Giáo án môn Đại số lớp 8 - Tiết 11: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử

Hoạt động 1 : ví dụ

GV: hướng dẫn làm VD1

* Các hạng tử có nhân tử chung hay không ?

* Làm thế nào để xuất hiện nhân tử chung ?

* Nếu hs không trả lời được thì gv giới thiệu:

+ Có trường hợp ta phải nhóm hạng tử mới làm xuất hiện nhân tử chung.

+ Trình bày tuần tự cách giải như SGK.

GV: hướng dẫn làm VD2

*Trình bày cách giải như ở VD1.

* Ta có nhiều cách nhóm những hạng tử thích hợp.

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1210 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đại số lớp 8 - Tiết 11: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 6 
Ngày soạn : 08 / 09/ 2009 
Ngày dạy : 16/ 09/ 2009
Tiết 11
Bài 7 : Phân Tích Đa Thức Thành Nhân tử
BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHÓM HẠNG TỬ
 I-MỤC TIÊU:
Hs biết cách phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm nhiêu hạng tử.
II-CHUẨN BỊ:	Ä HS: Làm các bt đã dặn tiết trước 
III- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1/Kiểm tra:	
Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
HS 1: 4x2 – 25 
HS 2 : x2 + 4x + 4	
2/Bài mới:	
 Giới thiệu : Trong tiết học trước , ta đã biết thêm PP dùng hằng đẳng thức để phân tích đa thức thành nhân tử. Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu thêm một PP nữa là PP nhóm hạng tử.
Giáo viên
Học sinh
Trình bày bảng
Hoạt động 1 : ví dụ
GV: hướng dẫn làm VD1
* Các hạng tử có nhân tử chung hay không ?
* Làm thế nào để xuất hiện nhân tử chung ?
* Nếu hs không trả lời được thì gv giới thiệu:
+ Có trường hợp ta phải nhóm hạng tử mới làm xuất hiện nhân tử chung.
+ Trình bày tuần tự cách giải như SGK.
GV: hướng dẫn làm VD2
*Trình bày cách giải như ở VD1.
* Ta có nhiều cách nhóm những hạng tử thích hợp.
è Hướng dẫn làm nhanh thêm một cách giải khác vd1.
 x2 – 2x + xy – 2y =
= (x2 – 2x) +(xy – 2y) =
= x(x – 2) + y(x – 2) =
= (x + y)(x – 2) 
* Không có nhân tử chung của cả 4 hạng tử.
* Có thể hs không trả lời được.
1.Ví dụ: 
 VD1:Phân tích đa thức sau thành nhân tử:
 x2 – 2x + xy – 2y 
 Giải: 
x2 – 2x + xy – 2y = 
 = x2 + xy – 2x – 2y
 = (x2 + xy) – (2x + 2y)
 = x(x + y) – 2(x + y)
 = (x + y)(x – 2)
 VD2: Phân tích đa thức sau thành nhân tử:
 2xy + 3z + 6y + xz 
 Giải: 
2xy + 3z + 6y + xz =
 = (2xy + 6y) + (xz + 3z)
 = 2y(x + 3) + z(x + 3)
 = (x + 3)(2y + z)
Hoạt động 2 : áp dụng
 *GV : cho HS lên bảng làm ?1 SGK trang 22.
(Gợi ý cho HS phải nhóm hạng tử sao cho xuất hiện nhân tử chung)
 *GV: dùng bảng phụ chuẩn bị ?2 / SGK
à Bạn An làm đúng, còn bạn Thái và bạn Hà cũng làm đúng nhưng chưa phân tích triệt để vì có thể phân tích tiếp được nữa. 
*HS1: thực hiện ?1 / SGK
15.64 + 25.100 +36.15 + 60.100=
= (15.64+36.15)+(25.100+60.100)
= 15.(64+36) + 100.(25+60)
= 15. 100 + 100. 85 = 100.(15+85)
= 100.100 = 10000
*HS2: thực hiện ?2 / SGK
Đứng tại chỗ nhận xét cách làm của 3 bạn 
2. Aùp dụng:
* Bài tập ?1 /SGK 
*Bài tập ?2 /SGK
Hoạt động 3 : củng cố 
 Bài 47 (a,b) : SGK trang 22
GV : gọi 2 HS lên bảng
 *GV: hướng dẫn về nhà
 Bài 50 : SGK trang 23
 a/ x(x – 2) + x – 2 = 0
 ĩ x(x – 2) + (x – 2 ) = 0
 ĩ (x – 2)(x + 1) = 0 
 ĩ x – 2 = 0 hoặc x + 1 = 0
 ĩ x = 2 hoặc x = - 1 
Câu b làm tương tự
HS1: thực hiện 
 a/ x2 – xy + x – y =
= (x2 – xy ) + (x – y ) =
= x( x – y ) + (x – y ) = 
= (x – y )(x + 1)
HS2 : thực hiện
 b/ xz + yz – 5(x+y)=
= z(x + y) – 5(x+y) =
= (x+y)(z – 5 ) 
Bài tập
Bài 47 : SGK trang 22
Bài 50 : SGK trang 23
	 3/ Dặn dị:
	+ Xem kỹ các vd, các bài tập đã làm.
	+ Bài tập 48, 49, 50b /SGK.
 + Chuẩn bị các bài tập đã dặn để tiết sau luyện tập .
 =======================Hết=============================

File đính kèm:

  • docT11DS8.doc