Giáo án môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1-Kiến thức:

 + HS phân biệt được hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học.

 + Nhận biết được dấu hiệu có p/ư hóa học xảy ra.

2-Kĩ năng:

 + Tiếp tục rèn luện cho HS những kĩ năng sử dụng dụng cụ, hóa chất trong phòng thí nghiệm.

3-Thái độ:

 + Giáo dục cho HS ý thức học tiết kiệm, cần cù, chịu khó, làm việc KH.

 + Rèn kĩ năng giải bài tập hoá học và phát triển trí thông minh cho HS.

4. Định hướng phát triển, năng lực, phẩm chất

 + HS phân biệt được hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học.

 + Nhận biết được dấu hiệu có p/ư hóa học xảy ra.

+ Tiếp tục rèn luện cho HS những kĩ năng sử dụng dụng cụ, hóa chất trong phòng thí nghiệm.

+ Rèn luyện kĩ năng giải bài tập xác định NTHH cho HS.

+ HS biết ý nghĩa của CTHH và áp dụng làm bài tập.

B. NỘI DUNG:

III- Khi nào phản ứng hóa học xảy ra?

IV- Làm thế nào nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra?

C. HÌNH THỨC TỔ CHỨC PPDH-KTĐG

- Hình thức tổ chức dạy học.Dạy học trên lớp.

- PPDH:- Đàm thoại, hợp tác nhóm nhỏ,nêu vấn đề và giải quyết vấn đề,vấn đáp,

 - KTĐG: Kiểm tra miệng.

