Giáo án Lớp 5 (Buổi sáng) - Tuần 30 - Năm học 2015-2016 - Hoàng Thị Tố Uyên

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS trả lời câu hỏi:

+ Nêu bảng đơn vị đo diện tích từ lớn đến bé?

+ Hai đơn vị đo diện tích liền kề gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần?

+ Khi viết mỗi đơn vị đo diện tích ứng với mấy chữ số?

- Nhận xét.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Để viết đúng số đo thể tích dưới dạng số thập phân và chuyển đổi số đo thể tích.

Hôm nay các em học bài: “ÔN TẬP VỀ ĐO THỂ TÍCH”

b. HDHS ôn tập:

Bài 1: (155)

a) Treo bảng phụ, gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS làm miệng để hoàn thành bảng đơn vị đo thể tích.

- Nhận xét ghi vào bảng.

- Trong các đơn vị đo thể tích:

+ Đơn vị lớn gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền?

+ Đơn vị bé bằng một phần mấy đơn vị lớn hơn tiếp liền?

+ Khi viết các đơn vị đo thể tích mỗi đơn vị đo ứng với mấy chữ số?

Bài 2: (155)

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- Gọi HS lên bảng.

- Nhận xét kết quả bài làm của HS.

Bài 3: (155)

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.

- Chia lớp làm 2 dãy yêu cầu mỗi dãy làm 1 phần, mỗi dãy cử đại diện một bạn làm bài vào bảng nhóm.

- Nhận xét kết quả bài làm của HS.

4. Củng cố:

+ Hai đơn vị đo thể tích liền kề thì hơn hoặc kém nhau bao nhiêu đơn vị?

- Tổng kết: nhăc lại ND bài học.

5. Dặn dò:

- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét giờ học.

 

