Giáo án môn Hình học Lớp 7 - Tiết 5 đến 6 - Năm học 2018-2019 - Thái Bá Công

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố lại khái niệm hai đường thẳng song song. Công nhận dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.

2. Kỹ năng: Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng cho trước và song song với đường thẳng đó. Kỹ năng sử dụng êke, thước thẳng.

3. Thái độ: Giáo dục tính chính xác, khoa học, cẩn thận.

4. Nội dung trọng tâm: Nắm vững dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song. Biết vẽ hai đường thẳng song song.

5. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: NL Tư duy, giải quyết vấn đề, tính toán, vận dụng, giao tiếp, làm chủ bản thân, sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt: NL Toán, tiếng việt.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên: Sgk, thước, bảng phụ ghi nội dung kiểm tra bài cũ, câu ?1, ?2 Sgk.

2. Học sinh: Sgk, thước chia khoảng, bảng phụ.

3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá

 

doc6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình học Lớp 7 - Tiết 5 đến 6 - Năm học 2018-2019 - Thái Bá Công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3
Tiết KHGD: 05
 Ngày soạn: 09/09/2018 
 Ngày dạy: 14/09/2018
LUYỆN TẬP
 I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố khái niệm hai đường thẳng vuông góc về các tính chất: “Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng và có một cặp góc so le trong bằng nhau thì cặp góc so le trong còn lại bằng nhau, hai góc đồng vị bằng nhau, hai góc trong cùng phía bù nhau. 
2. Kỹ năng: Biết vẽ đường thẳng đi qua 1 điểm cho trước và vuông góc với 1 đường thẳng cho trước. Biết vẽ đường trung trực của đoạn thẳng. Nhận biết cặp góc so le trong; cặp góc đồng vị, cặp góc trong cùng phía. 
3. Thái độ: Biết linh hoạt khi tư duy.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Nắm vững cách vẽ hai đường thẳng góc. Biết vận dụng tính chất của các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng.
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Tư duy, giải quyết vấn đề, tính toán, vận dụng, giao tiếp, làm chủ bản thân. 
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực vẽ hình, năng lực suy luận.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Sgk, thước thẳng, êke, bảng phụ
2. Học sinh: Sgk, thước, bảng phụ, êke, thước đo góc.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá
Nội dung
Nhận biết
(MĐ1)
Thông hiểu
(MĐ2)
Vận dụng 
(MĐ3)
Vận dụng cao
(MĐ4)
1. Tính chất của các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng
Biết các góc ở vị trí so le trong, góc đồng vị, góc trong cùng phía.
Xác định được 2 góc bằng nhau, bù nhau.
Tính được số đo các góc so le trong, góc đồng vị, góc trong cùng phía.
Sử dụng tính chất vào các bài toán thực tế
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* Kiểm tra bài cũ: (5’)
H: Thế nào là hai đường thẳng vuông góc? Tính chất hai đường thẳng vuông góc? 	Nêu tính chất các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng. 
ĐA: Hai đường thẳng vuông góc là hai đường thẳng cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông. ..2đ 
Tính chất hai đường thẳng vuông góc: Có một và chỉ một đường thẳng a’đi qua điểm O và vuông góc với đường thẳng a cho trước. .4đ
Tính chất các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng: Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau thì các cặp góc đồng vị và cặp góc so le trong còn lại bằng nhau..4đ 
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát (mở đầu) (1’)
(1) Mục tiêu: Kích thích hs suy đoán, hướng vào bài mới