D.THIẾT BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 

doc170 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hí, tính khối lượng mol .... cho HS.
B. Nội Dung: 
1- Cách xác định thành phần % các nguyên tố trong hợp chất.
2-Vận dụng.
C. Hình thức tổ chức PPDH-KTĐG
- Hình thức tổ chức dạy học.Dạy học trên lớp.
- PPDH:- Đàm thoại, hợp tác nhóm nhỏ,nêu vấn đề và giải quyết vấn đề,vấn đáp,
- KTĐG: Kiểm tra miệng.
D.Thiết bị đồ dùng dạy học
 a. Giáo viên:
+ Giáo án.
+ Sách GV ,Sách giáo khoa
- Bảng phụ, bảng nhóm.
 b. Học sinh:
- Tài liệu và đồ dùng học tập,
e. các hoạt động học
1- Tổ chức lớp:
 -Sĩ số: 
STT
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
1
8A
2
8B
3
8C
2- Kiểm tra: (Kết hợp trong giờ).
3. Hoạt động dạy và học : 
* Gv giới thiệu bài mới : Nếu biết công thức hoá học của một chất,các em có thể xác định được thành phần phần trăm các nguyên tố của nó.Và ngược lại.các em sẽ được tìm hiểu qua bài hôm nay:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tìm hiểu cách xác định thành phần % các nguyên tố trong hợp chất.
+B1 Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- GV treo bảng phụ VD 1.
- GV yêu cầu HS dựa theo VD ở SGK để giải bài tập.
+ Tìm khối lượng mol của hợp chất.
+ Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất.
+ Thành phần % của các nguyên tố trong hợp chất.
-Sau khi làm ví dụ trên hãy nêu các bước xác định TP% khối lượng các NT có trong hợp chất.
+B2:Thực hiên nhiệm vụ.
-H/S thực hiện
+B3:Báo cáo kết quả thực hiện.
-H/S lên bẳng báo cáo 
+B4:Đánh giá kết quả thực hiện.
-GV nhận xét kết quả của h/s 
- GV chốt lại kiến thức.
Vận dụng
- GV nêu VD 2 Yêu cầu HS phân tích đề bài Tìm cách giải bài tập.
HS vận dụng giảI BT ví dụ 2
GV chấm vở đại diện
GVGT cấch tính khác: Tính số mol ng.tử mỗi nguyên tố -> klượng mỗi ng.tố trong a g hợp chất.Hoặc lập luận.
Gọi 3 hs lên trình bày các cách giảI khác nhau.
- GV yêu cầu HS làm BT 3 :
2 HS lên bảng làm bài tập.
- 2 HS trả lời.
1- Cách xác định thành phần % các nguyên tố trong hợp chất.
*VD: Xác định thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố có trong hợp chất CuSO4.
- HS thảo luận và làm bài tập 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS chữa bài vào vở.
Giải: 
+ Ta có:MCuSO4 = 64 + 32 + (4 x 16) = 160 g
+Mà:Trong 1 mol CuSO4 có 1 mol nguyên tử Cu có khối lượng 64 g; 1 mol nguyên tử S có khối lượng 32 g và 4 mol nguyên tử O có khối lượng 48 g.
+ Vậy: Thành phần % các nguyên tố trong CuSO4 là:
% Cu = = 40%.
% S = = 20%.
% O = = 40%.
(Hoặc %O =100% - 40% -20%= 40%)
- HS ghi bài vào vở: Cácbước xác định TP% khối lượng các nguyên tố trong hợp chất:
* Tìm khối lượng mol của hợp chất.
* Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất.
* Tìm thành phần theo khối lượng của mỗi nguyên tố.
2-Vận dụng
BT 1: Tính tp% theo khối lượng các nguyên tố trong Fe2O3
M Fe2O3 = 160
% Fe = 2 x 56 x 100%/160 = 70%
% 0 = 3 x 16 x 100%/160 = 30% hoặc 100% - % Fe
 BT2: Tính khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 20 (g) MgO.
- HS làm bài tập theo nhóm.
Giải: 
+ MMgO = 40 (g)
+ Trong 1 mol MgO có 1 mol nguyên tử Mg và 1 mol nguyên tử O.
+ % Mg = = 60% 
 %O = 40%
+ Khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 20 (g) MgO:
mMg = = 12 (g)
m0 = mh/c – m Mg = 20 - 12 = 8 (g)
BT 3: 
a. Tính khối lượng hợp chất Na2SO4 có chứa 2,3 (g) Na.
b. Xác định thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố có trong hợp chất Na2SO4
