Giáo án môn Địa lý Lớp 7 - Tiết 55 đến 58

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải:

 Nắm được hệ thốngnhững kiến thức cơ bản về tự nhiên, dân cư, xã hội Châu Mĩ.

2. Kĩ năng:

 Rèn luyện những kỉ năng phân tích, so sánh sự giống và khác nhau về địa hình Bắc Mĩ và Nam Mĩ.

3. Thái độ:

 Học sinh cần có tính kiên trì chịu khó trong học tập và tìm tòi tài liệu và nội dung để ôn tập. Cần bảo vệ thiên nhiên , bảo vệ sự đa dạng sinh học.

4.Năng lực , phẩm chất :

-Năng lực chung : sáng tạo, làm chủ ngôn ngữ , so sánh , phân tích , thực hành.

-Năng lực chuyên biệt : năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ , học tập tại thực địa , sử dụng bản đồ hoặc lược đồ , sử dụng số liệu thống kê

4.2. Phẩm chất : tự tin , tự chủ .

 

docx21 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Địa lý Lớp 7 - Tiết 55 đến 58, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gọi là “thiên đàng xanh”.
- Tại sao đại bộ phận lục địa Ôxtrâylia có khí hậu khô hạn?
2. Tổ chức các hoạt động dạy học :
2.1. Khởi động :
 Vào bài: Châu Đại Dương là Châu lục thưa dân nhưng có tỉ lệ đô thị hoá cao. Trình độ phát triển kinh tế giữa các nước rất chênh lệch.
2.2. Các hoạt động hình thành kiến thức mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
PP và KT dạy học :nêu và giải quyết vấn đề , thảo luận nhóm , động não 
HTTCHDDH : cá nhân , cặp đôi 
Năng lực : tư duy , giao tiếp
Phẩm chất : tự tin , tự chủ .
GV: Quan sát bảng số liệu và lược đồ phân bố dân cư Thế Giới “Trang 7”. Nhận xét MĐDS châu đại Dương?
GV: Dựa vào bảng số liệu nhận xét về tỉ lệ dân thành thị và nội dung sgk. Nhận xét thành phần dân cư Châu Đại Dương?
HS:Người bản địa:Ôxtrâylia,Mêlanêdiêng, Pôlinêdiêng.
 Nhập cư: Châu Âu, Châu Á, Châu Phi.Thành phần chủng tộc phức tạp, đoàn kết, quốc gia đa văn hoá.
Đặc điểm kinh tế, các ngành kinh tế chính của châu Đại Dương
PP và KT dạy học :nêu và giải quyết vấn đề , thảo luận nhóm , động não 
HTTCHDDH : cá nhân , cặp đôi 
Năng lực : tư duy , giao tiếp
Phẩm chất : tự tin , tự chủ .
Gv: Yêu cầu học sinh đọc mục 2 sgk.
Gv: Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm.
- Chia nhóm: 2 bàn một nhóm.
- Thời gian: 5 phút.
- Nội dung câu hỏi:
* Nhóm 1;3;5;7: Thiên nhiên Châu đại Dương có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế Châu đại Dương?
* Nhóm2,4,6;8: Dựa vào bảng số liệu kết hợp với nội dung ở sgk. Nêu sự khác biệt về kinh tế Ôxtrâylia và Niudilân với các quần đảo còn lại?
HS: Đại diện trả lời, học sinh nhóm khác bổ sung, giáo viên kết luận ghi bảng.
- Nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp, khai thác thuỷ sản, du lịch, có nhiều khoáng sản.
Gv; Dựa vào hình 49.3. Nêu các ngành kinh tế phát triển nhất của các nhóm nước phát triển và đang phát triển. ở các đảo và quần đảo?
HS suy nghĩ trả lời
1. Dân cư:
- 31 triệu người ( 2001).
- Mật độ dân số thấp nhất thế giới: 3,6 người /km2 
- Phân bố không đều.
+Tập trung đông: Phía Đông-Đông Nam lục địa, Bắc Niu di lân , Pa-pua Niughinê.
+Thưa:Trung tâm , đảo.
