Giáo án môn Âm nhạc Khối Tiểu học - Tuần 28 - Năm học 2020-2021

Thứ Ba, ngày 30 tháng 03 năm 2021

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

Lớp 5. HỘI TRẠI 26 - 3.

I. Mục tiêu

- Giup HS hiểu được ý nghĩa của ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

- Phát triển cho HS kĩ năng cắm trại, trang trí trại và kĩ năng hoạt động tập thể.

II. Quy mô hoạt động

- Tổ chức theo quy mô khối lớp .

III. Tài liệu phương tiện

- Phông bạt, dây, cọc, cột, dùng để dựng trại.

- Đồ để trang trí trại.

- Đồ ăn, uống phục vụ sinh hoạt.

- Các trò chơi dân gian, các tiết mục văn nghệ đêt tham gia thi.

IV. Các bước tiến hành.

1 Khởi động. ( khoảng 5 phút)

- GV phổ biến cho HS nắm kế hoạch cắm trại để HS chuẩn bị và phân công.

- GV nhận vị trí cắm trại của lớp.

- Chuẩn bị phần thưởng cho đội thắng cuộc.

2.Khám phá, thực hành:

Tổ chức thực hiện ( khoảng 25 phút)

- Chương trình hội trại:

+ Các lớp tổ chức dựng trai theo địa điểm đã nhận.

+ BGK chấm trại cho từng lớp.

+ Giao lưu văn nghệ giữ các lớp.

+ Tổ chức cho HS các lớp chơi trò chơi dân gian.

 

