Giáo án môn Âm nhạc Khối Tiểu học - Tuần 1 - Năm học 2020-2021

Thứ Tư, ngày 16 tháng 9 năm 2020

Khối 4 Âm nhạc

 ÔN TẬP 3 BÀI HÁT

VÀ CÁC KÝ HIỆU GHI CHÉP NHẠC ĐÃ HỌC Ở LỚP 3

I. MỤC TIÊU :

 - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 3 bài hát đã học ở lớp 3

 - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc vận động theo bài hát

 + .Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca

 - Nhớ một số ký hiệu ghi nhạc đã học

II. CHUẨN BỊ:

 GV - Nhạc cụ, nhạc cụ gõ, băng đĩa nhạc

 HS . Sách tập hát

 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU

 Hs hát bài: Cùng múa hát dưới trăng

 

doc6 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 81 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Âm nhạc Khối Tiểu học - Tuần 1 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: Thứ Hai, ngày 14 tháng 9 năm 2020
 Âm nhạc
 Khối 5 ÔN TẬP MỘT SỐ BÀI HÁT ĐÃ HỌC Ở LỚP 4
 I. Mục tiêu:
- Hát theo giai điệu và đúng lời ca của một số bài hát đã học ở lớp 4.
 - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
 - Biết bát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
 - Biết hát kết hợp vận động theo bài hát.
II. Chuẩn bị:
 - Đàn, nhạc cụ gõ, băng đài đĩa nhạc.
 - Gv hát chuẩn xác các bài hát đã học ở lớp 4.
 III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu
 1. Phần mở đầu: (2 phút)
 - Ổn định lớp: Hs hát bài: Em yêu hoà bình.
 - Luyện âm: Hs luyện âm theo đàn.
 - Gv giới thiệu nội dung bài học.
 2. Phần hoạt động:
a. Hoạt động 1: Hát ôn các bài hát đã học ở lớp 4 (19 phút)
Gv yêu cầu Hs nêu tên các bài hát và tác giả đã học ở lớp 4 như: 
Bài Em yêu hoà bình của nguyễn Đức Toàn, Bài Cò lả dân ca đồng bằng Bắc Bộ, bài Chúc mừng nhạc Nga. 
? Bài hát: Em yêu hoà bình viết về chủ đề gì?
? Khi học bài Cò lả em cảm nhận được điều gì?
Gv đàn một số giai điệu 
– Hs nhận biết các bài hát đã học.
Gv đàn giai điệu
- Hs hát ôn theo đàn.
Gv sửa sai cho Hs về cao độ, trường độ và sắc thái của các bài hát.
Hs thực hiện toàn bài kết hợp gõ đệm theo phách và nhịp 2.
Gv cho Hs thực hiện theo nhóm và cá nhân.
Gv nhận xét biểu dương.
b. Hoạt động 2: Vận động và biểu diễn (12 phút)
Gv đàn một số bài hát: Em yêu hoà bình, Chúc mừng, Cò lả.
Hs lên biểu diễn trước lớp.
Hs hát và vận động theo nhạc.
Gv cho Hs lên biểu diễn trước lớp.
Y.cầu: Hs biểu diễn tự tin duyên dáng, động tác mềm mại đúng với từng câu. 
Gv nhận xét biểu dương.
3. Phần kết thúc: (2 phút)
 Hs hát múa bài: Bạn ơi lắng nghe, 
Gv dặn hs về ôn bài
 ___________________________________________
 Thứ Ba, ngày 15 tháng 9 năm 2020
 Khối 3 Âm nhạc
 Học hát bài: QUỐC CA VIỆT NAM
 Nhạc và lời Văn Cao
I. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca (lời 1).
- Có ý thức nghiêm trang khi chào cờ.
- Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Văn Cao.
II. Chuẩn bị:
 GV. - Đài, đĩa nhạc, đàn
