Giáo án môn học khối 3 - Tuần 24
KỂ CHUYỆN MÓN ĂN NGÀY TẾT.
I. MỤC TIÊU:
- HS biết một số món ăn truyền thống trong ngày tết cổ truyền dân tộc; giới thiệu món ăn ngày tết ở địa phương mình.
- HS tự hào về các món ăn truyền thống ngày tết của quê hương, của dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
- Hình ảnh về món ăn cổ truyền ngày tết.
- Bánh kẹo, món ăn ngày tết (do GV, HS mang đến)
- Phân công chuẩn bị tiết mục văn nghệ, cử bạn điều khiển chương trình.
- Giới thiệu về một món ăn ngày tết mà mình yêu thích.
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
- Lớp trưởng hướng dẫn các bạn kê bàn ghế hai bàn quay lại với nhau.
- Tập trung quà mọi người mang đến chia đều ra các bàn.
- Người dẫn chương trình tuyên bố lí do.
- Văn nghệ chúc mừng năm mới.
- Giáo viên chúc mừng năm mới.
LỊCH BÁO GIẢNG: TUẦN 24 Thứ ngày Tiết Môn học Tên bài dạy 5 21 /2/2013 1 2 3 4 Thể dục L Tiếng Việt. TN&XH HĐNGLL Bài 47 Luyện tập Quả. Ngày tết quê em 6 22/2/2013 1 2 3 4 Luyện toán Luyện TN&XH HĐNGLL Sinh hoạt lớp. Luyện tập Luyện tập. Hoạt động Đội Nhận xét tuần 24 Thứ năm ngày 21 tháng 2 năm 2013 THỂ DỤC: Bài 47 : ÔN NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN-TRÒ CHƠI “NÉM TRÚNG ĐÍCH” I. MỤC TIÊU : Ôn nhảy dây cá nhân theo kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện đúng động tác ở mức cơ bản đúng. Học trò chơi : “Ném trúng đích”. Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia chơi được ở mức tương đối chủ động. II . CHUẨN BỊ: Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện. Phương tiện : Chuẩn bị còi, kẻ sẵn các vạch, dụng cụ hai em một dây nhảy.một số vật để ném như bóng cao su hoặc bóng da nhồi cát, mẫu gỗ, túi bọc cát III . LÊN LỚP ĐL Nội dung và phương pháp Đội hình tập luyện 1-2ph 1phút 2phút 10-12 ph 10 -12 p 4- 5 ph 1 . Phần mở đầu - GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Đúng tại chỗ, vỗ tay, hát. - Trò chơi “Kết bạn” - Chạy chậm trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập. 2 . Phần cơ bản + Ôn nhảy dây theo kiểu chụm hai chân -GV chia HS trong lớp thành từng nhóm tập theo địa điểm đã quy định. GV đi đến từng tổ để kiểm tra,nhắc nhở các em thực hiện chưa tốt. Gv phân công cho từng đôi thay nhau, người tập, người đếm số lần, khi tập xong GV nhắc các em thả lỏng. + Chơi trò chơi”Ném trúng đích” - Gv nêu tên trò chơi ,giải thích cách chơi và làm mẫu động tác.Trước khi tập GV cần cho HS khởi động kĩ khớp cổ tay, cánh tay. Tập trước động tác ngắm đích ,ném và phối hợp với thân người ,rồi mới tập động tác ném vào đích. Cho HS chơi thử 1 lần, sau đó GV hướng dẫn thêm những trường hợp phạm quy để HS nắm được luật chơi.rồi mới chơi chính thức. - Tránh tổ chức hai đội đứng ném đối diện nhau ở khoảng cách gần. - GV nhận xét để HS nắm vững luật chơi 3 . Phần kết thúc - Đi vòng theo một vòng tròn, thả lỏng chân tay tích cực . - GV cùng hệ thống bài và nhận xét giờ học - GV giao về nhà : Ôn nội dung nhảy dây đã học + HS khởi động kĩ các khớp cổ chân, cố tay, đầu gối, khớp vai, khớp hông. - HS chú ý nghe cách chơi để không phạm quy. - HS chơi chính thức và có thi đua Luyện Tiếng Việt: Ôn tập Tiếng Việt. I. Mục tiêu: - Giúp học sinh ôn lại các cách nhân hóa. - Ôn bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Như thế nào?” II .Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Bài cũ:Cho Hs đọc bài tập làm văn tiết trước. B Bài mới: 1. Gv nêu mục tiêu nhiệm vụ của tiết học 2. Hướng dẫn Hs làm bài tập. Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau và cho biết sự vật nào đã được nhân hóa? Chúng được nhân hóa bằng những cách nào? Bản Nường đã ngủ. Tiếng gió hú gọi nhau trên nóc những mái nhà cổ kính như tiếng gọi thiết tha của một chú chim lạc đàn. Những ngọn núi bá vai nhau kết thành một khối sừng sững in trên nền trời. Dưới chân núi vẫn còn một số căn nhà leo lét ánh đèn dầu. Gv cho Hs đọc kết quả. Nhận xét và chốt kếât quả đúng. Bài tập 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm: a.Ê-đi-xơn là một nhà bác học giàu sáng kiến và cần cù lao động. b.Thi hào người Nga Pu-skin ứng tác thơ rất giỏi. c.Hồi còn nhỏ, Trần Quốc Khái là một cậu bé rất ham học. d. Ông Trương Vĩnh Ký đã sử dụng thành thạo 26 loại ngôn ngữ. Gv cho Hs làm bài Gv chấm bài và nhận xét Bài tập 3: Hãy viết một đoạn văn ngắn (7-10 câu)kể lại một buổi liên hoan văn nghệ ở trường em hoặc địa phương em. Gv cho Hs làm bài. Một số Hs đọc bài viết của mình lên. C. Củng cố dặn dò: Nhắc Hs chưa hoàn thành bài về nhà làm tiếp. Học sinh đọc bài văn kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật. Hs nhận xét. Hs lắng nghe. Hs đọc bài tập. Phân tích yêu cầu và làm bài. Hs ghi thành các dòng: Các sự vật được nhân hóa:. Nhân hóa bằng cách:.. Hs đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm và gạch chân. Hs làm bài vào vở. Một vài em đọc câu hỏi đã làm. Hs chữa bài vào vở. Hs dựa vào gợi ý để làm bài. Hs khác nhận xét và bổ sung. TỰ NHIÊN XÃ HỘI: QUẢ. I. MỤC TIÊU: - Nêu được chức năng của quả đối với đời sống của thực vật và ích lợi của quả đối với đời sống con người. - Kể tên các bộ phận thường có của một quả.- - Kỹ năng kể tên một số quả có hình dạng, kích thước, mùi vị khác nhau. Biết được có loại quả ăn được, có loại quả không ăn được. II. CHUẨN BỊ: * GV: Hình trong SGK trang 92, 93. * HS: Sưu tầm mỗi em một quả. III. CÁC HOẠT ĐỘNG: Bài cũ: Hoa. + Hoa có chức năng gì? + Hoa dùng để làm gì? - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiiệu bài – ghi tựa: 3. Phát triển các hoạt động. ( ** ) * Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. - Mục tiêu: Biết quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả. Kể được các bộ phận thường có của một quả. . Cách tiến hành. Bước 1: Quan sát vật thật: - Gv yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát quả HS đưa đến - Bổ quả ra để quan sát, kết hợp trả lời câu hỏi: + Chỉ, nói tên và mô tả màu sắc, hình dạng, độ lớn của từng loại quả? Nói về mùi vị của quả đó? + Chỉ vào các hình của bài và nói tên từng bộphận của một quả. Người ta thường ăn bộ phận nào của quả đó? Bước 2: Làm việc cả lớp. - Các