Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 1

* HOẠT ĐỘNG I: SINH HOẠT TẬP THỂ

I. Mục tiêu hoạt động:

- Giáo dục hs tinh thần đoàn kết, gắn bó với bạn bè trong lớp học.

- Rèn cho hs óc phản xạ nhanh, tác phong nhanh nhẹn, linh hoạt

II. Tài liệu và phương tiện: Sân trường

III. Các hoạt động chủ yếu:

 

doc61 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t mục văn nghệ. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Bước 1: Chuẩn bị:
- Gv thông báo cho học sinh trong lớp kế hoạch tổ chức hội thi.
- Họp ban cán sự phân công nhiệm vụ.
- Gv chuẩn bị các câu hỏi, bài tập, câu đố vui cùng đáp án.
Bước 2: Tiến hành hội vui học tập
- Kê bàn học theo hình chữ U.
- Văn nghệ mở màn hội thi.
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, thông báo chương trình của hội thi. Mời 2 đội thi ngồi vào vị trí của mình.
- Thực hiện các phần thi: 
- Phần thi kiến thức được tổ chức dưới hình thức “ Rung chuông vàng”
- Giáo viên lần lượt nêu câu hỏi
- Học sinh suy nghĩ và ghi kết quả vào bảng con. Học sinh nào trả lời sai bị mời ra ngoài làm cổ động viên.
- Phần thi đố vui: Đội nào rung chuông trước đội đó có quyền trả lời.
- Phần thi xử lí tình huống
Bước 3: Nhận xét, đánh giá:
- Công bố kết quả hội thi.
- Giáo viên trao phần thưởng
- Hát tập thể một bài
Lắng nghe
Lắng nghe
Thi 
Lắng nghe
* HOẠT ĐỘNG II: 10’ SINH HOẠT LỚP.
1. Nhận xét đánh giá thời gian qua:
- Kiểm tra giữa kì đạt kết quả khả quan, bên cạnh đó các bạn Tuấn Anh, Mai Hồng đạt diểm kém cần cố gắng hơn nữa.
- Đa số các em đi học đúng giờ, đồng phục đúng quy định.
- Các em làm bài tập đầy đủ kịp thời nhưng bên cạnh đó còn một số bạn còn chậm làm bài và đạt điểm kém. 
- Tuyên dương các bạn Diễm,Thảo, Đức Phúc, Đức Anh
2. Kế hoạt thời gian tới:
-...
...
...
TUẦN 12
 CHỦ ĐIỂM: BIẾT ƠN THẦY CÔ GIÁO
 BÀI: TRÒ CHƠI BỎ RÁC VÀO THÙNG
* HOẠT ĐỘNG I: 25’ SINH HOẠT TẬP THỂ 
I. Mục tiêu hoạt động:
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
- Hình thành và phát triển ở hs hành vi ứng xử thân thiện với môi trường.
- Hs biết thực hiện vứt rác đúng qui định.
II. Tài liệu, phương tiện: 
 Khoảng sân rộng để chơi trò chơi. 
III. Các hoạt động chủ yếu:
Bước 1: Chuẩn bị:
- Gv phổ biến cho học sinh tên trò chơi và cách chơi.
- Tên trò chơi: Bỏ rác vào thùng
- Cách chơi: Chia lớp thành hai nhóm chơi: Nhóm “Thùng rác” và nhóm “Bỏ rác”
+Nhóm “Bỏ rác” xếp thành vòng tròn, mỗi hs cầm 1 vật trên tay tượng trưng cho rác. Nhóm “Thùng rác” đứng bên trong vòng tròn.
- Khi có lệnh, các nhóm thuộc nhóm “Bỏ rác” phải nhanh chóng bỏ rác vào thùng, có nghĩa là vật cho bạn ở nhóm kia. Mỗi hs ở nhóm “Thùng rác” sẽ chỉ cầm 3 vật trên tay.
+ Hết thời gian qui định, em nào thuộc nhóm “Bỏ rác” còn cầm rác trên tay hoặc vứt rác ra ngoài là phạm lỗi. Thùng rác nào chứa thừa rác cũng phạm lỗi. Nhóm nào nhiều người phạm lỗi hơn sẽ bị thua.
Bước 2: Tiến hành chơi
Chơi thử.
Chơi thật
Bước 3: Đánh giá và trao giải:
- Công bố kết quả.