doc36 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 (Buổi sáng) - Tuần 30 - Năm học 2015-2016 - Hoàng Thị Tố Uyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
eo dõi nhận xét.
+ Hai đơn vị đo diện tích liền kề gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần?
- Hai đơn vị đo diện tích liền kề gấp hoặc kém nhau 100 lần.
+ Khi viết mỗi đơn vị đo diện tích ứng với mấy chữ số?
- Nhận xét.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Để viết đúng số đo thể tích dưới dạng số thập phân và chuyển đổi số đo thể tích.
Hôm nay các em học bài: “ÔN TẬP VỀ ĐO THỂ TÍCH”
b. HDHS ôn tập: 
Bài 1: (155)
a) Treo bảng phụ, gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- 1HS nêu.
- Yêu cầu HS làm miệng để hoàn thành bảng đơn vị đo thể tích.
- Nối tiếp nêu kết quả như yêu cầu của bài.
Tên
Kí hiệu
Quan hệ giữa các đơn vị đo liền nhau
Mét khối
Đề - xi – mét khối
Xăng – ti – mét khối
m3
dm3
cm3
1m3 = 1000 dm3 =1 000 000 cm3
1 dm3 = 1000 cm3 = 0, 001 m3
1 cm3 = 0, 001 dm3
- Nhận xét ghi vào bảng.
- Trong các đơn vị đo thể tích:
+ Đơn vị lớn gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền?
- Trong đơn vị đo thể tích đơn vị lớn gấp một nghìn lần đơn vị bé hơn tiếp liền.
+ Đơn vị bé bằng một phần mấy đơn vị lớn hơn tiếp liền?
- Đơn vị bé bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền (hay bằng 0, 001).
+ Khi viết các đơn vị đo thể tích mỗi đơn vị đo ứng với mấy chữ số?
- Khi viết đơn vị đo thể tích mỗi đơn vị đo ứng với 3 chữ số.
Bài 2: (155)
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- 1HS đọc, lớp theo dõi SGK đọc thầm.
- Gọi HS lên bảng.
- 2 em lên bảng làm bài.
1 m3 = 1000 dm3
7, 268 m3 = 7268 dm3
0, 5 m3 = 500 dm3
3 m3 2dm3 = 3002 dm3
- Nhận xét kết quả bài làm của HS.
Bài 3: (155)
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
- Đọc thầm yêu cầu của bài.
- Chia lớp làm 2 dãy yêu cầu mỗi dãy làm 1 phần, mỗi dãy cử đại diện một bạn làm bài vào bảng nhóm.
- Làm bài như yêu cầu.
a) 6m3 272 dm3 = 6, 272 m3 
b) 8 dm3 439 cm3 = 8, 439 dm3.
- Nhận xét kết quả bài làm của HS.
4. Củng cố:
+ Hai đơn vị đo thể tích liền kề thì hơn hoặc kém nhau bao nhiêu đơn vị?
- Hai đơn vị đo thể tích liền kề thì hơn hoặc kém nhau 1000 lần.
- Tổng kết: nhăc lại ND bài học.
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NAM VÀ NỮ
I. MỤC TIÊU:
- Biết một số phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ (BT1, BT2).
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bảng phụ viết sẵn những phẩm chất quan trọng nhất của nam và của nữ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hát.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 3.
- 2 em lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
- Nhận xét.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Một số phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ như thế nào?. Hôm nay các em học bài: “MỞ RỘNG VỐN TỪ: NAM VÀ NỮ”
b. HDHS làm bài tập: 
Bài 1: (120)
- Yêu cầu HS đọc bài tập SGK.
- Đọc thầm bài tập SGK.
+ Nam giới thường có những phẩm chất gì?
- Dũng cảm, cao thượng, năng nổ, thích ứng với mọi trường hợp hoàn cảnh.
+ Nữ giới thường có những phẩm chất gì?
- Dịu dàng, khoan dung, cần mẫn, biết quan tâm tới mọi người.
- Cho HS thảo luận nhóm làm bài vào vở.
- Thảo luận nhóm đôi, làm bài vào vở.
- Gọi HS trình bày kết quả bài làm của nhóm mình.
- Đại diện 3 - 5 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác theo dõi nhận xét.
- Nhận xét giải thích.
+ Dũng cảm: Dám đương đầu với sức chống đối, với nguy hiểm để làm những việc nên làm.
+ Cao thượng: Cao cả, vượt nên trên những cái tầm thường, nhỏ nhen.
+ Năng nổ: Ham hoạt động, hăng hái và chủ động trong mọi công việc chung.
+ Dịu dàng: Gây cảm giác dễ chịu, tác động êm nhẹ các giác quan hoặc tinh thần.
+ Khoan dung: Rộng lượng tha thứ cho người có lỗi lầm.
+Cần mẫn: Siêng năng và lanh lợi
Bài 2: (120)
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- 1HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài: Một vụ đắm tàu, suy nghĩ về những phẩm chất chung và riêng (tiêu biểu cho nữ tính, nam tính) của hai nhân vật Giu - li- ét- ta và ma- ri- ô.
