Giáo án môn Hình học Lớp 7 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019 - Thái Bá Công

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố định lí tổng ba góc của một tâm giác, luyện giải các bài tập chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh-cạnh-cạnh. Học sinh hiểu và biết cách vẽ một góc bằng một góc cho trước bằng thước thẳng và compa.

2. Kĩ năng: Kiểm tra việc lĩnh hội kiến thức và rèn kỹ năng vẽ hình, kỹ năng chứng minh hai tam giác bằng nhau qua bài kiểm tra 15 phút.

3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác trong vẽ hình, rèn luyện khả năng suy luận.

4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Định lí tổng ba góc của tam giác, trường hợp bằng nhau thứ nhất của hai tam giác bằng nhau. Kí hiệu hai tam giác bằng nhau.

5. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực vẽ hình, năng lực suy luận.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên: Thước thẳng, compa, thước đo góc, bảng phụ, đề kiểm tra 15’.

2. Học sinh: Thước thẳng, compa, thước đo góc, thực hiện hướng dẫn tiết trước.

3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá

 

doc9 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình học Lớp 7 - Tuần 12 - Năm học 2018-2019 - Thái Bá Công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 12
Tiết KHGD: 23
 Ngày soạn: 10/11/2018 
 Ngày dạy: 14/11/2018
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Khắc sâu kiến thức trường hợp bằng nhau cạnh-cạnh-cạnh của hai tam giác qua rèn kỹ năng giải một số bài tập.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng chứng minh hai tam giác bằng nhau để chỉ ra hai góc bằng nhau.
Rèn kỹ năng vẽ hình, suy luận, kỹ năng vẽ tia phân giác của một góc bằng thước thẳng và compa.
3. Thái độ: Cẩn thận khi vẽ hình, trình bày lời giải khoa học. Rèn kuyện óc quan sát và khả năng suy luận.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Nắm được trường hợp bằng nhau của hai tam giác cạnh cạnh cạnh.
5. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực vẽ hình, năng lực suy luận.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Thước thẳng, compa, thước đo góc, bảng phụ ghi sẵn các đề bài.
2. Học sinh: Thước thẳng, compa, thước đo góc, thực hiện hướng dẫn tiết trước
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá
Nội dung
Nhận biết
(MĐ1)
Thông hiểu
(MĐ2)
Vận dụng thấp
(MĐ3)
Vận dụng cao
(MĐ4)
1. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh - cạnh - cạnh
Biết nhận ra hai tam giác bằng nhau trong hình
Biết chỉ ra góc tương ứng, đỉnh tương ứng của hai tam giác bằng nhau
Vận dụng các trường hợp bằng nhau của 2 tam giác để c/m các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau.
Vẽ tia phân giác của một góc bằng thước, compa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
H: Phát biểu trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh – cạnh – cạnh.
Cho hình vẽ. Chứng minh 
*Đáp án: Nếu ba cạnh của tam giác này lần lượt bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau. 	 	(3đ)
 (c.c.c), vì AB = AC; BM = CM (gt); AM chung (5đ)
Do đó (góc tương ứng)	 (2đ)
3. Các hoạt động:
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát (mở đầu) (2’)
(1) Mục tiêu: Kích thích hs suy đoán, hướng vào bài mới
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: vấn đáp, gợi mở
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: dạy học cả lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn
(5) Sản phẩm: không
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Gv: Khi biết ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì các em kết luận được hai tam giác bằng nhau như bài toán trên. Từ đó em có thể suy ra được các góc tương ứng của hai tam giác bằng nhau.
Gv: Đây chính là một trong những dạng toán mà các em sẽ được luyện tập trong bài học hôm nay.
Hs: Chú ý lắng nghe
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Nội dung
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
NL hình thành
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập các bài toán vẽ hình và chứng minh. (20’)
(1) Mục tiêu: Hs vận dụng trường hợp bằng nhau c.c.c để chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó suy ra 2 góc tương ứng bằng nhau,Hs được rèn kỹ năng vẽ hình, suy luận, chứng minh.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Dạy học cả lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: bảng phụ, phấn, sgk, thước
