Giáo án môn Đạo đức Lớp 5 - Tuần 1 đến 14

I. MỤC TIÊU:

 - HS hiểu rằng mỗi người cần phải có trách nhiệm về hành động của mình, trẻ em có quyền được tham gia ý kiến và quyết định những vấn đề của trẻ em.

 - HS có thái độ tán thành những hành vi đúng và không thanh niêná thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho ngườikhác.

 - HS có kĩ năng ra quyết định, kiên định với ý kiến của mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - SGK đạo đức 5, bài tập 1 viết sẵn lên giấy Axitamin (bảng phụ).

 - Một vài mẩu chuyện về gương thật thà.

III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:

 

doc25 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Đạo đức Lớp 5 - Tuần 1 đến 14, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó trách nhiệm trowcs khi làm một việc gì? Sau đó cần phải kiên định thực hiện quyết định của mình.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nêu phần ghi nhớ.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS học bài.
* Pp kiểm tra đánh giá:
- 1 HS trả lời.
- 1 HS trả lời.
- GV nhận xét cho điểm.
* Hđ nhóm đôi xử lý tình huống:
- GV treo bảng ghi các tình huống.
- HS làm việc cá nhân.
- HS chia sẻ, trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh. Một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp trao đổi, bổ sung.
* Đàm thoại trò - trò.
- HS trao đổi với bạn ngồi bên cạnh.
- Một số HS trình bày trước lớp. 
- HS nhắc lại.
- HS thảo luận các câu hỏi.
- 1 vài HS nhắc lại
* PP sắm vai:
- Chia nhóm ; đại diện nhóm bốc thăm tình huống; thảo luận nhóm xây dựng kịch bản và thể hiện đóng vai tình huống.
- Các nhóm lên đóng vai.
* hs nhắc lại ; ghi bài.
Tiết 5- Tuần 5
Thứ ..... ngày ..... tháng ..... năm 2005
Bài dạy: Có chí thì nên (tiết1)
I. Mục tiêu:
	- HS biết được trong cuộc sống con người luôn phải đối mặt với những khó khăn thử thách. Nhưng nếu có ý chí quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người tin cậy thì sẽ có thể vượt qua được khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
	- HS có thái độ cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên những khó khăn của số phận để trở thành người có ích cho xã hội.
- HS biết phân tích các thuận lợi, khó khăn của mình, lập được kế hoạch vượt khó khăn của bản thân.
II. Đồ dùng dạy học: SGK đạo đức 5
	- Bài viết Nguyễn Ngọc Ký và Nguyễn Đức Trung.
	- Một số mẩu chuyện về tấm gương vượt khó về các mặt.
	- Hình ảnh một số người thật, việc thật là những tấm gương vượt khó.
III. Hoạt động chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5p
8p
10p
12
5p
1. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao phải có trách nhiệm với việc mình làm?
- Em hãy nhớ lại một việc em thành công và cho biết: Vì sao em thành công? Nghĩ lại em thấy như thế nào?
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin về 2 tấm gương: Nguyễn Ngọc Ký và Nguyễn Đức Trung. 
+ HS thảo luận:
- Nguyễn Ngọc Ký và Nguyễn Đức Trung đã gặp khó khăn gì trong cuộc sống và học tập?
- Họ đã vượt qua mọi khó khăn để vươn lên như thế nào?
- Vì sao mọi người lại thương mến và cảm phục họ? Em học tập được gì ở 2 tấm gương đó.
- Qua những thông tin trên em thấy Nguyễn Ngọc Ký và Nguyễn Đức Trung là người như thế nào?
=> Họ là những người gặp khó khăn trong cuộc sống, nhưng họ có ý thức vượt qua mọi khó khăn nên đã thành công và trở thành những người có ích cho xã hội.
=> Ghi nhớ: 10
* Hoạt động 2: Xử lý tình huống.
- GV nêu tình huống: 
1. Đang học dở lớp 5 một tai nạn bất ngờ cướp đi của Tâm đôi chân khiến em không thể đi lại được. Trước hoàn cảnh đó Tâm sẽ như thế nào?
2. Trong một trận lũ lớn, thật không may bố mẹ Hiền đều không còn nữa. Hiền và em gái 5 tuổi trước hoàn cảnh đó sẽ như thế nào?
