Giáo án môn Địa lý Lớp 6 - Tiết 10, Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa

 Hoạt động 2: HS làm việc cá nhân

GV Treo tranh vẽ hiện tượng ngày đêm dài, ngắn khác nhau theo mùa lên bảng và yêu cầu HS quan sát, phối hợp với H24(SGK) cho biết:

? Đâu là trục Trái Đất (BN)?

HS: Đường biểu hiện trục Trái Đất nằm nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo 66033’.

? Đâu là đường phân chia sáng tối (ST) ?

HS: Đường phân chia sáng - tối vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo một góc 900

? Tại sao đường biểu hiện trục Trái Đất và đường phân chia sáng, tối không trùng nhau?

HS: 2 mặt phẳng chứa hai đường BN-ST cắt nhau ở tâm hợp thành 1 góc 23027'

? Vào ngày 22/6 (hạ chí), nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời và có diện tích được chiếu sáng rộng nhất? Vào ngày đó, tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là đường gì?

? Vào ngày 22/ 12 (đông chí) ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là gì ?

GV Yêu cầu HS quan sát H 25 cho biết:

? Sự khác nhau về độ dài của ngày, đêm của các điểm A, B ở nửa cầu Bắc và A’, B’ của nửa cầu Nam vào ngày 22/6 và 22/12 ?