- Thực hiện như yêu cầu.
+ Nêu những phẩm chất chung của hai nhân vật?
- Cả hai đều giàu tình cảm biểt quan tâm đến người khác: 
+ Ma-ri-ô: nhường bạn xuống xuồng cứu nạn để bạn được sống.
+ Giu-li-ét-ta: lo lắng cho Ma-ri-ô ân cần băng bó vết thương cho bạn khi bạn ngã, đau đớn khóc thương bạn trong giờ phút vĩnh biệt.
+ Nêu những phẩm chất riêng của hai nhân vật?
- Ma-ri-ô rất giù nam tính: Kín đáo giấu nỗi bất hạnh của mình không kể cho Giu-li-et-ta biết) Quyết đoán, mạnh mẽ, cao thượng (ý nghĩ vụt đến hét to, ôm ngang lưng bạn ném xuống nước, nhường cho bạn được sống, dù người trên xuồng muốn nhận ma - ri - ô vì cậu nhỏ hơn.
- Giu - li - ét - ta dịu dàng ân cần đầy nữ tính khi giúp Ma - ri - ô bị thương, hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn.
4. Củng cố:
+ Qua bài học trên em thấy chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với cả nam và nữ?
- Chúng ta không nên phân biệt giữa nam và nữ. Nam, nữ phải sống bình đẳng.
- Tổng kết: nhắc lại ND bài học.
5.Dặn dò: 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
Lịch sử
LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI. TIẾN VÀO DINH ĐỘC LẬP (TIẾT 3)
 ( Dạy theo mô hình VNEN)
Kĩ thuật
LẮP RÔ – BỐT (TIẾT 1)
I/ MỤC TIÊU :
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp rô-bốt.
- Biết cách lắp và lắp được rô-bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp tương đối chắc chắn.
* Với HS khéo tay:
Lắp được rô-bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp chắc chắn. Tay rô-bốt có thể nâng lên, hạ xuống được.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
GV: Mẫu rô – bốt đã lắp sẵn
 HS :bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: 
3. Giới thiệu bài: - Giới thiệu bài, nêu mục đích của bài học, tác dụng của rô bốt trong đời sống thực tế.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu.
+ Hát.
- Cho Hs quan sát mẫu rô bốt lắp sẵn.
- HS quan sát kỹ từng bộ phận.
- Hướng dẫn HS quan sát kỹ từng bộ phận và đặt câu hỏi: Để lắp rô bốt em phải lắp mấy bộ phận? Kể tên từng bộ phận?
- HS: cần có 6 bộ phận là chân rô bốt; thân ro bốt; đầu rô bốt; tay rô bốt; ăng-ten; trục bánh xe.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
a/ Hướng dẫn chọn các chi tiết:
- GV hướng dẫn HS chọn đúng, đủ từng chi tiết theo SGK.
- 01 HS lên bảng chọn từng loại chi tiết và xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng bộ phận. Lớp bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung.
b/ Lắp từng bộ phận.
* Lắp chân rô bốt (H2-SGK)
- GV yêu cầu Hs quan sát kỹ hình 2a SGK.
- HS quan sát.
- Gọi 1 HS lên lắp chân rô bốt.
- HS lên bảng lắp mặt trước một chân rô bốt. Lớp quan sát, bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung và hướng dẫn lắp tiếp mặt trước chân thứ 2 của rô bốt.
- 01 lên bảng lắp tiếp 4 thanh 3 lỗ vào tấm nhỏ để làm bàn chân rô bốt.
- GV yêu cầu Hs quan sát kỹ hình 2b SGK và trả lời câu hỏi SGK.
- Gọi 01 HS trả lời: cần 4 thanh chữ U dài.
- GV hướng dẫn lắp 2 chân vào 2 bàn chân rô bốt (4 thanh thẳng 3 lỗ). Gv thực hiện chậm và lưu ý cho Hs biết vị trí trên dưới của các thanh chữ U dài, các ốc, vít phải lắp ở phía trong trước.
- Cả lớp quan sát.
- GV hướng dẫn lắp thanh chữ U dài vào 2 chân rô bốt để làm thanh đỡ thân rô bốt. Lưu ý các ốc, vít phải lắp ở phía trong trước.
- HS quan sát và 01 em lên bảng trả lời câu hỏi và lắp thân rô bốt.
* Lắp thân rô bốt (H3 SGK)
- Yêu cầu HS quan sát hình 4 SGK và đặt câu hỏi cho HS.
- Cả lớp quan sát.
- GV nhận xét, bổ sung hoàn thiện bước lắp 
* Lắp đầu rô bốt (H4 SGK)
- Yêu cầu HS quan sát hình 4 SGK và đặt câu hỏi cho HS GV nhận xét.
- Cả lớp quan sát.
- GV tiến hành lắp ráp đầu rô bốt: Lắp bánh đai, bánh xe, thanh chữ U ngắn và 5 thanh thẳng 5 lỗ vào vít dài.
- 01 HS lên lắp. Cả lớp quan sát, bổ sung.
* Lắp các bộ phận khác.
+ Lắp tay rô bốt (H5a SGK):
- GV lắp ráp 1 tay rô bốt theo các bước SGK.
- HS quan sát kỹ, trả lời câu hỏi và lắp ráp.
- GV yêu cầu HS lên chọn chi tiết và lắp ráp tay thứ 2. (yêu cầu 2 tay đối nhau)
- HS quan sát kỹ, trả lời câu hỏi và lắp ráp.
+ Lắp ăng ten (H5b SGK)
- Yêu cầu Hs quan sát hình 5b và trả lời câu hỏi SGK.