nhóm lên trình bày, mỗi em chỉ kể tên một vài cơ quan. Bước 3: Làm việc với SGK: Yêu cầu HS nêu các loại quả có trong SGK ( GV nói kĩ hơn loại quả mà HS chưa biết. - Gv chốt lại: => Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc và mùi vị. Mỗi quả thường có ba phần: vỏ, thịt, hạt. Một số quả chỉ có vỏ và thịt hoặc vỏ và hạt. * Hoạt động 2: Thảo luận - Mục tiêu: Hs nêu được chức năng của hạt và ích lợi của quả. Các bước tiến hành. Bước 1 : làm việc theo nhóm. - Gv phát cho mỗi nhóm thảo luận câu hỏi. + Quả thường dùng để làm gì? Nêu ví dụ. + Quan sát các hình trang 92, 93 SGK, hãy cho biết những quả nào được dùng để ăn tươi, quả nào dùng để chế biến thức ăn? + Hạt có chức năng gì? - Gv yêu cầu Hs điền vào phiếu học tập đó Bước 3: Làm việc cả lớp. - Gv yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình. - Gv nhận xét: Hoạt động 3: trò chơi. - Kể tên các loại quả có thể làm mứt - Kể tên các loại quả dùng làm thức ăn. Gv phổ biến luật chơi. Tổ chức cho HS chơi * Nhận xét- xếp loại. PP: Quan sát, thảo luận. - Hs từng nhóm thực hành, thảo luận và trả lời các câu hỏi. - Từng HS đứng dậy trả lời theo gợi ý. Hs nhận xét. PP: Luyện tập, thực hành. - Hs thảo luận theo nhóm các câu hỏi. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của mình. - Quả thường dùng để ăn tươi, làm rau trong các bữa ăn, ép dầu. Ngoài ra, muốn bảo quản các loại quả được lâu người ta có thể biến thành mứt hoặc đóng hộp. Khi gặp điều kiện thích hợp hạt sẽ mọc thành cây mới. -Chia lớp thành 2 đội , mỗi đội 5 người. -2 đội thi 4 .Tổng kềt – dặn dò. Về xem lại bài. Chuẩn bị bài: Động vật. Nhận xét bài học. HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP. KỂ CHUYỆN MÓN ĂN NGÀY TẾT. I. MỤC TIÊU: - HS biết một số món ăn truyền thống trong ngày tết cổ truyền dân tộc; giới thiệu món ăn ngày tết ở địa phương mình. - HS tự hào về các món ăn truyền thống ngày tết của quê hương, của dân tộc. II. CHUẨN BỊ: - Hình ảnh về món ăn cổ truyền ngày tết. - Bánh kẹo, món ăn ngày tết (do GV, HS mang đến) - Phân công chuẩn bị tiết mục văn nghệ, cử bạn điều khiển chương trình. - Giới thiệu về một món ăn ngày tết mà mình yêu thích. III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: - Lớp trưởng hướng dẫn các bạn kê bàn ghế hai bàn quay lại với nhau. - Tập trung quà mọi người mang đến chia đều ra các bàn. - Người dẫn chương trình tuyên bố lí do. - Văn nghệ chúc mừng năm mới. - Giáo viên chúc mừng năm mới. - Đại diện cán bộ lớp chúc tết GV và các bạn trong lớp. - Liên hoan. - Kể chuyện về món ăn ngày tết: + Cho HS xem một số ảnh chụp những món ăn ngày tết: Bánh chưng, bánh tét, thịt gà, thịt đông, ... + HS giới thiệu những món mà mình được ăn trong ngày tết. + GV giới thiệu thêm một số món ăn truyền thống của địa phương mà HS chưa kể hết. IV. Củng cố- dặn dò: Nhận xét giờ học. Thứ sáu ngày 22 tháng 2 năm 2013. TOÁN: LUYỆN TẬP. I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh luyện tập củng cố về nhân, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số, tìm thành phần chưa biết và giải