(5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh.
Bài 19 (Sgk/114)
 a) Xét và có:
 DE chung
 Nên 
b) Vì (phần a)
 (góc tương ứng)
Bài tập:
a) Vẽ 
b) và có:
 DC chung
Do đó 
 (góc tương ứng)
GV yêu cầu học sinh làm bài tập 19 (SGK)
GV hướng dẫn học sinh vẽ nhanh hình (dạng h.72-SGK)
Nêu GT-KL của bài toán?
H: Để c/m: , căn cứ trên hình vẽ, cần chỉ ra những điều gì ?
GV nêu BT2: Cho và . Biết:
(C, D nằm khác phía đối với AB)
a) Vẽ 
b) CMR: 
H: Nêu cách chứng minh 
GV: Gọi một học sinh lên bảng chứng minh
GV kiểm tra và nhận xét
Học sinh đọc đề bài BT 19 (SGK)
Học sinh vẽ hình theo hướng dẫn của GV
Một học sinh đứng tại chỗ ghi GT-KL của BT
Học sinh nêu cách c/minh 
Học sinh đọc đề bài, vẽ phác hình ra nháp
Một học sinh lên bảng vẽ hình, ghi GT-KL của BT (thể hiện GT đề bài cho trên hình vẽ)
HS: 
Một HS lên bảng c/minh
HS lớp nhận xét, góp ý
Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.
Năng lực vẽ hình, năng lực suy luận.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập bài tập vẽ tia phân giác của góc. (14’)
(1) Mục tiêu: Học sinh biết vẽ tia phân giác của một góc.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, giải quyết vấn đề.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Dạy học cả lớp, hoạt động cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: bảng, phấn, sgk, thước
(5) Sản phẩm: Lời giải bài 20 (SGK).
Bài 20 (SGK)
Xét và có:
(cùng = bk cung tròn)
OC chung
 (góc tương ứng)
Hay OC là phân giác của 
GV yêu cầu học sinh đọc đề bài tập 20 (SGK)
GV cho học sinh vẽ hình 73 (SGK) vào vở
Nêu cách vẽ ?
GV gọi 2 học sinh lên bảng vẽ
H: Vì sao OC là tia phân giác của ?
GV giới thiệu bài tập trên cho ta cách vẽ tia phân giác của một góc bằng thước thẳng và com pa
GV kết luận.
Học sinh đọc đề bài BT 20
Học sinh vẽ hình theo hướng dẫn của SGK
Hai học sinh lên bảng vẽ
HS1: Vẽ TH nhọn
HS2: Vẽ TH tù
HS: OC là p.giác của 
Năng lực vẽ hình, năng lực suy luận
C. LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ: (2’)
(1) Mục tiêu: Củng cố lại sự của hai tam giác và từ hai tam giác bằng nhau có thể suy ra các cạnh, các góc tương ứng bằng nhau.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Dạy học cả lớp, hoạt động cá nhân
(4) Phương tiện dạy học: bảng, phấn
(5) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh 
Câu 1: Khi nào ta có thể khẳng định được hai D bằng nhau? 
Câu 2: Có hai D bằng nhau thì ta có thể suy ra những yếu tố nào của hai D đó bằng nhau?
D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG : Đã thực hiện ở phần B 
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (1’)
- Luyện vẽ tia phân giác của một góc, hai tam giác bằng nhau bằng thước và compa
- Bài tập về nhà 21, 22, 23 SGK. Bài 32, 33, 34 SBT
- Tiết sau luyện tập tiếp.
 Tuần: 12
Tiết KHGD: 24
 Ngày soạn: 10/11/2018 
 Ngày dạy: 16/11/2018
LUYỆN TẬP + KIỂM TRA 15’
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố định lí tổng ba góc của một tâm giác, luyện giải các bài tập chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh-cạnh-cạnh. Học sinh hiểu và biết cách vẽ một góc bằng một góc cho trước bằng thước thẳng và compa.
2. Kĩ năng: Kiểm tra việc lĩnh hội kiến thức và rèn kỹ năng vẽ hình, kỹ năng chứng minh hai tam giác bằng nhau qua bài kiểm tra 15 phút.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác trong vẽ hình, rèn luyện khả năng suy luận.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Định lí tổng ba góc của tam giác, trường hợp bằng nhau thứ nhất của hai tam giác bằng nhau. Kí hiệu hai tam giác bằng nhau.
5. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực vẽ hình, năng lực suy luận.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Thước thẳng, compa, thước đo góc, bảng phụ, đề kiểm tra 15’.
2. Học sinh: Thước thẳng, compa, thước đo góc, thực hiện hướng dẫn tiết trước.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá
Nội dung
Nhận biết
(MĐ1)
Thông hiểu
(MĐ2)
Vận dụng thấp
(MĐ3)
Vận dụng cao
(MĐ4)
1. Tổng ba góc của một tam giác
Hiểu định lý về tổng ba góc của một tam giác. 
Vận dụng được các định lý về tổng ba góc của tam giác, về góc ngoài để tính số đo các góc của tam giác.
2. Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác.
Vận dụng trường hợp bằng nhau c.c.c của hai tam giác để chứng minh hai tam giác bằng nhau, 2 góc bằng nhau, ...