- Giáo viên trao phần thưởng
Bước 4: Thảo luận
Tổ chức cho học sinh thảo luận theo các câu hỏi sau:
- Nội dung trò chơi nhắc nhở chúng ta điều gì?
- Vứt rác bừa bãi dẫn đến hậu quả gì?
- Chúng ta cần làm gì để hạn chế, loại trừ tình trạng vứt rác bừa bãi ở trường lớp và nơi công cộng
* Gv kết luận:
 Bỏ rác đúng nơi qui định góp phần giữ vệ sinh chung, giữ cho môi trường thêm sạch đẹp, giảm được các dịch bệnh, giữ sức khỏe cho mọi người
Lắng nghe
Lắng nghe
Chơi 
Thảo luận
Nghe
* HOẠT ĐỘNG II: 10’ SINH HOẠT LỚP.
1. Nhận xét đánh giá thời gian qua:
- Đa số các em đi học đúng giờ, đồng phục đúng quy định.
- Các em làm bài tập đầy đủ kịp thời nhưng bên cạnh đó còn một số bạn còn chậm làm bài và đạt điểm kém. Cßn t×nh tr¹ng ®Õn líp quªn vë,quªn sgk, kh«ng cã vë nh¸p.
2. Kế hoạt thời gian tới:
...
...
...
TUẦN 13
CHỦ ĐIỂM: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
BÀI: NGHE KỂ CHUYỆN VỀ CÁC ANH HÙNG LIỆT SỸ NHỎ TUỔI
* HOẠT ĐỘNG I: 25’ SINH HOẠT TẬP THỂ 
I. Mục tiêu hoạt động:
- Giúp học sinh biết được tên, tuổi và những chiến công vẻ vang của một số
 anh hùng, liệt sĩ trẻ tuổi trong lịch sử đấu tranh giữ nước
- Tự hào, kính trọng và biết ơn các anh hùng, liệt sĩ.
- Tích cực học tập, rèn luyện phấn đấu theo gương các anh hùng, liệt sĩ trẻ 
 tuổi.
II. Tài liệu, phương tiện: 
 Các tư liệu về các anh hùng. 
III. Các hoạt động chủ yếu:
Bước 1: Chuẩn bị:
- Gv thông báo cho hs về nội dung hình thức của hoạt động.
- Hướng dẫn hs tự tìm hiểu, sưu tấm tư liệu
Bước 2: Giới thiệu
- Đội văn nghệ biểu diễn tiết mục văn nghệ hướng vào chủ đề, như bài Kim Đồng.
- Giáo viên đưa ra câu hỏi gợi mở
+ Bài hát vừa rồi nói đến nhân vật anh hùng nào?
 + Em biết gì về nhân vật anh hùng đó?
Bước 3: Kể chuyện:
- Giáo viên kể cho học sinh nghe một số câu chuyện về cuộc đời và những chiến công của các anh hung trẻ tuổi như Kim Đồng, Vừ A Dính
 Sau mỗi câu chuyện gv hỏi:
- Câu chuyện kể về ai?
- Chiến công nổi bật của anh hùng trẻ tuổi đó là gì?
- Người anh hùng đó đã hi sinh trong hoàn cảnh nào?
- Em học được đức tính gì ở người anh hùng đó?
Học sinh thảo luận
Giáo viên kết luận
Bước 4: Tổng kết- Đánh giá
- Gv nhận xét ý thức, thái độ học tập của học sinh.
- Tuyên dương cá nhân, nhóm thảo luận tích cực
- Dặn dò tiết sau
Lắng nghe
Lắng nghe
Trả lời
 Thảo luận
Nghe 
* HOẠT ĐỘNG II: SINH HOẠT LỚP.
1. Nhận xét đánh giá thời gian qua:
- Đa số các em đi học đúng giờ, đồng phục đúng quy định.
- Vệ sinh trường lớp đảm bảo.
- Nề nếp học tập có tiến bộ hơn.
2. Kế hoạt thời gian tới:
-...
...
...
TUẦN 14
SINH HOẠT TẬP THỂ:
HOẠT ĐỘNG I: 25’ HÁT VỀ ANH BỘ ĐỘI
I. Mục tiêu:
- HS biết sưu tầm và hát được 1 số bài hát ca ngợi anh bộ đội.
- Hs biết hát đúng tiết tấu, giai điệu của bài hát.
- Kính trọng, tự hào và biết ơn anh bộ đội.
