Giáo án môn Âm nhạc Khối Tiểu học - Tuần 11 - Năm học 2020-2021

Thứ Ba, ngày 24 tháng 11 năm 2020

 ÂM NHẠC

Lớp 1 CHỦ ĐỀ 4 : HÒA BÌNH (Tiết 11)

 - ÔN TẬP BÀI HÁT: LUNG LINH NGÔI SAO NHỎ

 - NHẠC CỤ

 - TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: NÓI THEO TIẾT TẤU RIÊNG CỦA MÌNH

I. Mục tiêu:

- Hát đúng cao độ bài hát Lung linh ngôi sao nhỏ

- Biết vận động phụ họa bài hát.

- Biết cách chơi nhạc cụ . Trai- en-gô và thể hiện theo tiết tấu của bài.

- Biết nhận biết về cao độ,trường độ,cường độ thông qua trải nghiệm và khám phá.

- Biết nói theo tiết tấu riêng của mình

II. Chuẩn bị

 - GV : Nhạc cụ đàn,song loan,trống con .

 Tranh ảnh và nhạc nền

- HS: Sách học,thanh phách.

III. Hoạt động dạy- học chủ yếu

1. Ổn định:

- Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi,dụng cụ học tập của học sinh.

2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)

- Gọi 1 học sinh lên trình bày vận động phụ họa của bài hát

- Gọi một học sinh trình bày cách phân biệt âm thanh

+ GV nhận xét

3. Bài mới:

 