doc11 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 45 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Âm nhạc Khối Tiểu học - Tuần 28 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
út)
 -GV phổ biến cho HS về chủ đề vẽ tranh.
Yêu cầu HS chuẩn bị ý tưởng và vẽ phác thảo trước ở nhà.
GV có thể gợi ý cho HS một số nội dung tranh 
HS chuẩn bị ý tưởng và vẽ phác thảo trước ở nhà.
2: Khám phá, thực hành: ( khoảng 25 phút)
Vẽ và hoàn thiện tranh
-Đến lớp GV yêu cầu HS tô màu hoàn thiện tranh các em đã vẽ.
 -Sau khi HS tô màu hoàn thiện tranh của mình,GV hướng dẫn HS trưng bày tranh xung quanh lớp học
-HS cùng đi xem tranh và nghe tác giả trình bày nội dung tranh
-GV cùng HS cả lớp bình chọn những bức tranh vẽ đẹp nhất,những bức tranh có ý nghĩa sâu sắc nhất.
-Khen ngợi HS đã biết thể hiện lòng yêu hòa bình qua tranh vẽ.
3.Vận dụng ( khoảng 5 phút)
-GV NX giờ học ,nhắc nhở học sinh chuẩn bị tiết sau. 
 Thứ Hai, ngày 29 tháng 03 năm 2021
 Âm nhạc
Lớp 2: Học hát bài: Chú ếch con 
 Nhạcvà lời: Phan Nhân
I. MỤC TIÊU:
 - Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca, đồng đều rõ lời, biết kết hợp gõ đệm.
- HS biết thêm một số chim cá. Noi gương học tập chăm chỉ của chú ếch con 
II. GV CHUẨN BỊ.
- Đàn, nhạc cụ gõ.
- GV thể hiện chính xác bài hát
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU.
1. Khởi động: ( Khoảng 5 phút)
- HS hát bài Chim chích bông 
- GV nhận xét biểu dương
2 Khám phá, thực hành:( Khoảng 25 phút)
a. Hoạt động 1: Học hát bài Chú ếch con
GV dẫn dắt vào bài- HS ghi nhớ nội dung bài 
GV hướng dẫn HS đọc lời ca 
GV trình bày bài hát theo giai điệu đàn
- HS lắng nghe
Tập hát: Bài gồm 2 lời mỗi lời chia làm 4 câu hát ngắn
HS tập hát theo móc xích
GVsửa sai cho HS về cao độ và tiết tấu, đặc biệt GV cần lưu ý các chổ móc giật, láy rền ở tiếng ri, phi. Bài hát cần phải hát với sắc thái vui tươi nhí nhảnh 
GV bắt nhịp 
– HS thực hiện toàn bài
? Các con học tập được điều gì ở chú ếch con?
? Chú ếch con trong bài hát có đáng yêu không?
Luyện tập: Theo nhóm: Nhóm 1 hát, nhóm 2 nghe và nhận xét sau đó đổi bên
HS luyện theo cá nhân
GV nhận xét và biểu dương
b.Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm 
GV làm mẫu- HS ghi nhớ
 Kìa chú là chú ếch con
 Nhịp x x 
 Phách x x x 
GV bắt nhịp- HS hát kết hợp gõ đệm theo 2 kiểu: Phách, nhịp
GV lưu ý HS cần phân biệt 2 kiểu gõ, kiểu gõ theo phách cần có trọng âm mạnh nhẹ
HS thực hiện theo dãy: Dãy 1 hát và gõ đệm theo phách
Dãy 2 hát và gõ đệm theo nhịp 
HS luyện theo cá nhân
GV gọi 3 HS lên thực hiện trước lớp
GV gọi HS nhận xét sau đó GV nhận xét biểu dương 
3.Vận dụng:HS hát lại bài Chú ếch con
Nhắc nhở HS học bài 
GV nêu nội dung bài học
 Thứ Ba, ngày 30 tháng 03 năm 2021
 Âm nhạc 
 Lớp 1. CHỦ ĐỀ 9 : MỪNG SINH NHẬT (TIẾT 28)
- NGHE NHẠC: MỪNG SINH NHẬT
- HÁT: CHÚC MỪNG SINH NHẬT
- TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: VẬN ĐỘNG THEO TIẾNG ĐÀN
 I. Mục tiêu: 
Sau khi học xong học sinh có khả năng.
- Biết đây là bài hát nhạc từ nước Anh, Lời Việt 
- HS biết gõ và hát đúng theo giai điệu lời ca.
- Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài hát Mừng sinh nhật
- HS biết cảm nhận về nhịp độ.Vận động theo tiếng đàn.
II. Chuẩn bị:
 - GV : Nhạc cụ đàn,song loan,trống con.
 Tranh ảnh và nhạc nền
- HS: Sách Âm nhạc 1,thanh phách.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Khởi động:
- Gọi 1 học sinh lên trình bày vận động phụ họa của bài hát “Đội kèn tí hon”