- Tỉ lệ dân thành thị cao: 69% ( 2001).
- Thành phần dân cư người bản địa: chiếm 20%.
- Thành phần người nhập cư: chiếm 80%.
2. Kinh tế:
a. Trình độ phát triển kinh tế rất không đồng đều.
- Nước phát triển: Ôxtrâylia và Niudilân.
- Các quần đảo là những nước đang phát triển.
b. Các ngành kinh tế:
* Ôxtrâylia và Niudilân:
- Nông nghiệp: Trồng lúa mì, chăn nuôi bò, cừu để xuất khẩu.
-Côngnghiệp:Khai khoáng, chế tạo máy, dệt, chế biến thực phẩm.
* Các quần đảo.
- Nông nghiệp: Trồng dừa, ca cao, cà phê, chuối.
- Khai khoáng, hải sản, gỗ.
- Công nghiệp chế biến thực phẩm là ngành quan trọng nhất.
* Du lịch: có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước.
2.3. Hoạt động luyện tập :
	- Trình bày đặc điểm dân cư Châu đại Dương?
2.4. Hoạt động vận dụng :
	- Nêu sự khác biệt về kinh tế của Ôxtrâylia và Niudilân với các quần đảo còn lại?
 - Nêu tiềm năng khoáng sản và đất trồng ở châu Đại Dương? 
2.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng :
	- Học thuộc bài cũ.
	- Làm bài tập bài 49 trong tập bản đồ thực hành.
	- Soạn trước bài 50. Thực hành. Báo về đặc điểm tự nhiên Ô-xtrây-li-a ?
 KÍ DUYỆT 
 Ngày.....tháng  năm 2020
Tuần: 
 Ngày soạn: Ngày dạy 
 Tiết 56 ÔN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải:
 Nắm được hệ thốngnhững kiến thức cơ bản về tự nhiên, dân cư, xã hội Châu Mĩ.
2. Kĩ năng:
 Rèn luyện những kỉ năng phân tích, so sánh sự giống và khác nhau về địa hình Bắc Mĩ và Nam Mĩ.
3. Thái độ: 
 Học sinh cần có tính kiên trì chịu khó trong học tập và tìm tòi tài liệu và nội dung để ôn tập. Cần bảo vệ thiên nhiên , bảo vệ sự đa dạng sinh học.
4.Năng lực , phẩm chất :
-Năng lực chung : sáng tạo, làm chủ ngôn ngữ , so sánh , phân tích , thực hành.
-Năng lực chuyên biệt : năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ , học tập tại thực địa , sử dụng bản đồ hoặc lược đồ , sử dụng số liệu thống kê
4.2. Phẩm chất : tự tin , tự chủ .
II. CHUẨN BỊ:
 GV: 1. Phương tiện:
 	- Bản đồ thiên nhiên Châu Mĩ.
 - Bản đồ Dân cư - Mật độ đô thị Châu Mĩ. Bản đồ kinh tế Châu Mĩ.
	2. Phương pháp: thảo luận. phân tích, phân loại, đàm thoại, gợi mở,...
 HS: Học thuộc bài cũ và xem lại tất cả những nộidung đã học từ bài 35 đến bài 46.
III. Tiến trình tiết học :
1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số
-Kiểm tra bài cũ. 
GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs
2. Tổ chức các hoạt động dạy học :
2.1. Khởi động :
Vào bài: Gv giới thiệu vào bài
 2.2.Ôn tập theo dạng câu hỏi có gợi ý sau:
PP và KT dạy học :nêu và giải quyết vấn đề , thảo luận nhóm , động não 
HTTCHDDH : cá nhân , cặp đôi 
Năng lực : tư duy , giao tiếp
Phẩm chất : tự tin , tự chủ .
GV. Vị trí địa lí Châu Mĩ có gì đặc biệt so với các Châu lục khác?
HS. - Nằm hoàn toàn ở Nửa Cầu Tây.
 - Nằm trải dài trên nhiều vĩ độ từ vùng cực Bắc đến vùng cận cực Nam.
GV. Trình bày sự thay đổi các thành phần chủng tộc ở Châu Mĩ?
HS. - Thành phần chủng tộc rất đa dạng.
 - Trước thế kỉ XV: Có người AĐ – Êxkimô thuộc chủng tộc Môngôlôít.
 + Người Anh Điêng sống: bằng nghề săn bắn, trồng trọt.