doc13 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 57 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Âm nhạc Khối Tiểu học - Tuần 11 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rường em là ai? 
Câu 6 Thầy giáo TPT là ai?
Câu 7. Em thuộc bài hát nào nói về thầy cô giáo?............VV
Trò chơi Rung chuông vàng
 Nội dung thi có thể bao gồm khoảng 20 câu hỏi liên quan đến các kiến thức.Mỗi câu hỏi sẽ có 15 giây để HS suy nghĩ trả lời.Sau khi mỗi câu hỏi được chiếu trên màn hình,các HS sẽ ghi kết quả ra bảng và giơ lên.HS nào sai bị loại khỏi vòng chơi thứ nhất.Sau 10 câu hỏi sẽ có phần cứu trợ của các thầy cô để các em HS bị loaị có thể được tham gia chơi vòng thứ hai
 ở vòng thứ hai,luật chơi tương tự như vòng trước.HS còn trụ lại đến câu hỏi cuối cùng là người thắng cuộc
 Lưu ý :
+Tất cả các HS trong lớp trong lớp đều có thể tham gia trò chơi Rung chuông vàng.
+Những HS bị loại vì trả lời sai sẽ ra ngoài cổ vũ cho các bạn đang chơi
-GV CN và các GV khác chuẩn bị nội dung câu hỏi,bài tập đáp án phù hợp với mỗi môn học.Nội dung Hội vui học tập giới hạn trong 1 môn hoặc nhiều môn
-Yêu cầu các câu hỏi ,bài tập cần nhẹ nhàng,đa dạng (có câu hỏi đóng,câu hỏi mở,câu hỏi kiến thức,câu đố vui)phù hợp với các yêu cầu về chuẩn kiến thức,kĩ năng môn học.Đáp án các câu hỏi và bài tập phải chính xác phù hợp với nội dung chương trình môn học
-Dự kiến khách mời (Đại diện lãnh đạo nhà trường,Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong,đại diện GV phụ trách khối lớp,đại diện Ban cha mẹ HS)
-Lựa chọn người dẫn chương trình(nên là 2 HS nam ,nữ trong ban cán sự lớp)
B. Hoạt động 2: ( khoảng 20 phút)
Bước 2:Tiến hành
-Trang trí không gian hội thi: Kê bàn ghế hình chữ U( quy mô lớp),hội trường có sân khấu ( quy mô khối lớp),.Chuẩn bị các vị trí cho các đội thi, khách mời,dự kiến đại biểu phát biểu,..Các vị trí cho cổ động viên các lớp
-Tổ chức văn nghệ mở đầu chương trình
-Người dẫn chương trình tuyên bố lí do,giới thiệu đại biểu,thông báo nội dung chương trình
-Đại diện Ban tổ chức lên phát biểu khai mạc hội thi.
-Thực hiện các phần thi:
+ Người dẫn chương trình lên điều khiển hội thi:lần lượt mời các cá nhân,đội hti lên thực hiện phần thi của đội mình.
+Nên tổ chức xen kẽ các phần thi,các phần chơi các hoạt động văn nghệ tạo không khí nhẹ nhàng, vui tươi,hào hứng.
+Ban giám khảo đánh giá cho điểm ngay sau khi các phần thi kết thúc nhằm tạo không khí thi đua và rượt đuổi giữa các cá nhân và các đội thi
C . Hoạt động 3: 
Bước 3: tổng kết hội thi ( khoảng 5 phút)
-Tổng kết ,đánh giá,xếp loại,trao quà ,phần thưởng cho các cá nhân và các đội thi
-Các đại biểu phát biểu ý kiến
- Các đại biểu trao quà ,phần thưởng cho các cá nhân và các đội thi
-Hội thi kết thúc trong tiếng hát của cả lớp.
 Thứ Hai, ngày 23 tháng 11 năm 2020 
 ÂM NHẠC 
 Khối 2 Ôn bài hát: CHÚC MỪNG SINH NHẬT
I. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản
- Tham gia trò chơi đố vui 
II. GV chuẩn bị.
 - Đàn- Băng đĩa nhạc.
 - Các động tác phụ hoạ
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu.
1. Ổn định lớp:
 - GV hướng dẫn HS luyện âm theo trục âm
 - HS hát bài tập thể
 2. Kiểm tra bài cũ: ( khoảng 3 phút)
 HS nêu tên bài và tác giả các bài hát đã học 
 HS hát bài: Chúc mừng sinh nhật
 GV nhận xét biểu dương
 3. Dạy bài mới:
 a.Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Chúc mừng sinh nhật ( khoảng 10 phút)
 GV đàn giai điệu và hát ôn toàn bài
-Hs lắng nghe 