+ GV nhận xét
2 .Khám phá, thực hành: 
a.Hoạt động 1: Nghe nhạc. Mừng sinh nhật. ( Khoảng 7-8 phút)
- GV cho HS nghe bài hát Mừng sinh nhật – Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn.
- HS lắng nghe
- GV cho HS nghe nhạc kết hợp với vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu
- HS nghe nhạc kết hợp với vận động cơ thể 
- GV GV cho HS chơi trò chơi: HS vừa nghe nhạc vừa chuyển một bông hoa cho bạn ngồi kế bên, lần lượt cho đến hết.
 - HS tham gia chơi
b.Hoạt động 2: Hát: Chúc mừng sinh nhật( Khoảng 20 phút)
- GV giới thiệu tên bài hát, tác giả và xuất xứ.
 - HS lắng nghe
- GV cho HS nghe bài hát kết hợp với vận động cơ thể hoặc biểu lộ cảm xúc.
- HS nghe và thực hiện yêu cầu của GV
- GV cho HS đồng thanh đọc lời ca theo sự hướng dẫn. 
- HS đọc lời ca
- GV cho HS khởi động giọng hát 
- HS khởi động giọng
* Dạy hát :
- GV cho HS tập hát từng câu: HS nghe GV đàn và hát mẫu từng câu, tập hát mỗi câu một vài lần, hát nối tiếp câu hát thứ nhất với câu hát thứ hai, hát nối tiếp câu hát thứ ba với câu hát thứ tư, hát tương tự với những câu hát khác.
 - HS tập hát theo hướng dẫn của GV
- GV cho HS hát cả bài, kết hợp vận động nhẹ nhàng, thể hiện được tình cảm tha thiết vui tươi.
 - HS hát cả bài
- GV cho HS trình bày bài hát theo nhóm, tổ hoặc cá nhân. 
- GV tuyên dương và nhận xét khuyến khích .
- Một vài nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- Khi nhóm này trình bày thì các nhóm khác tham gia nhận xét, đánh giá 
- HS trình bày
- GV nhận xét, động viên khích lệ
- Gv cho cả lớp hát kết hợp vỗ tay nhịp nhàng 
- GV nhắc HS hát đúng sắc thái của bài hát
c.Hoạt động 3: Trải nghiệm và khám phá: vận động theo tiếng đàn
 ( Khoảng 8 phút)
- GV cho HS nghe tiếng đàn và vận động theo hướng dẫn sau: 
Âm thanh
Vận động
Giai điệu lên xuống bình ổn (quãng 1, quãng 2, quãng 3)
HS bước đều tại chỗ
Giai điệu đi lên liên tục
HS tiến lên phía trước
Giai điệu đi xuống liên tục
HS lùi về phía sau
Các chùm hợp âm
HS vỗ tay phù hợp tiết tấu.
- GV đàn với nhịp độ nhanh dần để HS vận động phù hợp với nhịp độ
3.Vận dụng (3 phút)
- GV chốt lại mục tiêu của bài học, 
- Khen ngợi các em có ý thức hát và vận động theo tiếng đàn chính xác, đặc biệt là những HS có tinh thần xung phong
 Thứ Ba, ngày 30 tháng 03 năm 2021
ÂM NHẠC
Lớp 3 ÔN BÀI HÁT TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH
I. MỤC TIÊU:
Biết hát theo giai điệu và lời ca 
Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát
Tập kẻ khuông nhạc và viết khoá son.
II. CHUẨN BỊ.
Nhạc cụ gõ. Đàn 
- Tranh kẻ khuông nhạc và khoá son
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Khởi động: ( Khoảng 5 phút)
ổn định tổ chức: Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2 Khám phá, thực hành:
a.Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Tiếng hát bạn bè mình:( Khoảng 25 phút)
* Nghe bài hát
GV mở băng để HS nghe lại bài
* Trình bày hoàn chỉnh bài hát ( Như tiết học trước)
* Hát kết hợp gõ đệm:
- Hát kết hợp gõ theo phách:
GV làm mẫu câu 1 và 2, HS hát và tập gõ đệm cả bài hát.
GV chỉ định từng tổ đứng tại chỗ trình bày
- Hát kết hợp gõ theo nhịp:
GV làm mẫu câu 1 và 2, HS hát và tập gõ đệm cả bài hát.
GVchỉ định từng tổ đứng tại chỗ trình bày.
* Hát kết hợp vận động.
- GV chỉ định 1- 2 HS học khá lên hát và vận động phụ họa.
- GV hướng dẫn HS một vài động tác phụ họa đã chuẩn bị.
- HS trình bày bài hát và vận động.
- GV mời HS lên trình bày trước lớp theo nhóm 2 – 4 em hoặc cá nhân.
