp Hs lên chỉ và trình bày. Nhóm khác bổ sung
Cơ quan tuần hoàn có mấy bộ phận?
+ Chỉ trên hình vẽ đâu là tim, đâu là các mạch máu ?
+ Dựa vào hình vẽ, mô tả vị trí của tim trong lồng ngực?
+ Chỉ vị trí của tim trên lồng ngực của mình?
+ Cơ quan tuần hoàn có chức năng (nhiệm vụ) gì?
- Gv chốt lại.
=> Cơ quan tuần hoàn gồm có tim và mạch máu; cơ quan tuần hoàn làm nhiệm vụ vận chuyển máu đi nuôi các cơ quan của cơ thể.
2. Chỉ được đường đi của máu trên sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần nhỏ
Bước 1 : Làm việc theo nhóm.
- Gv yêu cầu Hs quan sát các hình SGK trang 16 và trả lời các câu hỏi:
+ Chỉ động mạch tĩnh mạch trên sơ đồ? Nêu chức năng của từng loại mạch máu ?
+ Chỉ và nói đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ? Vòng tuần hoàn nhỏ có chức năng gì?
+ Chỉ và nói đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn? Vòng tuần hoàn lớn có chức năng gì?
Lưu ý HS: Dựa vào mũi tên để chỉ đường đi của máu trên sơ đồ vòng tuần hoàn.
3. Chơi trò “ Ghép chữ vào hình”.
- Mục tiêu: - Gv chia Hs thành 4 đội có số người bằng nhau
- Gv phát cho mỗi nhóm một bộ đồ chơi bao gồm sơ đồ 2 vòng tuần hoàn và các tấm, phiếu rời ghi tên các mạch máu của hai vòng tuần hoàn
4. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ:
PHỐI HỢP VỚI ĐỘI LUYỆN TẬP CÁC BÀI HÁT, MÚA MỚI.
AN TOÀN GIAO THÔNG: Bài 4. Kỹ năng đi bộ an toàn qua đường
 ( Soạn riêng) 
Thứ năm, ngày 13 tháng 9 năm 2012
Bài 4
THỂ DỤC: BÀI 8
 I, MỤC TIÊU:- Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải quay trái, đi theo vạch kẻ thẳng. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.
 - Học đi vượt chướng ngại vật (thấp). Yêu càu biết cách thực hiện và thực hiệïn được động tác ở mức tương đối đúng.
Trò chơi “Thi đua xếp hàng”. Biết cách chơi và tham gia chơi một cách chủ động.
II. Địa điểm
1)Địa điểm :sân trường, vệ sinh sạch, thoáng mát ,bảo đảm an toàn .
2)Phương tiện :còi , kẻ sân trò chơi.
III . NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP 
Nội dung và phương pháp 
Đội hình tập luyện
1)Phần mở đầu : 5 phút
-GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu 
Cả lớp Khởi động các khớp 
Chơi trò chơi: Chạy đổi chỗ cho nhau.
2) Phần cơ bản 
* Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số đi theo vạch kẻ thẳng
- Ôn cả lớp 1 lần
- Chia tổ luyện tập
- 1 Tổ thực hiện cả lớp nhận xét
* Học động tác đi vượt chướng ngại vật thấp.
GV nêu tên động tác- Làm mẫu, giải thích cho HS bắt chước.
- Khẩu lệnh: “Vào chỗ, đi vượt chướng ngại vật thấp Bắt đầu!”
- Tổ chức theo hàng ngang - Hàng dọc.
Chơi trò chơi “Thi xếp hàng” 
* GV nêu tên trò chơi 
* Yêu cầu HS nhắc lại cách chơi:
Cho lớp cùng chơi.
3)Phần kết thúc :Đứng tại chỗ thả lỏng, -Cả lớp vỗ taytheo nhịp và hát .
-GV nhận xét, khen ngợi những HS thực hiện tốt các động tác.
GV hô “giải tán”,HS hô: “khoẻ”.
ŸŸŸŸŸŸ
ŸŸŸŸŸŸ
 ŸŸŸŸŸŸ t
ŸŸŸŸŸŸ
Ÿ Ÿ Ÿ
Ÿ Ÿ Ÿ
 Ÿ Ÿ Ÿ t
Ÿ Ÿ Ÿ
ŸŸŸŸŸŸ
ŸŸŸŸŸŸ
 ŸŸŸŸŸŸ t
ŸŸŸŸŸŸ
ŸŸŸŸŸŸ
ŸŸŸŸŸŸ
 ŸŸŸŸŸŸ t
ŸŸŸŸŸŸ
Tự chọn: Ôn tập làm văn.
I,Mục tiêu: giúp học sinh mình kể về gia đình mình với một người bạn mà em mới quen
II, Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
1, giáo viên nêu yêu cầu của bài tập
2, giáo viên nêu các gợi ý để học sinh dựa vào gợi ý trả lời câu hỏi
 - Gia đình bạn có mấy người? Đó là những ai?
 - Bố bạn bao nhiêu tuổi và làm nghề gì?
 - Mẹ bạn làm nghề gì?
 - Những người thân khác trong gia đình?
 - Tình cảm trong gia đình bạn như thế nào?
Giáo viên cho 2 học sinh ngồi gần nhau 
giới thiệu cho nhau nghe về gia đình mình. 2 học sinh ngồi cạnh nhau giới thiệu 
 với nhau
3, Cho học sinh từng em nói trước lớp
Giáo viên cho học sinh nói 3-5 em
4. Yêu cầu học sinh viết vào vở.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI:
VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN
I/ MỤC TIÊU:
- Nêu các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn.
- Biết được tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức.
