Giáo án môn Hình học Lớp 7 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019 - Thái Bá Công
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS biết cấu trúc của một định lí (giả thiết và kết luận). Hiểu được thế nào là chứng minh định lí.
2. Kỹ năng: Biết đưa một định lí về dạng: “Nếu thì ”.
3. Thái độ: HS được làm quen với mệnh đề logíc p Þ q.
4. Nội dung trọng tâm: Nắm được cấu trúc của định lí và cách chứng minh định lí.
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực Toán học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Sgk, bảng phụ, thước thẳng, compa.
2. Học sinh: Sgk, thước thẳng, com pa.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá
Tuần: 6 Tiết KHGD: 11 Ngày soạn: 30/09/2018 Ngày dạy: 03/10/2018 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nắm vững quan hệ giữa hai đường thẳng cùng hoặc cùng // với một đường thẳng thứ ba. 2. Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng phát biểu ngắn gọn mệnh đề toán học. 3. Thái độ: Bước đầu tập cho HS khả năng suy luận. 4. Nội dung trọng tâm: Nắm vững cách vẽ hai đường thẳng vuông góc và song song. Biết vận dụng tính chất quan hệ giữa tính vuông góc với tính song song. 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tư duy, giải quyết vấn đề, tính toán, vận dụng, giao tiếp, làm chủ bản thân. - Năng lực chuyên biệt: Toán. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: Bài soạn, Sgk, Bảng phụ, Thước thẳng, Thước đo góc, Ê ke. 2. Học sinh: Học thuộc bài và làm bài đầy đủ. Sgk, thước thẳng, thước đo góc. 3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá Nội dung Nhận biết (MĐ1) Thông hiểu (MĐ2) Vận dụng (MĐ3) Vận dụng cao (MĐ4) 1. Tính chất hai đường thẳng song song. Biết khái niệm 2 đường thẳng vuông góc, song song mối quan hệ giữa chúng. Vận dụng tính chất hai đường thẳng song song để tìm số đo góc 2. Từ vuông góc đến song song. Biết mối quan hệ đường thẳngvuông góc và đường thẳng song song. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (1') Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: (10’) *Đáp án: HS1: Chữa bài 42/Sgk: HS2: Chữa bài 43/Sgk: HS3: Chữa bài 44/Sgk: HS1: b) a // b vì a và b cùng vuông góc với c...5đ c) HS phát biẻu bằng lời đúng: ..............5đ HS2: b) c b vì b // a và c a ...............5đ c) HS phát biểu bằng lời đúng: ...............5đ HS3: b) c // b vì c // a và a // b. ...............5đ c) HS phát biểu bằng lời đúng: ...............5đ 3. Các hoạt động A. KHỞI ĐỘNG HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát (mở đầu) (1’) (1) Mục tiêu: Kích thích hs suy đoán, hướng vào bài mới (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: vấn đáp gợi mở (3) Hình thức tổ chức hoạt động: dạy học cả lớp (4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn (5) Sản phẩm: không Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh Ở tiết trước các em đã được học một số công thức về Lũy thừa của một số hữu tỉ . Tiết học hôm nay các em sẽ vận dụng các công thức đó để giải các bài tập. Hs: Chú ý lắng nghe B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS NL hình thành HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập. (25’) (1) Mục tiêu: Học sinh vận dụng được nội dung hai tính chất từ vuông góc đến song song và tính chất ba đường thẳng song song vào bài tập. (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: vấn đáp, gợi mở. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: HĐ cá nhân, cả lớp (4) Phương tiện dạy học: bảng, phấn, sgk, thước (5) Sản phẩm: Nắm được nội dung kiến thức về quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song, làm được các bài tập. 1. Bài 45 tr 98 Sgk: + Nếu d’cắt d” tại M thì M không thể nằm trên d vì: M d’ và d’ // d. + Qua điểm M nằm ngoài d vừa có d’ // d vừa có d” // d thì trái với tiên đề Ơclít. + Nếu d” và d’ không thể cắt nhau (vì trái với tiên đề Ơclít ) thì chúng phải song song. 2. Bài 46 tr 98 Sgk: a) Có ABa và AB b nên a // b. (vì 2 đường thẳng cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau) b) Có a // b (theo câu a) Hai góc và là hai góc trong cùng phía. Suy ra = 1800 - = 1800 – 1200 = 600 3. Bài 47 tr 98 Sgk: Ta có a // b mà a AB tại A nên b AB Suy ra = 900 (quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song) Vì a // b nên (hai góc trong cùng phía) Suy ra = 1800 - = 1800 - 1300 = 500 GV gọi 1HS đọc đề bài, 1HS lên bảng vẽ hình và tóm tắt nội dung bằng kí hiệu. GV gọi 1HS đứng tại chỗ trả lời. Sau đó gọi 1HS lên bảng trình bày cách giải. GV cho cả lớp đọc đề bài 46 tr 98 Sgk. Sau đó gọi 1 HS nhắc lại đề bài. GV yêu cầu HS nhìn hình vẽ phát biểu nội dung bài toán. H: Vì sao a // b ? H: Muốn tính được góc DCB ta làm thế nào? GV yêu cầu HS lên bảng trình bày lời giải. GV lưu ý cho Hs: Khi đưa ra một khẳng định nào đó thì phải có căn cứ. GV yêu cầu HS đọc đề bài. GV yêu cầu HS nhìn hình vẽ 32 Sgk và diễn đạt bài toán bằng lời. GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm: bài làm có hình vẽ và kí hiệu. GV kiểm tra và nhận xét bài làm của các nhóm. HS: đọc đề bài. 1HS lên bảng vẽ hình theo cách diễn đạt của đầu bài và tóm tắt bài toán bằng kí hiệu. HS trả lời. 1HS đọc đề bài HS nhắc lại đề bài. HS phát biểu: Cho đ.thẳng a và b cùng vuông góc với đ.thẳng AB lần lượt tại A và B. Đ.thẳng CD cắt a tại D, cắt b tại C sao cho góc D bằng 1200.Tính D HS: a // b vì cùng vuông góc với đường thẳng AB. HS: Có a // b và và ở vị trị trong cùng phía nên =1800-= 600 1 HS lên bảng. HS đọc đề bài. HS diễn đạt bằng lời: Cho đ.thẳng a // b Đ.thẳng AB vuông góc với a tại A, với b tại B. Đ.thẳng CD cắt a tại D, cắt b tại C sao cho góc BCD bằng 1300. Tính ? HS hoạt động theo nhóm. Đại diện một nhóm trình bày bài làm. HS cả lớp theo dõi và nhận xét Năng lực tư duy, giao tiếp, làm chủ bản thân. Năng lực giải quyết vấn đề, tính toán vận dụng C. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG: ( 7’) (1) Mục tiêu: Hs biết được 1 số ứng dụng của các t/chất từ vuông góc đến song song trong thực tiễn. (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: vấn đáp, gợi mở. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: HĐ cá nhân, cả lớp (4) Phương tiện dạy học: bảng, phấn, sgk, thước (5) Sản phẩm: Nắm được nội dung kiến thức về quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song, làm được các bài tập. Bài tập: 1) “Làm thế nào để kiểm tra được hai đường thẳng có song song với nhau hay không? Hãy nêu các cách kiểm tra mà em biết? Trả lời: Ta vẽ một đường thẳng bất kì cắt a và b. Rồi đo xem một cặp góc so le trong có bằng nhau hay không nếu bằng nhau thì a // b. + Ta có thể thay cặp góc so le trong bằng cặp góc đồng vị. + Hoặc kiểm tra cặp góc trong cùng phía có bù nhau hay không, nếu bù nhau thì a // b. H: Có thể dùng êke vẽ đường thẳng c ^ với a và kiểm tra xem c ^ b không? GV: Yêu cầu HS phát biểu lại các tính chất liên quan đến tính vuông góc và tính song song. HS: Vẽ hình, ghi các tính chất đó bằng kí hiệu. 2) Quan sát xung quanh em và chỉ ra những hình ảnh liên quan đến một đường thẳng vuông góc với hai đường thẳng song song. Chẳng hạn các chấn song cửa sổ, D. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (1’) - Bài tập về nhà: Bài 48 Tr99 Sgk; Bài 35, 36, 37, 38 Tr80 SBT. - Ôn lại các tính chất về quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song, tiên đề Ơclít về đường thẳng song song. - Đọc trước bài “Định lí”. Tuần: 6 Tiết KHGD: 12 Ngày soạn: 30/09/2018 Ngày dạy: 06/10/2018 §7. ĐỊNH LÍ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS biết cấu trúc của một định lí (giả thiết và kết luận). Hiểu được thế nào là chứng minh định lí. 2. Kỹ năng: Biết đưa một định lí về dạng: “Nếu thì ”. 