II. Tài liệu.
- Sưu tầm các bài hát, bài thơ về anh bộ đội.
III. Các bước tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị
+ Gv thông báo trước cho HS về nội dung, hình thức của hoạt động.
 + Hướng dẫn HS tự tìm hiểu, sưu tầm các bài hát, bài thơ về anh bộ đội.
Bước 2: Khởi động. 
- Đội văn nghệ của lớp biểu diễn 1 tiết mục văn nghệ.
Bước 3: Biểu diễn văn nghệ.
 Các đội tiến hành biểu diễn văn nghệ, múa hát, đọc thơ, kể truyện về anh bộ đội.
Bước 4: Tổng kết, đánh giá
 GV nhận xét đánh giá thái độ và sự chuẩn bị của lớp, cá nhân, tổ chức trao phần thưởng cho các cá nhân, tổ có phần biểu diễn xuất sắc.
 Dặn dò nội dung cần chuẩn bị cho buổi học sau.
Hs nghe
Hs thực hiện
Hs nghe
HOẠT ĐỘNG II: SINH HOẠT LỚP.
1/ Đánh giá tình hình học tập chung trong tuần qua:
+ Nề nếp đi học chuyên cần, đồng phục đúng quy định.
+ Vệ sinh thân thể, lớp học sạch sẽ.
+ Giữ gìn trật tự trong giờ học con kém.
2/ Kế hoạch tới: triển khai kế hoạch để HS thực hiện tốt hơn.
Nề nếp ra vào lớp phải ổn định
Nghiêm túc thực hiện đúng nội quy quy định của nhà trường.
 Phân công các tổ làm việc:
TUẦN 15
SINH HOẠT TẬP THỂ 
HOẠT ĐỘNG I: THAM QUAN DI TÍCH LỊCH SỬ, ĐỀN THỜ, TƯỢNG ĐÀI KỈ NIỆM ANH HÙNG DÂN TỘC.
HOẠT ĐỘNG II: 10’ SINH HOẠT LỚP: 
1. Nhận xét đánh giá thời gian qua:
- Đa số các em đi học đúng giờ, đồng phục đúng quy định.
- Vệ sinh trường lớp đảm bảo.
- Nề nếp học tập có tiến bộ hơn.
2. Kế hoạt thời gian tới:
-...
...
...
TUẦN 16
SINH HOẠT TẬP THỂ
HOẠT ĐỘNG I: 25’ Chủ đề: Ngày tết của em
 Trò chơi “ Mười hai con giáp”
I. Mục tiêu:
 Thông qua trò chơi, học sinh biết ý nghĩa của 12 con giáp: 12 con giáp tương trưng cho tuổi của mỗi người. Ai sinh vào năm con giáp nào, sẽ cầm tinh con vật đó.
II. Đồ dùng: 
 Hình ảnh 12 con vật: chuột, trâu, hổ, mèo, rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó, lợn.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Bước 1: Chuẩn bị- Giáo viên treo sẵn hình ảnh 12 con giáp quanh lớp trước 1 tuần
- Giới thiệu cho học sinh: Mỗi người VN sinh ra vào năm nào..
Bước 2: Tiến hành chơi:
1. Giáo viên hd cách chơi: Hs có thể xếp thành 1 vòng tròn hoặc đứng theo hàng. Nêu luật chơi: người chơi phải thực hiện đúng thao tác, nếu sai phải nhảy lò cò quanh các bạn.
2. Học sinh chơi: 
- Quản trò: Năm Tí tuổi con gì?
 Cả lớp: Con chuột ( Và kêu chít chít)
- Tương tự như vậy: .
 Mão: mồm kêu meo meo
Thìn: toàn thân uốn lượn
Tị: Một cánh tay uốn lượn như con rắn bò Ngọ: nhảy như ngựa phi
Mùi: kêu be..be...........
................................................................
Bước 3: Nhận xét- Đánh giá
- Gv nhận xét ý thức, thái độ học tập của h.sinh.
- Khen ngợi cả lớp thông minh
- Về nhà các em đố tên các con vật để người thân trả lời
Lắng nghe
 Lắng nghe
Chơi 
 Nghe 
HOẠT ĐỘNG II: SINH HOẠT LỚP. 10’
1/ Đánh giá tình hình học tập chung trong tuần qua:
Đánh giá từng em cụ thể:
+ Chuyên cần
+ Vệ sinh thân thể, lớp học
+ Giữ gìn trật tự
+ Lễ phép
+ Bảo quản đồ dùng học tập
+ Trang phục đến trường,...