Vận dụng sự bằng nhau của hai tam giác để chứng minh đường thẳng vuông góc, song song.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Phát biểu định nghĩa 2 tam giác bằng nhau?
- Phát biểu trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh - cạnh - cạnh?
- Khi nào thì ta có thể kết luận được theo trường hợp c.c.c?
3. Các hoạt động: 
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát (mở đầu) (1’)
(1) Mục tiêu: Kích thích hs suy đoán, hướng vào bài mới
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: vấn đáp, gợi mở
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: dạy học cả lớp
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Gv: Khi biết ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì các em kết luận được hai tam giác bằng nhau như bài toán trên. Từ đó em có thể suy ra được các góc tương ứng của hai tam giác bằng nhau.
Gv: Đây chính là một trong những dạng toán mà các em sẽ được luyện tập trong bài học hôm nay.
Hs: Chú ý lắng nghe
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Nội dung
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
NL hình thành
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập BT có yêu cầu vẽ hình, chứng minh. (13’)
(1) Mục tiêu: Học sinh biết vẽ hình, phân tích đầu bài, tìm ra cách chứng minh 
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Dạy học cả lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: bảng phụ, phấn, sgk, thước
(5) Sản phẩm: Lời giải bài 32 (SBT) 
Bài 32 (SBT)
Xét và , có: 
 AH chung
Nên 
 (2 góc t/ứng) 
mà (kề bù)
Hay 
GV nêu bài tập: Cho có AB = AC. Gọi H là trung điểm của BC. 
CMR: 
GV gợi ý học sinh vẽ hình bài toán
H:khi nào ?
- khi nào ?
- Có nhận xét gì về vị trí và trên hình vẽ ?
GV kết luận.
Học sinh đọc đề bài BT và phân tích đề bài
Học sinh vẽ hình theo hướng dẫn của giáo viên
HS: 
HS: và là 2 góc kề bù
 Nên 
Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề,
năng lực vẽ hình, năng lực suy luận.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện bài tập vẽ góc bằng góc cho trước. (10’)
(1) Mục tiêu: Học sinh biết vẽ một góc bằng góc cho trước bằng thước và compa
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Dạy học cả lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: bảng phụ, phấn, sgk, thước
(5) Sản phẩm: Lời giải bài 22 (SGK) 
Bài 22 (SGK)
Xét và , có:
Do đó 
 (2 góc t/ứng)
Hay 
GV yêu cầu học sinh đọc đề bài BT 22 (SGK)
Cho học sinh nêu rõ các thao tác vẽ
Gọi một học sinh lên bảng vẽ hình
H: Tại sao ?
Gọi một học sinh lên bảng chứng minh
GV kết luận.
Học sinh đọc đề bài BT 22
Học sinh nêu các thao tác vẽ hình
Một học sinh lên bảng vẽ
HS: 
Một HS lên bảng chứng minh, HS còn lại làm vào vở, rồi nhận xét bài bạn
Năng lực vẽ hình, năng lực suy luận.
C. LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG, TÌM TÒI: KIỂM TRA 15’
(1) Mục tiêu: Kiểm tra việc vận dụng các kiến thức đã học của học sinh 
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Động não, giải quyết vấn đề.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Dạy học cả lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bảng phụ
(5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh 
Bài 1: Tìm số đo x và y trên hình vẽ:
a) 	 b) 
Bài 2: Cho DDEF, vẽ DK ^ EF. Trên nửa mặt phẳng bờ DF không chứa điểm E, vẽ DDFI sao cho DI = EF; IF = DE. Chứng minh rằng :
a) DDEF = DFDI	b) DE // IF 	c) DK ^ DI
*Đáp án + Biểu điểm
Bài
Câu
Đáp án
Điểm
Bài 1:
(4,0 điểm)
a)
 (Tổng ba góc của tam giác)
Hay: 
Suy ra x = 
1,0
1,0
b)
 (Tổng ba góc của tam giác)
Hay: 
Suy ra = 
Ta có y =+ = (t/c góc ngoài của tam giác)
1,0
1,0
Bài 2:
(6,0 điểm)
a)
Vẽ hình đúng 
Xét hai tam giác DEF và FDI
Có : DE = FI (gt)
 EF = DI
 DF cạnh chung
Suy ra 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
b)
Vì nên (góc tương ứng)
Mà hai góc này ở vị trí so le trong nên DE // IF
1,0
1,0
c)
Vì nên (góc tương ứng)
Mà hai góc này ở vị trí so le trong nên DI // EF 
Lại có DK EF (gt) Nên DK ^ DI
0,5
1,0
D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (1’)
- Ôn lại cách vẽ tia phân giác của góc, tập vẽ một góc bằng góc cho trước
- BTVN: 23 (SGK) và 33, 34, 35 (SBT). Đọc mục “Có thể em chưa biết” SGK
- Xem trước bài “Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác c.g.c”

File đính kèm:

  • docTuan 12-HH7.doc
Giáo án liên quan