Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 8 - Năm học 2018-2019

 Hoạt động 1.

Tìm hiểu truyền thống cách mạng ở địa phương

1. Yêu cầu giáo dục:

Giúp học sinh

_ Hiểu rõ truyền thống cách mạng của quê hương và ý nghĩa của truyền thống đó đối với sự phát triển của quê hương, gia đình và bản thân.

_ Tự hào về quê hương, biết ơn các thế hệ cha anh đã hy sinh xương máu để bảo vệ và xây dựng quê hương.

_ Tự giác học tập tốt, rèn luyện tốt tích cực tham gia các phong trào hoạt động của địa phương, góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống cách mạng của quê hương.

2. Nội dung và hình thức hoạt động:

a) Nội dung

_ Các phong trào cách mạng của địa phương trong chiến đấu chống ngoại xâm và trong lao động xây dựng đất nước.

_ Các bài hát, bài thơ, truyện kể về quê hương.

b) Hình thức hoạt động

_ Báo cáo kết quả sưu tầm, trao đổi, thảo luận.

_ Văn nghệ.

3. Chuẩn bị hoạt động:

Gvcn hướng dẫn học sinh chuẩn bị chương trình hoạt động:

 

doc29 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 854 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 8 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rõ truyền thống cách mạng của quê hương và ý nghĩa của truyền thống đó đối với sự phát triển của quê hương, gia đình và bản thân.
_ Tự hào về quê hương, biết ơn các thế hệ cha anh đã hy sinh xương máu để bảo vệ và xây dựng quê hương.
_ Tự giác học tập tốt, rèn luyện tốt tích cực tham gia các phong trào hoạt động của địa phương, góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống cách mạng của quê hương.
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
a) Nội dung
_ Các phong trào cách mạng của địa phương trong chiến đấu chống ngoại xâm và trong lao động xây dựng đất nước.
_ Các bài hát, bài thơ, truyện kể về quê hương.
b) Hình thức hoạt động
_ Báo cáo kết quả sưu tầm, trao đổi, thảo luận.
_ Văn nghệ.
3. Chuẩn bị hoạt động:
Gvcn hướng dẫn học sinh chuẩn bị chương trình hoạt động:
STT
Nội dung công việc
Người thực hiện
Phương tiện hoạt động
Ghi chú
1
Dẫn chương trình
Lớp trưởng
Bản dẫn chương trình
2
Thư kí
 Lớp phó học tập
Giấy, bút
3
Ban giám khảo
 Cán bộ lớp
Đáp án, biểu điểm
4
Mời đại biểu
Lớp trưởng
Giấy mời
5
 Trang trí lớp, bảng
HS nam
Phấn màu, giấy màu...
6
Phân công tìm hiểu truyền thống CM theo giai đoạn
GVCN
Danh sách theo tổ
7
Văn nghệ
Lớp phó VTM
Bài hát, thơ, chuyện, ca dao, tục ngữ ... ca ngợi truyền thống cách mạng cuả quê hương
8
Sưu tầm câu hỏi thảo luận về truyền thống cách mạng
Tập thể lớp
Câu hỏi thảo luận
9
Phần thưởng
Cán bộ lớp
Tặng phẩm
10
Tổng duyệt
GVCN
Tất cả các nội dung trên
4. Tiến hành hoạt động:
a) Khởi động: Hát tập thể bài hát “ lớp chúng mình ”
b) Trình bày kết quả sưu tầm, tìm hiểu được về truyền thống cách mạng của quê hương
_ Người điều khiển chương trình mời đại diện từng tổ lên báo cáo kết quả của tổ mình.
_ Các tổ nghe và góp ý kiến bổ sung, trao đổi, thảo luận.
_ Người điều khiển tổng kết.
c) Văn nghệ ca ngợi truyền thống quê hương
_ Ban văn thể lớp giới thiệu các bạn có tiết mục văn nghệ lên trình diễn.
_ Có thể mời đại diện tổ, cá nhân lên trình diễn tiết mục của mình. Sau khi biểu diễn xong các bạn đó có quyền mời một người khác bất kì lên biểu diễn tiếp.