2/ Kế hoạch tới: triển khai kế hoạch để HS thực hiện tốt hơn.
Nề nếp ra vào lớp phải ổn định
Nghiêm túc thực hiện đúng nội quy quy định của nhà trường.
Ôn tập tốt chuẩn bị thi cuối học kì 1
- Các bạn Diễm, Thảo, Trang, Quỳnh,Đức Anh luyện viết để thi viết chữ đẹp cấp trường.
TUẦN 17
SINH HOẠT TẬP THỂ
HOẠT ĐỘNG I: 25’
Nói lời chúc mừng năm mới
I. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu: Tết Nguyên đán là ngày Tết cổ truyền lớn nhất, lâu đời
 nhất của dân tộc.
- Hs biết nói lời chúc mừng tốt đẹp trong ngày Tết Nguyên đán.
II. Đồ dùng: 
Hình ảnh về Tết Nguyên đán.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Bước 1: Chuẩn bị: Trước 2-3 ngày, GV phổ biến cho HS: Hãy suy nghĩ những lời chúc của mình dành tặng cho người thân, bạn bè để tiết sinh hoạt tới sắm vai và nói lời chúc Tết.
Bước 2: Tìm hiểu về Tết Nguyên đán:
Giáo viên giới thiệu một số hoạt động của Tết Nguyên đán: 
- Mọi người đi sắm Tết, chúc Tết.
- Hoa đào, hoa mai là hoa truyền thống tượng trưng cho ngày tết.
- Không khí Tết tưng bừng, náo nhiệt
 Bước 3: Nói lời chúc mừng năm mới
- GV hd cả lớp hoạt động theo nhóm đôi sắm vai chúc Tết người thân, bạn bè, thầy cô giáo.
- Các nhóm HS lên sắm vai chúc Tết trước lớp. Các nhóm sắm vai theo nhiều đối tượng khác nhau, ví dụ: cháu chúc Tết ông bà, con chúc Tết cha mẹ, bạn bè chúc Tết nhau
Bước 4: Nhận xét – Đánh giá:
GV khen ngợi hs có những lời chúc thể hiện sự lễ phép, quan tâm
HS theo dõi
HS theo dõi lắng nghe.
HS sắm vai nói lời chúc tết.
HOẠT ĐỘNG II: 10’ SINH HOẠT LỚP.
1/ Đánh giá tình hình học tập chung trong tuần qua:
Đánh giá từng em cụ thể:
+ Chuyên cần
+ Vệ sinh thân thể, lớp học
+ Giữ gìn trật tự
+ Lễ phép
+ Bảo quản đồ dùng học tập
+ Trang phục đến trường,...
2/ Kế hoạch tới: triển khai kế hoạch để HS thực hiện tốt hơn.
Nề nếp ra vào lớp phải ổn định
Nghiêm túc thực hiện đúng nội quy quy định của nhà trường.
Ôn ttạp tôt chuẩn bị thi cuối học kì 1
TUẦN 18
HOẠT ĐỘNG I: 25’ XÉ DÁN CÀNH HOA.
I. Mục tiêu hoạt động:
- Qua quan sát những bức tranh xé dán, hs biết thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật tài hoa của các nghệ nhân.
- Hs biết xé dán một cành hoa đơn giản.
II. Tài liệu, phương tiện: 
 Hình ảnh một số bức tranh, ảnh xé dán.
 Giấy màu, hồ dán, giấy trắng
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Bước 1: Chuẩn bị:
- Gv phổ biến cho hs chuẩn bị: giấy màu, hồ, giấy trắng
Bước 2: Hs quan sát những bức tranh xé dán:
Giáo viên giới thiệu cho hs:
- Chủ đề: Hoa (qs các bức tranh số 28, 29 )
- Chủ đề: Phong cảnh (qs các bức tranh số 30, 31)
Bước 3: Học sinh tập xé dán cành hoa
*Gv hd hs xé cánh hoa, nhị hoa:
- Hs tùy ý chọn màu hoa (theo màu giấy)
- Chọn hoa có mấy cánh 
- Gv xé mẫu một số cánh hoa: 4 cánh, 5 cánh, 8 cánh đính lên bảng
- Xé mẫu nhị hoa
- Hs ngồi theo nhóm, giúp nhau hoàn thành xé cánh hoa, nhị hoa
Gv hd hs xé cành, lá:
Dán cành hoa: Gv hd hs cách bôi hồ không qua ướt, dễ rách giấy. 
