Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS nắm vững định nghĩa về tỉ số của hai đoạn thẳng: Tỉ số của hai đoạn thẳng là tỉ số đo độ dài của chúng theo cùng một đơn vị đo; Tỉ số của hai đoạn thẳng không phụ thuộc vào cách chọn đơn vị đo.

 HS nắm vững định nghĩa về đoạn thẳng tỉ lệ.

2. Kỹ năng: HS cần nắm vững nội dung của định lí Talét (thuận), vận dụng định lí vào việc tìm ra các tỉ số bằng nhau trên hình vẽ trong SGK.

3. Thái độ: Có thái độ hợp tác trong hoạt động nhóm.

4. Năng lực cần đạt: năng lực hợp tác, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Thước thẳng, com pa, êke, bảng phụ vẽ chính xác hình 3 SGK, ?2.

2. Học sinh: Thước thẳng, com pa ê ke.

 

doc165 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Hình học Lớp 8 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 án, giác kế, thước ngắm, hình 54, 55.
2. Học sinh: 
- Mỗi tổ mang 1 dụng cụ đo góc : Thước đo góc, giác kế. Thước ngắm, thước dây, giấy bút.
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
1. Các hoạt động đầu giờ: Kiểm tra bài cũ: ( 6')
*) Câu hỏi:
Quan sát hình vẽ 55 ( SGK - Tr. 86 ) và cho biết
để xác định được khoảng cách AB ta cần tiến hành đo đạc như thế nào ? Sau đó làm tiếp như thế nào?	 
Áp dụng: cho BC=25m, B’C’=5cm, A’B’=4,2 cm. 
Tính AB = ?
 *) Đáp án:
 · Tiến hành đo đạc: Chọn một khoảng đất bằng phẳng rồi vạch một đoạn BC 
 và đo độ dài của nó (BC = a) 
 - Dùng thước đo góc (giác kế) đo các góc = a; = b	
 · Tính khoảng cách AB: Vẽ trên giấy DA’B’C’ với B’C’ = a’, = a, = b, do
 đó DA’B’C’ DABC (g - g) theo tỉ số k = . Đo A’B’ trên hình vẽ từ 
 đó suy ra AB = 	
 · Áp dụng: AB = (cm) = 21 (m)
*) Đặt vấn đề vào bài mới: Ở tiết học trước các em đã biết cách đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất trong đó có một điểm không thể tới được.,tiết hôm nay ta sẽ vận dụng kiến thức đã học thực hành đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất trong đó có một điểm không thể tới được .
2. Nội dung bài học.
Hoạt động 1. 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của hs (4’)
Mục tiêu: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs về dụng cụ thực hành, mẫu báo cáo 
- Rèn luyện ý thức làm việc có phân công, có tổ chức, ý thức kỷ luật trong hoạt động tập thể .
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu các tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị thực hành của tổ về dụng cụ , phân công nhiệm vụ.
- Gv đồng thời kiểm tra cụ thể khi các tổ báo cáo 
Các tổ trưởng lần lượt báo cáo từ tổ 1 đến tổ 4 .
Hoạt động 2. 2. Tổ chức thực hành (25’)
Mục tiêu: 
- Đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất trong đó có một điểm không thể tới được.
- Biết thực hiện các thao tác cần thiết để đo đạc tính toán tiến đến giải quyết yêu cầu đặt ra của thực tế, kỹ năng đo đạc, tính toán, khả năng làm việc theo tổ nhóm.
- Giáo dục HS tính thực tiễn của toán học, qui luật của nhận thức theo kiểu tư duy biện chứng.
- Nêu yêu cầu của buổi thực hành
+) Đo khoảng cách giữa hai điểm trong đó có một điểm không thể đến được .
+) Phân chia 4 tổ theo 4 góc ở 4 vị trí khác nhau.
*) Hướng dẫn thực hành
- Các tổ nghe, xác định vị trí thực hành của tổ mình
- HS các tổ về đúng vị trí và tiến hành thực hành
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- Cho hs tiến hành thực hành
*) Tiến hành thực hành
A
A
B
C
a
 -- -- - - 
 - - - -- -- --
Bước 1: Chọn vị trí đất bằng vạch đoạn thẳng BC có độ dài tuỳ ý.