 + Người Exkimô: sống bằng nghề đánh bắt cá và săn thú ở vùng ven Bắc Bắc Dương.
 - Thế kỉ XVI trở đi: có thêm chủng tộc Ơrôpêôít và chủng tộc Nêgrôít tới, trải qua quá trình lịch sử các chủng tộc đã hoà huyết tạo thành một thành phần người lai khá đông đông đảo.
GV. Trình bày đặc điểm cấu trúc của địa hình Bắc Mĩ?
HS. - Phía Tây: Hệ thống Cóođie: cao, đồ sộ, hiểm trở dài 9000km. Cao TB 3000 – 4000m, các dãy núi chạy song song theo hướng Bắc Nam.
 - Giữa: Đồng bằng trung tâm rộng lớn: Cao phía Bắc, thấp dần về phía Nam - Đông Nam.
 - Phía Đông: là dãy Apalát ( già cổ) chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam.
GV. Trình bày sự phân hoá của khí hạu Bắc Mĩ?
HS. - Trãi dài từ vòng cực Bắc – 150B: 3 vành đai khí hậu. Mỗi vành đai khí hậu phân hoá theo chiều Tây – Đông, đặc biệt kinh tuyến 1000T Hoa Kì.
 - Có thể chia theo 4 vùng khí hậu:
 + Khí hậu Hàn đới: Các đảo Phía Bắc Alátca, Bắc Canađa.
 + Khí hậu ôn đới: Phía Đông, đồng bằng Trung Tâm.
 + Khí hậu Cận nhiệt – hoang mạc: phía Tây Cóocđie.
 + Khí hậu núi cao: Vùng Cóocđie.
 + Khí hậu nhiệt đới: miền nam lục địa.
GV. Nêu đặc điểm đô thị hoá ở Bắc Mĩ?
HS. - Trong quá trình đô thị hoá ở Bắc Mĩ, đặc biệt Hoa Kì phát triển rất nhanh, dân cư thành thị cũng tăng theo: Chiếm >76% dân số.
 - Các thành phố tập trung quanh vùng Hồ lớn, ven bờ ĐTD nối tiếp nhau thành một hệ thống siêu đô thị, càng vào sâu nội địa , mạng lưới thành phố càng thưa.
GV. Những điều kiện nào làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì, Canađa phát triển đến trình độ cao?
HS. - ĐKTN: Đồng bằng rộng lớn, khí hậu ôn hoà.
 - KHKT: Được sự hỗ trợ đặc lực của các viện nghiên cứu về giống, phân bón, thuốc trừ sâu.
 - Cách tổ chức sản xuất nông nghiệp tiên tiến: Chuyên môn hoá cao .
GV. Trình bày sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ?
HS.	(Xem lại bài học)
GV. Công nghiệp mũi nhọn của Bắc Mĩ là các ngành công nghiệp nào? Phát triển ra sao? Phân bố?
HS. - Các ngành Công nghiệp mũi nhọn: Sản xuất máy tự động, điện tử, vi điện tử, hàng không, vũ trụđược chú trọng phát triển rất nhanh.
 - Phân bố: Vùng phía Nam và Tây Nam Hoa Kì, làm thành “Vành đai công nghiệp mới”.
GV. Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA)có ý nghĩa gì đối với các nước Bắc Mĩ?
HS. - Kết hợp thế mạnh của cả 3 nước.
 - Tạo nên một thị trường chung rộng lớn.
 - Tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
 + Hoa Kì, Canađa có nền kinh tế phát triển cao, công nghệ hiện đại.
 + Mê hi cô: có nguồn lao động dồi dào.
 - Trong nội bộ NAFTA : Hoa Kì chiếm phần lớn vốn và xuất khẩu vào Mê hi cô. 
 - Ca na đa chiếm >80% kim ngạch xuất khẩu vào Mê hi cô.
GV. Nêu đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mĩ?
HS. - Phía Tây: hệ thống Anđét cao, đồ sộ nhất châu Mĩ, cao trung bình 3000 – 5000m.
 - Giữa: Đồng bằng rộng lớn Amazôn.
 - Phía Đông: Các sơn nguyên: Guyana, Braxin.
GV. So sánh địa hình Bắc Mĩ và địa hình Nam Mĩ?
HS. - Giống: Cấu trúc địa hình phân bố như nhau.
 - Khác nhau: 