 GV đàn và bắt nhịp
- HS hát ôn bài hát
 GV nhận xét sửa sai cho HS về cao độ các từ bán cung và sắc thái: Bài hát cần phải hát tình cảm nhẹ nhàng tình cảm
 HS thực hiện toàn bài theo đàn kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp
 GV gọi 1 số HS thực hiện
 GV hướng dẫn HS cách hát nối tiếp
- HS ghi nhớ và thực hiện
 Dãy 1 hát câu 1 
 Dãy 2 hát câu 2
 Dãy 3 hát câu 3
 Cả lớp hát câu cuối 
 Luyện tập: Cá nhân, tổ, nhóm
 GV hướng dẫn HS và vận động theo nhịp 3
 GV bắt nhịp- HS hát kết hợp vận động theo nhạc
 GV sửa sai cho Hs
 HS thực hiện toàn bài
 Luyện tập: Theo nhóm, tổ, cá nhân
 GV nhận xét và biểu dương
b.Hoạt động 2: Tập biểu diễn ( khoảng 10 phút)
GV đàn giai điệu và lần lượt gọi HS lên biểu diễn trước lớp
 Yêu cầu: Tự tin duyên dáng, nét mặt vui tươi
 GV nhận xét và biểu dương
 c. Hoạt động 3: Trò chơi đố vui ( khoảng 10 phút)
 GV hướng dẫn luật chơi- HS ghi nhớ
 GV hát 1bài nhịp 2 và1bài nhịp 3 yêu cầu HS nghe và trả lời bài hát đó viết ở nhịp mấy. GV cần nhấn rõ trọng âm của từng bài hát
 GV lấy ví dụ qua các bài hát: Bụi phấn, Đếm sao, Thật là hay . . . . 
 4.Củng cố dặn dò: ( khoảng 2 phút)
 HS hát bài Múa vui 
 GV nhắc nhở Hs học bài 
 __________________________________ 
 Thứ Ba, ngày 24 tháng 11 năm 2020 
 ÂM NHẠC
Lớp 1 CHỦ ĐỀ 4 : HÒA BÌNH (Tiết 11)
 - ÔN TẬP BÀI HÁT: LUNG LINH NGÔI SAO NHỎ
 - NHẠC CỤ
 - TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: NÓI THEO TIẾT TẤU RIÊNG CỦA MÌNH
I. Mục tiêu: 
- Hát đúng cao độ bài hát Lung linh ngôi sao nhỏ
- Biết vận động phụ họa bài hát.
- Biết cách chơi nhạc cụ . Trai- en-gô và thể hiện theo tiết tấu của bài.
- Biết nhận biết về cao độ,trường độ,cường độ thông qua trải nghiệm và khám phá.
- Biết nói theo tiết tấu riêng của mình
II. Chuẩn bị
 - GV : Nhạc cụ đàn,song loan,trống con.
 Tranh ảnh và nhạc nền
- HS: Sách học,thanh phách.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Ổn định: 
- Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi,dụng cụ học tập của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
- Gọi 1 học sinh lên trình bày vận động phụ họa của bài hát
- Gọi một học sinh trình bày cách phân biệt âm thanh
+ GV nhận xét
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Nội dung 1: Ôn tập bài hát lung linh ngôi sao nhỏ 
( 10 phút)
- GV cho học sinh hát nghe lại bài hát kết hợp vỗ tay nhịp nhàng.
- GV làm mẫu cho HS quan sát
 + Bầu trời cao cao lấp lánh sao.
 Những ánh sao lung linh đêm hè: Hai bàn tay xòe sau lưng, nghiêng người sang hai bên
 + Tiếng gió vi vu nghe xa vời : Xòe tay phải bên cạnh tai phải, nghiêng người sang hai bên
+Tiếng sáo ngân nga bên kia đồi : Xòe tay trái bên cạnh tai trái, nghiêng người sang hai bên
+ Bầu trời cao cao lấp lánh sao : Hai bàn tay xòe ra phía trước theo vòng tròn, ngược chiều nhau
+Những ánh sao lung linh đêm hè : Hai tay xòe ra phí trước, rung hai bàn tay.
- GV cho HS tập trình bày theo hình thức đơn ca,song ca và tốp ca.
- GV cho một học sinh có năng khiếu trình bày lại
- GV cho luyện tập theo nhóm bằng các hình thức: Cá nhân và cả nhóm
-> GV mời một vài nhóm lên trình bày và nhận xét tuyên dương 
Nội dung 2: Nhạc cụ ( 10 phút)
a/ Cách chơi trai-en-gô
- GV làm mẫu sau đó hướng dẫn HS tập cách chơi trai-en-gô đúng cách
- Tay cầm vào sợi dây sao cho trai-en-go ko xoay và bất cứ chỗ nào trên nhạc cụ để tao ra tiếng thanh và chính xác.
- GV cho học sinh thực hịên gỏ đệm 2 lần
- GV cho 1 học sinh trình bày.