_ Cả lớp bình chọn tiết mục hay nhất để biểu dương.
5. Kết thúc hoạt động:
- Người dẫn chương trình nhận xét tinh thần, ý thức tham gia của cả lớp, biểu dương và rút kinh nghiệm.
- Người dẫn chương trình mời đại biểu, GVCN lên phát biểu ý kiến.
- Người dẫn chương trình cám ơn, chúc sức khoẻ các đại biểu, GVCN. Chúc tất cả các bạn học tập tốt, đạt kết quả cao trong năm học mới.
Hoạt động 2. Thi văn nghệ , hội vui học tập, tìm hiểu an toàn giao thông
1. Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh
_ Biết hát và biết thưởng thức các bài hát, bài thơ ca ngợi quê hương, đất nước...
_ Có tinh thân yêu thích văn nghệ, yêu quê hương đất nước, phát triển tình cảm thẩm mỹ.
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
a) Nội dung
_ Ca ngợi quê hương đất nước.
_ Ca ngợi Đảng, Bác Hồ và quân đội anh hùng.
_ Ca ngợi các anh hùng, liệt sỹ, các mẹ Việt Nam anh hùng
b) Hình thức hoạt động
_ Thi hát cá nhân.
_ Thi trả lời câu đố vui, câu hỏi...
_ Thi hát giữa các tổ.
3. Chuẩn bị hoạt động:
GvcN hướng dẫn học sinh chuẩn bị chương trình hoạt động:
STT
Nội dung công việc
Người thực hiện
Phương tiện hoạt động
Ghi chú
1
Dẫn chương trình
Lớp trưởng
Bản dẫn chương trình
2
Thư kí
 Lớp phó học tập
Giấy, bút
3
Ban giám khảo
 Cán bộ lớp
Đáp án, biểu điểm
4
Mời đại biểu
Lớp trưởng
Giấy mời
5
 Trang trí lớp, bảng
HS nam
Phấn màu, giấy màu...
6
Tín hiệu trả lời
Nhóm trưởng
 Cờ, trống...
7
Văn nghệ
Lớp phó VTM
Bài hát, thơ, chuyện, ca dao, tục ngữ ... về quê hương - đất nước
8
Sưu tầm câu hỏi về quê hương, đất nước
Tập thể lớp
Câu hỏi về quê hương, đất nước
9
Phần thưởng
Cán bộ lớp
Tặng phẩm
10
Tổng duyệt
GVCN
Tất cả các nội dung trên
4.Tiến hành hoạt động
a) Khởi động
b) Du lich trên quê hương đất nước qua các bài hát bài thơ.
Yêu cầu và cách thức thực hiện như sau
_ Hát bài hát có tên địa danh của quê hương đất nước.
_ Các tổ lần lượt thực hiện.
_ Bài hát trùng với tổ bạn đã hát trước không được tính điểm.
_ Sau 3 đến 4 lượt, tổ nào hát được đến cuối cùng là tổ đó thắng.
c) Tìm ẩn số của các bài hát bài thơ.
_ Yêu cầu tìm nhanh, tìm đúng, tổ nào tìm được nhiều ẩn số là tổ đó thắng.
_ Người dẫn chương trình nêu từng ẩn số. 
 Ví dụ:
Bạn hãy trình bày một đoạn bài hát có câu: “Bóng dáng người còn in trong đèo”. Tên bài hát là gì? Do ai sáng tác?
_ Các tổ dùng tín hiệu xin trả lời (đèn hiệu, cờ, chuông...)
Tuỳ theo mức độ thời gian và đúng – sai cho điểm. Ví dụ: Tổ đầu tiên trả lời đúng sẽ được 30 điểm. Nếu tổ đầu tiên trả lời không đúng, tổ thứ hai trả lời không đúng, tổ thứ ba trả lời đúng thì chỉ được 10 điểm. Không tổ nào trả lời đúng thì mời khán giả nêu ý kiến của mình.
d) Hát về các mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng liệt sĩ, thương binh.
_ Yêu cầu hát ngâm thơ (có thể giới thiệu tên bài hát, bài thơ và tên tác giả).
_ Tổ chức bốc thăm số thứ tự biểu diễn, mỗi tổ hát một bài. Mỗi lần hát đúng được 10 điểm, hát sai chủ đề hoặc không đảm bảo thời gian thì sẽ bị trừ điểm. Sau thời gian hoặc số lượt quy định, tổ nào đạt điểm cao tổ đó thắng.
_ Ban giám khảo chấm điểm công khai và ghi điểm của từng tổ lên bảng.