Bước 4: Nhận xét – Đánh giá: 
- Chọn những bài làm đẹp, cho hs quan sát.- Gv khen ngợi tinh thần làm việc say sưa của cả lớp
Lắng nghe
 Lắng nghe
Thực hành
Lắng nghe
HOẠT ĐỘNG II: 10’ SINH HOẠT LỚP.
1/ Đánh giá tình hình học tập chung trong tuần qua:
+ Nề nếp đi học chuyên cần, đồng phục đúng quy định.
+ Vệ sinh thân thể, lớp học sạch sẽ.
+ Giữ gìn trật tự trong giờ học con kém.
2/ Kế hoạch tới: triển khai kế hoạch để HS thực hiện tốt hơn.
Nề nếp ra vào lớp phải ổn định
Nghiêm túc thực hiện đúng nội quy quy định của nhà trường.
 Phân công các tổ làm việc:
TUẦN 19
 SINH HOẠT TẬP THỂ
HOẠT ĐỘNG I: 25’ Tiểu phẩm “Cây lộc”
I. Mục tiêu hoạt động:
- Học sinh hiểu: Hái lộc vào đêm giao thừa là một phong tục có từ lâu đời của người Việt Nam. Họ hái chồi non, cành non để cầu may mắn cho một năm.
- Học sinh biết: Ngày nay, để bảo vệ môi trường, bảo vệ cây cối, nhiều người không hái lộc cây, họ mua cây đem về làm cây lộc.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bước 1: Chuẩn bị:
 Gv giới thiệu: Đêm 30 Tết, hái lộc là một phong tục có từ lâu đời. hãy lắng nghe cô đọc tiểu phẩm:
 Cây lộc
Nhân vật: ông, bà, Thu Thảo
Người dẫn chuyện: 
Tối 30 Tết, Thu Thảo đi chơi cùng ông bà.
Ông: Sắp giao thừa rồi bà, mình kiếm cái cây nào đẹp bẻ một nhành non lấy lộc.
Thu Thảo: Ông ơi, tại sao phải bẻ cây lấy lộc, hả ông?
Ông: À! theo tục lệ ông bà, sắp đầu giờ giao thừa người ta thường bẻ một nhành cây đem về lấy lộc, gọi là “cây lộc”.
Thu Thảo: Vậy hả ông? Nhưng nếu ai cũng thò tay bẻ cây thì cái cây nó đau lắm. Cháu đọc truyện, thấy cái cây nó còn biết cười, biết khóc Ông đừng làm nó đau.
Ông: Chẳng lẽ ông cháu mình về mà lại không có “cây lộc”?
Bà: Cháu nó nói đúng đấy. Ai cũng bẻ cây mà lại chọn toàn cành non để mong có nhiều lộc thì cây cối, chết hết. Cây cối đem lại màu xanh cho con người.
Ông: Vậy bà tính sao?
Bà: Đúng rồi. Mình mua cây mía làm “Cây lộc”. Góc kia có người bán mía, bà cháu mình ra mua đi.
Thu Thảo: Bà ơi! Bà cho cháu vác “Cây lộc” về, bà nhé.
Bà: Cháu ngoan. Nào chọn đi, cháu thích cây nào?
Thu Thảo: Đây, cây này vừa to vừa đẹp. “Cây lộc” của cả nhà.
Bước 2: Trình diễn tiểu phẩm:
3 học sinh lên đóng tiểu phẩm
Sau đó GV đặt câu hỏi để hs thảo luận
Cây lộc là loại cây dùng để làm gì?
Bạn thảo nói với ông “Cây cũng biết đau” vì bạn đã nghĩ như thế nào?
Bà bạn Thảo chọn cây gì làm “Cây lộc”?
Chúng ta có đồng tình với bà bạn Thảo, mua cây mía thay cho bẻ cành lộc không?
Bước 3: Trò chơi: “ Trồng cây”
Bước 4: Nhận xét, đánh giá:.
 Hỏi: 
- Qua trò chơi Trồng cây em có suy nghĩ gì?
- Trồng được 1 cây từ lúc gieo hạt đến khi
 trưởng thành có phải dễ dàng không?
 Giáo viên kết luận.
