Giáo án môn Địa lý Lớp 8 - Học kỳ II - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

 - Trình bày được một số đặc điểm nổi bậc về Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

2. Kỹ năng:

 - Phân tích lược đồ, các bảng thống kê về dân số, kinh tế.

3. Thái độ:

 - Giáo dục cho học sinh cách bảo vệ sự ổn định và an ninh, hòa bình của khu vực Đông Nam Á.

 4. Định hướng phát triển năng lực:

- NLC: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tính toán,.

- NLCB: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh,.

II. Chuẩn bị:

 1. Học sinh:

- SGK, vở ghi, đọc bài mới.

2. Giáo viên:

- SGK, giáo án, tư liệu,.

3. Phương pháp:

- Thuyết trình, đàm thoại, gợi mở, thảo luận, trực quan.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp: (1p):.Vắng:.

2. Kiểm tra bài cũ: (4p)

- Vì sao nền kinh tế các nước khu vực Đông Nam Á phát triển nhanh nhưng chưa vững chắc ?

3. Nội dung bài mới : (35p)

Biểu tượng mang hình ảnh “Bó lúa với mười rễ lúa” của hiệp hội các nước Đông Nam Á, có ý nghĩa thật ngần gũi mà sâu sắc với cư dân ở khu vực có chung nền văn minh lúa nước lâu đời, trong môi trường nhiệt đới gió mùa. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một tổ chức liên lết hợp tác cùng phát triển kinh tế xã hội, cùng nhau bảo vệ sự ổn định an ninh, hòa bình của khu vực Đông Nam Á.

 