Giữa các hoạt động là các câu hỏi, câu đố vui dành cho khán giả. Đại diện các tổ trực tiếp đọc câu hỏi (theo thứ tự bốc thăm hoặc theo chỉ định của người điều khiển) cho cả lớp nghe. Sau khi khán giả xung phong trả lời, đại diện tổ (ra câu hỏi đó) nhận xét đánh giá câu trả lời của khán giả và nêu rõ đáp án.
5. Kết thúc hoạt động:
Người dẫn chương trình mời đại diện cán bộ lớp mới phát biểu ý kiến.
Người dẫn trương trình nhận xét tinh thần, ý thức tham gia của cả lớp, biểu dương và rút kinh nghiệm.
Người dẫn chương trình cám ơn, chúc sức khoẻ các đại biểu, GVCN và tất cả các bạn.
 Tìm hiểu luật an toàn giao thông (1 tiết) 
 Nêu vấn đề, thảo luận, đàm thoại, vấn đáp, giải thích.
 3. Giảng bài mới: Thực hiện trật tự an toàn giao thông ( bài 2 ).
- Khởi động
? Việc lấy đá ở đường tàu sẽ gây nguy hiểm như thế nào.
? Nêu nội dung các bức ảnh 1, 2, 3, 4.
? Hãy nhận xét những hành vi đó.
? Quy tắc chung về đi đường.
? Những quy định dành cho người đi xe mô tô, gắn máy.
? Những quy định đối với người đi xe đạp.
? Những quy định đối với người điêù khiển xe thô sơ.
? Pháp luật quy định như thế nào về an toàn đường sắt.
I. Tình huống, tư liệu:
1. Tình huống:
- Sử dụng ô khi đi xe gắn máy.
- Có: Người ngồi trên xe mô tô không được sử dụng ô vìsẽ gây cản trở tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông- có thể gây tai nạn giao thông.
- Không đúng: Vì đó là hành vi phá hoại công trình giao thông đường sắt.
- Đá ở đường tàu là để bảo vệ cho đường ray được chắc chắn- Đảm bảo cho tàu chạy an toàn. hành vi lấy đá ở đường tàu có thể làm cho tàu gặp nguy hiểm khi đường ray không chắc chắn.
2. Quan sát ảnh:
- Đi xe bằng một bánh.
- Dùng chân đẩy xe đằng trước.
- Vừa điều khiển xe vừa nghe điện thoại.
- Vác sắt qua đường tàu.
+ Đó là những hành vi gây mất trật tự an toàn giao thông có thể gây tai nạn GT.
II. Nội dung bài học:
1. Quy tắc chung về giao thông ĐB:
- Đi bên phải mình.
- Đi đúng phần đường quy định.
- Chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
2. Một số quy định cụ thể:
- Người ngồi trên xe mô tô, gắn máy không mang vác vật cồng kềnh, không sử dụng ô, không bám, kéo, đẩy phương tiện khác không đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái.
- Bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, gắn máy.
- người đi xe mô tô, gắn máy chỉ được trở tối đa một người lớn và một trẻ em dưới 7 tuổi không sử dụng ô, ĐTDĐ, không đi trên hè phố vườn hoa, công viên.
- Người ngồi trên xe đạp không mang vác vật cồng kềnh, không sử dụng ô, không bám, kéo đẩy các phương tiện khác, không đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái.
- Người điều khiển xe thô sơ phải cho xe đi hàng một và đúng phần đường quy định. Hàng hoá xếp trên xe phải đảm bảo an toàn không gây cản trở giao thông.
3. Một số quy định cụ thể về ATĐS :
- Khi đi trên đoạn đường bộ có giao cắt đường sắt ta phải chú ý quan sỏt ở hai phía. Nếu có phương tiện đường sắt đi tới phải kịp thời dừng lại cách rào chắn hoặc đường ray một khoảng cách an toàn.
- Không đặt vật chướng ngại trên đường sắt, trồng cây, đặt các vật cản trở tầm nhìn của người đi đường ở khu vực gần đường sắt, không khai thác đá cát, sỏi trên ĐS 
4. Củng cố bài hệ thống nội dung bài học.
5. Hướng dẫn về nhà : Tìm hiểu tiếp luật GTĐB.
Ngày 02/01/2019
Chủ điểm tháng 1,2: 
 MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN
 ------------------
 TIẾT 1 THI TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA ĐẢNG,
 THI VẼ CA NGỢI CÔNG ƠN CỦA ĐẢNG,VẺ ĐẸP CỦA QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC.
 Hoạt động 1: Thi tìm hiểu về truyền thống vẻ vang của Đảng.
1.Yêu cầu giáo dục:Giúp học sinh
- Nhận thức được ý nghĩa ngày thành lập Đảng (3 – 2) ; các mốc lớn và sự kiện lịch sử truyền thống vẻ vang của Đảng.
 -Biết ơn và tự hào về Đảng, về truyền thống cách mạng của dân tộc do Đảng lãnh đạo.
 - Học tập tốt, rèn luyện tốt để đền đáp công ơn của Đảng.
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
a) Nội dung
-Lịch sử ngày thành lập Đảng (3 – 2 – 1930).
-Các sự kiện lịch sử của Đảng.
- Các bài thơ bài hát về Đảng.
b) Hình thức hoạt động
Thi tìm hiểu theo tổ.
3 Chuẩn bị hoạt động:
GVCN hướng dẫn học sinh chuẩn bị chương trình hoạt động:
STT
Nội dung công việc
Người thực hiện
Phương tiện hoạt động
Ghi chú
1
Dẫn chương trình
Lớp trưởng
Bản dẫn chương trình
2
Thư kí
 Lớp phó học tập
Giấy, bút
3
Ban giám khảo
 Cán bộ lớp
Đáp án, biểu điểm
4
Mời đại biểu
Lớp trưởng
Giấy mời
5
 Trang trí lớp, bảng
HS nam
Phấn màu, giấy màu...
6
Tín hiệu trả lời
Nhóm trưởng
 Cờ, trống...
7
Văn nghệ
Lớp phó VTM
Bài hát, thơ, chuyện... với chủ đề “ Mừng Đảng, mừng xuân”
8
Sưu tầm tư liệu, câu đố câu hỏi về Đảng
Tập thể lớp
Câu hỏi thảo luận
9
Cố vấn chương trình
GV lịch sử
Kiến thức lịch sử
10
Phần thưởng
Cán bộ lớp
Tặng phẩm
11
Tổng duyệt
GVCN
Tất cả các nội dung trên
4. Tiến hành hoạt động:
a) Khởi động: Hát tập thể bài hát “ lớp chúng mình ”
b) Cuộc thi
Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi:
* Hệ thống câu hỏi: Câu 1. Đảng ta thành lập vào ngày, tháng, năm nào ?
Câu 2. Đảng được thành lập ở đâu? Tên gọi đầu tiên là gì?
Câu 3. Em hãy hát một bài hát về Đảng?
Câu 4. Từ khi thành lập, đảng ta đã tiến hành đại hội mấy lần? Thời gian cụ thể?
Câu 5. Em hãy trình bày và thuyết minh những tranh ảnh sưu tầm được về Đảng?
Câu 6. Em hãy nhận xét lời thuyết minh của bạn: Về tác phong trình bày, về cách diễn đạt, về cách sử dụng ngôn từ?
Câu 7. Em hãy hát một bài hát ca ngợi đảng?
Tổ nào xong trước thì phát tín hiệu trả lời
Nếu trả lời chưa đúng thì tổ khác được phép phát tín hiệu 
Ban giám khảo chấm điểm .
- Ban giám khảo công bố điểm công khai sau khi đã nêu đáp án (điểm từng đội được ghi lên bảng). Người dẫn chương trình thường xuyên công bố tổng số điểm từng đội.
- Đối với câu khó có thể mời cố vấn giải đáp; đối với cổ động viên thì nếu có câu trả lời hay sẽ có quà tặng.
- Trong quá trình cuộc thi, người dẫn chương trình giới thiệu các tiết mục văn nghệ xen kẽ. Cùng với ban giám khảo và ban cố vấn, người dẫn chương trình phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ làm cho cuộc thi sôi nổi, hấp dẫn, động viên được nhiều học sinh tham gia...
- Công bố kết quả cuộc thi.
- Trao phần thưởng cho cá nhân và tập thể được giải
5. Kết thúc hoạt động:
Người dẫn chương trình mời đại diện cán bộ lớp mới phát biểu ý kiến.
Người dẫn trương trình nhận xét tinh thần, ý thức tham gia của cả lớp, biểu dương và rút kinh nghiệm.
Người dẫn chương trình cám ơn, chúc sức khoẻ các đại biểu, GVCN và tất cả các bạn.