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý Lớp 6 - Tiết 10, Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 10. Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết được hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa các mùa là hệ quả sự chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.
- Có khái niệm về các đường: chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam, vòng cực Bắc, vòng cực Nam.
2. Kĩ năng:
- Biết cách dùng tranh ảnh giải thích hiện tượng mùa và hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau.
3. Thái độ.
- Giúp các em hiểu thêm về cuộc sống, hiểu biết thêm về thiên nhiên, khí hậu của mỗi quốc gia
II. Chuẩn bị. 
1. Giáo viên.
 - Hình H24, 25 (SGK) phóng to.
2. Học sinh.
 - Sách giáo khoa .
III. Tiến trình giảng dạy 
1. Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (3p)
? Trình bày hệ quả sự chuyển động tự quay quanh trục Trái Đất quanh Mặt Trời?
3. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài mới: 
 “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Taị sao ông cha ta từ lâu đã có câu tục ngữ này? Hiện tượng này có liên quan gì đến sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời? Sự chuyển động đó có những hệ quả như thế nào? Đó là nội dung bài học hôm nay.
b. Nội dung
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 2: HS làm việc cá nhân
GV Treo tranh vẽ hiện tượng ngày đêm dài, ngắn khác nhau theo mùa lên bảng và yêu cầu HS quan sát, phối hợp với H24(SGK) cho biết:
? Đâu là trục Trái Đất (BN)?
HS: Đường biểu hiện trục Trái Đất nằm nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo 66033’.
? Đâu là đường phân chia sáng tối (ST) ? 
HS: Đường phân chia sáng - tối vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo một góc 900
? Tại sao đường biểu hiện trục Trái Đất và đường phân chia sáng, tối không trùng nhau?
HS: 2 mặt phẳng chứa hai đường BN-ST cắt nhau ở tâm hợp thành 1 góc 23027'
? Vào ngày 22/6 (hạ chí), nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời và có diện tích được chiếu sáng rộng nhất? Vào ngày đó, tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là đường gì?
? Vào ngày 22/ 12 (đông chí) ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là gì ? 
GV Yêu cầu HS quan sát H 25 cho biết:
? Sự khác nhau về độ dài của ngày, đêm của các điểm A, B ở nửa cầu Bắc và A’, B’ của nửa cầu Nam vào ngày 22/6 và 22/12 ?
GV giảng giải:
Vào ngày 22/6:
 + Nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến 23027’ Bắc. Tất cả các địa điểm ở nửa cầu Bắc đều có hiện tượng ngày dài, đêm ngắn. Càng lên các vĩ tuyến càng cao, sự chênh lệch giữa ngày và đêm càng rõ rệt (các điểm A, B trên hình 25).
 + Nửa cầu Nam chếch xa phía Mặt Trời, tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến 23027’ Bắc. Tất cả các địa điểm ở nửa cầu Nam đều có hiện tượng ngày ngắn, đêm dài. Càng lên các vĩ tuyến càng cao, sự chênh lệch giữa ngày và đêm càng rõ rệt (các điểm A’, B’ trên hình 25).
Vào ngày 22/12:
 + Nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến 23027’ Nam. Tất cả các địa điểm ở nửa cầu Nam đều có hiện tượng ngày dài, đêm ngắn. Càng lên các vĩ tuyến càng cao, sự chênh lệch giữa ngày và đêm càng rõ rệt (các điểm A’, B’ trên hình 25).
 + Nửa cầu Bắc chếch xa phía Mặt Trời, tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến 23027’ Nam. Tất cả các địa điểm ở nửa cầu Bắc đều có hiện tượng ngày ngắn, đêm dài. Càng lên các vĩ tuyến càng cao, sự chênh lệch giữa ngày và đêm càng rõ rệt (các điểm A, B trên hình 25).
? Độ dài của ngày, đêm trong ngày 22/6 và ngày 22/12 ở điểm C nằm trên đường xích đạo?
HS: Địa điểm C trên đường xích đạo có ngày và đêm dài bằng nhau.
HS trả lời, lớp bổ sung.
GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
2. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất. (16p)
- Vào ngày 22/6 (hạ chí), tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến 23027’ Bắc : Chí tuyến Bắc
- Vào ngày 22/ 12 (đông chí) ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng vào mặt đất ở vĩ tuyến 23027’ Nam : Chí tuyến Nam
- Vào ngày 22/6:
+ Nửa cầu Bắc đều có hiện tượng ngày dài, đêm ngắn.
+ Nửa cầu Nam đều có hiện tượng ngày ngắn, đêm dài.
- Vào ngày 22/12:
+ Nửa cầu Nam đều có hiện tượng ngày dài, đêm ngắn.
+ Nửa cầu Bắc đều có hiện tượng ngày ngắn, đêm dài.
- Các địa điểm trên đường xích đạo có ngày và đêm dài bằng nhau.
Hoạt động 3: HS làm việc cá nhân
GV Yêu cầu HS dựa vào H 25 (SGK) cho biết:
 ? Vào các ngày 22/6 và 22/12 độ dài ngày, đêm của các điểm D và D’ ở vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam của 2 nửa địa cầu sẽ như thế nào?
HS Vào các ngày này, cực Bắc và cực Nam sẽ có ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ.
GV mở rộng: 
 - Vào ngày 22/6 các địa điểm từ vĩ tuyến 66033’ Bắc đến cực Bắc, có ngày dài 24 giờ (điểm D trên hình 25). Các địa điểm từ vĩ tuyến 66033’ Nam đến cực Nam có đêm dài 24 giờ.
 - Vào ngày 22/12: các địa điểm từ vĩ tuyến 66033’ Nam đến cực Nam, có ngày dài 24 giờ (điểm D’ trên hình 25). Các địa điểm từ vĩ tuyến 66033’ Bắc đến cực Bắc có đêm dài 24 giờ (điểm D trên hình 25).
 ? Vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam là những đường gì?
HS: Vòng cực Bắc và vòng cực Nam.
 ? Vào các ngày 21/3 và 23/9, độ dài ngày đêm ở cực Bắc sẽ như thế nào ?
HS: Ngày đêm dài bằng nhau.
? Từ ngày 21/3 đến 23/9, ngày đêm ở cực Bắc sẽ ra sao ?
HS Trừ hai ngày 21/3 và 23/9 cực Bắc có ngày đêm dài bằng nhau, còn trong những ngày khác, liên tục có ngày dài 24 giờ.
GV củng cố kiến thức dựa vào bảng sau :
3. Ở 2 miền cực số ngày có ngày, đêm dài suốt 24 giờ thay đổi theo mùa. (10p)
 - Vào ngày 22/6 từ vòng cực Bắc đến cực Bắc, có ngày dài 24 giờ, từ vòng cực Nam đến cực Nam có đêm dài 24 giờ.
 - Vào ngày 22/12: từ vòng cực Nam đến cực Nam, có ngày dài 24 giờ, từ vòng cực Bắc đến cực Bắc có đêm dài 24 giờ.

File đính kèm:

  • docBai 9 Hien tuong ngay dem dai ngan theo mua_12813871.doc