- GV cho học sinh luyện tập theo hình thứ : Cá nhân và cả nhóm
b/ Thể hiện tiết tấu
- GV làm mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ trai-en-go kết hợp đếm 1-2-3-4-5 và yêu cầu HS luyện tập theo hướng dẫn
- Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện tiết tấu
c/ Ứng dụng đệm cho bài hát: lung linh 
ngôi sao nhỏ
- GV cho HS vừa gõ đệm, vừa hát cả bài “ Lung linh ngôi sao nhỏ kết hợp với gõ trai-en-go.
- GV cho HS luyện tập hoặc trình bày theo hình thức cá nhân, theo cặp hoặc nhóm
- GV có thể cho nhóm A hát và nhóm B gõ trai-en-go và ngược lại.
- GV nhận xét và động viên học sinh
Nội dung 3: Trải nghiệm và khám phá: Nối theo tiết tấu riêng của mình ( 10 phút)
- GV vỗ tay và nói câu Chúng em yêu hòa bình theo tiết tấu khác nhau
- GV cho HS quan sát và làm lại cho đúng:
- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi: Từng cặp HS oẳn tù tì, bạn nào thắng làm trước, bạn thua phải làm cho đúng.
- GV cho thực hiện theo nhóm: Cá nhân và cả nhóm.
- GV nhận xét và tuyên dương khen ngợi các em có ý thức học tập tốt
- HS quan sát
- HS thực hiện theo yêu cầu
- Luyện tập
- HS trình bày
- HS quan sát
- HS luyện tập
- HS thực hiện
- Luyện tập
- HS thực hiện theo
- HS quan sát
- HS thực hiện theo
IV. Củng cố dặn dò (2 phút)
- GV chốt lại mục tiêu của bài học, 
- Khen ngợi các em có ý thức hát và chơi gõ tiết tấu theo cặp chính xác, đặc biệt là những HS có tinh thần xung phong
 Thứ Ba, ngày 24 tháng 11 năm 2020 
 ÂM NHẠC 
 Khối 3 Học hát bài: LỚP CHÚNG TA ĐOÀN KẾT
 Nhạc và lời: Mộng Lân
I. Mục tiêu:
 - Biết hát theo giai điệu và lời ca.
 - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát 
 - Biết gõ đệm theo nhịp,theo tiết tấu lời ca. 
 - Giáo dục HS tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ bạn bè 
II. Gv chuẩn bị:
 - Đài, đĩa nhạc, đàn
 - GV thể hiện chính xác bài hát 
III.Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu
 1.Ổn định lớp: HS hát bài tập thể
 GV hướng dẫn HS luyện âm theo trục âm: Đ- M- S- L
 2. Kiểm tra bài cũ:( khoảng 3 phút)
 HS hát bài: Gà gáy
GV nhận xét biểu dương
 3. Dạy bài mới:
 a. Hoạt động 1: Học hát ( khoảng 15 phút)
 GV dẫn dắt vào bài hát
- HS lắng nghe và ghi nhớ
 GV cho HS nghe bài hát Lớp chúng ta đoàn kết từ đĩa nhạc chương trình âm
 nhạc lớp 3
 GV trình bày bài hát
 GV hướng dẫn HS đọc lời ca
 Tập hát: Bài gồm 4 câu hát
 HS tập hát theo móc xích
 GV sửa sai cho HS về cao độ của các từ : Quyết kết đoàn, giữ vững bền,giúp đỡ nhau, dấu dọng lời ca của các từ đó cũng như giữ hơi để hát hết câu hát không 
bị ngắt quảng.
HS thực hiện toàn bài theo đàn
? Trong lớp chúng ta đã đoàn kết chưa ? 
? Nếu bạn bè gặp khó khăn thì chúng ta phải làm gì?(Hs trả lời)
-Gv bổ cứu để Hs ghi nhớ) 
 Luyện tập: Nhóm 2 hát - Nhóm 1 lắng nghe sau đó đổi bên
 HS luyện tập cá nhân
 GV nhận xét và biểu dương
 b. Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm( khoảng 14 phút)
 GV làm mẫu và hướng dẫn- HS ghi nhớ
 2/4 
 Lớp chúng mình rất rất vui anh em ta chan hoà tình thân
 Nhịp * * * *
 Phách * * * * * * * *
 GV bắt nhịp- HS hát kết hợp gõ đệm
 GV lưu ý HS cách gõ đệm theo nhịp phách mạnh rơi vào từ : Mình
 HS thực hiện toàn bài
 Luyện tập : Nhóm 1 hát và gõ đệm theo phách 
 Nhóm 2 hát và gõ đệm theo nhịp 2
 HS luyện theo cá nhân
 GV nhận xét biểu dương
 GV nhận xét và biểu dương
 4.Củng cố dặn dò: ( khoảng 3 phút)
 HS hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết
 Nhắc nhở HS về nhà học bài
