Giáo án môn GDCD 8 - Tiết 15+16 - Năm học 2015-2016 - Trần Thị Mỹ Hòa
HOẠT ĐỘNG 3:
Học sinh luyện tập qua việc xử lý tình huống
Tình huống1:Khu tập thể nhà em có gia đình Bác Thành, là bộ đội về hưu vợ là giáo viên dạy hợp đồng, hai con trai Bác đang học phổ thông và trung học cơ sở. Ngoài giờ học hai anh em thường đi chơi, không giúp bố mẹ, về nhà thì thường cãi nhau, doạ đánh nhau nên không khí gia đình luôn căn thẳng. Theo em Bác Thành phải làm gì với hai con của Bác ?
Tình huống 2: Tiến bắt đầu đi làm sau khi thi tốt nghiệp đại học, Tiến dùng tiền lương của mình để mua sắm quần áo, mua xe, chiêu đãi bạn bè. Bố mẹ hỏi công việc của Tiến , Tiến cằn nhằn: " Bố mẹ hỏi để làm gì ?" Tiến cho rằng mình cũng cần có cuộc sống riêng. Bố mẹ rất buồn. Em có đồng ý với cách cư xử của Tiến không ? Vì sao ?
GV: Giáo dục học sinh biết yêu quí gia đình mình, tôn trọng, kính yêu ông bà cha mẹ anh chị em, cư xử tốt với người lớn tuổi,quan hệ tốt với xóm giềng, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của mình.
HOẠT ĐỘNG 4
Cho học sinh chơi trò đóng vai thể hiện cách ứng xử trong tình huống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình:
- Các nhóm chuẩn bị tình huống ở nhà
- Mỗi nhóm cử đại diện lên đóng vai
- Giáo viên nhận xét kịch bản của từng nhóm, ghi điểm
* Phân biệt quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà con cháu, anh chị em và các thành viên (đánh dấu x vào cột )
TUẦN:15 Tiết:15 Ngày soạn:22/11/2015 Bài 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH (TT) I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ của mọi thành viên trong gia đình 2. Kĩ năng: - Học sinh biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác theo qui định của pháp luật 3.Thái độ: - Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em. . KĨ NĂNG SỐNG: Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin II. CHUẨN BỊ: - Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 8 - Phiếu học tập. .PHƯƠNG PHÁP: - Đóng vai thể hiện cách ứng xử - Thảo luận, phân tích và xử lí tình huống - Đàm thoại III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. ỔN ĐỊNH 2. KIỂM TRA BÀI CŨ: - Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà trong gia đình ? Sơ lược đáp án: - Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, không được phân biệt đối xử giữa các con, không được ngược đãi xúc phạm con.( 5 Điểm) - Ông bà có quyền và nghĩa vụ trông nôm, chăm sóc, giáo dục cháu, nuôi dưỡng cháu thành niên (5điểm) 3. BÀI MỚI: HOẠT ĐỘNG 1: Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng mỗi con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách.Vậy con cháu có bổn phận như thế nào trong gia đình.Chúng ta cùng tìm hiểu tiết 2. bài 12. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình (tt) HOAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG2: Thảo luận nhóm nhằm khắc sâu nội dung ý nghĩa quyền và nghĩa vụ con cháu trong gia đình Nhóm 1 + 2: ? Vì sao con của một số gia đình trở nên hư hỏng ( lười học, ham chơi ) Nhóm 3 + 4: ? Con cái có vai trò gì trong gia đình ? Nhóm 5 + 6: ? Trẻ em có thể tham gia bàn bạc và thực hiện các công việc của gia đình không ? ? Em có thể tham gia như thế nào? ? Vì sao pháp luật có những qui định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình ? Đại diện nhóm trả lời các nhóm khác bổ sung nhận xét Giáo viên kết luận chung, ghi bài ? Anh chị em có bổn phận như thếnào trong gia đình ? HOẠT ĐỘNG 3: Học sinh luyện tập qua việc xử lý tình huống Tình huống1:Khu tập thể nhà em có gia đình Bác Thành, là bộ đội về hưu vợ là giáo viên dạy hợp đồng, hai con trai Bác đang học phổ thông và trung học cơ sở. Ngoài giờ học hai anh em thường đi chơi, không giúp bố mẹ, về nhà thì thường cãi nhau, doạ đánh nhau nên không khí gia đình luôn căn thẳng. Theo em Bác Thành phải làm gì với hai con của Bác ? Tình huống 2: Tiến bắt đầu đi làm sau khi thi tốt nghiệp đại học, Tiến dùng tiền lương của mình để mua sắm quần áo, mua xe, chiêu