 Lắng nghe
Đóng tiểu phẩm
Thảo luận
Trả lời
Chơi
Trả lời
HOẠT ĐỘNG II: 10’ SINH HOẠT LỚP
1/ Đánh giá tình hình học tập chung trong tuần qua:
Đánh giá từng em cụ thể:
+ Chuyên cần
+ Vệ sinh thân thể, lớp học
+ Giữ gìn trật tự
+ Lễ phép
+ Bảo quản đồ dùng học tập
+ Trang phục đến trường,...
2/ Kế hoạch tới: triển khai kế hoạch để HS thực hiện tốt hơn.
Nề nếp ra vào lớp phải ổn định
Nghiêm túc thực hiện đúng nội quy quy định của nhà trường.
TUẦN 20
SINH HOẠT TẬP THỂ
HOẠT ĐỘNG I: 25’
Nghe kể chuyện về truyền thống quê hương
I. Mục tiêu hoạt động:
- Học sinh biết được những truyền thống tốt đẹp của quê hương như: truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, truyền thống hiếu học, truyền thống đoàn kết tương thân tương ái
- Học sinh biết giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó. Ra sức học tập rèn luyện để góp phần xây dựng quê hưong ngày càng giàu mạnh, văn minh
- Trân trọng, tự hào và giữ gìn những truyền thống tốt đẹp đó.
II. Tài liệu phương tiện: 
 Các tư liệu về truyền thống quê hương.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Bước 1: Chuẩn bị:
Đối với giáo viên:
- Thông báo cho cả lớp về nội dung và hình thức của hoạt động.
- Hướng dẫn hs tự tìm hiểu về truyền thống quê hương, những tấm gương tiêu biểu trong lĩnh vực học tập, văn hóa văn nghệ
- Chuẩn bị câu hỏi, hd hs thảo luận
Đối với hs:
- Sưu tầm và tìm hiểu trước về truyền thống quê hương, thôn xóm
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
Bước 2: Khởi động:
 Đội văn nghệ biểu diễn
Bước 3: Kể chuyện:
- Gv kể cho hs nghe những câu chuyện nói lên truyền thống tiêu biểu của quê hương, thôn xóm
- Sau mỗi câu chuyện, gv yêu cầu hs thảo luận theo các câu hỏi sau:
 + Truyền thống nào của quê hương được nhắc đến ở
 câu chuyện trên.
 + Để giữ gìn và phát huy truyền thống đó của quê
 hương, em sẽ làm gì?
- Học sinh thảo luận theo nhóm 4 
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét
- Giáo viên kết luận
Bước 4: Tổng kết, đánh giá:.
Gv nhận xét ý thức, thái độ tham gia hoạt động của hs.
Tuyên dương những cá nhân, nhóm thảo luận tích cực.
- Dặn dò cho buổi sau
 Lắng nghe
Biểu diễn
Lắng nghe
Lắng nghe
HOẠT ĐỘNG II: 10’ SINH HOẠT LỚP: 
1. Nhận xét đánh giá thời gian qua:
- Đa số các em đi học đúng giờ, đồng phục đúng quy định.
- Vệ sinh trường lớp đảm bảo.
- Nề nếp học tập có tiến bộ hơn.
2. Kế hoạt thời gian tới:
...
...
...
TUẦN 21 
SINH HOẠT TẬP THỂ
HOẠT ĐỘNG I: 25’ Hát về mùa xuân
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết sưu tầm và hát được những bài hát, bài thơ, tiểu phẩm, điệu
 múa về chủ đề mùa xuân.
- Biết hát đúng tiết tấu, giai điệu của bài hát, kết hợp một số động tác múa phụ họa.
- Yêu thích các hoạt động tập thể, tự hào về truyền thống của quê hương, của Đảng quang vinh.
II. Đồ dùng: Nội dung các bài hát về mùa xuân.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Bước 1: Chuẩn bị 
- Gv thông báo cho cả lớp về nội dung, hình thức hoạt động.
- Hd hs sưu tầm các bài hát, bài thơ, tranh ảnh
- Chuẩn bị một số câu hỏi về tên bài hát, tác giả, ý nghĩa
Bước 2: Triển lãm tranh ảnh về mùa xuân: 
- Ổn định tổ chức: cho hs hát tập thể một bài
- Gv tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu dự.
- Mời đại biểu và hs tham quan triển lãm.
- Gv thông báo nội dung chương trình.