Bước 2: Dùng giác kế đo các góc =; 
Bước 3: Vẽ A'B'C' trên giấy sao cho BC = a' (Tỷ lệ với a theo hệ số k)
 = ; 
- Kiểm tra các nhóm làm việc, nhắc nhở, đôn đốc hs
Bước 4: Đo trên giấy cạnh A'B', A'C' củaA'B'C'
 Tính đoạn AB, AC trên thực tế theo tỷ lệ k.
Bước 5: Báo cáo kết quả tính được.
Hoạt động 3. 3. Báo cáo thực hành (6’)
Mục tiêu: 
- Rèn luyện ý thức làm việc có phân công, có tổ chức, ý thức kỷ luật trong hoạt động tập thể .
- Thông qua báo cáo và thực tế quan sát, kiểm tra nêu nhận xét đánh giá, rút kinh nghiệm sau khi thực hành và cho điểm thực hành của từng tổ:
+) Nhận xét kết quả đo đạc của từng nhóm
+) Thông báo kết quả đúng.
+) ý nghĩa của việc vận dụng kiến thức toán học vào đời sống hàng ngày.
+) Khen thưởng các nhóm làm việc có kết quả tốt nhất.
+) Phê bình rút kinh nghiệm các nhóm làm chưa tốt.
Các tổ làm báo cáo theo yêu cầu - Bình điểm cho từng cá nhân và tự đánh giá theo mẫu báo cáo - sau khi hoàn thành các tổ nộp cho giáo viên
3. Củng cố luyện tập, hướng dẫn học sinh tự học: (4’)
*) Củng cố, luyện tập: 
- Nhắc lại các bước tiến hành đo chiều cao của vật?
- Nhắc lại các bước tiến hành đo khoảng cách giữa hai địa điểm trong đó có một địa điểm không thể tới được
Gv chốt lại toàn bài
HS: Nhắc lại
*) Hướng dẫn học sinh tự học: 
- Làm các bài tập: 53, 54, 55
- Ôn lại toàn bộ chương III
- Làm các câu hỏi ôn tập chương III. Đọc tóm tắt chương III.
	Chiềng Khoong, ngày ...tháng 3 năm 2019
Kí duyệt giáo án của tổ chuyên môn
Ngày soạn
 / /2019
Ngày dạy
 / /2019
Dạy lớp
8A
Ngày dạy
 / /2019
Dạy lớp
8B
Ngày dạy
 / /2019
Dạy lớp
8D
 Tiết 53: ÔN TẬP CHƯƠNG III
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hs biết hệ thống hoá các kiến thức về địng lí Talét và tam giác đồng dạng đã học trong chương.
2. Kỹ năng: Biết cách vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học vào bài tập dạng tính toán, chứng minh.
3. Thái độ: Có thái độ hợp tác trong hoạt động nhóm.
4. Năng lực cần đạt: năng lực hợp tác, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: 
Bảng tóm tắt chương III tr 89 91 SGK trên giấy khổ to.
Bảng phụ ghi câu hỏi, bài tập.
Thước kẻ, com pa, ê ke, phấn màu.
Học sinh: 
Ôn tập lí thuyết theo các câu hỏi ôn tập ở SGK và làm các bài tập theo yêu cầu của GV.
Đọc bảng tóm tắt chương III SGK.Thước kẻ, com pa, ê ke,.
	III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
1. Các hoạt động đầu giờ 
* Đặt vấn đề vào bài mới(1’): 
 Để giúp các em nắm vững và vận dụng tốt các kiến thức của chương III, cô trò ta cùng nghiên cứu nội dung bài hôm nay.
2. Nội dung bài học:
- Mục tiêu: Giúp học sinh nêu ra được và vận dụng các kiến thức về địng lí Talét và tam giác đồng dạng đã học trong chương.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Ôn tập lí thuyết (15')
?Khi nào hai đoạn thẳng AB và CD tỉ lệ với hai đoạn thẳng A'B' và C'D'?
1) Đoạn thẳng tỉ lệ
HS: Hai đoạn thẳng AB và CD tỉ lệ với hai đoạn thẳng A'B' và C'D' khi và chỉ khi 
Gv đưa định nghĩa và tính chất của đoạn thẳng tỉ lệ tr.89 SGK lên bảng phụ để 
HS quan sát và nghe GV trình bày.