 + Bắc Mĩ: Cóoc đi e – sơn nguyên chiếm ½ lục địa.
 + Nam Mĩ: Hệ thống Anđét cao và đồ sộ hơn, chiếm tỉ lệ nhỏ hơn.
GV. Trình bày các kiểu môi trường chính ở Trung và Nam Mĩ?
HS. (Xem lại bài học)
GV. Giải thích vì sao dãi đất duyên hải phía Tây lại cos hoang mạc?
HS. Miền đồng bằng duyên hải phái Tây và vùng Anđét có hoang mạc vì chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pêru, quanh năm hầu như không có mưa, nên khô hạn nhất Châu Lục.
GV. Quá trình đô thị hoá ở Trung và Nam Mĩ khác với quá trình đô thị hoá ở Bắc Mĩ như thế nào?
HS. - Bắc Mĩ: Phát triển đô thị hoá gắn liền với việc phát triển kinh tế, công nghiệp hoá.
 - Nam Mĩ: đô thị hoá phát triển nhanh nhưng kinh tế chậm phát triển gây nên hậu quả nghiêm trọng về đời sống và về môi trường.
GV. Nêu sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ?
HS. - Đại đa số nông dân sở hữu chưa tới 40% đất đai canh tác.
 - 5% đại điền chủ và một số công ti nước ngoài chiếm trên 60% đất đai canh tác. Do đó sản xuất nôngnghiệp của nhiều quốc gia bị lệ thuộc nước ngoài.
GV. Đặc điểm ngành trồng trọt ở các nước Trungvà Nam Mĩ?
HS. Do lệ thuộc nước ngaòi, nhiềunước mang tính chất độc canh, mỗi quốc gia trồng một loại cây công nghiệp hoặc cây ăn quả, để xuất khẩu và phải nhập lương thực.
 + Eo đất Trung Mĩ: Cà Phê, chuối.
 + Quần đảo Ăng ti: Mía.
 + Nam MĨ: bông, chuối, cà phê, cây ăn quả.
GV. Trình bày sự phân bố sản xuất của một số ngành công nghiệp chủ yếu ở Trung và Nam Mĩ? 
HS. - Các nước triển nhất khu vực. Các ngành chủ yếu: cơ khí, lộc dầu, hoá chất, dệt, thực phẩm.Braxin, Áchentina, Chi lê, Vênêxuêla là những nước có nền kinh tế phát 
 - Các nước vùng Anđét và eođất TRung Mĩ phát triển mạnh công nghiệp khai khoáng.
 - Các quần đảo Ăngti: Công nghiệp chế biến chủ yếu là chế biến nông sản, thực phẩm như sản xuất đường, đóng hộp hoa quả.
3. Hoạt động:Luyện tập 
GV. Tại sao phải bảo vệ rừng Amazôn?
HS. - Có diện tích rộng lớn, đất đai màu mở, bao phủ bởi rừng rậm nhiệt đới.
 - Mạng lưới sông ngòi rộng lớn và dày đặc, nhiều khoáng sản.
 - Đây không chỉ là “ Lá phổi” của Thế Giới – vùng dự trữ sinh học quí giá mà còn là vùng có tiềm năng phát triển kinh tế: Công nghiệp – Nông nghiệp – Giao thông vận tải. Do đó vấn đề bảo vệ môi trường phải được đặt ra là rất bức thiết.
4. Hoạt động vận dụng :
Học sinh hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học theo sơ đồ tư duy.	
5. Hoạt động: Tìm tòi- mở rộng 
 - Về nhà học theo câu hỏi đã được ôn tập.
 - Làm lại các bài tập trong SGK phần được ôn tập.
 - Học thuộc bài hôm sau kiểm tra 1 tiết
___________________________________ 
 KÍ DUYỆT 
 Ngày.....tháng 2 năm 2020
__________________________________________________________________
Ngày soạn Ngày dạy 
Tuần:
 Chương X: CHÂU ÂU
 Tiết 56 Bài 51 THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau bài học này học sinh phải:
- Biết Châu Âu có vị trí nằm chủ yếu trong đới ôn hoà có nhiều bán đảo.
- Hiểu các đặc điểm chính về địa hình, khí hậu, sông ngòi, thực vật của Châu Âu.
2. Kĩ năng: 