 GV nêu ý nghĩa giáo dục: Các em phải biết đoàn kết thương yêu giúp đỡ bạn 
 bè khi gặp khó khăn 
 _______________________________________
 Thứ Ba, ngày 24 tháng 11 năm 2020
	Âm nhạc
Khối 5 Ôn bài hát: NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA
 GIỚI THIỆU NHẠC CỤ NƯỚC NGOÀI
 I. Mục tiêu:
 - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca
 - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ .
- Nhận biết một số nhạc cụ nước ngoài:
Sắc-xô-phôn,tờ-rôm-pét,phơ-luýt,cờ-la-ri-nét. 
II. Chuẩn bị:
 - Đàn, nhạc cụ gõ, băng đài đĩa nhạc
 - GV chuẩn bị 1 số tranh minh hoạ
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu
 1. Phần mở đầu:
 - Ổn định lớp: HS hát bài: 
 - Luyện âm : HS luyện âm theo đàn . 
 - Kiểm tra bài cũ ::( Khoảng 2 phút)
HS hát bài Những bông hoa những bài ca
GV nhận xét biểu dương
GV giới thiệu nội dung bài học mới
 2. Phần hoạt động:
a. Hoạt động 1: Ôn bài hát : Những bông hoa những bài ca :( Khoảng 20 phút)
GV đàn giai điệu và hát ôn toàn bài
- HS lắng nghe
GV gọi HS thể hiện lại bài hát 
GV bắt nhịp 
- HS hát ôn toàn bài theo đàn
Gv cho Hs hát bằng cách hát đối đáp,đồng ca kết hợp gõ đệm theo phách
HS thực hiện toàn bài theo đàn kết hợp gõ đệm
GV gọi 1 số HS thực hiện bài hát
Luyện tập: Cá nhân,tổ, nhóm
GV nhận xét biểu dương
GV hướng dẫn các động tác phụ hoạ
Câu 1: Dậm chân tại chỗ
Câu 2: Nhún chân theo nhịp
Câu 3: Hai tay đưa lên tạo thành hoa
Câu 4: Vẫy tay
GV bắt nhịp- HS hát múa theo đàn
GV gọi HS lên biểu diễn trước lớp
GV nhận xét
 b. Hoạt động 2: Giới thiệu nhạc cụ nước ngoài:( Khoảng 10 phút)
GV cho HS xem tranh trong SGK và giới thiệu từng nhạc cụ
-HS theo dõi và ghi nhớ
 Kèn Sắc Xô phôn, kèn Trôm pét, Plute, kèn Claninét
Gv giới thiệu về tư thế biểu diễn nhạc cụ.
GV giới thiệu hình dáng và tính năng của từng nhạc cụ.
GV cho HS nghe âm sắc của các nhạc cụ : Gv dùng phím đàn điện tử giới thiệu âm sắc của từng nhạc cụ.Gv lấy ví dụ của bài hát Những bông hoa những bài ca.
GV gọi HS nêu tên các nhạc cụ và tính năng của nó.
GV nhận xét biểu dương.
3. Phần kết thúc::( Khoảng 2 phút)
HS hát bài: Những bông hoa những bài ca.	
Yêu cầu Hs giới thiệu Nc theo tranh ảnh.
Trò chơi nghe âm sắc đoán tên nhạc cụ. 
Trò chơi nghe âm sắc,mô phỏng tư thế biểu diễn nhạc cụ 
Nhắc nhở HS về nhà học bài.
 _____________________________________________________
 Thứ Ba, ngày 24 tháng 11 năm 2020
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Lớp 5
 HÁT VỀ THẦY CÔ GIÁO EM
1. Mục tiêu
- Giáo dục học sinh lòng kính yêu biết ơn công lao của các thầy cô giáo.
- Tạo không khí thi đua rèn luyện sôi nổi.
- Rèn kĩ năng tổ chức hoạt động cho HS
2. Quy mô hoạt động.
- Tổ chức theo quy mô khối lớp hoặc toàn trường.
3. Tài liệu và phương tiện
- Chuẩn bị sân khấu 
- Dàn nhạc phục vụ cho buổi sơ khảo và công diễn
4. Tiến hành hoạt động 
1. Khởi động: ( khoảng 8 phút)
- Nhà trường thông báo cho các khối lớp chương trình, kế koạch tổ chức hội diễn VN.
- Nội dung và thể loại : Tốp ca, đơn ca, ngâm thơ, kể chuyện, tiểu phẩm có nội dung:
+ Ca ngợi công ơn thầy cô giáo.
+ Ca ngợi tình thầy trò
+ Ca ngợi tình bạn
+ Nói về tình cảm với trường lớp.
+ Các bài hát về hoạt động Đội
- Thành lập Ban tổ chức hội diễn
- Các lớp xây dựng chương trình biểu diễn của lớp mình và luyện tập
2. Phần hoạt động: Khám phá ( khoảng 25 phút)
Duyệt các tiết mục văn nghệ của lớp.
- Chuẩn bị sân khấu và các phương tiện phục vụ
- Lựa chọn MC là hai HS lớp 5. 1 nam, 1 nữ.