3. Thái độ: HS được làm quen với mệnh đề logíc p Þ q. 4. Nội dung trọng tâm: Nắm được cấu trúc của định lí và cách chứng minh định lí. 5. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực Toán học. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: Sgk, bảng phụ, thước thẳng, compa. 2. Học sinh: Sgk, thước thẳng, com pa. 3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá Nội dung Nhận biết (MĐ1) Thông hiểu (MĐ2) Vận dụng (MĐ3) Vận dụng cao (MĐ4) 1. Định lí. Biết ghi giả thiết kết luận định lí. 2. Chứng minh định lí Hiểu được cách chứng minh định lí. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (1') Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: (7’) *Đáp án: HS1: Phát biểu tiên đề Ơclít, vẽ hình minh họa. HS2: Phát biểu tính chất của hai đường thẳng song song, vẽ hình minh họa. Chỉ ra một cặp góc so le trong, một cặp góc trong cùng phía, một cặp góc đồng vị. Hs thực hiện đúng mỗi yêu cầu: .........5đ HS1: HS2: 3. Các hoạt động A. KHỞI ĐỘNG HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát (mở đầu) (1’) (1) Mục tiêu: Kích thích hs suy đoán, hướng vào bài mới (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: vấn đáp gợi mở (3) Hình thức tổ chức hoạt động: dạy học cả lớp (4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn (5) Sản phẩm: không Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh GV: Tiên đề Ơclít và tính chất của hai đường thẳng song song đều là các khẳng định đúng. Nhưng tiên đề ơclít được thừa nhận qua vẽ hình, qua kinh nghiệm thực tế còn tính chất của hai đường thẳng song song được suy ra từ những khẳng định được coi là đúng, đó được coi là định lí. Vậy định lí là gì? gồm những phần nào? Thế nào là chứng minh định lí? Đó là nội dung bài học hôm nay. Hs: Chú ý lắng nghe B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS NL hình thành HOẠT ĐỘNG 2: Định lí. (18’) (1) Mục tiêu: Biết thế nào là một định lí, cấu trúc của định lí (giả thiết và kết luận). Có kĩ năng phát biểu và phân biệt được phần GT, KL của định lí. (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: vấn đáp, gợi mở. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: HĐ cặp đôi, cả lớp (4) Phương tiện dạy học: bảng phấn, sgk, thước (5) Sản phẩm: Học sinh nắm được cấu trúc của định lí 1. Định lí: + Định lí là một khẳng định được suy ra từ những khẳng định được coi là đúng. + Ví dụ: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau. + Mỗi định lí đều có thể viết được dưới dạng: “Nếu thì “; phần nằm giữa từ “Nếu” và “thì” là giả thiết, phần sau từ “thì” là kết luận. + Ví dụ: GT và đối đỉnh. KL = ?2 a) + Giả thiết: hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba. + Kết luận: chúng song song với nhau. b) GT a // c ; b // c KL a // b // c Bài 49/101 Sgk. a) GT: nếu một đ.thẳng cắt hai đ.thẳng sao cho có một cặp góc so le trong bằng nhau. + KL: hai đ.thẳng song song. b) GT: một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song. KL: hai góc so le trong bằng nhau. GV cho HS đọc phần định lí trong Sgk. H: Thế nào là định lí? GV cho HS làm ?1 Sgk GV cho HS lấy thêm các ví dụ về định lí mà ta đã học. GV nhắc lại định lí: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau. Yêu cầu HS vẽ hình minh họa, kí hiệu trên h.vẽ ; . GV giới thiệu: Mỗi định lí đều có thể viết được dưới dạng: “Nếu thì “; phần nằm giữa từ “Nếu” và “thì” là giả thiết, phần sau từ “thì” là kết luận. H: Vậy mỗi định lí gồm mấy phần, là những phần nào? H: Em hãy phát biểu định lí hai góc đối đỉnh dưới dạng: “Nếu thì “. Dựa vào hình vẽ trên bảng, em hãy viết GT, KL của định lí bằng kí hiệu. GV cho HS làm ?2 GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu a). GV gọi HS lên bảng làm câu b). GV cho HS làm bài 49 (đề bài được GV chuẩn bị ở bảng phụ) GV nhận xét và chốt lại. HS đọc Sgk. HS: Định lí là một khẳng định được suy ra từ những khẳng định được coi là đúng. HS phát biểu lại ba đ.lí của bài "Từ vuông góc đến song song”. HS lấy ví dụ. HS vẽ hình. HS: Cho biết ; là hai góc đối đỉnh. HS: = HS nghe giảng và ghi bài. HS: mỗi định lí gồm hai phần: Giả thiết: là những điều đã cho biết trước. Kết luận: những điều cần phải suy ra. HS: Nếu hai góc đối đỉnh thì hai góc đó bằng nhau. HS lên bảng ghi GT; KL. HS1 trả lời câu a): + giả thiết: hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba. + kết luận: chúng song song với nhau. HS2 lên bảng. HS đọc đề bài. HS đứng tại chỗ trả lời Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề. HOẠT ĐỘNG 3: Chứng minh định lí. (13’) (1) Mục tiêu: Biết thế nào là chứng minh một định lí và cách chứng minh được một định lí. (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: vấn đáp, gợi mở. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: HĐ cá nhân, cả lớp (4) Phương tiện dạy học: bảng phấn, sgk, thước (5) Sản phẩm: Học sinh biết cách chứng minh một định lí. 2. Chứng minh định lí. Ví dụ: Chứng minh định lí Góc tạo bởi hai tia phân giác của hai góc kề bù là một góc vuông. Giải: và kề bù GT Om là tia p.giác của On là tia p.giác của KL mn = 900 Chứng minh: (Sgk) * Chứng minh định lí là dùng lập luận để từ giả thiết suy ra kết luận. GV quay lại hình vẽ: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau. 3 H: Để có kết luận = ở định lí này, ta phải suy luận như thế nào? GV: quá trình suy luận như trên đi từ gt đến kl gọi là chứng minh định lí. GV cho HS xét ví dụ Chứng minh định lí: Góc tạo bởi hai tia phân giác của hai góc kề bù là một góc vuông. H: Tia phân giác của một góc là gì? + Từ đó GV hướng dẫn HS chứng minh như Sgk/100 và 101. GV: chúng ta vừa chúng minh một định lí. Thông qua ví dụ này, em hãy cho biết muốn chứng minh một định lí ta làm thế nào? H: Vậy chứng minh một định lí là gì? HS: + = 1800 (hai góc kề bù) + = 1800 (hai góc kề bù) Suy ra + =+ Vậy = HS đọc định lí bằng hai cách. HS quan sát hình vẽ ghi GT, KL. HS: Tia phân giác của một góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh đó hai góc bằng nhau. HS muốn chứng minh định lí ta cần: + Vẽ hình minh họa định lí. + Dựa vào hình vẽ để ghi GT, KL. + Từ GT đưa ra các khẳng định và nêu kèm theo các của nó cho đến kết luận. HS: Chứng minh định lí là dùng lập luận để từ giả thiết suy ra kết luận. Năng lực tự học, năng lực hợp tác. C. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG (5’) (1) Mục tiêu: Củng cố cấu trúc của định lí ( giả thiết và kết luận) và vận dụng làm bài tập (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: vấn đáp, gợi mở. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: HĐ cá nhân, cả lớp (4) Phương tiện dạy học: bảng, phấn, sgk, thước (5) Sản phẩm: Có kĩ năng phát biểu và phân biệt được phần GT, KL của định lí H: Định lí là gì? Định lí gồm những phần nào? GT, KL là gì? Bài tập: 1) Hãy chỉ ra GT, KL của định lí. a) Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc trong cùng phái bù nhau. b) Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm chung. c) Trong ba điểm thẳng hàng, có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại. d) Hai góc bằng nhau thì đối đỉnh. (Gv giới thiệu câu c) là một tiên đề) 2) Nêu một vài hiện tượng có trong thực tiễn mà có thể phát biểu ở dạng nếu .thì. D. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (1’) - Học thuộc định lí là gì, phân biệt giả thiết, kết luận của định lí. Nắm được các bước chứng minh định lí. - Bài tập về nhà :50,51,52/T.101,102 SGK – 41 , 42 T. 81.SBT. - Tiết sau luyện tập.
File đính kèm:
- Tuan 6.doc