Hoạt động 2: THI VIẾT ,VẼ, CA NGỢI CÔNG ƠN CỦA ĐẢNG
 VÀ VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG EM
 1.Mục tiêu cần đạt : 
Giúp học sinh:
- Hiểu được những nét lớn lao về truyền thống đấu tranh cách mạng , truyền thống học tập, LDSX và những nét đổi thay ở quê hương 
- Tự giác học tập rèn luyện để xứng đáng với truyền thống ấy 
 2 Chuẩn bị hoạt động : 
 -Chuẩn bị các câu hỏi và đáp án 
 -Phân công nhiệm vụ cho các tổ chuẩn bị trước các sản phẩm sáng tác viết ,vẽ 
3. Tiến hành hoạt động :
 -Hát tập thể bài “Em là mầm non của Đảng”
 -Người điều khiển tuyên bố lí do và chương trình hoạt động .
 -Người điều khiển lần lượt yêu cầu các tổ trưng bày sản phẩm ,trình bày ý tưởng của mình qua các sản phẩm viết ,vẽ theo chủ đề. 
 -Có thể mời GV lịch sử nói chuyện về truyền thống cách mạng ở địa phương ( Một số di tích lịch sử. .)
4.Kết thúc hoạt động:
 -Người điều khiển mời GV nhận xét và công bố kết quả 
----------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2 
 AN TOÀN GIAO THÔNG (1 tiết)
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
 CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 thỏng 4 năm 2008 (sau đây gọi chung là Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính);
Xột đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức và mức xử phạt, thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là những hành vi của cá nhân, tổ chức vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ một cách cố ý hoặc vụ ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính, bao gồm:
a) Các hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ;
b) Các hành vi vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
c) Các hành vi vi phạm quy định về phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
d) Các hành vi vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
đ) Các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ;
e) Các hành vi vi phạm khác liên quan đến giao thông đường bộ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị xử phạt theo quy định của Nghị định này.
2. Người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì áp dụng hình thức xử lý theo quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Máy kéo là loại xe gồm phần đầu máy tự di chuyển, được lái bằng càng hoặc vô lăng và rơ moóc được kéo theo (có thể tháo rời với phần đầu kéo).
2. Các loại xe tương tự ô tô là loại phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ có từ hai trục bánh xe trở lên, có phần động cơ và thùng hàng lắp trên cùng một xát xi.
3. Các loại xe tương tự mô tô là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai hoặc ba bánh, có dung tích làm việc từ 50 cm3 trở lên, có vận tốc thiết kế lớn nhất lớn hơn 50 km/h, có khối lượng bản thân tối đa là 400 kg.
4. Xe máy điện là xe cơ giới có hai bánh di chuyển bằng động cơ điện, có vận tốc thiết kế lớn nhất lớn hơn 50 km/h.
5. Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất nhỏ hơn hoặc bằng 30 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (bao gồm cả xe đạp điện).
6. Các loại xe tương tự xe gắn máy là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất nhỏ hơn hoặc bằng 50 km/h, trừ các xe quy định tại khoản 5 Điều này.
Ngày 2 /3 /2019