- Sử dụng các bản đồ, lược đồ tự nhiên, khí hậu châu Âu để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên của châu Âu, các khu vực của châu Âu.
- Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa một số trạm ở châu Âu để thấy rõ đặc điểm khí hậu của các môi trường ở châu Âu.
3. Thái độ: nghiêm túc học tập .
4. Năng lực , phẩm chất :
-Năng lực chung : sáng tạo, làm chủ ngôn ngữ , so sánh , phân tích , thực hành.
-Năng lực chuyên biệt : năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ , học tập tại thực địa , sử dụng bản đồ hoặc lược đồ , sử dụng số liệu thống kê
5. Phẩm chất : tự tin , tự chủ .
II. CHUẨN BỊ
1Giáo viên: a. Phương tiện:
Lược đồ tự nhiên Châu âu, khí hậu Châu Âu.
b. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, phân tích, so sánh
 Học sinh: Học bài cũ và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài mới.
III. Tiến trình tiết học :
1. Ổn định tổ chức: 
Kiểm tra bài cũ :
 Em hãy nêu các hướng gió và loại gió thổi đến lục địa Ôxtrâylia?
2. Tổ chức các hoạt động dạy học :
2.1. Khởi động :
Vào bài: 
 Chúng ta đã biết Châu Âu là một bộ phận của lục địa Á – Âu. Những bài học về Châu Âu hứa hẹn sẽ cho chúng ta những hiểu biết sâu sắc về châu lục này. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vị trí, địa hình, khí hậu, sông ngòi và thực vật của Châu Âu. 
2.2. Các hoạt động hình thành kiến thức mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Mục tiêu 1: Vị trí và đặc điểm địa hình châu Âu
PP và KT dạy học :nêu và giải quyết vấn đề , thảo luận nhóm , động não 
HTTCHDDH : cá nhân , cặp đôi 
Năng lực : tư duy , giao tiếp
Phẩm chất : tự tin , tự chủ .
GV: Xác định vị trí Châu Âu trên bản đồ.
Hs quan sát hình 51.1. Em hãy xác định vị trí địa lí của Châu Âu?
CH: Em hãy cho biết châu Âu có diện tích bao nhiêu?
CH: Với diện tích này châu Âu xếp thứ mấy trong số các châu lục có cư dân sinh sống thường xuyên?
HS: Thứ tư: Sau châu Á, châu Mĩ, châu Phi.
CH: Em có nhận xét gì về đường bờ biển châu Âu?
GV: Việt Nam có gần 3200 đảo lớn nhỏ, vịnh Hạ Long.
GV: Bổ sung Châu Âu có nhiều bán đảo lớn như: Địa Trung Hải; Măng Sơ; Biển Bắc; Ban Tích; Biển Đen; Biển Trắng, nhiều bán đảo: Scanđinavi; Ibêrich; Italia; Ban Căng
CH: Xác định vị trí các biển, bán đảo đó trên bản đồ.
GV: Chuyển ý:
CH: Em hãy cho biết Châu Âu có các dạng địa hình nào? Phân bố ở đâu?
GV: Đồng bằng kéo dài từ Tây Sang Đông gồm: đồng bằng Đông Âu, ĐB Pháp, ĐB hạ lưu sông Đanuyp.
GV: Núi già có đặc điểm: đỉnh thấp, tròn, sườn thoải còn núi trẻ đỉnh cao, sườn dốc các thung lũng sâu.
GV: Kết hợp chỉ bản đồ Châu Âu có các dãy núi chính: Scanđinavi; Uran; Anpơ; Cacpat.
CH: Yêu cầu học sinh xác định lại trên bản đồ.
GV: Chuyển ý
Mục tiêu 2: Đặc điểm khí hâu, sông ngòi, thực vật châu Âu 
PP và KT dạy học :nêu và giải quyết vấn đề , thảo luận nhóm , động não 
HTTCHDDH : cá nhân , cặp đôi 
Năng lực : tư duy , giao tiếp
Phẩm chất : tự tin , tự chủ .
GV: Giải thích, chú thích hình 51.2 HS quan sát.
Thảo luận: Thời gian: 4 phút
 Quan sát hình 51.2, em hãy cho biết.
1. Châu Âu có các kiểu khí hậu nào?