- HS quan sát.
- Gọi HS trả lời và lắp ăng ten.
- GV nhận xét, uốn nắn.
+ Lắp trục bánh xe (H5c SGK)
- Yêu cầu Hs quan sát hình 5c và trả lời câu hỏi SGK.
- GV nhận xét và hướng dẫn nhanh.
c/ Lắp ráp rô bốt (H 1 -SGK).
- GV lắp ráp rô bốt theo các bước SGK. Lưu ý HStrình tự lắp rô bốt.
- GV thao tác chậm để HS quan sát các bước lắp ráp.
- Kiểm tra mức độ nâng lên, hạ xuống của 2 tay rô bốt.
d/ Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- GV hướng dẫn tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngước lại với trình tự lắp ráp.
- HS thực hành tháo rời các chi tiết theo trình tự ngước lại với trình tự lắp ráp và xếp vào hộp.
- Hướng dẫn xếp các chi tiết vào hộp đúng quy định.
- GV dặn dò HS mang túi cất giữ các bộ phận sẽ lắp ở cuối tiết 2.
4: Củng cố. Nêu lại quy trình lắp Rô bốt.
- Giáo dục học sinh cẩn thận khi lắp ghép.
5. Dặn dò:- Về luyện tập thêm.
Thứ tư ngày 6 tháng 4 năm 2016
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU: 
- Lập dàn ý, hiểu và kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc (giới thiệu được nhân vật, nêu được diễn biến câu chuyện hoặc các đặc điểm chính của nhân vật, nêu được cảm nghĩ của mình về nhân vật, kể rõ ràng, rành mạch) về một người phụ nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh minh họa trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hát.
- Gọi 2 HS kể nối tiếp truyện Lớp trưởng lớp tôi.
- 2HS kể chuyện như yêu cầu, lớp theo dõi nhận xét.
- Nhận xét.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Muốn nêu được diễn biến câu chuyện hoặc các đặc điểm chính của nhân vật, nêu được cảm nghĩ của mình về nhân vật. Hôm nay các em học bài: “KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC”
b. HDHS kể chuyện: 
* Đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
*) Tìm hiểu đề:
- Gọi HS đọc đề bài.
- 2 HS đọc lại đề.
- Phân tích đề gạch chân dưới các từ: kể, đã nghe, đã đọc, một phụ nữ anh hùng, một phụ nữ có tài.
- Quan sát trên bảng.
- Gọi HS đọc phần gợi ý.
- 4 HS đọc nối tiếp 4 phần gợi ý SGK.
- Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể trước lớp.
- Nối tiếp nhau giới thiệu.
*) Kể trong nhóm:
- Yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Kể chuyện nhóm 2 như yêu cầu.
*) Thi kể chuyện trước lớp.
- Gọi HS kể chuyện trước lớp.
4 -5 HS tham gia thi kể chuyện trước lớp, lớp theo dõi nhận xét và hỏi lại bạn về ý nghĩ câu chuyện bạn kể, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
- Nhận xét.
4. Củng cố:
+ Một câu chuyện gồm có mấy nhân vật?
- Một câu chuyện thường gồm hai nhân vật trở lên
- Tổng kết: nhắc lại ND bài học.
5. Dặn dò 
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét gờ học.
Toán
ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH VÀ ĐO THỂ TÍCH( TIẾP )
I. MỤC TIÊU:
- Biết so sánh các số đo diện tích; so sánh các số đo thể tích.
- Biết giải bài toán liên quan đến tính diện tích, thể tích các hình đã học.
* Bài 1, bài 2, bài 3 (a)
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
 - GV: Bảng phụ
 - HS : SGK
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Hát.
- Gọi HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích.
- 1 HS nêu, lớp theo dõi nhận xét.
- Nhận xét.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Giúp các em giải được các bài toán liên quan đến tính diện tích, thể tích các hình đã học. Hôm nay các em học bài: “ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH VÀ ĐO THỂ TÍCH (TIẾP)”
b. HDHS làm bài tập: 
Bài 1: (155)
+ Bài tập yêu cầu ta làm gì?
- Bài tập yêu cầu điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Tự làm bài vào vở.
a) 8 m2 5 dm2 = 8, 05 m2 
 8 m2 5 dm2 < 8, 5 m2 
 8 m2 5 dm2  > 8, 005 m2 
b) 7 m3 5 dm3 = 7, 005 m3
 7 m3 5 dm3 < 7, 5 m3
 2, 94 dm3 > 2 dm3 94 cm3.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Nối tiếp nhau nêu kết quả, mỗi em nêu kết quả một phép tính, lớp theo dõi nhận xét.
- Nhận xét ghi kết quả đúng lên bảng.
Bài 2: (156)
- Gọi HS đọc bài toán SGK.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi SGK đọc thầm.
+ Bài toán cho biết gì và hỏi gì?
- 1HS nêu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- 1HS làm bài trên bảng, lớp làm bài vào vở.