Chủ điểm tháng 3: 
TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN
 Tiết 1 TIẾN LÊN ĐOÀN VIÊN
Hoạt động 1: 
Tìm hiểu về Đoàn ,sinh hoạt văn nghệ chào mừng 
ngày thành lập Đoàn 26/3
1.Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
Nhận thức được mục đích ,lí tưởng của đoàn và những nét truyền thống vẻ vang của Đoàn 
Tự hào và tin tưởng ở tổ chức đoàn
Học tập, rèn luyện đạo đức tư cách người đoàn viên và phấn đấu được đứng trong hàng ngũ của đoàn
2.Chuẩn bị hoạt động
-Sưu tầm tư liệu về Đoàn,
-HS phát biểu ý kiến của mình về mục đích ,lí tưởng ,nhiệm vụ của đoàn ,thanh niên hiện nay; nhận thức về truyền thống vẻ vang của đoàn ;ý nghĩa ngày thành lập đoàn .
-Chuẩn bị 1 số tiết mục VN
3.Tiến hành hoạt động
 -Hát Tập thể bài: Tiến lên Đoàn viên
-DCT tuyên bố lý do, giới thiệu ĐB
-DCT lần lượt nêu các vấn đề,câu hỏi, đã chuẩn bị ..Thời gian suy nghĩ là 10 giây .Hết 10 giây, HS nào xung phong sẽ lên phát biểu ý kiến, trình bày nhận thức, quan niệm của mình về vấn đề hoặc câu hỏi đã nêu.các bạn phát biểu bổ sung . Người dẫn chương trình tổng kết tóm tắt những ý chính
-Xen kẽ 1 số tiết mục VN
4.Kết thúc HĐ
-GV nhận xét kết quả HĐ
 Tiết 2 
 AN TOÀN GIAO THÔNG (1 tiết)
NGHỊ ĐỊNH: QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
 Chương II
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT
Mục 1. VI PHẠM QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 8. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm c, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 2; điểm a, điểm đ, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm i khoản 4; điểm a khoản 5; điểm a khoản 6 Điều này;
b) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;
c) Chuyển hướng không nhường đường cho: các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ;
d) Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
đ) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn;
e) Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 mét; dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe; dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe; dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
g) Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe theo quy định, trừ trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe;
h) Không gắn biển báo hiệu ở phía trước xe kéo, phía sau xe được kéo; không nối chắc chắn, an toàn giữa xe kéo và xe được kéo khi kéo nhau; xe kéo rơ moóc không có biển báo hiệu theo quy định;
i) Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 4 Điều này;
k) Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường bộ giao nhau, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ khoản 2 Điều này;
l) Bấm còi hoặc gây ồn ào, tiếng động lớn làm ảnh hưởng đến sự yên tĩnh trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
m) Người điều khiển, người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô có trang bị dây an toàn mà không thắt dây an toàn khi xe đang chạy;
n) Chở người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô có trang bị dây an toàn mà không thắt dây an toàn khi xe đang chạy.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người điề

File đính kèm:

  • docNgoai gio Lop 8 (2018-2019).doc