Giải: 
a. M Na2SO4 = 142 (g)
Trong 142 (g) Na2SO4 có 46 (g) Na
 Có x (g) Na2SO4 có 2,3 (g) Na
 x= = 7,1 (g) Na2SO4
b. Hs tự giải
4- Củng cố: - GV yêu cầu HS làm bài tập 3 (SGK - T 71)
5- Hướng dẫn về nhà	- Học bài.	
	- BTVN: 1/b, c (SGK - T71); 21.5 ; 21.6 (SBT).
Ngày tháng 12 năm 2019
duyệt của tổ chuyên môn
Ngày soạn: 8/12/2019
Tiết 31: tính theo công thức hoá học( Tiết 2)
A. Mục tiêu bài học:
1-Kiến thức:
+ HS biết cách các định CTHH của hợp chất khi biết thành phần % tính theo khối lượng của các nguyên tố tạo nên hợp chất.
2-Kĩ năng:
+ Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tính toán các bài tập hoá học liên quan đến khối lượng mol, tỉ khối của chất khí.
3-Thái độ:
 + Có thái độ yêu thích môn học:
4. Định hướng phát triển, năng lực, phẩm chất
+ HS biết cách các định CTHH của hợp chất khi biết thành phần % tính theo khối lượng của các nguyên tố tạo nên hợp chất.
+ Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tính toán có liên quan đến các kiến thức tỉ khối của chất khí, tính khối lượng mol .... cho HS.
B. Nội Dung: 
2- Xác định CTHH của hợp chất khi biết thành phần các nguyên tố.
C. Hình thức tổ chức PPDH-KTĐG
- Hình thức tổ chức dạy học.Dạy học trên lớp.
- PPDH:- Đàm thoại, hợp tác nhóm nhỏ,nêu vấn đề và giải quyết vấn đề,vấn đáp,
- KTĐG: Kiểm tra miệng.
D.Thiết bị đồ dùng dạy học
 a. Giáo viên:
+ Giáo án.
+ Sách GV ,Sách giáo khoa
- Bảng phụ, bảng nhóm.
 b. Học sinh:
- Tài liệu và đồ dùng học tập,
e. các hoạt động học
1- Tổ chức lớp:
 -Sĩ số: 
STT
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
1
8A
2
8B
3
8C
2- Kiểm tra: 	HS 1: Bài tập: a. Tính thành phần % các nguyên tố trong CT: CuSO4.
 b. Tính khối lượng các nguyên tố có trong 32 (g) CuSO4.
3. Hoạt động dạy và học : 
* Gv giới thiệu bài mới : Nếu biết công thức hoá học của một chất,các em có thể xác định được thành phần phần trăm các nguyên tố của nó.Và ngược lại.các em sẽ được tìm hiểu qua bài hôm nay:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS nghiên cứu VD 1.
* Nêu các bước lập CTHH của hợp chất khi biết thành phần % của các nguyên tố.
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- GV tổng kết cách làm theo các bước.
- GV nêu VD lên bảng phụ.
 Yêu cầu HS làm bài tập theo các bước đã hướng dẫn.
- GV NX bài làm của 1 số HS Chữa bài.
- GV nêu VD 3.
 Yêu cầu HS đọc và phân tích đề bài.
* Bài tập này khác những VD trên ở những điểm nào?
Vậy các bước giải của bài tập này có thêm phần nào? Công thức tính MA?
- GV yêu cầu HS làm bài tập.
- GV nêu kết quả của 1 số nhóm Chữa bài.
- GV lưu ý cho HS: Đối với các hợp chất hữu cơ thì công thức đúng của hợp chất thường không trùng với công thức đơn giản nhất.
+B1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
-Y/C h/s đọc bảng phụ về bài toán
-Hãy tìm CTHH của hợp chất.
-Yêu cầu HS làm bài tập 
 -Y/C 1 h/s lên trình bày
+B2.Thực hiện nhiệm vụ học tập.
-H/S thực hiện
 +B3 .Báo cáo kết quả thực hiện.
-H/S lên bảng trình bày kết quả.
+B4.Đánh giá kết quả thực hiện.
-GV nhận xét kết quả 
- GV NX bài làm của 1 số h/s
-GV chốt lại kiến thức.
GV lưu ý cho HS: Đối với các hợp chất vô cơ thì công thức đúng của hợp chất thường trùng với công thức đơn giản nhất.
2- Xác định CTHH của hợp chất khi biết thành phần các nguyên tố.
VD 1: (SGK - T70, 71)
- HS thảo luận nhóm, thống nhất câu trả lời.
- Đại diện 1 - 2 nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung.
* Cách xác định CTHH của hợp chất:
+ Viết CTHH TQ của h/c
+ Tìm khối lượng mỗi ng.tố dựa % Kl mỗi ng.tố và M h/c
+ Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất.
+ Viết CTHH đúng.
Vận dụng:
VD 2: Một hợp chất có thành phần các nguyên tố là: 60% Mg; 40% O và khối lượng mol của hợp chất là 40. Hãy xác định CTHH của h/c.
- HS làm bài tập vào bảng nhóm..
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Bài giải: 
mMg = = 24 (g) 
 nMg = = 1 mol
mO = = 16 (g)
 nO = = 1 mol
 CTHH của hợp chất là MgO.
VD 3: Hợp chất A ở thể khí có thành phần các nguyên tố là: 80%C; 20%H. Biết dA/H2 = 15. Hãy xác định CTHH của khí A?
- 1 HS trả lời.
- HS thảo luận nhóm; làm bài tập vào phim trong.
- HS nhóm khác bổ sung.
Bài giải:
MA = dA/H2 x mH2 = 15 x 2 = 30
- Khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol chất là: 
mC == 24 (g) nC = = 2 mol
mH == 6 (g) nH = = 6 mol
- CTHH của hợp chất là: C2H6.
VD 4: Một hợp chất có thành phần các nguyên tố là: 20,2%Al và 79,8%Cl. Hãy tìm CTHH của hợp chất?
- HS thực hiện trên bảng
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS chữa bài vào vở.
Bài giải:
Ta có tỉ lệ và số mol nguyên tử của các nguyên tố trong hợp chất:
nAl : nCl = := 0,75 :2,25 = 1:3
 CTHH của hợp chất là: AlCl3
4- Củng cố: - GV cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.
	- GV cho HS làm bài tập 4 (SGK - T71).
5- Hướng dẫn về nhà:	- Học bài + Ôn lại kiến thức về PTHH.	
	- BTVN: 2, 5 (SGK - T71); 21.3 ; 21.4 (SBT).
Bài tập thêm: Một hợp chất A có thành phần % theo khối lượng các nguyên tố là: 45,95%K; 16,4%N; 37,6%O. Xác định CTHH của A.	
...............................................................................................................................Ngày soạn: 8/12/2019
Tiết 32: tính theo phương trình hoá học
A. Mục tiêu bài học:
1-Kiến thức:
+ Từ PTHH và các dữ liệu bài cho, HS biết cách xác định khói lượng (thể tích, lượng chất) của những chất tham gia hoặc các sản phẩm.
2-Kĩ năng:
+ HS tiếp tục được rèn luyện kĩ năng lập PTHH và kĩ năng sử dụng các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích khí và lượng chất.
3-Thái độ:
 + Có thái độ yêu thích môn học:
4. Định hướng phát triển, năng lực, phẩm chất
+ Từ PTHH và các dữ liệu bài cho, HS biết cách xác định khói lượng (thể tích, lượng chất) của những chất tham gia hoặc các sản phẩm.
+ HS tiếp tục được rèn luyện kĩ năng lập PTHH và kĩ năng sử dụng các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích khí và lượng chất.
B. Nội Dung: 
1- Tính khối lượng chất tham gia và chất tạo thành.
II.Các bước lập phương trình hoá học
III .Luyện tập:
C. Hình thức tổ chức PPDH-KTĐG
- Hình thức tổ chức dạy học.Dạy học trên lớp.
- PPDH:- Đàm thoại, hợp tác nhóm nhỏ,nêu vấn đề và giải quyết vấn đề,vấn đáp,
- KTĐG: Kiểm tra miệng.
D.Thiết bị đồ dùng dạy học
 a. Giáo viên:
+ Giáo án.
+ Sách GV ,Sách giáo khoa
- Bảng phụ, bảng nhóm.
 b. Học sinh:
- Tài liệu và đồ dùng học tập,
e. các hoạt động học
1- Tổ chức lớp:
 -Sĩ số: 
STT
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
1
8A
2
8B
3
8C
2- Kiểm tra: 	
- HS 1: Chữa bài 4 (SGK).
- HS 2: Cách lập PTHH, ý nghĩa của PTHH.
3. Hoạt động dạy và học : 
* Gv giới thiệu bài mới : Khi điều chế một lượng chất nào đó.Ta cần phảI biết lượng chất cần dùng.Và ngược lại.Các em sẽ được tìm hiểu qua bài hôm nay:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV nêu VD 1.
 Yêu cầu HS giải bài toán theo các bước:
+ Tính n chất mà đề bài đã cho.