 Bài giải 
Chiều rộng của thửa ruộng là: 
 150 = 100 (m) 
Diện tích của thửa ruộng đó là: 
 150 100 = 15 000 (m2)
15 000 m2 gấp 100 m2 số lần là: 
 15 000 : 100 = 150 (lần)
Số tấn thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó là: 
 60 150 = 9000 (kg) = 9 (tấn)
 Đáp số: 9 tấn.
- Nhận xét.
Bài 3: (156)
- Gọi HS đọc bài toán SGK.
- 1HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm.
+ Bài toán cho biết gì và hỏi gì?
- 1HS nêu.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài vào vở, hai nhóm làm bài vào bảng nhóm.
- Thảo luận nhóm 4, làm bài như yêu cầu. 
 Bài giải 
Thể tích của bể nước là: 
 4 = 30 (m2)
Thể tích của phần bể có chứa nước là:
 30 80 : 100 = 24 (m3)
a) Số lít nước chứa trong bể là: 
 24 m3  = 24 000 dm3 = 24 000 lít
 Đáp số: a) 24 000 lít.
- Nhận xét chữa bài.
4. Củng cố:
+ Muốn tính thể tích của hình hộp chữ nhật ta làm như thế nào?
- Nêu qui tắc SGK.
- Tổng kết: nhắc lại ND bài học.
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
Tập đọc
TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng từ ngữ, câu văn, đoạn văn dài; biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tự hào.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Chiếc áo dài Việt Nam thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tộc Việt Nam (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ cần luyện đọc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức:
- Hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc nối tiếp bài Con gái và nêu nội dung chính của bài.
- 2HS đọc bài, 1 em nêu nội dung, lớp theo dõi nhận xét.
- Nhận xét.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tộc Việt Nam, đó là gì? Hôm nay các em học bài: “TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM”
b. HDHS luyện đọc và tìm hiểu bài 
*) Luyện đọc:
- Gọi HS đọc bài.
- 1HS khá đọc bài, lớp theo dõi SGK đọc thầm.
+ Bài chia làm mấy đoạn?
- Bài chia làm 4 đoạn: mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
- Gọi HS đọc nối tiếp bài.
- Đọc nối tiếp bài 2 lần: 
+ Lần 1: Đọc kết hợp sửa lỗi phát âm và luyện đọc từ khó.
+ Lần 2: Đọc kết hợp giải gnhĩa từ chú giải.
- Luyện đọc từ khó: lấp ló, lao động, bỏ buông, thanh thoát.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Đọc theo cặp đôi.
- Đọc mẫu toàn bài.
- Nghe – theo dõi SGK.
*) Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài.
- Đọc như yêu cầu.
+ Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trang phục người phụ nữ VN xưa?
- Phụ nữ VN xưa hay mặc áo dài thẫm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục như vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị kín đáo.
+ Chiếc áo dài tân thời có gì khác chiếc áo dài cổ truyền?
- Áo dài cổ truyền có hai loại: Áo tứ thân và áo có 5 thân. Áo tứ thân được may từ 4 mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền giữa sống lưng đằng trươc là hai vạt áo, kông có khuy khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân như áo tứ thân nhưng vạt trước bên trái may ghép từ hai thân vải, nên rộng gấp đôi vạt phải.
Áo tân thời là chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến gồm hai thân vải phía trước và phía sau, chiếc áo tân thời vừa giữ được phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo, vừa mang phong cách hiện địa phương tây.
+ Vì sao chiếc áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của VN?
- Vì chiếc áo dài thể hiện phong cách tế nhị, kín đáo của người phụ nữ VN.
+ Nêu nội dung chính của bài?
ND: chiếc áo dài Việt Nam thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tộc Việt Nam.
*. Đọc diễn cảm:
- Gọi HS đọc nối tiếp bài.
4 HS đọc nối tiếp bài.
- HDHS luyện đọc diễn cảm đoạn 1 và đoạn 4, đọc mẫu.
- Nghe – theo dõi SGK.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- 3 – 5 HS tham gia thi đọc diễn cảm trước lớp, lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Nhận xét.
4. Củng cố:
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài.
- 1 em nhắc lại.
- Tổng kết: nhắc lại ND bài học.
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
Mĩ thuật