* Biểu diễn bài hát theo một vài hình thức.
- GV yêu cầu thi đua biểu diễn bài hát theo nhóm3-4 em hoặc theo tổ, 
GV sẽ chấm điểm.
b.Hoạt động 2: Tập kẻ khuông nhạc và viết khoá Son. 
- GV yêu cầu mỗi em kẻ hai khuông nhạc
Mỗi khuông cách nhau 3 dòng ( hoặc 3 ô). 
Trên mỗi không viết 5 khoá Son cách đều nhau.
- GVnhận xét và có thể viết mẫu khoá Son vào vở của một vài HS.
- GV viết lên bảng một số lỗi sai khi quan sát HS viết khoá Son, nhắc các em cần lưu ý để tránh mắc phải những lỗi này.
3. Vận dụng: ( Khoảng 4-5 phút).
GV nhận xét tiết học.
Hát lại bài hát Tiếng hát bạn bè mình
 Thứ Ba, ngày 30 tháng 3 năm 2021
 ÂM NHẠC 
	Lớp 5	ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: MÀU XANH QUÊ HƯƠNG,
EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA.
KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC.
 I/ MỤC TIÊU: 
 HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu sắc thái của 2 bài Màu xanh quê hương ,Em vẫn nhớ trường xưa.
 HS đọc và nghe câu chuyện Khúc nhạc dưới trăng để biết về nhạc sĩ Bét-tô-ven. 
 II/ CHUẨN BỊ: 
 Đàn và nhạc cụ gõ quen dùng.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
 1. Khởi động. Giới thiệu nội dung tiết học.
 2. Khám phá, thực hành: 
 a. Nội dung 1: Ôn tập 2 bài hát.( khoảng 15 phút)
 + Hoạt động 1: Ôn tập bài Màu xanh quê hương.
 GV đệm đàn cho HS nghe lại giai điệu của bài hát, sau đó cả lớp cùng hòa giọng và vỗ tay đệm theo phách . 
 - Cho HS hát đồng ca kết hợp gõ đệm.
 + Nhóm 1: Xanh xanh......hàng cây. - Nhóm 2: Đang lớn ........nơi đây.
 + Nhóm 1: Lung linh.......mặt trời lên. - Nhóm 2: Cho cánh ........tươi thêm.
 + Cả lớp đồng ca. Rung rinh rung rinh.......tới trường. ( Lời 2 tương tự lời 1).
 Cho từng nhóm trình bày bài hát, kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
 + Hoạt động 2: Ôn tập bài Em vẫn nhớ trường xưa.
 GV dạo đàn ở câu cuối, HS hát , kết hợp vỗ tay theo phách.
 - Cho HS hát ôn cách hát có lĩnh xướng, đối đáp và đồng ca. ( GV chọn 1 em HS hát tốt hát phần lĩnh xướng và chia lớp thành 2 dãy.).
 + Lĩnh xướng: Trường làng em có hàng tre............thấy vui êm đềm.
 + Đối đáp: Nhóm 1: Tình quê.. yêu thương . Nhóm 2: Bao mùa..... đến trường
 Nhóm 1: Thầy cô......cho em. Nhóm 2: Yêu nước.........gia đình.
 Cả lớp đồng ca: Tre xanh kia .............................em vẫn nhớ trường xưa. 
 Cho HS hát kết hợp vận động theo nhạc theo từng nhóm, HS còn lại gõ đệm theo phách.
 b. Nội dung 2: Kể chuyện âm nhạc: Khúc hát dưới trăng..( khoảng 15 phút)
 GV giới thiệu về Bét-tô-ven: Bét-tô-ven ( 1770-1827) là nhạc sĩ thiên tài người Đức, sinh ở thành Bon, mất ở Viên. Ông là tác giả.cổ điển ở Việt Nam. 
 GV kể câu chuyện cho HS nghe. Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung câu chuyện.
 - Vì sao Bét-tô-ven lại ghé vào thăm nhà người thợ giày? ( Vì ông nghe thấy tiếng đàn dương cầm). 
 - Tại sao ông lại chơi đàn với sự xúc động mãnh liệt? ( Vì nhận ra con gái người thợ giày bị mù).
 - Giai điệu bản Sô-nát Ánh trăng xuất hiện khi Bét-tô-ven nhìn thấy những gì? 
( Ông nhìn thấy ánh trăng vàng, những ngôi sao lấp lánh trên nền trời, nóc nhà thờ cổ kính, hàng cây dương liễu...). 
 + Cho HS kể lại câu chuyện (theo tranh nếu có). Mỗi em kể từng đoạn. Một HS kể toàn câu chuyện.
 - Vì sao Bét-tô-ven sáng tác được những bản nhạc nổi tiếng? ( Bởi vì ông có tấm lòng nhân ái, biết đồng cảm với người nghèo khó và ông biết cảm nhận, rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên).