+ Lập PTHH.
+ Tìm n chất cần tìm.
+ Tính ra khối lượng (hoặc V).
- GV NX kết quả của một số nhóm.
- GV nêu kết quả đúng.
+B1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- GV nêuVD 2.
- GV yêu cầu HS giải BT theo các bước ở VD 1.
+B2.Thực hiện nhiêm vụ học tập.
-H/S thực hiện.
+B3.Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
-Y/C h/s báo cáo kết quả bài tập trên bảng.
+B4.Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
-GV nhận xét kết quả
- GV chữa bài, đưa ra kết quả đúng.
- GV nêu câu hỏi cho HS trả lời:
* Nêu các bước tính theo PTHH.
- GV treo bảng phụ nội dung các bước.
- GV yêu cầu HS làm các bài tập sau:
 GV chữa bài và cho điểm HS làm tốt.
? BT 2 có gì khác BT 1
? Để tính khối lượng chất cần tìm cầ n phảI làm gì?
GV gợi ý :
- Tính n chất bài cho
- Lập PTHH
- Tính n chất cần tìm dựa vào tỉ lệ số mol các chất trong PTHH-> m=?
HS đại diện trình bày cách giải.
1- Tính khối lượng chất tham gia và chất tạo thành.
VD 1: Đốt cháy 4,8 g Mg trong Oxi, người ta thu được MgO. Tính khối lượng MgO thu được?
- HS thảo luận nhóm, làm bài tập vào bảng nhóm.
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS ghi bài vào vở.
Bài giải:
+ nMg = = 0,2 mol.
+ PTHH: 2Mg + O2 ->2MgO
Tỉ lệ: 2 mol : 1 mol : 2 mol
+ Theo PTHH ta có:
 nMgO = nMg = 0,2 mol 
+ Khối lượng MgO tạo thành là: 
mMgO = nMgO x MMgO = 0,2 x 40 = 8(g)
VD 2: Đốt cháy bột Al trong khí Oxi thu được 10,2 g Al2O3. Tính mAl = ?
- HS thảo luận; giải bài tập vào vở
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS chữa bài vào vở.
Bài giải:
+ nAl2O3 = = 0,1 mol
+ PTHH: 4Al + 3O2 2Al2O3
Theo PT ta có: nAl = 2n Al2O3
 nAl = 2 x 0,1 = 0,2 mol
+ Khối lượng Al cần dùng: 0,2 x 27 = 5,4 g.
- 1 - 2 HS trả lời.
II.Các bước lập phương trình hoá học
* Các bước giải tính theo PTHH:
+ Viết PTHH.
+ Chuyển thành n chất.
+ Dựa vào PTHH để tìm n chất cần tìm
+ Chuyển thành khối lượng ( V khí ở ĐKTC).
III .Luyện tập:
- 2 HS lên bảng làm bài tập.
Bài tập 1: Nung 150 g CaCO3 thu được khí CO2 theo PTHH: 
CaCO3 CaO + CO2
Tính khối lượng khí CO2 thu được?
Bài giải: nCaCO3 = = 1,5 mol
PTHH: CaCO3 CaO + CO2
Theo PT ta có: 
nCO2 = n CaCO3 = 1,5 mol
mCO2 = 1,5 x 44 = 66 g
Bài tập 2: Đốt cháy a (g) Natri trong b (g) khí Clo người ta thu được 5,85 (g) muối NaCl. Tìm các giá trị a, b?
Bài giải:
nNaCl = = 0,1 mol
PTHH: 2Na + Cl2 2NaCl
Theo PT ta có:
+ nNa = nNaCl = 0,1 mol
 mNaCl = a = 0,1 x 23 = 2,3 (g)
+ nCl2 = nNaCl = x 0,1 = 0,05 mol
 mCl2 = b = 0,05 x 71 = 3,55 (g)
4- Củng cố:	- Học bài (Các bước tính theo PTHH).
	- BTVN: 1b, 3a, b (SGK - T75); HS khá 4*.
	- Chuẩn bị cho bài sau.
5- Hướng dẫn về nhà: Đốt cháy hoàn toàn 4,8 (g) 1 kim loại R có hoá trị II trong khí Oxi dư, người ta thu được 8 (g) oxit (Có công thức là RO)
	a. Tính mO2?
	b. Xác định tên và kí hiệu của kim loại R?
GV hướng dẫn: - XĐ chất tham gia và sp
	 - Lập PTHH
	 - Dựa ĐLBTKL tính m O2 -> nO2 
=> n R = 2 n O2=> M R = m R/n R= ? => Kloại :Mg.
Ngày Tháng 12 Năm2019
duyệt của tổ chuyên môn
Ngày soạn: : 15/12/2019
Tiết 33: tính theo phương trình hoá học(Tiết 2)
A. Mục tiêu bài học:
1-Kiến thức:
+ HS biết cách tính thể tích (ở ĐKTC) hoặc khối lượng, chất lượng của các chất trong PTHH.
2-Kĩ năng:
+ Tiếp tục rèn luyện kĩ năng lập PTHH và kĩ năng sử dụng các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất.
3-Thái độ:
 + Có thái độ yêu thích môn học:
4. Định hướng phát triển, năng lực, phẩm chất