doc100 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 673 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Địa lý Lớp 8 - Học kỳ II - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
:(35p)
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
 GV hướng dẫn HS căn cứ vào lược đồ địa hình 28.1 hay bản đồ Việt Nam treo tường thực hiện các hoạt động sau:
Hoạt động 1:
Nhìn trên lược đồ (hay bản đồ ) xác định đường vĩ tuyến 220 B từ trái sang phải ở đoạn từ biện giới Việt Lào đến biện giới Việt Trung phải vượt qua các địa hình nào theo phiếu yêu cầu sau :
Các dãy núi
Các dòng sông lớn
Pu Đen Đinh
Đà
Hoàng Liên Sơn
Hồng, Chảy
Con Voi
Lô
Cánh cung sông Gâm
Gâm
Cánh cung Ngân Sơn
Cầu
Cánh cung Bắc Sơn
Kì Cùng
Hoạt động 2:
Cũng dựa vào bản đồ cho biết đi dọc theo kinh tuyến 1080Đ từ dãy núi Bạch Mã cho đến bờ biển Phan Thiết ta phải đi qua :
Các cao nguyên
Độ cao
Cấu tạo nham thạch
Kon Tum
Dung nham, Badan 
Đắk Lắk
Dung nham, Badan 
Mơ Nông
Dung nham, Badan 
Hoạt động 3:
Dựa vào bản đồ cho biết :
GV. Cho biết quốc lộ 1A từ Lạng Sơn tới Cà Mau vượt qua các đèo nào ? thuộc các tỉnh thành phố nào ?
Các đèo
Thuộc tỉnh , thành phố
Sài Hồ 
Lạng Sơn
Tam Điệp
Ninh Bình 
Ngang
Hà Tĩnh 
Hải Vân 
Huế-Đà Nẵng
Cù Mông 
Bình Định 
Cả 
Phú Yên 
GV. Các đèo này ảnh hưởng giao thông Bắc Nam như thế nào ?
Thuận lợi
Khó khăn
GV cần phân tích thêm cho HS thấy phần lớn các đèo này về mặt ý nghĩa tự nhiên còn là ranh giới các vùng khí hậu 
1. Bài tập 1
Học sinh trình bày ở lược đồ
Học sinh trình bày ở lược đồ
Học sinh trình bày ở lược đồ.
4. Củng cố: (3p) 
GV kết luận:
- Cấu trúc địa hình miền Bắc nước ta theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung. Theo vĩ tuyến 220B từ biên giới Việt Lào đến biên giới Việt Trung phải qua hầu hết các dãy núi lớn và dòng sông lớn của Bắc Bộ.
- Các cao nguyên lớn xếp tầng từ Bắc vào Nam tập trung tại Tây Nguyên dọc theo kinh tuyến 1080Đ.
- Quốc lộ 1A dài 2360km dọc chiều dài đất mước qua nhiều dạng địa hình, các đèo lớn và các dòng sông lớn của đất nước.
5. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài mới: (1p) 
- Về hà học bài cũ, chuẩn bị nội dung bài mới hôm sau học.
- Xem bảng 31.1 cho biết sự khác nhau về chế độ nhiệt và mưa của 3 nơi trong bảng.
IV. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:11/3/2019
Ngày giảng:12/3/2019
Tiết 35 - Bài 31:
ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: HS cần nắm được:
 - Đặc điểm cơ bản của khí hậu Việt Nam
+ Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm
+ Tính chất đa dạng và thất thường
 - Những nhân tố hình thành khí hậu nước ta
+ Vị trí địa lí
+ Hoàn lưu gió mùa
+ Địa hình
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích, so sánh các số liệu khí hậu Việt Nam rút ra nhận xét sự thay đổi các yếu tố khí hậu theo thời gian và không gian trên lãnh thổ
- Xác lập mối quan hệ giữa KH với yếu ttos tự nhiên.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường
4. Định hướng phát triển năng lực.
 - NLC: NLTự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, NL tính toán,...
 - NLCB: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh,...
II. Chuẩn bị:
1. GV: - Bản đồ khí hậu Việt Nam
 - Giáo án, SGK
2. HS: - Chuẩn bị bài ở nhà.
 - SGK, tập bản đồ, át lát...
3. Phương pháp: Đàm thoại, phân tích, HĐ nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề,...
III. Hoạt động trên lớp:
1. Ổn định tổ chức: (1p).........................Vắng:..................................................
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ.
3. Bài mới: (40p)
 Khí hậu là một trong những nhân tố quyết định cảnh quan tự nhiên Việt Nam. Cùng với địa hình, khí hậu có tác động đến sự hình thành lớp phủ thổ nhưỡng, thực vật, sự sinh sống và cư trú của các loài động vật, đến thuỷ sản. Hơn thế nữa, khí hậu đóng vai trò rất quan trọng việc hình thành nên các đặc điểm cơ bản của tự nhiên Việt Nam. Vậy khí hậu Việt Nam có những đặc điểm gì: Chúng ta sẽ cùng tìm lời giải đáp trong bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG 