 - Qua câu chuyện vừa kể các em có thái độ ( cảm nhận) gì trong cuộc sống? (Biết trân trọng cuộc sống lao động và tình yêu thương con người, đó là nguồn gốc tạo nên những tác phẩm có giá trị). 
 Vì thế các em cần phải học tập thật tốt tất cả những môn học để sau này giúp ích cho bản thân, xã hội.
 - Em nào có thể nói tên những nốt nhạc ở khuông nhạc đầu trong bài Em vẫn nhớ trường xưa? ( Đồ -Mì - Son - Lá - Mi - Fa - Son).
 3. Vận dụng .( khoảng 5 phút)
 Về nhà xem lại 2 bài TĐN số 7 và 8 để tiết sau học 
Thứ Ba, ngày 30 tháng 03 năm 2021
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Lớp 5. HỘI TRẠI 26 - 3.
I. Mục tiêu
- Giup HS hiểu được ý nghĩa của ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Phát triển cho HS kĩ năng cắm trại, trang trí trại và kĩ năng hoạt động tập thể.
II. Quy mô hoạt động
- Tổ chức theo quy mô khối lớp .
III. Tài liệu phương tiện
- Phông bạt, dây, cọc, cột,dùng để dựng trại.
- Đồ để trang trí trại.
- Đồ ăn, uống phục vụ sinh hoạt.
- Các trò chơi dân gian, các tiết mục văn nghệ đêt tham gia thi.
IV. Các bước tiến hành.
1 Khởi động. ( khoảng 5 phút)
- GV phổ biến cho HS nắm kế hoạch cắm trại để HS chuẩn bị và phân công.
- GV nhận vị trí cắm trại của lớp.
- Chuẩn bị phần thưởng cho đội thắng cuộc.
2.Khám phá, thực hành: 
Tổ chức thực hiện ( khoảng 25 phút)
- Chương trình hội trại:
+ Các lớp tổ chức dựng trai theo địa điểm đã nhận.
+ BGK chấm trại cho từng lớp.
+ Giao lưu văn nghệ giữ các lớp.
+ Tổ chức cho HS các lớp chơi trò chơi dân gian.
3.Vận dụng:( khoảng 5 phút)
- GV khen ngợi và trao giải thưởng cho những đội thi tốt.
- Công bố và trao giải cho những lớp có trại đẹp xuất sắc.
- Khuyến kích HS thường xuyên chơi các trò chơi dân gian.
- GV nhận xét hoạt động và yêu cầu HS chuẩn bị hoạt động sau.
 Thứ Ba ngày 30 tháng 3 năm 2021
Lớp 4. HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
TRÒ CHƠI DU LỊCH VÒNG QUANH THẾ GIỚI
I. Mục tiêu:
 Thông qua trò chơi, HS có thêm hiểu biết về đất nước, con người và văn hoá của một số quốc gia trên thế giới.
- Phát triển HS kĩ năng giao tiếp, khả năng ứng phó nhanh nhạy, chính xác.
II. Chuẩn bị:
 sưu tầm trò chơi của một số nước trên thế giới.
III. Các hoạt động dạy- học: 
1.Khởi động: Học sinh hát bài thiếu nhi thế giới liên hoan.(khoảng4 phút).
2.Khám phá, thực hành: .(khoảng 25 phút).
- GV tập chung HS phổ biến nội dung buổi học: Xác định vị trí của các quốc gia trên bản đồ thế giới, nêu được thủ đô của quốc gia đó, kể tên được một vài danh lam thắng cảnh, hay di tích lịch sử của quốc gia đó.
- Hình thức chơi: Lên bảng bắt thăm vào tên quốc gia nào thì nêu những nội dung trên về những quốc gia đó. Nêu đúng mỗi nội dung 10 điểm. Tổng cộng đội nào nhiều điểm đội đó thắng cuộc.
- GV phổ biến kế hoạch hoạt động, và thể lệ cuộc chơi.
- Mỗi tổ củ ra một đội chơi từ 3 người.
- Các tổ thảo luận 5 phút.
- Lần lượt từng đội chơi trình bày.
- Ban giám khảo cho điểm từng nội dung của từng đội.
- Công bố kết quả cuộc chơi.
3.Vận dụng : Cho học sinh chơi trò chơi Tìm vị trí các nước trên bản đồ.(khoảng4 phút)
Nhận xét – Dặn dò:
- Nhận xét sự chuẩn bị của HS.
- NX thái độ ý thức tham gia trò chơi.
- Dặn chuẩn bị giờ sau: bóng bay, giấy màu, hồ dán, chỉ.
 Thứ Năm, ngày 01 tháng 04 năm 2021
 LỚP 4 Âm nhạc 
HỌC HÁT: BÀI THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN
 Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước
I. Mục tiêu:
 - Biết hát theo giai điệu và lời ca.