+ Từ PTHH và các dữ liệu bài cho, HS biết cách xác định khói lượng (thể tích, lượng chất) của những chất tham gia hoặc các sản phẩm.
+ HS tiếp tục được rèn luyện kĩ năng lập PTHH và kĩ năng sử dụng các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích khí và lượng chất.
B. Nội Dung: 
2- Tính thể tích chất tham gia và chất tạo thành.
C. Hình thức tổ chức PPDH-KTĐG
- Hình thức tổ chức dạy học.Dạy học trên lớp.
- PPDH:- Đàm thoại, hợp tác nhóm nhỏ,nêu vấn đề và giải quyết vấn đề,vấn đáp,
- KTĐG: Kiểm tra miệng.
D.Thiết bị đồ dùng dạy học
 a. Giáo viên:
+ Giáo án.
+ Sách GV ,Sách giáo khoa
+ GV: Bảng phụ.	
	+ HS: Bảng nhóm, bút dạ.
 b. Học sinh:
- Tài liệu và đồ dùng học tập,
e. các hoạt động học
1- Tổ chức lớp:
 -Sĩ số: 
STT
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
1
8A
2
8B
3
8C
2- Kiểm tra: 	
HS 1: Ct chuyển đổi giữa V chất khí (đktc) với lượng chất n.
	HS 2: Chữa bài 1b (SGK - T75).
3. Hoạt động dạy và học : 
* Gv giới thiệu bài mới : Khi điều chế một lượng chất nào đó.Ta cần phải biết lượng chất cần dùng.Và ngược lại.Các em sẽ được tìm hiểu qua bài hôm nay:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV nêu vấn đề: Nếu các bài tập trên người ta yêu cầu tính V các chất khí thì ta phải tính toán như thế nào?
- GV đưa thêm công thức tính V chất khí ở điều kiện thường ( 20oC và 1 atm).
V = n x 24 (l)
- GV cho HS làm tiếp bài tập 1a.
* Nêu lại các bước tính theo PTHH.
- GV ghi lại các bước bên góc bảng.
Xét các ví dụ cụ thể
+B1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
-GV treo bảng phụ VD1
-Y/C h/s đọc nội dung
-Y/C h/s làm bài tập ra phiếu học tập.
+B2 Thực hiện nhiệm vụ học tập.
-H/S thực hiện làm bài tập
+B3.Báo cáo kết quả thực hiện.
-Y/C h/s lên bảng trình bày kết quả.
+B4.Đánh giá kết quả thực hiện
-GV nhận xét bài làm của h/s
-GV chữa bài đưa ra kết quả đúng
- GV yêu cầu HS làm VD 2 :
- GV nêu VD 2.
- GV yêu cầu HS làm bài tập.
- GV NX kết quả của 1 số nhóm.
- GV nêu kết quả bài đúng.
- GV nêu VD 3 và yêu cầu HS làm bài tập.
- GV Nx bài làm của 1 số nhóm Chữa bài.
2- Tính thể tích chất tham gia và chất tạo thành.
- 1 HS trả lời.
- HS ghi nhớ công thức.
- 1 HS lên bảng làm bài tập; HS khác nhận xét.
- 1 HS nêu lại.
VD 1: Cho sơ đồ phản ứng sau:
 S + O2 SO2
Tính VSO2 (ĐKTC) = ? Nếu đốt cháy hoàn toàn 6,4 (g) S.
- HS thảo luận, làm bài tập .
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS làm bài vào vở.
Bài giải: nS = = 0,2 mol
PTHH: S(r) + O2 (k) SO2(k)
Theo PT ta có: 
nSO2 = nS nSO2 = 0,2 mol
+ thể tích khí SO2 thu được (ở ĐKTC) là: VSO2 = 0,2 x 22,4 = 4,48 (l)
VD 2: Cho sơ đồ phản ứng:
 Al + HCl -> AlCl3 + H2
Biết có 5,4 (g) Al bị hoà tan hoàn toàn.
a. Tính mHCl = ?
b. Tính VH2 (ĐKTC) = ?
c. Tính mAlCl3 = ? (theo 2 cách)
- HS thảo luận nhóm, ghi cách làm vào bảng nhóm.
- HS nhóm khác nhận xét.
- HS chữa bài vào vở.
VD 3: Biết 2,3 (g) kim loại R (có hoá trị I) tác dụng vừa đủ với 1,12 (l) khí Clo (ĐKTC) theo sơ đồ phản ứng:
 R + Cl2 RCl
a. Xác định tên kim loại?
b. Tính m hợp chất tạo thành?
- HS thảo luận nhóm; - HS nhóm khác bổ sung.
PTHH: 2R + Cl2-> 2 RCl
 2Rg 22,4 l
 2,3 1,12l
=> R = 23(Na)
Tính KL sp theo PTHH hoặc Đl BTKL.
4- Củng cố
- GV cho HS đọc phần ghi nhớ (SGK 
5- Hướng dẫn về nhà:	- BTVN:1/a, 2, 3 (c, d); 4, 5 (SGK).
	- GV hướng dẫn bài 4*.
	- Chuẩn bị cho bài sau: ôn kiến thức về mol, khối lượng mol.
..........................................................................................................................................