HS ghi nhớ.
Gv: Phần tính chất là dựa vào các tính chất của tỉ lệ thức và tính chất dãy tỉ số bằng nhau (lớp 7).2,3) 
?Phát biểu định lí Talét trong tam giác (thuận và đảo).
2. Định lý Ta- Lét thuận và đảo
- HS: Phát biểu định lí (thuận và đảo).
Gv đưa hình vẽ và giả thiết kết luận (hai chiều) của định lí Talét lên bảng phụ.
- Một HS đọc giả thiết, kết luận của định lí.
Gv lưu ý hs: Khi áp dụng định lí Talét đảo chỉ cần 1 trong 3 tỉ lệ thức là kết luận được a // BC.
HS lắng nghe
?Phát biểu hệ quả của định lí Talét.
 ?Hệ quả này được mở rộng như thế nào ?
GV đưa hình vẽ (hình 62) và giả thiết, kết luận lên bảng phụ cho hs quan sát 
3) Hệ quả của định lí Talét.
- HS: Phát biểu hệ quả của định lí Talét.
 + Hệ quả này vẫn đúng cho trường hợp đường thẳng a song song với một cạnh của tam giác và cắt phần kéo dài của hai cạnh còn lại.
?Phát biểu tính chất đường phân giác của tam giác.
4) Tính chất đường phân giác trong tam giác.
- HS phát biểu tính chất đường phân giác của tam giác.
Gv:Ta đã biết đường phân giác của một góc chia góc đó ra hai góc kề bằng nhau. Trên cơ sở định lí Talét, đường phân giác của tam giác có tính chất gì ?
HS trả lời
Gv:Định lí vẫn đúng với tia phân giác ngoài của tam giác.
Gv đưa hình 63 và gt, kl lên bảng phụ.
HS quan sát
? Nêu định nghĩa hai tam giác đồng dạng.
 + Tỉ số đồng dạng của hai tam giác được xác định như thế nào ?
5) Tam giác đồng dạng
- HS: Phát biểu định nghĩa hai tam giác đồng dạng.
 + Tỉ số đồng dạng của hai tam giác là tỉ số giữa các cạnh tương ứng.
?Tỉ số hai đường cao tương ứng, hai chu vi tương ứng, hai diện tích tương ứng của 
Ví dụ D A'B'C' DABC
Thì k = 
hai tam giác đồng dạng bằng bao nhiệu ?
 (GV ghi lại các tỉ số lên bảng)
B'
A'
C
B
A
C’'
- HS: Tỉ số hai đường cao tương ứng, tỉ số hai chu vi tương ứng bằng tỉ số đồng dạng ; 
Tỉ số hai diện tích tương ứng bằng bình phương tỉ số đồng dạng.= k2.
?Ba trường hợp đồng dạng của hai tam giác.
- yêu cầu ba HS lần lượt phát biểu ba trường hợp đồng dạng của hai tam giác.
GV vẽ DABC và DA'B'C' đồng dạng lên bảng. Sau đó yêu cầu ba HS lên ghi dưới dạng kí hiệu ba trường hợp đồng dạng của hai tam giác.
- HS phát biểu ba trường hợp đồng dạng của hai tam giác.
- Ba HS lên bảng ghi.
HS1: Trường hợp đồng dạng ccc
HS2: Trường hợp đồng dạng cgc
 và B' = B
HS3: Trường hợp đồng dạng gg.
A' = A ; B' = B.
?Hãy so sánh các trường hợp đồng dạng của hai tam giác với các trường hợp bằng nhau của hai tam giác về cạnh và góc.
(GV đưa phần 6 tr.91 SGK lên bảng phụ để HS so sánh).
6.Liên hệ các trường hợp đồng dạng và các trường hợp bằng nhau của hai tam giác
HS: Hai tam giác đồng dạng và hai tam giác bằng nhau đều có các góc tương ứng bằng nhau.
-Về cạnh:Hai tam giác đồng dạng có các cạnh tương ứng tỉ lệ, hai tam giác bằng nhau có các cạnh tương ứng bằng nhau.
Tam giác đồng dạng và tam giác bằng nhau đều có ba trường hợp (ccc, cgc, gg hoặc cgc).