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp – gợi mở/Kỹ thuật động não 
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn.
(5) Sản phẩm: Không
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
GV: Tiết học trước các em đã được học về hai đường thẳng vuông góc, các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng. Tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu củng cố, khắc sâu kiến thức đó
HS lắng nghe
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VÀ LUYỆN TẬP
Nội dung
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
NL hình thành
Hoạt động 2: Luyện tập hai đường thẳng vuông góc (20’)
(1) Mục tiêu: Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức, kĩ năng về hai đường thẳng vuông góc.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, Sgk.
(5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh. 
Bài 18.Sgk/87 
Bài 19.Sgk/87
Bài 20.Sgk/87
a) Trường hợp ba điểm A, B, C thẳng hàng.
b) Trường hợp ba điểm A, B, C không thẳng hàng
GV: Cho HS làm bài 18 
GV: Gọi 1 HS lên
bảng vẽ hình
GV: Cho HS hoạt
động nhóm làm bài
19/T87-SGK 
GV: Hướng dẫn HS trình tự vẽ hình
GV: Cho HS làm bài
20. Sgk/87
GV: Em hãy cho biết
vị trí 3 điểm A, B, C
có thể xảy ra? 
GV: Gọi 2 HS lên
bảng vẽ hình và nêu
cách vẽ.
GV: Lưu ý trường hợp ba điểm A, B, C
không thẳng hàng
H: Trong hai hình vẽ
trên em có nhận xét gì về vị trí của đường thẳng d1 và d2 trong trường hợp 3 điểm A, B, C thẳng hàng, 3 điểm A, B , C không thẳng hàng? 
HS: Đọc đề bài Sgk
1HS lên bảng vẽ
hình
HS hoạt động nhóm
HS: Trao đổi trong nhóm vẽ hình chú ý nêu được trình tự, cách vẽ 
HS: Ba điểm A, B, C
thẳng hàng. Ba điểm A, B, C không thẳng 
HS1 vẽ trường hợp ba
điểm A, B, C
thẳng hàng.
HS2 vẽ trường hợp ba
điểm A, B, C
không thẳng hàng.
HS: Trường hợp ba
điểm A, B, C thẳng hàng thì đường trung
trực của đoạn thẳng AB và đường trung trực của
đoạn thẳng BC không có điểm chung
-Trường hợp ba điểm A, B, C không thẳng hàng
thì hai đường trung trực
cắt nhau tại 1 điểm.
Tư duy, giải quyết vấn đề, vận dụng, giao tiếp, làm chủ bản thân.
Tư duy, giải quyết vấn đề, vận dụng.
Hoạt động 3: Luyện tập về các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường. (11’)
(1) Mục tiêu: Nhận biết được các cặp góc khi có 1 đường thẳng cắt 2 đường thẳng.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, Sgk.
(5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh.
Bài 22.Sgk/89 
Kết quả:
 + = 1800
 + = 1800 
* Chú ý
Nếu đường thẳng cắt hai đường thẳng và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau thì cặp góc trong cùng phía bù nhau.
GV: Cho HS lên bảng làm bài 22. Sgk
GV: Gọi HS lên bảng điền tiếp số đo còn lại.
1 HS lên bảng điền.
*Hãy đọc tên các cặp góc so le trong, các cặp góc đồng vị.
1 HS đứng tại chỗ đọc 
*GV: Giới thiệu cặp góc trong cùng phía A1 và B2. Em hãy tìm xem còn cặp góc trong cùng phía khác không?
GV: Em có nhận xét gì về tổng hai góc trong cùng phía hình vẽ trên?
GV: Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng và trong các góc tạo thành có môt cặp góc so le trong bằng nhau thì tổng hai góc trong cùng phía bằng bao nhiêu?
GV: Kết hợp giữa tính chất đã học và nhận xét trên, hãy phát biểu tổng hợp lại.
1 HS lên bảng điền.
1 HS đứng tại chỗ đọc. 
HS: Cặp góc và 
HS: + = 1800;
 + = 1800 
HS: Tổng hai góc trong cùng phía bằng 180 0 
HS: Nếu đường thẳng cắt hai đường thẳng và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau thì cặp góc so le trong còn lại bằng nhau và các cặp góc đồng vị bằng nhau, cặp góc trong cùng phía bù nhau.
Tư duy, giải quyết vấn đề, tính toán, vận dụng.
C. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG (7’)
- Vẽ một đoạn thẳng MN. Gấp giấy để có nếp gấp là đường trung trực của đoạn thẳng MN.
- Hãy nêu hình ảnh của các cặp góc so le trong và các cặp góc đồng vị trong thực tế.
D. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (1’)
- Xem lại các bài tập đã chữa.
- Làm bài tập: 10, 11, 12, (Tr75/ SBT) (MĐ3)
- Xem trước bài “Hai đường thẳng song song” 
E. NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP
Câu 1: Nhăc lại tính chất các góc tạo bởi 1 đường thẳng cắt 2 đường thẳng. (MĐ1)
Câu 2: Bài tập (MĐ2, 3)
Câu 3: Bài toán thực tế (MĐ4)
Tuần: 3
Tiết KHGD: 06
 Ngày soạn: 09/09/2018 
 Ngày dạy: 15/09/2018
§4. HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố lại khái niệm hai đường thẳng song song. Công nhận dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
2. Kỹ năng: Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng cho trước và song song với đường thẳng đó. Kỹ năng sử dụng êke, thước thẳng.
3. Thái độ: Giáo dục tính chính xác, khoa học, cẩn thận.
4. Nội dung trọng tâm: Nắm vững dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song. Biết vẽ hai đường thẳng song song.
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: NL Tư duy, giải quyết vấn đề, tính toán, vận dụng, giao tiếp, làm chủ bản thân, sáng tạo. 
- Năng lực chuyên biệt: NL Toán, tiếng việt.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Sgk, thước, bảng phụ ghi nội dung kiểm tra bài cũ, câu ?1, ?2 Sgk.
2. Học sinh: Sgk, thước chia khoảng, bảng phụ.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá
Nội dung
Nhận biết
(MĐ1)
Thông hiểu
(MĐ2)
Vận dụng 
(MĐ3)
Vận dụng cao
(MĐ4)
1. Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
HS nắm được dấu hiệu
Học sinh áp dụng được tính chất
Chứng minh 2 đường thẳng song song
Sử dụng dấu hiệu vào các bài toán thực tế
2. Vẽ hai đường đường thẳng song song.
Xác định được hai đoạn thẳng song song.
Tính được số đo các góc so le trong, góc đồng vị.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* Kiểm tra bài cũ: (5’)
Làm bài tập: Cho hình vẽ, hãy chỉ ra các cặp góc bằng nhau. 
a) Các cặp góc đồng vị bằng nhau là: 
b)(đđ); = 1400
 Mỗi kết quả đúng ở câu a (1,5đ), câu b mỗi kết quả đúng (2đ) 
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát (mở đầu) (1’)
(1) Mục tiêu: Kích thích hs suy đoán, hướng vào bài mới
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp – gợi mở/Kỹ thuật động não 
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn.
(5) Sản phẩm: Không
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
GV: Tiết học trước các em đã được học về các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng, tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về hai đường thẳng song song.
HS lắng nghe
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VÀ LUYỆN TẬP
Nội dung
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
NL hình thành
Hoạt động 2: Dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song. (21')
(1) Mục tiêu: HS biết được điều kiện để hai đường thẳng song song. Biết sử dụng dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song để vẽ hai đường thẳng song song.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, Sgk.
(5) Sản phẩm: Bài làm các nhóm.HS nắm được dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song
1. Nhắc lại kiến thức lớp 6
Sgk/90
* Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm chung.
* Hai đường thẳng phân biệt thì hoặc cắt nhau hoặc song song
2. Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song: 
?1: 