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm:
GV: Yêu cầu học sinh đọc mục 1 SGK
HS: Đọc bài
? Nhớ lại kiến thức và cho biết Việt Nam nằm trong khu vực nào?
HS: Nằm trong khu vực ĐNÁ
? Nước ta nằm trong đới khí hậu nào?
HS: Đới khí hậu nhiệt đới nửa cầu bắc.
? Em có nhận xét gì về nhiệt độ ở nước ta từ bắc vào nam?
HS: Tăng dần từ bắc vào nam
? Tại sao nhiệt độ tăng dần từ bắc vào nam?
HS: Vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ.
? Vì sao nhiệt độ cao như vậy?
HS: Trả lời.->
GV: Chú ý vào bảng 31.1 SGK.
GV: Hướng dẫn học sinh nghiên cứu bảng 31.1 SGK (Chú ý cả hai yếu tố nhiệt độ và lượng mưa)
? Em hãy cho biết những tháng nào có nhiệt độ không khí giảm dần từ Nam ra Bắc? Giải thích vì sao?
HS: Từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 của năm sau.
GV: Phân tích: Nước ta nằm trong khu vực gió mùa Châu Á quanh năm chịu tác động của các khối khí chuyển động theo mùa 
- Khí hậu nước ta chia làm hai mùa rõ rệt phù hợp với 2 mùa gió 
GV: Chý ý vào bản đồ khí hậu
? Dựa vào bản đồ cho biết khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng của những loại gió nào
HS: Gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ
? Vì sao hai loại gió mùa trên lại có đặc tính trái ngược nhau?
HS: Do vị trí từ lục địa và từ biển. 
? Gió mùa tác động tới khí hậu nước ta như thế nào?
GV: Phân tích lượng mưa ở 2 mùa.
GV: Xác định các địa điểm mưa lớn ở nước ta.
? Vì sao các địa điểm trên lại thường có mưa lớn?
HS: Nơi có địa hình chắn gió biển thường có mưa lớn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính đa dạng và thất thường của khí hậu nước ta:
GV: Yêu cầu học sinh đọc từ dầu cho tới “trong một ngày.”
HS: Đọc
GV: Khí hậu nước ta không thuần nhất trên cả nước mà có sự phân hoá rất đa dạng theo không gian và thời gian chia thành các miền khí hậu và khu vực khí hậu.
? Nêu phạm vi và đặc điểm miền khí hậu phía bắc của nước ta?
HS: Trình bày
? Nêu đặc điểm khí hậu phân hóa theo chiều Đông – Tây khu vực Đông trường sơn?
HS: Trình bày
? Miền khí hậu phía Nam có đặc điểm nước ta có đặc điểm gì khác biệt so với miền khí hậu phía Bắc?
HS: Trình bày
? Khí hậu biển Đông Việt Nam mang tính chất gì?
HS: Trình bày
GV: Phân tích giải thích.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 31.1 SGK phân tích, giải thích
GV: Yêu cầu học sinh đọc bài
? Tính thất thường của khí hậu nước ta thể hiện ở những mặt nào?
HS: Trình bày
? Sự thất thường trong chế độ nhiệt chủ yếu diễn ra ở miền nào? Vì sao?
HS: Bắc bộ, trung bộ. (phụ thuộc vào hoạt động của gió mùa)
? Từ đặc điểm khí hậu đã học hãy cho biết: Những nhân tố chủ yếu nào đã làm cho thời thiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường?
GV: Phân tích sự nhiễu loạn của khí hậu.
GV: Yêu cầu học sinh đọc kết luận chung SGK. Tổng kết bài.
1. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
a. Tính chất nhiệt đới.
- Quanh năm nhận được lượng nhiệt dồi dào
+ Số giờ nắng trong năm cao (từ 1400 đến 3000h/ năm) 
+ Nhiệt độ trung bình năm cao trên 210C, Tăng dần từ bắc vào nam.
b. Tính chất gió mùa
* Gió mùa: 
- Một năm có hai mùa gió thổi trái ngược nhau.
+ Gió mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4, hướng đông bắc, lạnh mưa ít.
+ Gió mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 10, hướng tây nam và đông nam, nóng ẩm mưa nhiều.
* Ẩm: 
- Lượng mưa lớn (1500 - 2000 mm/ năm)
- Mưa phân 2 mùa rõ rệt: 
+ Mùa hạ lượng mưa nhiều. 
+ Mùa đông lượng mưa ít
- Độ ẩm không khí rất cao (trên 80%).
2. Tính đa dạng và thất thường.
a. Tính đa dạng.
- Khí hậu phía bắc từ dãy Bạch Mã ( vĩ tuyến 16oB) trở ra
+ Mùa đông lạnh: Ít mưa, nửa cuối có mưa phùn.
+ Mùa hè: Nóng, nhiều mưa.
- Mùa mưa lệch hẳn về thu đông
- Khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm, một năm có hai mùa: Mùa khô và mùa mưa. 
- Vùng biển Việt Nam mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương
- Núi cao có khí hậu cận nhiệt, ôn đới
b. Tính thất thường.