2. Quan sát đường đẳng nhiệt tháng 1 em hãy nhận xét sự thay đổi nhiệt độ ở Châu âu vào tháng 1 theo chiều từ Tây sang Đông? giải thích tại sao càng đi về phía đông nhiệt độ càng thấp dần ?
HS: Trả lời, học sinh nhóm khác bổ sung giáo viên chuẩn xác.
GV. Càng đi về phía đông nhiệt độ càng thấp dần do: 
+ Phía T chịu ảnh hưởng của dòng nóng Bắc ĐTD và gió TÔĐ thổi từ biển vào nên có khí hậu ấm áp mưa nhiều và ôn hoà.
+ Đi về phía đông ảnh hưởng của biển càng giảm, tính chất lục địa càng tăng, mùa đông càng lạnh và nhiệt độ càng thấp.
CH: Vậy sự phân hoá nhiệt độ ở châu Âu vào mùa Đ theo chiều từ B xuống N như thế nào?
HS: Càng về phía N nhiệt độ càng tăng càng lên phía B T0 càng giàm do gần vòng cực góc nhập xạ ánh sáng mặt trời nhỏ.
GV: Chuyển ý
CH: Quan sát hình 51.1 em có nhận xét gì về mật độ sông ngòi ở châu Âu? Các sông này đổ ra biển nào? 
HS: Một số sông lớn: Rainơ (đổ ra ĐTD), Sông Đanuyp (đổ ra biển Đen), sông Vônga ( dài nhất 3531km)
GV: Bổ sung: Các sông đổ ra BBD thường đống băng một thời gia dài trong mùa Đông)
GV: Chuyển ý:
CH: Quan sát nội dung SGK em có nhận xét gì về thực vật ở châu Âu?
HS: Thực vật có sự thay đổi từ Tây sang Đông, tuỳ theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.
CH: Quan sátem hãy cho biết ở châu Âu có các loài thực vật tiêu biểu nào?
1. Vị trí, địa hình
a. Vị trí, diện tích bờ biển:
* Vị trí:
- Nằm giữa vĩ tuyến 36 0B và 71 0B
- Có 3 mặt giáp biển: BBD ( Bắc) ĐTD (Tây) ĐTH (Nam)
* Diện tích:
- Trên 10 triệu km2
* Bờ biển:
- Dài 43 000km bị cắt xẻ nhiều tạo ra nhiều bán đảo, vịnh biển.
b. Địa hình: 
Có 3 dạng chính: 
- Chủ yếu là đồng bằng: chiếm 2/3 diện tích châu lục, bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển lấn sâu vào đất liền, tạo thành nhiều bán đảo, vũng vịnh. 
- Núi già ở phía Bắc và trung tâm.
- Núi trẻ ở phía Nam.
2. Khí hậu, sông ngòi, thực vật:
a. Khí hậu:
* Có 4 kiểu khí hậu:
- Ôn đới Hải Dương.
- Ôn đới Lục địa (lớn nhất)
- Địa Trung Hải.
- Hàn Đới.
b. Sông ngòi:
 Mạng lưới sông ngòi dày đặc, lượng nước dồi dào 
c. Thực vật:
Thảm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa:
- Rừng lá rộng ( sồi, dẻ)
- Rừng là kim (thông, tùng)
- Thảo nguyên.
- Rừng lá cứng.
2.3. Hoạt động luyện tập :
- Nêu đặc điểm vị trí, diện tích,địa hình, bờ biển châu Âu?
2.4. Hoạt động vận dụng :
- Dựa vào bản đồ tự nhiên châu Âu, hãy nêu sự phân bố các loại địa hình chính.
- Châu Âu có kiểu khí hậu nào? Vì sao châu Âu chủ yếu có khí hậu ôn đới?
2.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng :
- Về nhà học bài củ và làm bài tập ở vỡ bài tập bản đồ.
- Chuẩn bị tiếp nội dung còn lại của bài và sưu tầm tranh ảnh tư liệu hôm sau học.
 KÍ DUYỆT 
 Ngày.....tháng năm 
---------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần: Ngày soạn:
 Ngày dạy 
 Tiết 58 Bài 52 THIÊN NHIÊN CHẤU ÂU ( tt)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải:
- Biết được Châu Âu có các môi trường tự nhiên nào? Phân bố ở đâu?
- Đặc điêm chính của các môi trường tự nhiên Châu Âu? 