?Nêu các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông?
7) Trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông.
Hs:2 tam giác vuông đồng dạng nếu có:
- Một cặp góc nhọn bằng nhau hoặc
- Hai cặp cạnh góc vuông tương ứng tỉ lệ hoặc
- Cặp cạnh huyền và một cặp cạnh góc vuông tương ứng tỉ lệ.
II. Bài tập (25')
Gv yêu cầu hs làm Bài số 56 tr.92 SGK.
Xác định tỉ số của hai đoạn thẳng AB và CD trong các trường hợp sau:
a) AB = 5 cm, CD = 15 cm.
Bài 56.
Ba HS lên bảng cùng làm.
a) 
b) AB = 45 dm, CD = 150 cm
c) AB = 5 CD
b) AB = 45 dm, CD = 150 cm = 15 dm.
Þ 
c) 
Gv yêu cầu làm bài 58 tr.92 SGK.
(Đưa đề bài và hình vẽ 66 SGK lên bảng phụ).
?Cho biết GT, KL của bài toán?
?Chứng minh BK = CH?
? Tại sao KH // BC ?
Bài 58.
 GT DABC; AB = AC; BH ^ AC;
 CK ^ AB ;(H Î AC; K Î AB)
 BC = a;AB = AC = b. 
 KL a) BK = CH.
 b) KH // BC.
 c) HK = ?
 HS chứng minh:
a) Xét DBKC và DCHB có:BC chung ; (gt);(do DABC cân) 
 ÞDBKC = DCHB(Cạnh huyền-góc nhọn) 
Suy ra BK = CH (hai cạnh tương ứng) 
 Þ BK = CH.
b) Ta có: BK = CH (Chứng minh trên) 
 AB = AC (theo GT)
ÞÞ KH//BC (Đ. lí Talét đảo)
Gv:Hướng dẫn chứng minh phần c
	HK
Ý
AH
Ý
HC
Ý
Kẻ đường cao AI , DAIC DBHC 
?Bài cho biết gì? yêu cầu gì?
?Vẽ hình ghi GT – KL?
?Chứng minh AE = EB, DF = FC như thế nào?
Gợi ý : Để chứng minh AE = EB , 
DF = FC. Qua O kẻ MN//AB // CD với MÎAD, NÎBC và chứng minh:OM=ON
?Thảo luận theo nhóm tổ giải bài 59?
?Nhận xét bài giải?
Gv chốt cách giải
Vận dụng định lí Ta lét để giải.
c)Kẻ đường cao AI ,DAIC DBHC (g.g)
Vì chung; (theo gt) 
Þ(đ/n hai tamgiác đồng dạng)
Mà IC= (theo gt) , AC = b, BC = a 
Þ HC = 
Vì H nằm giữa A và C nên 
 AH + HC=AC
suy ra:AH=AC-HC =b -=
Ta có KH // BC (Chứng minh trên) 
Þ (Định lí Talét)
Þ KH=
Bài tập 59 ( SGK - 92 ) 
 Hình thang ABCD
 (AB//CD)ACÇ BD = {O}
 AD Ç BC = {K}
GT OK Ç AB = {E}
 OKÇCD={F} M N
KL AE = BE ; 
 CF = DF 
Chứng minh
Qua O kẻ MN//AB//CD(MÎAD, NÎBC)
Þ 
Þ MO=ON 
Vì AB // MN 
Þ 
Mà OM = ON nên AE = EB ( 1 )
Vì DC // MN Þ 
Mà OM = ON nên DF = FC ( 2 )
Từ (1) và (2) suy ra KO đi qua trung điểm của AB và DC
3. Củng cố luyện tập, hướng dẫn học sinh tự học(4’)
? Qua tiết học hôm nay chúng ta cần nhớ kiến thức cơ bản nào ? 
Hs trả lời
Ôn tập lí thuyết chương III
Bài tập về nhà số 59, 60, 61 tr.92 SGK.Bài số 53,54,55 tr.76,77 SBT.
Chuẩn bị giấy kiểm tra,tiết sau kiểm tra một tiết .