- Nhiệt độ trung bình thay đổi giữa các năm. Lượng mưa mỗi năm một khác.
- Năm rét sớm , năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão năm nhiều bão.
 4. Củng cố: (3p)
- GV củng cố lại các phần đã học.
- Cho học sinh đọc phần ghi nhớ cuối sách giáo khoa.
- Làm các bài tập trắc nghiệm củng cố.
*) Chọn ý đúng trong câu sau: đặc điểm khí hậu Việt Nam 
A- Nhiệt độ quanh năm cao > 210C
B- Một năm có hai mùa gió
C- Lượng mưa lớn 1500mm/năm, độ ẩm không khí lớn > 80%
D- Thay đổi từ B ®N, từ T®Đ, từ thấp lên cao.
E- Thay đổi theo mùa.
F- Tất cả các ý trên.
5. Hướng dẫn HS học bài, chuẩn bị bài mới: (1p)
 - Học sinh học bài cũ và chuẩn bị trước bài mới.
IV. Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 11/3/ 2019
Ngày giảng:13/3/2019
Tiết 36, Bài 32: 
CÁC MÙA KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT Ở NƯỚC TA
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Trình bày được những nét đặc trưng về khí hậu và thời tiết của hai mùa; sự khác biệt về khí hậu, thời tiết của các miền.
- Nêu được những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại đối với đời sống và sản xuất ở Việt Nam
2. Kĩ năng:
- Dựa vào bảng số liệu học sinh có thể phân tích, nhận xét chung về khí hậu nước ta trong mùa đông, hạ.
3. Thái độ: 
- Ý thức được thiên tai, bất trắc => chủ động phòng chống.
4. Định hướng phát triển năng lực:
 - NLC: NLTự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, NL tính toán,...
 - NLCB: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh,...
II. Chuẩn bị: 
 1. Giáo viên: - SGK, giáo án, bản đồ khí hậu VN
2. Học sinh: - SGK, vở ghi, đọc bài mới,
3. Phương pháp: - Thực hành, gợi mở, thảo luận, trực quan, thuyết trình, so sánh...
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: (1p):...............................Vắng:..........................................................
2. Kiểm tra bi cũ: (4p)
- Trình bày đặc điểm chung khí hậu nước ta ?
- Nước ta có mấy miền khí hậu ?Nêu đặc điểm khí hậu từng miền ?
3. Nội dung bài mới:(35p) 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Hoạt động nhóm 
GV Yêu cầu: Dưạ vào bảng số liệu 31.1.và thông tin trong sách giaó khoa 
- Thảo luận nhóm => cử đại diện nhóm lên hoàn thành phiếu học tập theo bảng sau 
-> lớp nhận xét.
Miền khí hậu
BB
TB
NB
Trạm tiêu biểu
HN
Huế
HCM. HCM
Hướng gió chính
Nhiệt độ TB T1
Lượng mưa T1
Dạng thời tiết 
thường gặp
Bảng 1: Mùa gió Đông Bắc (Tháng 1)
Hoạt động 2 : Hoạt động nhóm 
Dưạ vào bảng số liệu 31.1.và thông tin trong sách giáo khoa bổ sung kiến thức vào phiếu học tập sau :
Bảng 2: Mùa gió Tây Nam (Tháng 7)
Miền khí hậu
BB
TB
NB
Trạm tiêu biểu
H N
H
HCM
Hướng gió chính
Nhiệt độ TB T7
Lượng mưa T7
Dạng thời tiết thường gặp
 Kết luận nhận xét khí hậu, thời tiết nước ta.
GV. giới thiệu thêm về thời tiết, đặc biệt là bão.
GV. Dựa vào bảng số liệu 32.1 hãy cho biết mùa bão nước ta diễn ra như thế nào? Với điều kiện khí hậu như thế sẽ gây ra những khó khăn thế nào? Chúng ta nghiên cứu tiếp phần 3.
Hoạt động 3: Cá nhân
GV. Nước ta có khí hậu gì? -> sinh vật phát triển như thế nào -> thuận lợi
GV. Bên cạnh những thuận lợi do khí hậu thì thời tiết và khí hậu cũng mang lại cho chúng ta những khó khăn gì? Tại sao?
GV. Gọi học sinh đọc kết luận
- Khí hậu nước ta có 2 mùa rõ rệt:
1. Mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (mùa Đông). (13') 
- Tạo nên mùa đông lạnh, mưa phùn ở miền Bắc và mùa khô nóng kéo dài ở miền Nam.
2. Mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa Hạ) (13') 
- Tạo nên mùa hạ nóng ẩm có mưa to, gió lớn và dông bão, diễn ra phổ biến trên cả nước.
- Giữa hai mùa chính nêu trên là những thời kì chuyển tiếp ngắn và rõ rệt (xuân, thu)
+ Miền khí hậu phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt; mùa hạ nóng và mưa nhiều.
+ Miền khí hậu phía nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) có khí hậu cận xích đạo, có một mùa mưa và một mùa khô.
3. Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại: (9') 
- Thuận lợi: cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp (các sản phẩm nông nghiệp đa dạng, ngoài cây trồng nhiệt đới còn có thể trồng được các loại cây cận nhiệt và ôn đới); thuận lợi cho các ngành kinh tế khác.
- Khó khăn: thiện tai, hạn hán, lũ lụt, sương muối, giá rét
- Kết luận: SGK, trang 116
ĐÁP ÁN: Nhóm 1
Miền khí hậu
Bắc Bộ
Trạm tiêu biểu
Hà Nội
Hướng gió chính
Gió mùa đông bắc
Nhiệt độ TB tháng 1
16,4
Lượng mưa tháng 1
18,6
Dạng thời tiết thường gặp
Hanh khô, lạnh giá, mưa phùn
ĐÁP ÁN: Nhóm 2:
Miền khí hậu
Trung Bộ
Trạm tiêu biểu
Huế
Hướng gió chính
Gió mùa đông bắc
Nhiệt độ TB tháng 1
19,7
Lượng mưa tháng 1
161,3
Dạng thời tiết thường gặp
Mưa phùn, mưa lớn
ĐÁP ÁN: Nhóm 3
Miền khí hậu
Nam Bộ
Trạm tiêu biểu
TP. Hồ Chí Minh
Hướng gió chính
Tín Phong đông bắc
Nhiệt độ TB tháng 1
25,8
Lượng mưa tháng 1
13,8
Dạng thời tiết thường gặp
Nắng, nóng, khô hạn
ĐÁP ÁN: Nhóm 4
Miền khí hậu
Nam Bộ
Trạm tiêu biểu
TP. Hồ Chí Minh
Hướng gió chính
Tín Phong đông bắc
Nhiệt độ TB tháng 1
25,8
Lượng mưa tháng 1
13,8
Dạng thời tiết thường gặp
Nắng, nóng, khô hạn
4. Củng cố: (4p) 
- Dựa vào bảng số liệu 31.1, vẽ biểu đồ nhiệt độ mưa và lượng mưa.
5. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài mới: (1p) 
- Về nhà học bài và làm bài tập SGK, TBĐ.
- Hoàn thiện biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa.
- Ôn lại khái niệm lưu vưc, lưu lượng, chi lưu, phụ lưu, mùa hè, mùa đông. Hình dạng mạng lưới sông, các nhân tố ảnh hưởng đến dòng chảy (kiến thức lớp 6).
IV Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 17/3/2019
Ngày giảng:	19/3/2019	 	
TIẾT 37 BÀI 33: ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Sau bài học cần giúp cho học sinh nắm được:
- Những đặc điểm cơ bản của sông ngòi nước ta.
- Phân tích được những mối quan hệ giữa sông ngòi nước ta với các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội.
- Biết được những nguồn lợi to lớn do sông ngòi mang lại cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Kĩ năng: 
- Đọc, phân tích biểu đồ, bản đồ.
- Phân tích được các mối liên hệ địa lý.
3. Thái độ: 
- Thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường nước và các dòng sông để phát triển kinh tế lâu bền.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Đọc, phân tích biểu đồ, bản đồ.
- Phân tích được các mối liên hệ địa lý.
II. Chuẩn bị:
1.GV:
- Giáo án, SGK
- Bản đồ sông ngòi Việt Nam 
- Atlát địa lý Việt Nam 
2. HS: Xem trước bài, atlat VN
3. Phương pháp:
- Đàm thoại, thảo luận, động não, TQ
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: (1p): ...........................Vắng:.......................................................
2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
? Khí hậu nước ta mang lại thuận lợi và khó khăn gì cho đới sống, kinh tế?
3. Bài mới: (35p)
Sông ngòi, kênh rạch, ao hồ... là những hình ảnh rất quen thuộc đối với chúng ta. Dòng nước khi vơi, khi đầy theo sát mùa mưa, mùa khô và mang lại cho ta bao nhiêu nguồn lợi lớn. Song nhiều khi cũng gây ra lũ lụt làm thiệt hại to lớn đến người và của.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG 
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu đặc điểm chung của sông ngòi VN:
Biết được đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam
GV: Hướng dẫn hs quan sát trên bản đồ tự nhiên.
? Nhận xét vế mạng lưới sông ngòi nước ta? 
GV: nhận xét
THẢO LUẬN NHÓM
? Vì sao nước ta có rất nhiều sông suối, song phần lớn lại là các sông nhỏ, ngắn và dốc?
HS: Báo cáo kết quả thảo luận nhóm.
+ Có nhiều sông suối do nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa với tổng lượng mưa hàng năm lớn dạt từ 1500mm – 2000mm.
+ Phần lớn các sông nhỏ ngắn và dốc là do tác động của địa hình như 3/4 diện tích nước ta là đồi núi và cao nguyên, hẹp ngang, địa hình cao ở phía tây và phía bắc, thấp dần về hướng đông và hướng nam.
GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H33.1 SGK.
? Xác định hướng chảy của sông ngòi nước ta?
? Hãy xác định vị trí của các sông chảy theo hướng tây bắc – đông nam và các sông chảy theo hướng vòng cung trên bản đồ?
HS: Thực hiện trên bản đồ treo tường.
Các em ở bên dưới lớp nhận xét.
? Bằng những kiến thức đã học về khí hậu, đặc biệt là chế độ mưa hãy cho biết sông ngòi nước ta có mấy mùa nước? giải thích tại sao chế độ nước của sông ngòi nước ta lại có đặc điểm đó?
HS: Do tính chất đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa có một mùa mưa và một mùa khô rất rõ rệt từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta.
GV: nhận xét
GV: Hướng dẫn học sinh quan sát bảng 33.1 SGK. 
THẢO LUẬN NHÓM
? Cho biết mùa lũ trên các lưu vực sông có trùng nhau không và giải thích vì sao có sự khác biệt ấy? 
HS: Thảo luận và báo cáo kết quả.
+ Mùa lũ trên các sông không đồng nhất do sự phân bố lượng mưa trên các lưu vực sông không đồng nhất.
+ Các sông ở Bắc Bộ: lũ từ tháng 6 - 10.
+ Các sông ở Trung Bộ: lũ từ tháng 9 - 12.
+ Các sông ở Nam Bộ: lũ từ tháng 7 - 11.
? Nhân dân ta đã tiến hành những biện pháp gì để khai thác nguồn lợi và hạn chế tác hại của lũ?
- Sản xuất theo mùa vụ, đắp đê phòng chống lũ ...
? Hàm lượng phù sa của sông ngòi nước ta của sông ngòi nước ta được thể hiện cụ thể như thế nào?
GV: Hàng năm sông ngòi nước ta vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa. Bình quân 1m3 nước sông có 223g cát bùn và các chất hoà tan khác, tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước đạt tới trên 200 triệu tấn/năm.
? Với hàm lượng phù sa lớn như vậy có tác động như thế nào tới thiên nhiên và đời sống dân cư đồng bằng châu thổ Sông Hồng và sông Cửu Long?
GV: Hàm lượng phù sa như vậy đó là các sản phẩm bị bóc mòn ở vùng núi nên làm cho đất đai vùng núi bị bạc màu nhanh chóng, tuy nhiên lại có những thuận lợi cho dân cư các khu vực đồng bằng đó là nguồn phù sa mầu mỡ cho các đồng bằng để phát triển nông nghiệp.
Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu tình hình khai thác kinh teesvaf bảo vệ môi trường sông:
Biết được giá trị của sông ngòi
GV: Hướng dẫn hs đọc nội dung mục a.
THẢO LUẬN NHÓM
? Bằng kiến thức trong bài đọc và những kiến thức trong thực tế em hãy nêu những giá trị của sông ngòi nước ta?
HS: Thảo luận và báo cáo kết quả.
- Sông ngòi nước ta có giá trị to lớn về nhiều mặt như bồi đắp phù sa cho các đồng bằng, có giá trị lớn về thuỷ lợi, thuỷ điện, giao thông, phát triển nghề cá ...
? Hãy tìm trên bản đồ các hồ nước Hoà Bình, Trị An, Y-aly, Thác Bà, Dầu Tiếng, cho biết chúng nằm trên những dòng sông nào giá trị kinh tế?
HS: Xác định trên bản đồ.
+ Hồ Hoà Bình trên sông Đà.
+ Hồ Trị An trên sông Đồng Nai.
+ Hồ Y-aly
+ Hồ Thác Bà trên Sông Chảy.
+ Hồ Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn. 
GV: Hướng dẫn học sinh đọc nội dung mục b SGK.
? Bằng những kiến thức đã đọc và kiến thức trong thực tế em hãy cho biết có những nguyên nhân nào gây ô nhiễm cho sông ngòi nước ta?
- Ở miền núi rừng bị chặt phá gây lũ lụt cho đồng bằng ..... Ở các vùng đồng bằng, dân cư đông đúc, kinh tế phát triển có rất nhiều khúc sông bị ô nhiễm nặng nề bởi rác thải và các chất hoá chất độc hại từ khu dân cư, các đô thị, các khu công nghiệp thải ngay vào lòng sông làm cho sông ngòi bị ô nhiễm.
? Để khác phục tình trạng ô nhiễm chúng ta cần làm gì? 
 HS: Trồng rừng đầu nguồn, không vứt rác bừa bãi, sử lí nước thải trước khi thải vào môi trường 
1. Đặc điểm chung.
a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.
- Nước ta có tới 2360 con sông dài trên 10 km trong đó 93% là sông nhỏ và ngắn, các sông lớn như sông Hồng, sông Mê Công chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua nước ta.
b. Sông ngòi

File đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 2_12743482.doc
Giáo án liên quan