=> Khi gặp phải hoàn cảnh khó khăn chúng ta cần phải bình tĩnh suy nghĩ và có ý chí vươn lên; vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
* Hoạt động 3: HS làm bài tập 1 SGK.
- Gọi một vài nhóm trình bày các ý kiến thảo luận. GV chốt lại bài học và rút ra ghi nhớ.
3. Củng cố - dặn dò:
HS nêu lại ghi nhớ khi gặp phải hoàn cảnh khó khăn chúng ta phải làm gì?
* PP kiểm tra đánh giáL
- 1 HS trả lời.
- 1 HS trả lời, HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
* Thảo luận tập thể= đàm thoại trò- trò; thầy- trò.
- 2 HS đọc 2 thông tin trong SGK.
- GV bổ sung thêm một số thông tin về 1 tấm gương trên.
- HS trả lời, HS bổ sung.
- Một vài HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. 
- HS trả lời.
- Gv kết luận.
Một vài HS nhắc lại.
* Nhóm xử lý tình huống.
- GV chia HS thành 6 nhóm lên bốc thưam tình huống thảo luận (3 nhóm thảo luận 1 tình huống).
- Các nhóm thảo luận, thư ký ghi ý kiến của luận vào giấy.
- Các nhóm trả lời nhóm khác bổ sung.
- GV gọi đại diện các nhóm trả lời.
- GV chốt nội dung:
- HS nhắc lại và GV nhận xét. - HS làm việc theo nhóm (2 người).
- GV nhận xét, cho điểm.
-HS đọc ghi nhớ SGK.
- HS nêu.
- HS trảlời.
Tiết 6- Tuần 6
Thứ ..... ngày ..... tháng ..... năm 2005
Bài dạy: Có chí thì nên (tiết2)
I. Mục tiêu: Như tiết 5.
- HS biết liên hệ thực tế, tìm hiểu và học tập nhưng tấm gương vượt khó trong học tập và rèn luyện. Từ đó các em biết phân tích những thuận lợi, khó khăn của mình, lập được kế hoạch vượt khó khăn cho bản thân.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Hình ảnh một số người thật, việc thật là những tấm gương vượt khó.
III. Hoạt động chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
30'
T
Các mặt của đời sống
Thuận lợi
Khó khăn
Hoàn cảnh gia đình
Bản thân
Kinh tế gia đình
Điều kiện đến trường và học tập
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu một số những hiểu biết của em về tấm gương Nguyễn Ngọc Ký.
- Em đã khắc phục khó khăn như thế nào để vươn lên trong học tập.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: HS thảo luận nhóm bài tập 2 trong SGK. 
Trong lớp em có bạn nào gặp hoàn cảnh khó khăn? Em và các bạn hãy bàn cách giúp đỡ động viên bạn ấy vượt khó khăn để học tập?
* Hoạt động 2: HS tự liên hệ.
HS phân tích thuận lợi, khó khăn của bản thân.
GV chốt lại: Phần lớn HS của lớp có rất nhiều thuận lợi. Đó là hạnh phúc, chúng ta phải biết quý trọng nó. Tuy nhiên ai cũng có những khó khăn của riêng mình, đều phải có ý chí vượt khó mới chiến thắng được bản thân.
- Riêng lớp ta không mấy bạn khó khăn hơn như bạn ............: Bản thân các em cần học tập noi gương vượt khó của các bạn dó. 
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại nội dung chính của bài.
- Dặn hoạt động soạn bài giờ sau:
*PP kiểm tra đánh giá:
- 1 HS trả lời.
- 1 HS trả lời. GV nhận xét, cho điểm.
* Thảo luận tập thể:
- GV chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm tìm những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp (hoặc ở địa phương) và bàn cách giúp đỡ những bạn đó. 
- HS thảo luận.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Cả lớp trao đổi, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương những nhóm có kết quả thảo luận tốt. 
- GV kẻ sẵn bảng ra một tờ giấy A0.
- HS viết vào viết học tập, thảo luận nhóm. 
- Gọi một số HS nêu kết quả tự liên hệ của nhóm mình. 