bài toán có lời văn. II. CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS làm một số bài tập: Bài 1: Đặt tính rồi tính: 2865 x 4 3693 : 3 1639 x 7 8350 : 5 Bài 2: Tìm y y x 3 = 1839 6 x y = 4626 y : 3 = 1058 y : 6 = 1537 Bài 3: Cửa hàng bán gạo, ngày đầu bán được 1280 kg, ngày thứ hai bán được 1/2 số gạo của ngày đầu. Hỏi hai ngày cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo? Bài 4: (HSK-G) Điền chữ số thích hợp vào dấu * ***1 3 ** 231* ** *1 0 3. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học. HS nêu yêu cầu. HS làm bài vào bảng con. HS nêu yêu cầu. HS làm bài ... 2 em lên bảng chữa bài. Giải thích cách làm. HS đọc đề bài rồi giải. Bài giải: Ngày thứ hai bán được số gạo là: 1280 : 2 = 640 (kg) Cả hai ngày cửa hàng bán được số kg gạo là: 1280 + 640 = 1920 (kg) Đáp số: 1920 kg gạo. HS đọc kĩ đề rồi làm bài. Ta có: * x 3 = *1 Nên * ở phép nhân: * x 3 là 7 Do đó, ta có: 2317 x 3 = 6951 Vậy 6951 3 09 2317 05 21 0 LUYỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố: - Ích lợi của hoa đối với đời sống con người. - Giới thiệu một số loài hoa có màu sắc, hương thơm khác nhau. - Ích lợi của quả đối với đời sống con người. - Kỹ năng kể tên một số quả có hình dạng, kích thước, mùi vị khác nhau. Biết được có loại quả ăn được, có loại quả không ăn được. II. Chuẩn bị: HS chuẩn bị hoa hoặc quả mà em thích đem đến lớp. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Thi giới thiệu một số loại hoa, quả mà em thích. Giáo viên mời học sinh lên giới thiệu hoa, quả mà em mang đến về hình dáng, màu sắc, hương vị và ích lợi của chúng. Hoạt động 2: Trò chơi Đối mặt. GV chia lớp thành 3 đội chơi: Mỗi đội cử 4 em tham gia. Lên đứng thành vòng tròn. Chơi theo vòng. Vòng 1 chọn 4 em thắng cuối cùng. Vòng 2 chia 2 cặp thi kể. 2 em thắng cuộc thi với nhau. Đề bài: Vòng 1: Kể tên loại quả dùng làm thức ăn. Vòng 2: Kể tên các loại hoa có màu đỏ. Vòng 3: Kể tên các loại hoa hoặc quả có ích lợi dùng làm thức ăn, làm thuốc, ướp trà. Hoạt động 3:Tổng kết nhận xét. Nhận xét và thưởng điểm cho học sinh thắng cuộc trong hai hoạt động. SINH HOẠT LỚP: NHẬN XÉT TUẦN 24. Sinh hoat lớp I.MỤC TIÊU: Nhận xét ưu, khuyết điểm tuần 24 và triển khai kế hoạch tuần 25. II. NỘI DUNG: 1.Nhận xét ưu, khuyết điểm tuần 23: * Ưu điểm: - 100% học sinh thực hiện tốt cam kết của Đội phát động trong dịp tết Kỉ Tị 2013. - Các em làm bài ôn tập trong dịp tế đầy đủ. - Thực hiện tốt nề nếp 15 phút đầu giờ. - Ra vào lớp đúng giờ. - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, trong giờ học siêng phát biểu xây dựng bài. - Các em đã tiến bộ trong tuần là:Việt, Nam, Thanh Tâm, * Tồn tại: - Một số em lười làm bài tập: Quốc, Nga, - Một số em thể hiện chưa chăm học. 2. Công tác tuần 25 : - Phát huy những điểm tốt của tuần trước, khắc phục những tồn tại . - Duy trì tốt nề nếp học tập, lao động, vệ sinh. - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. - Chăm sóc hoa và cây cảnh tốt. - Hoàn thành cơ bản các khoản đóng góp. HOẠT ĐÔNG TẬP THỂ: DO ĐỘI TỔ CHỨC.
File đính kèm:
- Tuan 24.doc