Ngày soạn
 / /2019
Ngày dạy
 / /2019
Dạy lớp
8A
Ngày dạy
 / /2019
Dạy lớp
8B
Ngày dạy
 / /2019
Dạy lớp
8D
TIẾT 54 . KIỂM TRA CHƯƠNG III
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Kiểm tra mức độ đạt chuẩn KTKN chương III của HS, cụ thể:
 + Biết nhận dạng hai tam giác đồng dạng, nắm được tính chất của hai tam giác 
 đồng dạng
 + Hiểu được các định nghĩa: Tỉ số của hai đoạn thẳng, các đoạn thẳng tỉ lệ
 - Hiểu được định lý Ta-lét và tính chất đường phân giác của tam giác
2. Kỹ năng: Biết cách vận dụng linh hoạt các kiến thức cơ bản của chương vào bài tập 
3. Thái độ: 
- Có ý thức vận dụng kiến thức cơ bản của chương để giải các dạng bài tập 
 (tính toán, chứng minh, nhận biết..), làm bài nghiêm túc, trình bày sạch sẽ
4. Năng lực cần đạt: năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên: Đề kiểm tra
	2. Học sinh: Học và chuẩn bị giấy kiểm tra
	III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
1. Các hoạt động đầu giờ 
2. Nội dung kiểm tra:
a. Ma trận đề .
 Cấp độ 
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1.Định lý Ta-lét trong tam giác
Nêu được định nghĩa tỉ số của hai đoạn thẳng.
Nêu được tính chất đường phân giác của tam giác.
Lập được tỉ số của hai đoạn thẳng.
Vẽ được đường phân giác trong tam giác, ghi gt,kl của bài toán
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
1,5
2
20%
0,5
2
20%
 2
 4
40%
2.Tam giác đồng dạng
Nêu được định nghĩa hai tam giác đồng dạng
Vận dụng các định lý để chứng minh các trường hợp đồng dạng của hai tam giác,
Từ đó tính tỉ số diện tích của hai tam giác 
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
1
3
 30%
1
3
30%
2
6
 60%
TS câu
TS điểm
Tỉ lệ %
2,5
5
50%
0,5
2
20%
1
3
30%
4
10
100%
Đề kiểm tra.
Đề số 1
 Câu 1 :
	a. Nêu định nghĩa tỉ số của hai đoạn thẳng.
	b. Lập tỉ số của đoạn thẳng AB và CD biết AB = 5cm , CD = 15cm?
Câu 2 :
 và có đồng dạng không? Vì sao? 
 Biết:
 AB = 3cm ; BC = 5cm ; CA = 7cm
 MN = 6cm; NP = 10cm ; PM = 14cm 
Câu 3:
 Nêu tính chất đường phân giác của tam giác?
Câu 4 
 Cho ABC vuông tại A, AB = 6 cm; AC = 8cm, AD là phân giác của 
 (DBC).
 a, Tính tỉ số diện tích của AHB và CHA 
 b, Vẽ đường cao AH của ABC . Tính AH 
* Đáp án, biểu điểm
Câu
Nội Dung 
Điểm
1
a. Định nghĩa tỉ số của hai đoạn thẳng: Tỉ số của hai đoạn thẳng là tỉ số độ dài của chúng theo cùng một đơn vị đo.
b. 
1đ
 1đ
2
a) Xét và Ta có 
viết được mỗi tỉ số 0,5 đ
nên ( c.c.c)
1đ
1đ
3
Trong tam giác, đường phân giác của một góc chia cạnh đối diện thành hai đoạn thẳng tỉ lệ với hai cạnh kề hai đoạn ấy.
 1đ
4
 ABCDABC ( = 900 ), AB = 5 cm , AC = 8 cm 
GT AD là tia phân giác của (DBC). AH ^ BC ( HÎBC ) 
KL a, = ?
 b, AH = ?
1đ
a
Xét DAHB và DCHA có: 
( Cùng phía )
Vậy DAHBDCHA (g-g )
Vì DAHBDCHA nên ta có:
1đ
1đ
 1đ
b
Xét DAHB và DABC có: 
 chung
Vậy DAHBDCAB (g-g)
 0,5 đ
 0,5 đ
*Ma trận đề kiểm tra số 2
Nội dung
Cấp độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
VD cao 
1. Định lí Ta-lét trong tam giác.