- Hình a 
đường thẳng a song song với đường thẳng b. 
- Hình c 
đường thẳng m song song với đường thẳng n. 
* Tính chất: Sgk/90 
 Kí hiệu: a//b.
GV: Thế nào là hai đường thẳng song song?
GV: Thế nào là hai đ.thẳng phân biệt?
GV: Cho đ.thẳng a và đường thẳng b, muốn biết đ.thẳng a có song song với đường thẳng b không ta làm thế nào?
GV: Các cách làm trên mới cho ta nhận xét trực quan và dùng thước không thể kéo dài vô tận đường thẳng được. Muốn chứng minh 2 đường thẳng // ta cần phải dựa trên dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng //.
GV cho HS cả lớp làm ?1 Sgk. Đoán xem các đ.thẳng nào song song với nhau.
GV đưa bảng phụ hình vẽ
H: Em có nhận xét gì về vị trí và số đo của các góc cho trước ở hình (a, b, c).
GV: giới thiệu dấu hiệu nhận biết hai đ.thẳng song song.
H: Trong t/c này cần có điều gì và suy ra được điều gì?
H: Dựa trên dấu hiệu hai đ/tg song song, em hãy kiểm tra bằng dụng cụ xem a có // với b không?
H: Vậy muốn vẽ hai đ/tg song song với nhau ta làm thế nào?
HS: Nhắc lại 
HS: Là hai đường thẳng hoặc cắt nhau hoặc song song.
- Uớc lượng bằng mắt nếu đường thẳng a và b không cắt nhau thì a // b.
- Có thể dùng thước kéo dài mãi hai đường thẳng nếu chúng không cắt nhau thì a // b.
HS ước lượng bằng mắt và trả lời:
- a // b
- m // n
- d không song song với đường thẳng e.
HS: nêu vị trí các góc 
- Hs nhắc lại dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
- Hs trả lời
- Hs làm theo gợi ý 
- Vẽ đ/tg c bất kỳ.
- Đo cặp góc sole trong (hoặc cặp góc đồng vị) so sánh rối nêu nhận xét.
Tự học, vận dụng, tính toán, giao tiếp, làm chủ bản thân.
Năng lực tư duy, giao tiếp, làm chủ bản thân.
Hoạt động 3: Vẽ hai đường thẳng song song. (10')
(1) Mục tiêu: HS biết sử dụng dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song để vẽ hai đường thẳng song song. Có kỹ năng sử dụng thành thạo eke để vẽ hai đường thẳng song song.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp
(4) Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, Sgk.
(5) Sản phẩm: Hình vẽ của học sinh. Học sinh nắm được cơ sở kiến thức của việc vẽ hai đường thẳng song song là dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
3. Vẽ hai đường thẳng song song: 
?2: 
Trình tự vẽ: 
- Dùng góc nhọn 60o (hoặc 30o hoặc 45o) của êke, vẽ đường thẳng c tạo với đường thẳng a góc 60o (hoặc 30o, hoặc 45o).
- Dùng góc nhọn 60o (hoặc 30o hoặc 45o) vẽ đường thẳng b tạo với đường thẳng c góc 60o (hoặc 30o, hoặc 45o) ở vị trí sole trong (hoặc vị trí đồng vị) với góc thứ nhất. Ta được b//a.
GV đưa ?2 và một số cách vẽ hình (hình 18, 19 SGK) lên bảng phụ - Cho HS trao đổi nhóm để nêu được cách vẽ của bài ?2 
Yêu cầu các nhóm trình bày tự vẽ (bằng lời) vào bảng nhóm.
GV: Gọi 1 đại diện lên trình bày
HS hoạt động nhóm.
*HS lên bảng vẽ hình bằng êke và thước thẳng như thao tác trong SGK.
*HS cả lớp cùng thao tác vào vở của mình.
HS ghi bài và vẽ hình
Năng lực hợp tác; Giải quyết vấn đề; sáng tạo.
C. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG (7’)
Bài tập 1: Thực hành (Làm việc cá nhân)
- Vẽ trên tờ giấy một đường thẳng a và một điểm A không thuộc a. Gấp giấy (tạo thành nếp gấp) sau đó trải phẳng tờ giấy ra để có nếp gấp là một đường thẳng đi qua A và song song với a.
D. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (1’)
- Học thuộc dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song, cách vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước. (MĐ1)
- Bài tập 26 (SGK-91) (MĐ2)
- Bài 21, 23, 24 (SBT-77; 78) (MĐ3)
- Chuẩn bị tiết sau luyện tập.

File đính kèm:

  • docTuan 3-Hình 7.doc
Giáo án liên quan