- Các đội văn nghệ biểu diễn các tiết mục văn nghệ
- Ban tổ chức duyệt các tiết mục văn nghệ
- Ban tổ chức công bố các tiết mục văn nghệ được tham gia đêm công diễn.
- Nên tổ chức vào tối ngày 19-11. thông báo cho tất cả các HS và phụ huynh được biết kế hoạch đêm hội diễn
- Ban tổ chức xây dựng chương trình đêm hội diễn.
- Ban tổ chức tổng duyệt chương trình cho đêm hội diễn.
- Chuẩn bị cho đêm hội diễn: chuẩn bị sân khấu, trang trí, dàn nhạc, loa đài,
+ chuẩn bị ghế ngồi cho đại biểu và khách mời.
Chuẩn bị hoavaf quà tặng cho các tiết mục văn nghệ.
3 Hoạt động 3: Trải nghiệm ( khoảng 2 phút)
- Kết thúc, MC mời đại biểu lên tặng quà, hoa cho các diễn viên , các tiết mục xuất sắc.
 Thứ Ba, ngày 24 tháng 11 năm 2020 
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Lớp 4 CHỦ ĐỀ: BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO
 “HỘI VUI HỌC TẬP” 
 TÌM HIỂU VỀ NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11
1- Mục tiêu . 
- Giúp HS biết và hiểu về lịch sử, nguồn gốc và ý nghĩa to lớn của ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Giáo dục HS thêm kính yêu, biết ơn công lao của các thầy cô giáo
- Tạo không khí thi đua học tập, rèn luyện sôi nổi trong HS. 
- Rèn kĩ năng tổ chức hoạt động tập thể, kĩ năng hợp tác cho HS. 
2- Quy mô hoạt động. 
Tổ chức theo quy mô khối lớp 
3. Chuẩn bị :
Các bài hát, múa theo chủ đề.Một số Câu hỏi .
4 . Các hoạt động dạy học: 
a.Hoạt động 1: Khởi động
Bước 1: Nêu một số câu hỏi 
+ Các thông tin có liên quan tới ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo
+ Các thông tin có liên quan tới ngày nhà giáo Việt Nam 
+ Các hoạt động về ngày nhà giáo Việt Nam 
Bước 2: - Các lớp thành lập đội thi Hình thức như rung chuông vàng.
-Các lớp luyện tập các tiết mục văn nghệ có nội dung về chào mừng ngày nhà giáoVN. 
- Ban tổ chức lựa chọn người dẫn chương trình - một nam, một nữ HS. 
- Phân công phụ trách các hoạt động trong ban tổ chức (nêu câu hỏi, đáp án ..)
Một số câu hỏi.
1. Ngày Hiến chương hay còn gọi là ngày gì? Ngày 20/11
2. Cô giáo Hiệu trưởng của trường ta là ai?  Nguyễn Thị Mỹ Hoa
3. Chủ đề năm học 2018- 2019 là gì? .Thiếu nhi Việt nam học tập tốt rèn luyện chăm
4. Hằng năm trường chúng ta tổ chức trọng thể lễ Khai giảng năm học ngày nào ?
Trả lời: 5/9. 
( Có bộ câu hỏi và đáp án ).
b. Hoạt động 2: Khám phá
Bước 3: Tổ chức hội thi- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu 
- Giới thiệu Ban giám khảo và danh sách những đội tham gia dự thi
- Trưởng ban giám khảo công bố chương trình giao lưu và mời các đội vào vị trí để tiến hành giao lưu. 
-Tiến hành giao lưu
c. Hoạt động 3: Trải nghiệm 
Bước 4: Công bố kết quả và trao giải 
- Trưởng Ban tổ chức hội thi công bố tổng số điểm của mỗi đội và thông báo kết quả hội thi.
5. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học.
 Thứ Năm ngày 26 tháng 11 năm 2020
 Âm nhạc
 Khối 4 Học hát bài: KHĂN QUÀNG THẮM MÃI VAI EM
 Nhạc và lời: Ngô Ngọc Báu
I. Mục tiêu :
 - Biết hát theo giai điệu và lời ca.
 - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
 - Biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp,theo phách.
II.Chuẩn bị: 
- Nhạc cụ, nhạc cụ gõ, băng đĩa nhạc
 - GV thể hiện chuẩn xác bài hát
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu
 1. Phần mở đầu:
 HS hát bài: Trên ngựa ta phi nhanh
 Luyện âm: HS luyện âm theo đàn
 Kiểm tra bài cũ :( khoảng 3 phút)
HS hát bài Trên ngựa ta phi nhanh
 GV giới thiệu nội dung bài học 
