Giáo án môn Chính tả Lớp 1 - Tuần 32 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Hồng Hạnh
I.Mục tiêu:
Nghe viết chính xác và trình bày đúng, chính xác khổ thơ đầu bài Luỹ tre
Làm đúng bài chính tả điền n hay l; dấu hỏi hay ngã
II.Đồ dùng dạy học:
Bài chép ở bảng
Bài tập ở bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học:
TUẦN 32: Thứ ba ngày 17 tháng 4 năm 2018 Chính tả: (TC) HỒ GƯƠM I.Mục tiêu: Hs chép lại chính xác đoạn “ Cầu Thê Húc .tường rêu cổ kính” của bài Hồ Gươm. Làm đúng bài tập chính tả: điền vần ươm hay ươp; điền chữ: c hay k Nhớ quy tắc chính tả: k + i, e, ê * GDBVMT: Hồ Gươm là thắng cảnh của Thủ đô Hà Nội, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Cần bảo vệ giữ gìn để Hồ Gươm đẹp mãi. II.Đồ dùng dạy học: Nội dung bài tập chép Nội dung bài điền III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A.Kiểm tra bài cũ: - Nhận xét bài chép tiết trước Hs làm bài ở bảng : Điền ươc hay ươt: Tóc m . Dùng th .. đo vải . => GV nhận xét B.Bài mới: 1.Giới thiệu: GV ghi đề 2.Hướng dẫn viết chính tả: a.Yêu cầu HS đọc nội dung bài viết Yêu cầu hs đọc thầm bài, tìm từ khó dễ sai: lấp ló, xum xuê, dẫn, Thê Húc, rêu, cổ kính - Viết từ: lấp ló, xum xuê,Thê Húc, rêu, cổ kính b.Chép bài: - Hướng dẫn HS cách trình bày bài viết. Lưu ý cách ngồi,cách cầm bút, đặt vở,cho hs viết bài ở vở c.Sửa bài:Gv đọc thong thả câu, chú ý ở các từ khó . * GDBVMT: Hồ Gươm là cảnh đẹp ở đâu? Hồ Gươm là thắng cảnh của Thủ đô Hà Nội , là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Cần bảo vệ giữ gìn để Hồ Gươm đẹp mãi. 3.Bài tập: a/ Điền vần ươm hay ươp: trò chơi c . cờ những l lúa vàng ươm b/ Điền c hay k: gõ ...ẻng qua ..ầu 4.Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. Tuyên dương HS - CBBS: Cây bàng -1 hs làm bảng, - lớp ghi BC - Hs lắng nghe Hs đọc cá nhân -Nêu từ khó, đọc phân tích - HS viết bảng con -Hs chép bài -Hs soát bài, gạch chân từ sai -> đổi vở chấm - Ở Hà Nội -Hs đọc ,nhận biết yêu cầu đề, làm bài ở vở BTTV Nêu quy tắc: k + i, e, ê TUẦN 32: Thứ năm ngày 19 tháng 4 năm 2018 Chính tả : ( TC) LUỸ TRE I.Mục tiêu: Nghe viết chính xác và trình bày đúng, chính xác khổ thơ đầu bài Luỹ tre Làm đúng bài chính tả điền n hay l; dấu hỏi hay ngã II.Đồ dùng dạy học: Bài chép ở bảng Bài tập ở bảng phụ III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A.Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1 hs làm bài ở bảng Điền ươm hay ươp: Trò chơi c cờ . Những l lúa vàng ươm => GV nhận xét B.Bài mới: 1.Giới thiệu: GV ghi đề 2.Hướng dẫn viết chính tả: * HS đọc nội dung bài tập chép - Cho hs nêu từ khó: thức dậy, sớm mai, gọng vó, mặt trời, ngọn tre Viết từ khó: thức dậy, sớm mai, gọng vó, mặt trời, ngọn tre * Gv đọc nd bài, Hướng dẫn cách trình bày bài thơ, tư thế ngồi viết cách cầm bút, để vở =>Gv theo dõi. * Chữa bài: Hs đọc, soát bài GV chấm một số bài, nhận xét 3.Hướng dẫn làm bài tập: a.Điền n hay l: trâu ..o cỏ , chùm quả ê b.Điền dấu hỏi hay ngã: Bà đưa vong ru bé ngu ngon. Cô bé trùm khăn đo đa nhớ lời mẹ dặn. => GV nhận xét, sửa bài 4.Nhận xét dặn dò: Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau: Cây bàng - Hs làm bài - Lớp viết BC - Hs nghe -Hs đọc cá nhân -Hs nêu, đọc, phân tích, - HS viết bảng con -Hs viết bài vào vở, Cho hs đổi vở, kiểm tra lẫn nhau -Đổi vở chấm -Hs đọc đề, làm vào vở
File đính kèm:
- giao_an_mon_chinh_ta_lop_1_tuan_32_nam_hoc_2017_2018_nguyen.docx