đãi bạn bè. Bố mẹ hỏi công việc của Tiến , Tiến cằn nhằn: " Bố mẹ hỏi để làm gì ?" Tiến cho rằng mình cũng cần có cuộc sống riêng. Bố mẹ rất buồn. Em có đồng ý với cách cư xử của Tiến không ? Vì sao ? GV: Giáo dục học sinh biết yêu quí gia đình mình, tôn trọng, kính yêu ông bà cha mẹ anh chị em, cư xử tốt với người lớn tuổi,quan hệ tốt với xóm giềng, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của mình. HOẠT ĐỘNG 4 Cho học sinh chơi trò đóng vai thể hiện cách ứng xử trong tình huống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình: - Các nhóm chuẩn bị tình huống ở nhà - Mỗi nhóm cử đại diện lên đóng vai - Giáo viên nhận xét kịch bản của từng nhóm, ghi điểm * Phân biệt quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà con cháu, anh chị em và các thành viên (đánh dấu x vào cột ) Quyền và nghĩa vụ Ông bà cha mẹ Anh chị em Con cháu Các thành viên Nuôi dạy con thành công dân tốt Bảo vệ quyền lợi ích của con Chăm sóc giáo dục con Yêu quí kính trọng biết ơn Nghiêm cấm hành vi xúc phạm con Chăm sóc nuôi dưỡng nhau Quan tâm giúp đỡ cùng chăm lo II-NỘI DUNG BÀI HỌC: 2) Quyền và nghĩa vụ của con cháu: Con cháu có bổn phận yêu quí kính trọng biết ơn cha mẹ, ông bà, có quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ, nghiêm cấm hành vi xúc phạm cha mẹ, ông bà. 3) Cách rèn luyện: Anh chị em có bổn phận thương yêu, chăm sóc giúp đỡ và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ. III-BÀI TẬP: 1) Tình huống 1: Bác Thành phải giáo dục, khuyên bảo, quan tâm, động viên hai con Bác trở thành người tốt 2) Tình huống 2:Em không đồng tình với cách cư xử của Tiến. Vì: Tiến chưa làm tròn bổn phận của người con trong gia đình, vô lễ với cha mẹ. + Học sinh chuẩn bị + Học sinh lên điền vào ô trống. 5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: + Học bài thật kỹ + Học ôn tất cả các bài đã học tiết sau ôn tập học kỳ I IV. RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................................................................................................................................... Ký duyệt: TUẦN:16 Tiết: 16 Ngày soạn:1/12/2014 ÔN TẬP HỌC KỲ I I MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh nắm được những chuẩn mực đạo đứcvà pháp luật cơ bản phổ thông thiết thực, phù hợp với lứa tuổi học sinh trung học cơ sở trong các quan hệ với bản thân , với người khác, với công việc, với môi trường sống. 2. Kĩ năng: - Biết đánh giá hành vi và hoạt động của bản thân cũng như mọi người chung quanh theo các chuẩn mực đạo đức, văn hoá xã hội. - Biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp. 3.Thái độ: - Có thái độ đúng đắn, có niềm tin và trách nhiệm đối với hành động của bản thân. . KĨ NĂNG SỐNG: Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin II CHUẨN BỊ: - Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 8 - Sưu tầm ca dao, tục ngữ .PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp, phân tích và xử lý tình huống. - Thảo luận - Đàm thoại III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. ỔN ĐỊNH: 2. KIỂM TRA BÀI CŨ: Nêu ý nghĩa quyền và nghĩa vụ của con cháu trong gia đình ? Sơ lược đáp án: Con cháu có bổn phận yêu quí kính trọng biết ơn cha mẹ, ông bà, có quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ, nghiêm cấm hành vi xúc phạm cha mẹ, ông bà. 3. BÀI MỚI: Tên bài Khái niệm Ý nghĩa Cách rèn luyện Tôn trọng lẽ phải Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội Tôn trọng lẽ phải là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ của mình theo hướng tích cực, không chấp nhận và không làm những việc sai trái Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định Liêm khiết Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm với những toan tính nhỏ nhen ích kỷ. Sống Liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quí trọng tin cậy của mọi người . Tôn trọng người khác Là sự đánh giá đúng mức coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác, thể hiện lối sống có văn hoá của mỗi người . Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình, mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên tốt dẹp, lành mạnh hơn. Cần phải tôn trọng mọi người ở mọi nơi, mọi lúc, ngay cả trong cử chỉ hành động và lời nói. Giữ chữ tín Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình, giúp mọi người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau Cần làm tốt chức trách nhiệm vụ giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong các mối quan hệ với mọi người chung quanh Pháp luật và kĩ luật - Pháp luật là các qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc do nhà nước ban hành - Kỉ luật là những qui định, qui ước của một cộng đồng về hành vi cần tuân theo - Pháp luật và kỉ luật giúp mọi người có chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hành động - Tạo điều kiện cho mỗi cá nhân và xã hội phát triển theo định hướng chung Học sinh thường xuyên và tự giác thực hiện những qui định của nhà trường, cộng đồng, nhà nước. Tích cực tham gia hoạt động chính trị xã hội Hoạt động chính trị xã hội là những hoạt động có nội dung liên quan đếnviệc xây dựng và bảo vệ nhà nước, chế độ chính trị, trật tự xã hội Hoạt động chính trị xã hội là điều kiện để mỗi cá nhân bộc lộ, rèn luyện phát triển khả năng và đóng góp trí tuệ, công sức của mình vào công việc chung của xã hội Học sinh cần tham gia hoạt động chính trị xã hội để hình thành phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin trong sáng, rèn luyện năng lực giao tiếp Tôn trọng học hỏi các dân tộc khác Là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hoá của các dân tộc, tìm hiểu tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hoá, xã hội của các dân tộc Tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc . - Tích cực tham gia và tìm hiểu đời sống nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới. - Tiếp thu có chọn lọc, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, truyền thống dân tộc. Tự lập Tự lập là tự làm lấy tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu tạo dựng cho cuộc sống của mình Thành công trong cuộc sống và họ xứng đáng nhận được sự kính trọng của mọi người Học sinh rèn luyện tính tự lập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường Giáo viên giáo dục học sinh cách sống và ứng xử phù hợp với các giá trị xã hội , quyền và nghĩa vụ của công dân, gắn nội dung từng bài học với thực tiễn cuộc sống của học sinh, cụ thể là sử dụng các tình huống, các trường hợp điển hình, các hiện tượng thực tế, các vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội để phân tích, đối chiếu, minh hoạ, góp phần vào cải tạo môi trường tự nhiên và xã hội của lớp học, trường học và địa phương mình đang sống, biết bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên. 4. Củng cố: Bài tập1:Những hành vi nào sau đây thể hiện trách nhiệm với cha mẹ, ông bà . Khoanh tròn câu đúng. A. Còn nhỏ tuổi chưa phải làm công việc nhà B. Vâng lời, ngoan ngoãn C. Chăm sóc, giúp đỡ gia đình D. Nói dối người già Bài tập2 Những câu tục ngữ nào sau đây nói lên mối quan hệ giũa các thành viên trong gia đình: A. Đi thưa về trình B. Con dại, cái mang C. Một giọt máu đào hơn ao nước lã D. Lời chào cao hơn mâm cỗ. Bài tập 3: Cột 1 Đường nối Cột 2 a. Không nói chuyện riêng trong giờ học 1. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác b. Giúp nhau cai nghiện ma tuý 2. Hoạt động chính trị xã hội c. Tìm hiểu phong tục tập quán của các nước khác 3. Tôn trọng người khác d. Tham gia tuyên truyền phòng chống ma tuý 4.Tình bạn trong sáng lành mạnh 5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: + Học ôn tất cả các bài thật kỹ + Chuẩn bị tốt cho thi học kỳ I + Tìm một số tình huống liên quan đến các bài IV. RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................................................................................................................................... Ký duyệt:
File đính kèm:
- GA GDCD8T15-16.doc