Ngày soạn:15/12/2019
Tiết 34: bài luyện tập 4
A. Mục tiêu bài học:
1-Kiến thức:
+ HS biết cách chuyển đổi qua lại giữa các đại lượng m, n, V.
2-Kĩ năng:
+ HS biết ý nghĩa về tỉ khối của chất khí, biết vận dụng kiến thức để giải các bài toán hoá học có liên quan đến tỉ khối.
	+ HS biết cách giải bài toán hoá học theo CTHH và PTHH.
3-Thái độ:
 + Có thái độ yêu thích môn học:
4. Định hướng phát triển, năng lực, phẩm chất
+ Từ PTHH và các dữ liệu bài cho, HS biết cách xác định khói lượng (thể tích, lượng chất) của những chất tham gia hoặc các sản phẩm.
+ HS tiếp tục được rèn luyện kĩ năng lập PTHH và kĩ năng sử dụng các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích khí và lượng chất.
B. Nội Dung: 
 I- Kiến thức cần nhớ.
 1. Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích, và mol.
 2. Tỉ khối của chất khí.
 II- Bài tập:
C. Hình thức tổ chức PPDH-KTĐG
- Hình thức tổ chức dạy học.Dạy học trên lớp.
- PPDH:- Đàm thoại, hợp tác nhóm nhỏ,nêu vấn đề và giải quyết vấn đề,vấn đáp,
- KTĐG: Kiểm tra miệng.
D.Thiết bị đồ dùng dạy học
 a. Giáo viên:
+ Giáo án.
+ Sách GV ,Sách giáo khoa
+ GV: Bảng phụ.	
	+ HS: Bảng nhóm, bút dạ.
 b. Học sinh:
- Tài liệu và đồ dùng học tập,
e. các hoạt động học
1- Tổ chức lớp:
 -Sĩ số: 
STT
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
1
8A
2
8B
3
8C
2- Kiểm tra: 	
Bài 1/c/71 + 1/75.
3. Hoạt động dạy và học : 
* Gv giới thiệu bài mới : Chúng ta sẽ củng cố các khái niệm.Mol,thể tích Mol,Khối lượng Mol.Tỉ khối của chất khí,và mối quan hệ ,giữa lượng chất, khối lượng chất
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 +B1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
-Y/C h/s tìm hiểu qua bảng phụ về mối quan hệ giữa các đại lượng.
-Y/C h/s hoàn thiện sơ đồ.
-YC h/s trình bày trên bảng nhóm.
+B2.Thực hiện nhiệm vụ học tập.
-H/S thực hiện.
+B3.Báo cáo kết quả thực hiện.
-HS hoàn thiện bảng nhóm.
+B4.Đánh giá kết quả thực hiện.
-GV nhận xét kết quả của h/s.
-GV chôt lại kiến thức.
.
- GV yêu cầu HS nhắc lại công thức tỉ khối của khí A so với khí B và khí A so với không khí.
Bài tập.
- GV yêu cầu HS làm bài tập 2, 3, 4 (SGK - T79) vào vở.
- GV cho HS lên bảng chữa bài tập; cho điểm HS làm bài tốt.
- GV thu vở chấm bài 1 số HS.
- GV gợi ý HS :
* Làm thế nào để xác định được CTHH của chất A?
* Nêu các bước tính theo CTHH?
* Làm thế nào để tính được VO2 (ĐKTC)?
* Em hãy nhắc lại các bước giải bài toán tính theo PTHH?
I- Kiến thức cần nhớ.
1. Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích, và mol.
- HS thảo luận, hoàn thiện sơ đồ ghi ra bảng nhóm.
(1) m = n x M
(2) n = 
(3) V = n x 22,4
(4) n = 
(5) Số ng.tử (P.tử) = n x 6.1023
 Số ng.tử (P.tử)
(6) n = 
 6.1023
- HS khác bổ sung.
2- Tỉ khối của chất khí.
- 1 HS lên bảng ghi lại công thức.
II- Bài tập:
Bài 2: (SGK - T79)
Bài 3: (SGK - T79)
Bài 4: (SGK - T79)
- 3 HS lên bảng chữa bài tập; HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS chữa bài vào vở.
4- Củng cố: - GV cho HS nhắc lại kiến thức cần nhớ.
	- Cho HS làm bài tập sau:
	Bài tập: Hãy chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:
	"Số nguyên tử Oxi có trong 32 (g) khí O2 là:
	a) 3.1023; 	b) 6.1023 	c) 9.1023 	d) 1,2.1023 
5- Hướng dẫn về nhà:	- Ôn tập toàn bộ kiến thức học kì I.	
	- BTVN: 1, 5 (SGK - T79).
Ngày Tháng 12 Năm 2019
duyệt của tổ chuyên

File đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 2_12839799.doc