 - Biết hát kết hợp với vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách 
 - Qua bài hát giáo dục các em thêm yêu thích môn học.
II.Đồ dùng dạy – học :
 Gv: - Tranh ảnh minh họa bài hát
 - Nhạc cụ quen dùng: Đàn đệm
 Hs: SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động : Hát tập thể ( Khoảng 4-5 phút).
2. Khám phá, thực hành:( Khoảng 25 phút).
Giới thiệu nội dung bài học
a) Nội dung 1: Dạy bài hát: Thiếu nhi thế giới liên hoan
- Giáo viên giới thiệu bài hát
- Giáo viên hát mẫu
- Giáo viên dạy học sinh hát từng câu nối tiếp cho đến hết bài.
- Giáo viên cho các em hát ghép toàn bài.
- Giáo viên theo dỡi sửa sai
Giáo viên cho các em ôn luyện bài hát theo nhóm 
- Giáo viên theo dõi sửa sai
- Gọi một số em cá nhân lên hát và biểu diễn.
- Giáo viên nhận xét - đánh giá
b) Nội dung 2: Hát kết hợp gõ đệm.
 - Giáo viên thực hiện mẫu
Ngàn dặm xa khôn ngăn anh em
* * * *
kết đoàn, biên giới sâu khôn ngăn ...
* * * *
- Học sinh theo dõi lắng nghe
- Giáo viên đệm đàn cho các em học sinh hát kết hợp gõ đệm bài hát theo phách. 
 - Giáo viên theo dõi sửa sai
 - Học sinh ôn luyện bài hát theo nhóm các nhóm ôn luyện vừa hát vừa gõ đệm theo phách. 
 - Học sinh hát
- Học sinh hát và gõ đệm theo pách
từng câu nối tiếp
 - Giáo viên theo dõi sửa sai
 - Học sinh các nhóm ôn luyện và gõ đệm theo phách
 - Kiểm tra một số em cá nhân hát 
 - Giáo viên nhận xét - đánh giá
3. Vận dụng: ( Khoảng 5 phút).
 - Học sinh ôn lài bài hát và gõ đệm bài hát theo phách
 - Nhắc lại nội dung bài - liên hệ bài
. Dặn dò: - Về nhà: Học thuộc lời bài hát. Xem trước bài sau. 
 Thứ Năm, ngày 01 tháng 04 năm 2021
Lớp 1. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
 AN TOÀN KHI Ở NHÀ
1. Mục tiêu
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Nhận biết được một số tình huống có thể dẫn đến nguy hiểm cho bản thân khi ở nhà.
- Phân biệt được một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi ở nhà.
- Thực hiện được một số hành vi tự bảo vệ bản thân trong một số tình huống cụ thể khi ở nhà.
2. Chuẩn bị
- Tranh ảnh minh họa
- Thể mặt cười, mặt mếu
- Băng dán cá nhân, bang gạc để thực hành bang, vết thương.
3. Các hoạt động cụ thể
1. Khởi động : Gv cho học sinh nghe bài hát Ba ngọn nến lung linh ( Khoảng 4-5 phút).
Gv Trong gia đình chúng ta đều có những điều lí thú , các đồ dùng vật dụng trong gia đình muốn được an toàn thì chúng ta phải làm thế nào? Vậy đẻ tìm hiểu thế nào là an toàn khi ở nhà thì cô cùng các em sẽ tham gia tiết học này nhé.
2. Khám phá, thực hành:( Khoảng 25 phút).
a.Hoạt động 1: Quan sát tranh và liên hệ với những tình huống có thể gây nguy hiểm khi ở nhà
a. Mục tiêu
HS nhận biết được một số tình huống có thể dẫn đến nguy hiệm cho bản thân khi ở nhà, bước đầu phân biệt được nhũng việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi ở nhà.
b. Cách tiến hành
(1) Làm việc cá nhân:
Từng HS quan sát hành động của các bạn trong các hình 1, 2, 3, 4, 5, 6 trong SGK, suy nghĩ để chọn mặt cười vào những hành động em thấy không an toàn.
(2) Làm việc cặp đôi:
HS quay sang tạo thành cặp đôi, trao đổi từng cặp, so sánh bài của mình với bạn và trao đổi với nhau về những hình ảnh đã chọn mặt mếu cho các câu hỏi: Tại sao bạn lại cọn mặt mếu? Điều gì có thể xảy ra với bạn nhỏ trong tranh đó? Nếu là bạn, bạn có làm theo bạn nhỏ trong hình đó hay không?
(3) Làm việc chung cả lớp:
- HS cả lớp giơ thẻ mặt cười, mặt mếu theo từng tranh dưới hiệu lệnh của GV.
- Nhận xét và rút ra kết luận.