Gv thể hiện chính xác bài hát,chia câu hát hợp lý, giải thích một số từ khó
 HS . Sách tập hát
 III. Các hoạt động day- học :
 1. Ổn định lớp: Hs hát bài Trên con đường đến trường
 Gv hướng dẩn Hs luyện âm theo đàn
 2. Dạy bài mới:
 a. Hoạt động 1: Học hát bài: Quốc ca Việt Nam( lời 1) (25 phút)
Gv dẫn dắt vào bài
- Hs lắng nghe và ghi nhớ
Quốc ca Việt Nam được dùng trong nghi lể chào cờ, khi hát hoặc cử nhạc chúng ta phải đứng nghiêm trang và hướng về Quốc kỳ. Bài hát được sáng tác năm 1944
Gv cho Hs nghe giai điệu bài Quốc ca trên đàn Oóc gan
Gv cho Hs nghe bài hát Quốc ca 
Gv hướng dẫn Hs đọc lời ca
Gv giải thích từ khó: Đường....... thù; Sa trường
- Hs lắng nghe
Gv tập hát theo móc xích
Gv sửa sai cho Hs về cao độ, trường độ và cách lấy hơi cuối câu hát
Hs thực hiện toàn bài theo đàn
Luyện tập: Nhóm, tổ, cá nhân
Gv nhận xét và biểu dương
 b. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi (7 phút)
? Bài Quốc ca được hát vào lúc nào?
? Bài còn có tên gọi là gì?
? Khi chào cờ và hát Quốc ca thái độ chúng ta phải như thế nào?
Gv hướng dẫn cách chào cờ khi hát Quốc ca
Hs thực hiện động tác chào cờ và hát Quốc ca
Gv nhận xét và biểu dương
 3. Củng cố dặn dò: ( 3 phút)
Hs hát bài Quốc ca Việt Nam ( lời 1)
Nhắc nhở Hs về nhà học bài
Gv nêu ý nghĩa giáo dục:
Tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc qua cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm
 Thứ Tư, ngày 16 tháng 9 năm 2020
Khối 4 Âm nhạc
 ÔN TẬP 3 BÀI HÁT
VÀ CÁC KÝ HIỆU GHI CHÉP NHẠC ĐÃ HỌC Ở LỚP 3
I. MỤC TIÊU :
 - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 3 bài hát đã học ở lớp 3
 - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc vận động theo bài hát 
 + .Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca 
 - Nhớ một số ký hiệu ghi nhạc đã học
II. CHUẨN BỊ:
 GV - Nhạc cụ, nhạc cụ gõ, băng đĩa nhạc
 HS . Sách tập hát
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
 Hs hát bài: Cùng múa hát dưới trăng
 1. Phần mở đầu:
 Luyện âm: Hs luyện âm theo đàn
 Gv giới thiệu nội dung bài học
 2. Phần hoạt động:
 a. Hoạt động 1: Ôn tập các bài hát đã học ở lớp 3 (15 phút)
Gv gợi ý để Hs nhớ lại và nêu đúng tên bài và tác giả các bài hát đã học ở lớp 3
Gv đàn giai điệu
- Hs nhận biết giai điệu bài hát đã học
Gv đàn – Hs hát ôn các bài hát
Gv nhận xét sửa sai cho Hs về cao độ tiết tấu
Luyện tập: Theo nhóm và cá nhân
Hs hát và vận động theo nhạc
Hs lên biểu diễn trước lớp
Gv cho Hs thực hiện một số trò chơi
Gv nhận xét
 b. Hoạt động 2: Ôn tập một số ký hiệu ghi nhạc(17 phút)
+. Gv hệ thống lại các kiến thức nhạc lý đã học ở lớp 3 và nêu câu hỏi:
? Hãy kể tên các nốt nhạc, dấu lặng, hình nốt đã học?
? Khuông nhạc có mấy dòng và mấy khe?
? Hãy đọc tên các nốt nhạc sau đây?
 Học sinh đọc Đ R M P S L X Đ
+. Gv thực hiện trò chơi khuông nhạc bàn tay để Hs nhớ lại các nốt nhạc đã học