- Hiểu định lí Ta-lét và tính chất đường phân giác của tam giác.
Vận dụng được các định lí đó học.
Số câu
1
1
2
Số điểm,
tỉ lệ
3đ = 30%
2,5đ = 25%
4,5đ= 45%
2. Tam giác đồng dạng.
-Hiểu định nghĩa hai tam giác đồng dạng.
 - Vận dụng được các trường hợp đồng dạng của tam giác để giải toán.
Số câu
1
1
2
Số điểm,tỉ lệ
1đ = 10%
3,5đ = 35%
5,5đ= 45%
Tổng số câu
1
1
2
4
Tổng
3đ = 30%
1đ = 20%
6đ = 35%
10đ =100%
Đề số 2
Câu 1
a. Tìm x, y trong hình 1. Biết GH//EF
b. Hãy chỉ ra các đường thẳng song song trong hình 2
Câu 2. Tính độ dài x , y của các đoạn thẳng trong hình vẽ sau
Câu 3. Cho tam giác ABC có AB = 12cm, AC = 15cm, BC = 18cm.Trên cạnh AB, đặt đoạn AM = 10cm, trên cạnh AC đặt đoạn AN = 8cm. Tính độ dài đoạn MN.
Câu 4. Khi nào thì hai tam giác cân đồng dạng với nhau? Giải thích. 
 * Đáp án và biểu điểm.
Câu
Đáp án đề 2
Biểu điểm
1
a) Vì GH//EF nên theo định lý Ta- Let ta có 
b)Xét tam giác ABC có 
nên ML//AB ( đl Ta-let đảo)
1,5 điểm
1,5 điểm
2
Ta có MB = 12
Mà MN//BC => => => x = 9
Theo ĐL Py-ta-go ta có
Nên => y = 45 cm
1điểm
0,5điểm
1điểm
3
Chứng minh ∆AMN	∆ABC (c.g.c)
Suy ra 
1,5 điểm
1điểm
4
- Hai tam giác cân thì luôn có tỉ số cạnh bên tương ứng bằng nhau, tức là hai cạnh bên luôn tương ứng tỉ lệ. Do đó hai tam giác cân đồng dạng khi hai góc ở đỉnh của chúng bằng nhau.
- Tuy nhiên, ta cũng biết rằng: khi hai đáy của tam giác cân này bằng hai góc ở đáy của tam giác cân kia thì hai góc ở đỉnh của chúng cũng bằng nhau và do đó, chúng đồng dạng. Nên:
“Hai tam giác cân đồng dạng với nhau khi hai góc ở đỉnh của chúng bằng nhau,hoặc khi các góc ở đáy của chúng bằng nhau.’’
1điểm
3. Nhận xét, đánh giá sau khi chấm bài kiểm tra.
 - Về kiến thức:
....
....
............
 - Về kĩ năng vận dụng:
........ 
 - Về cách trình bày diến đạt bài kiểm tra
Ngày .... tháng .....năm 2019
Duyệt của tổ chuyên môn
Ngày soạn
 / /2019
Ngày dạy
 / /2019
Dạy lớp
8A
Ngày dạy
 / /2019
Dạy lớp
8B
Ngày dạy
 / /2019
Dạy lớp
8D
Chương IV: HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG - HÌNH CHÓP ĐỀU
A . HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG
Tiết 55: §1. HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hs nhận biết được (trực quan) các yếu tố của hình hộp chữ nhật.
2. Kỹ năng: Biết cách xác định số mặt, số đỉnh, số cạnh của một hình hộp chữ nhật, ôn lại khái niệm chiều cao hình hộp chữ nhật.
Làm quen với các khái niệm điểm, đường thẳng, đoạn trong không gian, cách kí hiệu.
3. Thái độ: Có thái độ hợp tác trong hoạt động nhóm.
4. Năng lực cần đạt: năng lực hợp tác, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên: Phiếu học tập, sgk, giáo án, bảng phụ.
	2. Học sinh: - Bảng nhóm, bút viết bảng nhóm. Đồ dùng học tập.
	III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
1. Các hoạt động đầu giờ 
Kiểm tra bài cũ: (0’)
* Đặt vấn đề vào bài mới.(2’)
 GV: Đưa ra mô hình hình lập phương, hình hộp chữ nhật, tranh vẽ một số vật thể trong không gian.