Tiết 7- Tuần 7
Thứ ..... ngày ..... tháng ..... năm 2005
Bài dạy: Nhớ ơn tổ tiên (tiết1)
I. Mục tiêu:
- HS biết được ai cũng có tổ tiên, ông bà; biết được trách nhiệm của mỗi người đối với gia đình, dòng họ.
- HS biết làm những việc để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, ông bà và giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- HS có thái độ biết ơn ông, bà, tổ tiên, tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- SGK đạo đức 5.
	+ Các tranh ảnh, bài báo về ngày Giỗ tổ Hùng Vương.
	+ Các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện biết ơn tổ tiên.
III. Hoạt động chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp hình thức tổ chức 
dạy học tương ứng
Ghi chú 
1'
30'
I. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu một số tấm gương vượt khó mà em biết.
- Bản thân em đã vượt khó trong học tập và rèn luyện như thế nào?
II. Bài mới:
1. Hoạt động 1: 
- Đọc truyện "Thăm mộ"
+ Nhân ngày Tết cổ truyền, bố của Việt đã làm gì để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên?
+ Vì sao Việt muốn lau dọn bài thờ giúp mẹ.
+ Qua câu chuyện trên em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của con cháu đối với tổ tiên, ông bà? Vì sao?
2. Hoạt động 2: HS làm bài tập 1 SGK.
Đánh dấu (+) vào ô trống trước ý em cho là đúng. (nên đánh dấu vào).
c Thăm mộ tổ tiên, ông bà.
c Cố gắng học tập và giúp đỡ cha mẹ.
c Giữ gìn các di sản của gia đình, dòng họ.
c Ước mơ trở thành người có ích cho gia đình, đất nước.
=> Chúng ta cần thể hiện lòng nhớ ơn tổ tiên bằng những việc làm thiết thực, cụ thể phù hợp với khả năng như các việc b, d, đ, e, h.
3. Hoạt động 3: Tự liên hệ (bài tập 2) SGK. 
Em đã làm gì để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên? Những việc gì em chưa làm được? Vì sao? Em dự kiến sẽ làm những việc gì? Làm như thế nào?
Việc em đã làm: ................
Việc em sẽ làm: ................
Dự kiến làm như thế nào? Thời gian làm việc gì?
4. Hoạt động nối tiếp:
Sưu tầm tranh, ảnh, bài báo về ngày Giỗ tổ Hùng Vương và các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện về chủ đề Nhớ ơn tổ tiên.
- Nêu phần ghi nhớ SGK.
IV. Củng cố - dặn dò:
Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học. 
Dặn HS tìm hiểu các truyền thống tốt đẹp của gia dình, dòng họ mình.
* PP kiểm tra đánh giá: 
- 1 HS trả lời.
- HS trả lời. GV nhận xét, cho điểm.
* Thảo luận nhóm tìm hiểu truyện Thăm mộ.
- 1 HS đọc truyện: Cả lớp thảo luận nhóm các câu hỏi. 
- Đại diện các nhóm lên trả lời.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm từng nhóm.
* Luyện tập cá nhân:
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Cả lớp làm bài vào SGK.
- Trao đổi với bạn bên cạnh.
- HS trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lý do. Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
- HS nhắc lại.
* Đàm thoại trò - trò; thầy- trò.
- GV yêu cầu HS trả lời từng ý.
- HS suy nghĩ, làm việc cá nhân.
- HS trao đổi trong nhóm (từng bàn).
- Một số HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét khen những HS có câu trả lời tốt.
- Hs ghi bài.
Tiết 8- Tuần 8
Thứ ..... ngày ..... tháng ..... năm 2005
Bài dạy: Nhớ ơn tổ tiên (tiết2)
I. Mục tiêu:
	- Như tiết 7.
- HS nắm vững truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và của đất nước mình qua việc sưu tầm, kể được một số câu chuyện, một số câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống của dòng họ, tổ tiên, đất nước.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ kể chuyện, đọc thơ về chủ đề "Biết ơn tổ tiên". Như tiết 7, cây hoa, mỗi bông hoa ghi một nội dung: theo chuyện, cao dao, tục ngữ về biết ơn tổ tiên.