II/ CHUẨN BỊ:
* GV: Hình trong SGK tran g 16, 17.
	* HS: SGK, vở.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
Bài cũ: Hoạt động tuần hoàn .
Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
 + Em hãy chỉ động mạch và tĩnh mạch, mao mạch trên sơ đồ.
 + Chức năng của vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn bé. 
Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 3. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Trò chơi vận động.
- Mục tiêu: So sánh được mức độ làm việc của tim khi chơi đùa quá sức hay làm việc nặng nhọc với lúc cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm .
- Gv nói với Hs lưu ý nhận xét sự thay đổi nhịp đập của tim sau mỗi trò chơi :
- Lúc đầu Gv cho Hs chơi trò vận động chơi ít. Ví dụ là trò chơi “ Con thỏ ăn cỏ, uống nước, vào hang”. 
- Trò chơi này chỉ cần người chơi đứng tại chỗ, nghe và làm một số động tác tay.
- Sau khi Hs chơi xong. Gv hỏi: Các em cảm thấy nhịp tim và mạch của mình nhanh hơn lúc chúng ta ngồi yên không?
Bước 2: 
- Gv cho Hs chơi trò chơi có vận động nhiều. Ví dụ yêu cầu Hs làm vài động tác nhảy, chạy nhanh.
- Sau khi Hs chơi xong Gv đặt câu hỏi cho Hs thảo luận : So sánh nhịp đập của tim và mạch khi vận động mạnh với khi vận động nhẹ hoặc khi nghỉ ngơi.
- Gv chốt lại. 
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- Mục tiêu: Hs nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ gìn vệ sinh cơ quan tuần hoàn. Có ý thức tập thể dục, vui chơi, lao động vừa sức.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Làm việc theo nhóm.
Gv yêu cầu Hs quan sát các hình SGK trang 19 và trả lời các câu hỏi:
+ Hoạt động nào có lợi cho tim mạch? Tại sao không nên luyện tập và lao động vừa sức?
+ Theo em những trạng thái xúc cảm nào làm cho tim đập mạnh hơn?
+ Tại sao chúng ta không nên mặc quần áo, mang giầy dép quá chật?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi một số cặp Hs lên trình bày. Nhóm khác bổ sung
- Gv chốt lại.
=> Tập thể dục, đi bộ có lợi cho tim mạch.
 *Liên hệ : Khi chơi không nên chạy nhảy quá. Ngủ dậy nên đi bộ. Cần ăn thêm rau.
PP: Trò chơi, hỏi đáp.
Hs chơi trò chơi.
Mạch đập và nhịp tim của các em có nhanh hơn một chút.
Hs thảo luận.
PP: Thảo luận.
Hs quan sát hình trong SGK.
Hs trao đổi với nhau.
Hs làm việc theo nhóm.
Hs nhận xét.
Hs lắng nghe.
HS nghe.
 5 .Tổng kềt – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Phòng bệnh tim mạch.
SINH HOẠT LỚP : Nhận xét tuần 4 – Kế hoạch tuần 5.
I. MỤC TIÊU:
 - Đánh giá các hoạt động tuần 1 phổ biến các hoạt động tuần 2.
- Học sinh biết được các ưu khuyết điểm trong tuần để có biện pháp khắc phục hoặc phát huy.
- Thu giấy hộ nghèo
II.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HĐ1: Sơ kết lớp tuần 3:
*Đánh giá hoạt động tuần qua.
- Giáo viên yêu cầu lớp chủ trì tiết sinh hoạt.
Các tổ trưởng tổng kết tình hình tổ
- Giáo viên ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành .
*Học tập: Tiếp thu bài tốt, phát biểu xây dựng bài tích cực, học bài và làm bài đầy đủ. Đem đầy đủ tập vở học trong ngày theo thời khoá biểu.
*Nề nếp:
+Xếp hàng nhanh, ngay ngắn.
*Vệ sinh:
+Vệ sinh cá nhân khá tốt
+Lớp, khu vực chung sạch sẽ, gọn gàng.
-GV nhận xét, tuyên dương HS có nhiều cố gắng trong học tập, đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại còn mắc phải.
* Tồn tại:
- Chữ viết còn cẩu thả: Nam, Nga, Thuỳ An, Tiến, Hùng.
- Một số em còn quên sách, vở ( Giang, Thỳ Dung, Tĩnh, Nga, Nam).
* Phổ biến kế hoạch tuần tới .
- Giáo viên phổ biến kế hoạch hoạt động :
+Về học tập: 
Thực hiện tốt theo thời khoá biêu thuần 5.
Học bài, làm bài đầy đủ, chu đáo trước khi đến lớp. 
* Giao cho Bạn Hà Trang, Ly Giúp bạn Tiến về chữ viết và môn Toán..
* Giang, Mai Phương giúp bạn Nga.
+ Về lao động:
- Vệ sinh sạch sẽ theo đúng khu vực lớp mình phụ trách.
 + Về nề nếp: Thực hiện tốt nề nếp cờ đỏ đưa ra, của lớp học. Mặc đồng phục theo quy định
* Thảo luận ý kiến.
- Lớp truởng yêu cầu các tổ lần lượt lên báo cáo các hoạt động của tổ mình.
- Các lớp phó: phụ trách học tập, phụ trách lao động, chi đội trưởng báo cáo hoạt động đội trong tuần qua.
- Lớp trưởng báo cáo chung về hoạt động của lớp trong tuần qua.
-Lắng nghe giáo viên nhận xét chung.
Các tổ trưởng và các bộ phâïn trong lớp ghi kế hoạch để thực hiện theo kế hoạch.
- HS phát biểu.

File đính kèm:

  • docTuan4.doc
Giáo án liên quan