 Gv viết bài tập lên bảng lớp và hướng dẫn Hs tập chép nhạc
Gv quan satsửa sai 
Gv uốn nắn sửa sai cho Hs và nhận xét
 3. Củng cố dặn dò: ( 3 phút)
Hs hát bài: Bài ca đi học
Gv dặn dò Hs về nhà nhớ học bài
Xem trước bài: Em yêu hoà bình
Thứ Tư, ngày 16 tháng 9 năm 2020
Lớp 1	Hoạt động trải nghiệm
 Chủ đề 1: TRƯỜNG TIỂU HỌC
 TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA EM
1. Mục tiêu
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Làm quen với trường học mới, trường tiểu học
- Bước đầu biết được khung cảnh sư phạm của nhà trường, các hoạt động diễn ra ở nhà trường
- Vui vẻ, phấn khởi, có hứng thú với các hoạt động tập thể ở môi trường học mới
2. Chuẩn bị
- Tranh ảnh về ngôi trường tiểu học
- Những hình ảnh có ý nghĩa truyền thống của trường tiểu học – nơi HS bắt đầu đến trường
- Các dụng cụ vui chơi tuỳ thuộc vào trò chơi GV lựa chọn
3. Các hoạt động cụ thể
1: Hoạt động 1: Tham quan trường học (12 phút)
a. Mục tiêu
Giúp HS nhận diện được nhiều hình ảnh về trường tiểu học, về các hoạt động, vui chơi của HS ở trường tiểu học
b. Cách tiến hành
- GV hướng dẫn HS xem các bức tranh có trong danh sách; gợi ý cụ thể để các em biết cách quan sát tranh/ảnh với các câu hỏi như:
+Bức tranh này có đẹp không? Em thấy những gì trong bức tranh này?
+ Em thích những gì có trong các bức tranh?
+ Vào học lớp 1 rồi, em cũng sẽ được tham gia nhiều hoạt động như các bạn trong tranh. Em có muốn được tham gia hoạt động với các bạn không? Em thích hoạt động nào nhất? Vì sao?
- GV đưa HS đi tham quan trường: khu lớp học, các phòng chức năng (phòng âm nhạc, phòng mĩ thuật, phòng máy tính), sân tập thể dục, phòng ăn, thư viện, vườn trường. Sau đó, GV có thể đặt cho HS các câu hỏi như:
+ Trường tiểu học mới của em có gì khác với trường mẫu giáo mà em đã học?
+ Em thích nơi nào nhất trường?
c. Kết luận
HS quan sát trường học và các hoạt động học tập, vui chơi ở nhà trường. Qua đó, các em bước đầu có hiểu biết về trường tiểu học của mình. Trường tiểu học khác xa với trường mẫu giáo các em học trước đây, có nhiều phòng học, phòng chức năng và nhiều hoạt động học tập, vui chơi đa dạng
2: Hoạt động 2: Chia sẻ cảm xúc. ( 10 phút)
a) Mục tiêu
Giúp HS tập luyện cách chia sẻ với bạn bè về những điều mà em biết được qua hoạt động thứ nhất hoặc trước đó em đã được biết về trường tiểu học
b) Cách tiến hành
- GV hướng dẫn HS chia sẻ theo bàn hoặc theo từng cặp đôi về những điều mà các em nhận biết được sau khi được tham quan trường học hoặc xem ảnh GV giới thiệu
- GV quan sát hoạt động của HS, giúp đỡ những bàn/cặp đôi HS còn đang lúng túng
c) Kết luận
- HS rèn luyện kĩ năng làm việc tập thể hoặc theo nhóm trong các hoạt động chung của lớp
- HS biết cách chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình
3: Hoạt động 3: Trò chơi “ cùng về đích” ( 11 phút)
a) Mục tiêu