III. Hoạt động chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú 
5'
30'
5p
I. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể một số việc làm thể hiện lòng biết ơn (nhớ ơn) tổ tiên? 
- Vì sao chúng ta lại phải nhớ ơn tổ tiên?. 
II. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngày Giỗ tổ Hùng Vương.
+ Giỗ tổ Hùng Vương vào ngày nào? ở đâu?
+ Em nghĩ gì khi xem, đọc, nghe các thông tin ở trên?
+ Việc nội dung ta tiến hành (Giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 10 tháng 3 hàng năm thể hiện điều gì?.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
+ Em có tự hào về các truyền thống đó không? Vì sao?
+ Em cần làm gì để xứng đáng với các truyền thống tốt đẹp đó?
3. Hoạt động 3: HS đọc ca dao, tục ngữ, kể chuyện đọc thơ về chủ đề biết ơn tổ tiên.
- GV chốt lại nội dung bài đạo đức.
IV. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS học thuộc bài, soạn bài "Tình bạn"
* PP kiểm tra- đánh giá:
- 1 HS trả lời.
- 1 HS trả lời. GV nhận xét, cho điểm.
* PP trưng bày- triển lãm:
- Đại diện các nhóm lên trình bày, giới thiệu các tranh ảnh, thông tin các em tìm hiểu, thu nhập được về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
- Thảo luận nhóm.
- GV mời một số HS lên giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình.
- GV hỏi thêm HS.
- HS trả lời.
- GV nhận xét, cho điểm.
- HS trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung.
*PP Trò chơi
- HS lên hái hoa dân chủ. Mỗi bông hoa là một nội dung kiến thức "ca dao, tục ngữ, chuyện, thơ".
- HS trả lời.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2, 3 HS nhắc lại. Hs ghi bài.
Tiết 9- Tuần 9
Thứ ..... ngày ..... tháng ..... năm 2005
Bài 5: Tình bạn (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. HS hiểu:
 - Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè.
 - Cách cư xử với bạn bè.
2. HS biết cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- SGK đạo đức 5.
	- Hoá trang sắm vai truyện "Đôi bạn".
III. Hoạt động chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
1'
4'
30'
I. Kiểm tra bài cũ:
- Em đã làm những việc gì để thể hiện sự biết ơn tổ tiên?
- Em hãy đọc một số câu ca dao, tục ngữ, thơ về chủ đề: Nhớ ơn tổ tiên.
III. Bài mới:
- GV nêu yêu cầu nhiện vụ tiết học; ghi bảng.
* Hoạt động 1: Cả lớp hát bài "Lớp chúng ta đoàn kết".
- Bài hát nói lên điều gì?
+ Lớp chúng ta có vui như vậy không?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè?
+ Trẻ em có quyền được tự cho kết bạn không? Em biết điều đó từ đâu? 
=> Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền được tự do kết giao bạn bè.
* Hoạt động 2: Phân tích truyện "Đôi bạn".
1. Em có nhận xét gì về hành động bỏ bạn chạy thoát thân của nhân vật trong truyện?
2. Em thử nghĩ xem sau chuyện xảy ra, tình bạn giữa hai người sẽ như thế nào?
3. Theo em, bạn bè cần cư xử với nhau như thế nào?
=> Bạn bè cần phải biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ nhau, nhất là những khó khăn, hoạn nạn.
* Hoạt động 3: HS làm bài tập 2; 3 SGK.
Bài 2: Em sẽ làm gì trong các tình huống sau? Vì sao?
a. Bạn em có chuyện vui.
b. Bạn em có chuyện buồn.
c. Bạn em bị bắt nạt.
d. Bạn em bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo vào những hành vi không tốt.
e. Bạn phê bình khi em mắc khuyết điểm.
g. Bạn em nghỉ ốm phải nghỉ học.
Bài 3: Tình huống 	
a. chúc mừng bạn.
b. An ủi, động viên, giúp đỡ bạn.
c. Bênh vực bạn hoặc nhờ người lớn.	
d. Khuyên ngăn bạn không sa vào những hành vi sai trái.
đ. Hiểu ý tốt của bạn, không tự ái
* Hoạt động 4: HS làm bài tập 4 SGK.
Tôn trọng, chân thành, biết quan tâm giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, biết chia sẻ bui buồn cùng nhau.