Bước 3: Biểu diễn văn nghệ:
- Hs tiến hành biểu diễn văng nghệ: múa, hát, đọc thơ, diễn tiểu phẩm ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân, ca ngợi công ơn của Đảng, Bác kính yêu
Cả lớp bình chọn tiết mục văn nghệ hay nhất
Bước 4: Nhận xét, đánh giá:
- Gv nhận xét, đánh giá
- Tuyên dương những cá nhân, tổ, nhóm có phần biểu diễn xuất sắc
- Dặn dò: chuẩn bị cho tiết sau
 Lắng nghe
 Tham quan
 Biểu diễn
 Bình chọn
HOẠT ĐỘNG II: 10’ SINH HỌT LỚP.
1. Đánh giá tình hình học tập chung trong tuần qua:
 + Chuyên cần, vệ sinh thân thể, vệ sinh lớp học...
+ Hát múa tập thể, trò chơi dân gian
+ Học tập: đồ dùng học tập, sách vở,... phát biểu xây dựng bài...
+ Lễ phép với người lớn, hoà nhã với bạn bè, tinh thần tự học, giúp đỡ bạn,...
2. Kế hoạch tới: triển khai kế hoạch tuần 22:
- Tiếp tục duy trì nề nếp sinh hoạt và học tập
- Chuẩn bị chu đáo sách vở, ĐDHT trước khi đến lớp...
- Đẩy mạnh việc giải toán qua mạng Internet 
Phân công trực nhật:
3. Dặn sinh hoạt lần sau.
- Yêu cầu cả lớp nghiêm túc thực hiện
TUẦN 22
SINH HOẠT TẬP THỂ
HOẠT ĐỘNG I: 25’ VẼ VỀ QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC.
I. Mục tiêu:
- Hs vẽ được bức tranh về quê hương đất nước, tô màu hợp lí vào bức tranh.
- Thể hiện tình cảm yêu quê hương đất nước.
- Yêu thích vẽ tranh
II. Chuẩn bị: 
Giấy A4, màu sáp, bút chì
Một số bức tranh chủ đề quê hương, đát nước.
III. Các hoạt động chủ yếu.
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
2. Hướng dẫn vẽ tranh. 
a. Quan sát tranh quê hương.
- Treo tranh lên bảng cho hs quan sát, nhận xét về cảnh vật trong tranh, màu vẽ,nội dung của tranh.
3. Thực hành vẽ tranh.
- Gv theo dõi giúp đỡ hs.
4. Triển lãm tranh.
Gv cho hs chọn những bài tiêu biểu triển lãm lên bảng.
Gv tổng kết, đánh giá.
Hs quan sát và nhận xét.
Hs vẽ tranh vào giấy A4
Hs lớp nhận xét bình chọ bức tranh đẹp nhất.
 HOẠT ĐỘNG II: 10’ Sinh hoạt lớp.
1/ Đánh giá tình hình học tập chung trong tuần qua:
Đánh giá từng em cụ thể:
+ Chuyên cần
+ Vệ sinh thân thể, lớp học
+ Giữ gìn trật tự
+ Lễ phép
+ Bảo quản đồ dùng học tập
+ Trang phục đến trường,...
2/ Kế hoạch tới: triển khai kế hoạch để HS thực hiện tốt hơn.
Nề nếp ra vào lớp phải ổn định
Nghiêm túc thực hiện đúng nội quy quy định của nhà trường.
TUẦN 23
SINH HOẠT TẬP THỂ
HOẠT ĐỘNG I: 25’: Chơi trò chơi dân gian
I. Mục tiêu 
- Học sinh biết lựa chon, sưu tầm một số trò chơi dân gian phù hợp với lứa 
 tuổi nhi đồng.
- Biết chơi một số trò chơi dân gian.
- Yêu thích và thường xuyên tổ chức các trò chơi dân gian trong các dịp lễ tết, các giờ ngoại khóa, giờ ra chơi
II. Quy mô hoạt động: 
 Tổ chức theo quy mô lớp 
III. Cách tiến hành:
 Bước 1: Chuẩn bị
 * Đối với giáo viên:
- Hd hs sưu tầm các trò chơi dân gian dành cho thiếu nhi qua sách báo, người thân
- Nắm được luật chơi và cách chơi một số trò chơi dân gian đơn giản.
- Chuẩn bị một số phần thưởn

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_lop_1.doc
Giáo án liên quan