VẼ TRANG TRÍ: TRANG TRÍ ĐẦU BÁO TƯỜNG
 ( GV chuyên dạy) 
Thứ năm, ngày 7 tháng 4 năm 2016
Tập làm văn
ÔN TẬP VỀ TẢ CON VẬT
I. MỤC TIÊU: 
- Hiểu cấu tạo, cách quan sát và một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong bài văn tả con vật (BT1).
- Viết được đoạn văn ngắn tả con vật quen thuộc và yêu thích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng phụ viết cấu tạo 3 phần của bài văn tả con vật.
- 1 tờ giấy khổ to viết sẵn lời giải bài tập 1a.
- Tranh ảnh 1 vài con vật để HS làm bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hát.
- Gọi HS đọc lại đoạn văn đã viết lại cho hay hơn trong tiết trả bài lần trước.
- 2 HS dọc bài như yêu cầu, lớp theo dõi nhận xét.
- Nhận xét.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật và cách quan sát một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong bài văn tả con vật sẽ giúp em tả con vật hay hơn. Hôm nay các em học bài: “ÔN TẬP VỀ TẢ CON VẬT”
b. HDHS ôn tập:
Bài 1: (123)
- Gọi HS đọc nối tiếp bài.
- 2 HS đọc nối tiếp bài: 1 em đọc bài chim hoạ mi hót, 1 em đọc các câu hỏi sau bài.
*) Bài văn trên có mấy đoạn? Nêu nội dung chính của đoạn?
- Gồm 4 đoạn: 
+ Đoạn 1: (Chiều nào cũng vậy... nhà tôi mà hót) Giới thiệu sự xuất hiện của con chim hoạ mi vào các buổi chiều.
+ Đoạn 2: (Hình như nó... rủ xuống cỏ cây) tả tiếng hót đặc biệt của con chim hoạ mi vào buổi chiều.
+ Đoạn 3: (Hót một lúc lâu... trong bóng đêm dày) Tả cảnh ngủ rất đặc biệt của con chim hoạ mi trong đêm.
+ Đoạn 4: (Rồi hôm sau... bay vút đi) Tả cách hót chào nắng sớm rất đặc biệt của hoạ mi.
+ Mỗi đoạn văn trên thuộc phần nào của bài văn miêu tả con vật?
- Đoạn 1: Mở bài.
- Đoạn 2, 3: Thân bài.
- Đoạn 4: Kết bài.
*) Tác giả quan sát chim hoạ mi hót bằng những giác quan nào?
- Tác giả quan sát con vật bằng nhiều giác quan: 
+ Bằng thị giác: Nhìn thấy hoạ mi bay đến đạu trong bụi tầm xuân, thấy hoạ mi nhắm mắt thu đầu vào lông cổ ngủ khi đêm đến thấy hoạ mi kéo dài cổ ra mà hót xù lông rũ hết những giọt sương, nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia tìm sâu ăn lót dạ rồi vỗ cánh bay đi.
+ Bằng thính giác: Nghe tiếng hót của chim hoạ mi vào các buổi chiều (khi êm đềm, khi rộn rã, như một diệu đàn trong bóng xế, âm thanh vang mãi trong tĩnh mịch tưởng như làm rung động lớp sương lạnh).
*) Em thích các chi tiết nào và hình ảnh so sánh nào? Vì sao?
- Nêu theo suy nghĩ. VD: 
+ Hình như nó vui mừng... mát lành trong khe núi. Hình ảnh nhân hoá này làm cho hoạ mi trở thành một em bé hồn nhiên, vui tươi.
+ Tiếng hót co khi êm đềm, có khi rộn rã như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi trong tĩnh mịch... Hình ảnh này gợi tả rất đúng, rất đặc biệt tiếng hót của hoạ mi âm vang trong buổi chiều tĩnh mịch.
Bài 2: (123)
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- 1HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm.
- Gọi HS nhắc lại cấu tạo của bài văn miêu tả con vật.
- 1 HS nhắc lại.
- Bài văn miêu tả con vật thường có 3 phần: 
1) Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả.
2) Thân bài: 
- Tả hình dáng.
- Tả thói quen sinh hoạt và mọi hoạt động chính của con vật.
3) Kết bài: Nêu cảm nghĩ đối với con vật.
- Treo bảng phụ ghi cấu tạo của bài văn miêu tả con vật cho HS đọc lại.
- 2 HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Tự làm bài vào vở.
+ Viết đoạn văn thân bài tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật.
VD: Chú mèo nhà em có bộ lông màu xám xen lẫn vằn đen đầu tròn như quả bóng cao su nhỏ đôi mắt đôi mắt chú tròn xoe xanh biếc và lông lanh như hòn bi ve. Bộ ria dài mọc tua tủa xung quanh miệng. Mình chú thon dài bốn chân chạy rất nhanh.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- 4 – 5 em đọc bài của mình, các bạn khác theo dõi nhận xét.
- Nhận xét những em làm bài tốt.
4. Củng cố:
+ Hãy kể tên một số con vật mà em yêu thích?
- Chó, mèo, lợn, gà, ngan, trâu, bò, 
- Tổng kết: nhắc lại ND bài học.
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
Toán
ÔN TẬP VỀ ĐO THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU:
Biết:
- Q

File đính kèm:

  • docGIAO AN .L5- TUAN30 2015-2016 -.doc
Giáo án liên quan