c. Kết luận
Khi ở nhà, các em cần tránh: leo trèo cầu thanh vì có thể gây ngã; không bật bếp để đun nấu vì có thể bị bỏng; không tự ý sờ cắm vào ổ điện vì có thể bị điện giật; không nghịch dao, kéo và những vật sắc nhọn vì có thể bị đứt tay, bị thương.
Hoạt động 2: Đóng vai
a. Mục tiêu
Bước đầu biết cách ứng xử với người lạ khi ở nhà một mình; có khả năng tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác khi thấy nguy hiệm.
b. Cách tiến hành
(1) Làm việc cặp đôi:
- GV yêu cầu HS đóng vai tình huống.
- HS tạo thành các cặp đôi để quan sát tranh và thảo luận nêu ra cách xử lý tình huống.
Tình huống: Mẹ đi chợ chưa về, chỉ có một mình Hoa ở nhà. Đang ngồi xem ti vi, Hoa nghe thấy tiếng chuông cửa. Nhìn qua khe cửa. Hoa thấy có một chú mặc áo đồng phục bưu điện đứng ngoài cửa. Bạn hỏi “Ai đấy ạ?”, chú lạ mặt đáp: “Chú ở bên công ty điện thoại, chú đến để kiểm tra điện thoại, cháu mở cửa cho chú nhé”. Nếu em là Hoa trong tình huống đó, em sẽ làm gì?
- Các cặp đôi đóng vai trong nhóm.
(2) Làm việc chung cả lớp:
- 2 đến 4 cặp đôi lên trước lớp đóng vai.
- HS và GV nhận xét. Gv có thể đặt thêm các câu hỏi để khai thác them cách ứng xử của các nhóm như: Theo em, chú đó có thể là kẻ xấu không? Điều gì sẽ xảy ra nếu cho chú ấy vào nhà?
- GV nhận xét và giới thiệu các số điện thoại khẩn cấp cho HS: số 113, 114, 115.
c. Kết luận
Khi ở nhà một mình, em tuyệt đối không cho người lạ nào vào nhà dù bất cứ lý do nào. Chúng ta có thể từ chối họ, nếu không được hãy nhanh chóng gọi điện thoại cho bố mẹ, người thân hoặc hét lên thật to để mọi người xung quanh nghe thấy. Còn khi phát hiện có cháy, em nên hét to lên để mọi người đến giúp đỡ hoặc nhanh chóng gọi cho các chú cứu hỏa số 114 nhé.
Hoạt động 3: Thực hành băng bó vết thương
a. Mục tiêu
HS bước đầu biết cách băng vết thương khi bị đứt tay, bị xước da chảy máu để tự bảo vệ bản thân.
b. Cách tiến hành
- GV dẫn dắt và gọi 2 HS lên bảng để thực hành băng vết thương ở đầu gối và ngón tay cho HS quan sát.
- Từng cặp HS thực hành băng vết thương cho nhau ở ngón tay và cánh tay hoặc đầu gối.
- 2 đến 3 cặp HS lên bảng thực hành trước lớp. GV nhận xét và kết luận.
c. Kết luận
Khi ở nhà một mình mà chẳng may chúng ta bị thương nhẹ như: đứt tay, trầy xước thì các con có thể lấy băng gạc để tự băng vết thương của mình.
3. Vận dụng: Thi băng bó vết thương nhanh.
Dặn dò học sinh về hà thực hành những việc đã làm trên lớp. và chuẩn bị cho tiết sau.
 Thứ Sáu, ngày 02 tháng 4 năm 2021
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Lớp 2. Chủ đề: HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ
 VẼ CHIM HÒA BÌNH
I.Mục tiêu :
-HS biết được chim bồ câu trắng là tượng trưng cho hòa bình và biết vẽ chim bồ câu trắng để thể hiện tình yêu hòa bình.
II. Quy mô hoạt động	
+Tổ chức theo quy mô lớp
III. Tài liệu và phương tiện.
+ Bút vẽ, giấy vẽ, bút màu
+ Tranh chim bồ câu
III. Các bước tiến hành.
1.Khởi động. Hát bài hát Hòa bình cho bé ( khoảng 5 phút)
2.Khám phá, thực hành.( khoảng 20 phút)
 Giới thiệu bài..
Bước 1: Chuẩn bị- Chuẩn bị ở nhà
Thông báo cho hs chuẩn bị trước một tuần về bút vẽ, giấy vẽ, bút màu....
Vẽ phác trước ở nhà
Bước 2. Tiến hành vẽ tại lớp
- GV giới thiệu về biểu tượng chim bồ câuNgồi theo bàn
Quan sát, lắng nghe
Tiến hành vẽ chim bồ câu
- HS quan sát tranh mẫu, nhận xét
- Y/c hs vẽ
Bước 3

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_am_nhac_khoi_tieu_hoc_tuan_28_nam_hoc_2020_2021.doc
Giáo án liên quan