HS: Quan sát các mô hình, tranh vẽ và nghe giáo viên giới thiệu
GV: ở tiểu học chúng ta đã làm quen với một số hình trong không gian như hình hộp chữ nhật, hình lập phương, đồng thời trong cuộc sống hàng ngày ta thường gặp nhiều hình không gian như hình lăng trụ đứng, hình chóp, hình trụ, hình cầu, ... (giáo viên chỉ vào các mô hình, tranh vẽ ). Đó là những hình mà các điểm của chúng có thể không cùng nằm trong một mặt phẳng.
 Chương IV chúng ta sẽ được học về hình lăng trụ đứng, hình chóp đều. Thông qua đó ta sẽ hiểu được một số khái niệm cơ bản của hình học không gian như : 
- Điểm, đường thẳng, mặt phẳng trong không gian 
- Hai đường thẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song 
- Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc ...... 
 Hôm nay ta được học một hình không gian quen thuộc đó là hình hộp chữ nhật 2. Nội dung bài học:
- Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách xác định số mặt, số đỉnh, số cạnh của một hình hộp chữ nhật, ôn lại khái niệm chiều cao hình hộp chữ nhật.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Gv cho HS quan sát hình 69 (SGK - 95) và đưa ra hình hộp chữ nhật bằng nhựa trong giới thiệu một mặt, đỉnh, cạnh của hình hộp chữ nhật rồi hỏi:
- Một hình hộp chữ nhật có mấy mặt, các mặt là những hình gì ?
- Một hình hộp chữ nhật có mấy đỉnh, mấy cạnh?
Gv yêu cầu một HS lên chỉ rõ mặt, đỉnh, cạnh của hình hộp chữ nhật.
Giới thiệu: hai mặt của hình hộp chữ nhật không có cạnh chung gọi là hai mặt đối diện, có thể xem đó là hai mặt đáy của hình hộp chữ nhật, khi đó các mặt còn lại được xem là các mặt bên.
Gv đưa tiếp hình lập phương bằng nhựa trong ra và hỏi:
?Hình lập phương có 6 mặt là hình gì 
1. Hình hộp chữ nhật(15’)
HS quan sát, trả lời:
- Một hình hộp chữ nhật có 6 mặt, mỗi mặt đều là hình chữ nhật (cùng với các điểm trong của nó).
- Một hình hộp chữ nhật có 8 đỉnh, có 12 cạnh.
HS trả lời:
- Hình lập phương có 6 mặt đều là hình vuông.
- Vì hình vuông cũng là hình chữ nhật nên hình lập phương cũng là hình hộp chữ nhật.
HS đưa ra các vật thể có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương như: bao diêm, hộp phấn, hộp bút, miếng gỗ hình lập phương.... và trao đổi trong nhóm học tập để hiểu đâu là mặt, đỉnh, cạnh của hình.
?Tại sao hình lập phương là hình hộp chữ nhật ?
Gv yêu cầu HS đưa ra các vật có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương và chỉ ra mặt, đỉnh, cạnh của hình đó. (HS hoạt động theo nhóm để số vật thể quan sát được nhiều).
Kiểm tra vài nhóm HS.
Gv :ở lớp dưới các em đã biết thế nào là mặt phẳng, đường thẳng, vậy để rõ hơn về mặt phẳng và đường thẳng trong không gian ta nghiên cứu phần 2
2. Mặt phẳng và đường thẳng.(20’)
Gv vẽ và hướng dẫn HS vẽ hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' trên bảng kẻ ô vuông.
HS vẽ hình hộp chữ nhật trên giấy kẻ ô vuông theo các bước GV hướng dẫn.
Các bước:
- Vẽ hình chữ nhật ABCD nhìn phối cảnh thành hình bình hành ABCD.
- Vẽ hình chữ nhật AA'D'D.
- Vẽ CC' // và bằng DD'. Nối C'D'.
- Vẽ các nét khuất BB' (// và bằng AA'), A'B' , B'C'.
Lưu ý: Khi vẽ hình hộp chữ nhật ta vẽ các cạnh nhìn thấy bằng nét liền, các cạnh không nhìn thấy được bằng 

File đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 2_12665057.doc