III- Củng cố- dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS học thuộc ghi nhớ bài "Tình bạn
* PP kiểm tra- đánh giá:
- 1 HS trả lời.
- GV nhận xét, cho điểm.
- HS đọc, HS khác nhận xét, GV nhận xét, cho điểm.
* Phương pháp nêu vấn đề.
- GV hỏi - HS trả lời.
+ GV kết luận:
* Đọc truyện:
- GV đọc truyện, HS đóng vai theo truyện.
- Thảo luận lớp câu hỏi.
- Gọi đại diện các nhóm thảo luận trả lời.
- GV nhận xét, chốt lại nội dung - ghi bảng 3 HS nhắc lại.
* Luyện tập cá nhân:
- HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- HS làm việc cá nhân.
* Nhóm đôi:
- trao đổi bài làm với bạn bên cạnh, thống nhất ý kiến.
- HS đại diện bàn trình bày. (Mỗi HS trình bày 1 tình hống và giải thích lý do).
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS tự liên hệ với bản thân. GV nhận xét, cho điểm.
- HS làm việc nhóm: yêu cầu mỗi HS nêu 1 biểu hiện của tình cảm đẹp.
- HS tự liên hệ.
* Hoạt động nhóm 4:
- Lớp chia nhóm ngẫu nhiên cùng nhau làm việc theo yêu cầu 4.-
 Đạidiện nhóm chọn câu chuyện đặc sắc nhất lên kể.
- Lớp nhận xét, gv cho điểm.
- Hs ghi bài.
Tiết 10- Tuần 10
Thứ ..... ngày ..... tháng ..... năm 2005
Bài 5: Tình bạn (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Củng cố, luyện tập, liên hệ bản thân, liên hệ thực tế giúp HS hiểu kĩ về hành vi đạo đức về chủ đề "tình bạn". Từ đó các em biết cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- SGK đạo đức 5.
	- Tranh, ảnh, thơ, truyện về chủ đề "tình bạn".
III. Hoạt động chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
4'
30'
I. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao chúng ta cần phải có tình bạn? Là bạn bè của nhau chúng ta phải đối xử với nhau như thế nào?
- Nêu một số biểu hiện của tình bạn đẹp?
II- Bài mới:
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm, bài tập 1 SGK.
+ Vì sao em lại ứng xử như vậy khi thấy bạn làm điều sai? Em có sợ bạn giận khi em khuyên ngăn bạn không?
+ Em nghĩ gì khi bạn nguyên ngăn không cho em làm điều sai trái? Em có giận, có trách bạn không? Bạn làm như vậy là vì ai?
+ Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong đóng vai của các nhóm? Cách ứng xử nào là phù hợp hoặc chưa phù hợp? Vì sao?
=> Cần khuyên ngăn, gợi ý khi thấybạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ. Như thế mới là người bạn tốt.
* Hoạt động 2: HS tự liên hệ (bài tập 5 SGK).
Tình bạn đẹp không phải tự nhiên đã có mà cần được vun đắp, xây dựng từ cả hai phía. 
* Hoạt động 3: HS hát, kể chuyện, đọc thơ, ca dao, tục ngữ về chủ đề tình bạn.
III. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS học bài, chuẩn bị bài giờ sau.
* PP kiểm tra đánh giá:
- 1 HS trả lời, GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS trả lời. GV nhận xét, cho điểm.
* PP đóng vai:
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận rồi đóng vai tình huống bài tập. 
- Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- GV nêu yêu cầu bài tập 5.
- HS làm việc cá nhân.
- Trao đổi trong nhóm nhỏ hoặc với bạn ngồi bên cạnh.
- Một số HS trình bày trước lớp.
- GV khen HS và kết luận.
- 3 HS nhắc lại.
* Trò chơi:
- Cây hoa dân chủ, mỗi bông hoa là một câu hỏi (hát, kể chuyện, đọc thơ, ca dao).
- Từng HS lên hái hoa và trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS đọc ghi nhớ.
- hs ghi bài.
Tiết 11- Tuần 11
Thứ ..... ngày ..... tháng ..... năm 2005
Bài dạy: Kính già, yêu trẻ (Tiết 1)
I. Mục tiêu: Giúp HS hiểu
- Trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm chăm sóc. Cần tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội.