Giúp HS biết cách cùng vui chơi với nhau qua việc chơi các trò chơi của HS tiểu học
b)Cách tiến hành
- GV giới thiệu trò chơi, phổ biến luật chơi, hướng dẫn HS làm mẫu. HS làm thử theo hướng dẫn của HS
- Luật chơi:
+ Mỗi đội chơi có 5 em xếp thành hàng dọc, nắm tay nhau. Các đội đứng vào vị trí xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh “Xuất phát”, các đội bắt đầu di chuyển. Đội nào về đích trước mà vẫn giữ nguyên hàng (không em nào bị tuột tay) thì đội đó thắng cuộc
+ HS thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của GV và làm theo đúng luật chới. Các em nhắc nhở và giúp đỡ nhau thực hiện trò chơi thật vui vẻ
- GV theo dõi, quan sát, động viên, giúp đỡ những đội chơi còn lúng túng
c) Kết luận
HS làm quen được với nhau thông qua trò chơi tập thể, qua đó các em biết được những trò chơi của HS tiểu học
4: Củng cố dặn dò: 
- Gv cho học sinh nhắc lại từng phần học mà các em đã được trải nghiệm.
- Gv tuyên dương khen ngợi một só em tham gia tích cực và nghiêm túc.
 Thứ Năm, ngày 17 tháng 9 năm 2020
 Khối 2	 Âm nhạc
 ÔN TẬP CÁC BÀI HÁT LỚP 1
 Nghe hát: QUỐC CA VIỆT NAM 	
I. Mục tiêu:
 - Kể tên một và bài hát đã học ở lớp 1.
 - Biết hát theo giai điệu và lời ca của một số bài hát đã học ở lớp 1
 - Biết khi chào cờ có hát Quốc ca phải đứng nghiêm trang.
 - Biết hát đúng giai điệu và đúng lời ca.
II. Giáo viên chuẩn bị.
 - Đàn- Băng đĩa nhạc.
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu.
1. Ổn định lớp:
 - Gv hướng dẫn HS luyện âm theo đàn.
 - Hs hát bài Hoà bình cho bé
2. Dạy bài mới:
 a. Hoạt động 1: Ôn tập các bài hát lớp 1. ( 20 phút)
 GV đàn giai điệu một số câu trong các bài hát đã học để Hs nhận biết và trả lời theo yêu cầu của Gv.
Gv đàn và bắt nhịp
- Hs hát ôn các bài hát.
Gv nhận xét sửa sai cho Hs .
Hs thực hiện toàn bài theo đàn kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu.
Hs hát kết hợp vận động theo nhạc.
Luyện tập: Theo nhóm, tổ, cá nhân.
Gv nhận xét và biểu dương.
b. Hoạt động 2: Nghe hát Quốc ca Việt Nam (12 phút)
Gv giới thiệu đôi nét về hoàn cảnh ra đời của bài Quốc ca.
Gv mở băng nhạc Hs nghe 2 lần.
Gv trình bày bài hát 2 lần sau đó nêu câu hỏi để Hs trả lời.
? Bài Quốc ca có tên gọi là gì và được hát lúc nào?
- Học sinh trả lời. Tiến quân ca. Được hát khi chào cờ
- Gv nhận xét.
? Khi chào cờ và hát Quốc ca thái độ chúng ta như thế nào?- Học sinh trả lời. Nghiêm trang
? Bài hát được sáng tác trong hoàn cảnh như thế nào?
- GV nhận xét tuyên dương
Gv cho Hs nghe lại toàn bộ giai điệu bài Quốc ca.
Gv cho Hs đứng dậy và hướng dẫn động tác chào cờ và nghe hát Quốc ca 2 lần theo giai điệu đàn.
3. Củng cố dặn dò: (3 phút)
 Nhắc lại nội dung bài học.
 Chuẩn bị bài học hôm sau.
 _____________________________________________

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_am_nhac_khoi_tieu_hoc_tuan_1_nam_hoc_2020_2021.doc
Giáo án liên quan