 2. Phần hoạt động: 
 a. Hoạt động 1: Học hát bài : Khăn quàng thắm mãi vai em ( khoảng 15 phút)
GV đàn giai điệu và hát mẫu toàn bài
- HS lắng nghe
GV gọi 1 HS đọc lời ca và cả lớp đọc thầm
GV tập hát
- HS tập hát theo lối móc xích
GV sửa sai cho HS trong khi tập về cao độ như: Hé, sao cho xứng cháu và các chỗ luyến,cách ngắt nghỉ dấu lặng đơn, cách lấy hơi để hát hết câu hát dài
HS thực hiện toàn bài theo đàn
GV gọi 1 số HS hát 
Luyện tập: Theo nhóm và cá nhân
GV nhận xét và biểu dương trước lớp
b. Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm ( khoảng 15 phút)
GV làm mẫu- HS theo dõi và ghi nhớ
 2 /4 
 Khi trông phương đông vừa hé ánh dương...
 Nhịp * * * *
 Phách * * * * * * * *
GV đàn và bắt nhịp
HS thực hiện hát kết hợp gõ đệm theo phách và nhịp.
GV sửa sai cho HS về cách gõ đệm các từ ngân dài 3 phách.
HS thực hiện toàn bài theo đàn
Luyện tập : Cá nhân tổ nhóm
GV nhận xét và biểu dương
3. Phần kết thúc:( khoảng 2 phút)
HS hát bài: Khăn quàng thắm mãi vai em
GV nêu ý nghĩa giáo dục
 __________________________________________
 Thứ Năm ngày 26 tháng 11 năm 2020
 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Lớp 1	 CHỦ ĐỀ: EM LÀ AI.
CHỦ ĐIỂM: EM YÊU THƯƠNG NGƯỜI THÂN
1. Mục tiêu:
- Liên hệ và chia sẻ về tình cảm, cách ứng xử của những người thân trong gia đình
- Bày tỏ cảm xúc, lời nói và việc làm thể hiện tình yêu thương với người thân trong gia đình
2. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về gia đình (Trong đó thể hiện sự giúp đỡ lẫn nhau như em bé đang giúp mẹ quét nhà, em mang nước cho bố uống) hoặc tranh trong SGK
- Dụng cụ để đóng vai tình huống: bàn, ghế, chổi, quạt giấy
3. Các hoạt động cụ thể:
* Hoạt động 1: Đóng vai và thực hành nói lời yêu thương( Khoảng 20 phút)
a. Mục tiêu:
HS tham gia một số tình huống giả định để rèn luyện kĩ năng ứng xử phù hợp với người thân trong gia đình để thể hiện sự quan tâm chăm sóc
b) Cách tiến hành:
- GV yêu cầu: Chia lớp thành các nhóm 4 HS.
 Mỗi nhóm sẽ bốc thăm một tình huống và đóng vai thể hiện các xử lý phù hợp
Nội dung tình huống: 
Tình huống 1: Lan đang ngồi học bài thì bố đi làm về. Bố mệt ngồi xuống chiếc ghế và lấy tay lau mồ hôi trên mặt.
 Nếu em là Lan em sẽ làm gì trong tình huống này?
TÌnh huống 2: Mẹ nhờ Hùng quét nhà khi Hùng đang vui vẻ cùng bạn chơi đá cầu ngoài sân.
 Nếu em là Hùng thì em sẽ làm gì?
- HS thảo luận tình huống và tham gia đóng vai theo nhóm
- Một số nhóm đóng vai trước lớp
	c) Kết luận
- Em cần nói lời yêu thương và thể hiện tình yêu với ông bà, bố mẹ, anh chị em trong gia đình bằng những việc làm phù hợp thể hiện sự quan tâm, chăm sóc.
- Mọi người trong gia đình là những người luôn yêu thương và chăm sóc em. Em cần yêu quý, quan tâm và chăm sóc những người thân của mình
* Hoạt động 2: Liên hệ và chia sẻ.( Khoảng 13 phút)
a. Mục tiêu
Hs tự liên hệ bạn thân, nhận xét và đánh giá về tình cảm, cách ứng xử của những người thân trong gia đình mình.
b. Cách tiến hành
 Gv yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi: 
? Kể tên những người thân trong gia đình em
? Em được mọi người quan tâm chăm sóc như thế nào.
? Em đã làm gì để thể hiện sự yêu thương và quan tâm đến người thân trong gia đình?
HS thảo luận cặp đôi.
2-3 cặp HS trình bày trước lớp.
GV và HS cùng nhận xét.
c. Kết luận .
Mọi người trong gia đình là những người thân 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_am_nhac_khoi_tieu_hoc_tuan_11_nam_hoc_2020_2021.doc
Giáo án liên quan