- Giải thích ( ở mức độ đơn giản) sự khác nhau giữa các môi trường.
2. Kĩ năng:
 Đọc, phân tích biểu đồ khí hậu, lược đồ phân bố khí hậu và hình ảnh. Nắm được các đặc điểm của môi trường tự nhiên qua biểu đồ khí hậu
3. Thái độ: nghiêm túc học tập .
4. Năng lực , phẩm chất : 
-Năng lực chung : sáng tạo, làm chủ ngôn ngữ , so sánh , phân tích , thực hành.
-Năng lực chuyên biệt : năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ , học tập tại thực địa , sử dụng bản đồ hoặc lược đồ , sử dụng số liệu thống kê
5. Phẩm chất : tự tin , tự chủ .
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: a) Phương tiện:
- Bản đồ thiên nhiên Châu Âu.
- Lược đồ khí hậu Châu Âu ( phóng to).
- Phóng to biểu đồ khí hậu: hình 52.2, 52.3, 52.4.
b) Phương pháp: -Thảo luận *
- Nêu vấn đề.
- Đàm thoại gợi mở
Học sinh:
- Học thuộc bài cũ và đọc kĩ bài mới.
III. Tiến trình tiết học :
1. Ổn định tổ chức: 
Kiểm tra bài cũ :
- Châu Âu có các loại địa hình chính nào? sự phân bố như thế nào?
- Châu Âu có các kiểu khí hậu nào? đặc điểm chính của các kiểu khí hậu đó?
2. Tổ chức các hoạt động dạy học :
2.1. Khởi động :
Vào bài: Châu Âu nằm chủ yếu trong vòng đai ôn đới, khí hậu ôn đới là kiểu khí hậu chủ yếu. Song thiên nhiên Châu Âu cũng phân hoá đa dạng.
2.2. Các hoạt động hình thành kiến thức mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
PP và KT dạy học :nêu và giải quyết vấn đề , thảo luận nhóm , động não 
HTTCHDDH : cá nhân , cặp đôi 
Năng lực : tư duy , giao tiếp
Phẩm chất : tự tin , tự chủ .
Gv: Yêu cầu các em thảo luận theo nhóm.
- Chia 4 nhóm: 2 bàn một nhóm.
- Thời gian: 5 phút.
- Nội dung câu hỏi:
* Mỗi nhóm nghiên cứu một nội dung. Sau khi tìm hiểu xong các nhóm dán kết quả lên bảng sau đó đại diện nhóm trình bày trên lược đồ và biểu đồ.
- Tìm hiểu: tên kiểu môi trường, sự phân bố và đặc điểm của loại môi trường.
- Mỗi biểu đồ khí hậu: Diến biến mưa, nhiệt độ trong năm như thế nào?
- Sông ngòi và thực vật của các môi trường như thế nào?
Nhóm 1 : Phân tích hình 52.1 ?
- Nhiệt độ cao nhất: 170C– T7, T8.
- Nhiệt độ thấp nhất : 70C – T1, T2.
- Mưa : 820mm. Mùa mưa từ T10 - T1
Nhóm 2: Phân tích hình 52.2:
- Nhiệt độ cao nhất: 200C – T7.
- Nhiệt độ thấp nhất : -130C – T1.
- Mưa : 443mm. Mùa mưa từ T5- T10. Mùa khô từ T10- T3.
Nhóm 3 : Phân tích hình 52.3 ?
- Nhiệt độ cao nhất: 240C – T6, T7.
- Nhiệt độ thấp nhất :100C – T1.
- Mưa : 711mm. Mùa mưa từ T10- T3. Mùa khô từ T4- T9.
Nhóm 4 :
GV : Quan sát hình 52.4 cho biết có bao nhiêu đai thực vật, mỗi đai nằm trên các khoảng độ cao nào ?
3. Các môi trường tự nhiên:
a. Môi trường Ôn Đới hải dương:
- Phân bố: Ven bờ biển Tây Âu.
- Khí hậu:
+ Mùa Hè – mát.
+ Mùa Đông: không lạnh, nhiệt độ >00C.
+ Lượngmưa lớn: 800- 100mm, quanh năm.
- Thực vật: Rừng lá rộng ( sồi, dẻ).
- Sông ngòi: nhiều nước quanh năm, không đóng băng.
b. Môi trường ôn đới lục địa.
- Phân bố: Nằm sâu trong đất liền.
- Khí hậu:
+ Mùa Hè : nóng.
+ Mùa Đông: lạnh, có tuyết rơi n

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_dia_ly_lop_7_tiet_55_den_58.docx