- HS có thái độ tôn trọng, yêu quý, thânthiết với người già, em nhỏ, biết phản đối những hành vi không tôn trọng, yêu thương người già, em nhỏ.
- HS biết thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng lễ phép giúp đỡ người già, em nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học: 
- SGK đạo đức 5.
- Đồ dùng để đóng vai.
III. Hoạt động chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
30'
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu một số biểu hiện của tình bạn đẹp?
- Nêu cách xử ở bài tập 3 (SGK)
B. Bài mới:
* Hoạt động 1: Đóng vai theo nội dung truyện "Sau cơn mưa" tr 19 SGK. 
- Các bạn nhỏ trong lớp đã làm gì khi gặp bà cụ và em nhỏ?
+ các bạn nhường đường và giúp hai bà cháu đi qua đoạn đường trơn.
- Tại sao bà cụ lại cảm ơn các bạn nhỏ?
+ Vì các bạn đã giúp hai bà cháu cụ.
- Em có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn đó?
+ Các bạn thật là ngoan....
* Hoạt động 2:Rút ra ghi nhớ:
+ Vì sao chúng ta phải tôn trọng người già, giúp đỡ em nhỏ.
+ Chúng ta phải tôn trọng, giúp đỡ như thế nào?
+ Em học tập ở các bạn trong chuyện điều gì?
=> Ghi nhớ: 20
* GV kết luận:
- Cần tôn trọng giúp đỡ người già, em nhỏ những việc phù hợp với sức mình.
- Sự tôn trọng người già, giúp đỡ em nhỏ là biểu hiện của tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người là biểu hiện của người văn minh, lịch sử.
- Các bạn trong câu chuyện là những người có tấm lòng nhân hậu. Việc làm của các bạn mang lại niềm vui cho bà cụ, em nhỏ và cho chính bản thân các bạn. 
* HS đọc ghi nhớ SGK.
* Hoạt động 3: HS làm bài tập 1 SGK.Cách 1, b, d. Thể hiện sự chưa quan tâm yêu thương em nhỏ.
Cách c: Thể hiện tình cảm yêu thương, sự quam tâm chăm sóc em nhỏ.
* Hoạt động nối tiếp: GV yêu cầu HS tìm hiểu các phong tục, tập quán của dân tộc ta thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.
C. Củng cố - dặn dò:
- Vì sao chúng ta lại phải kính già, yêu trẻ?
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà tìm hiểu nội dung bài liên hệ thực tế. ) bài 3; 4 tr 21 )
* PP kiểm tra - đánh giá:
1 HS nêu, GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS nêu, GV nhận xét, cho điểm.
 Phương pháp đàm thoại.
- GV đọc truyện.
- Chia thành nhóm (6 em /1 nhóm) và giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm theo nội dung truyện.
- Các nhóm lên đóng vai. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận; 2 HS nhắc lại nội dung. 
* Đàm thoại:
- GV vừa kết luận, hỏi lại nội dung rút ra ghi nhớ.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV phân tích nhận xét cho điểm từng HS.
- 2 hs đọc lại ghi nhớ.
- 1 hs đọc yêu cầu; gv lưu ý: đưa em đi chơi; đang chơi, em đòi về.
* Hoạt động nhóm 2 theo bàn.
- Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến sau đó trình bày; nhóm khác nghe và bổ sung ( lý giải rõ rì sao em chọn cách ứng sử đó? )
- Hs trả lời, gv nhận xét giờ học; hs ghi bài.
Tiết 12- Tuần 12
Thứ ..... ngày ..... tháng ..... năm 2005
Bài dạy: Kính già, yêu trẻ (Tiết 2)
I. Mục tiêu: Như tiết 11.
- HS biết vận dụng những kiến thức về hành vi đạo đức “Kính già yêu trẻ” để xử lý đúng các tình huống thường gặp trong thực tế. Biết liên hệ với bản thânmình từ đó các em có thái độ đối xử tốt với người già và em nhỏ. HS nêu được một số việc làm của địa phương đối với người già, em nhỏ. 
- HS nhớ được m

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dao_duc_lop_5_tuan_1_den_14.doc