Giáo án mĩ thuật lớp 5 theo chương trình vnen

TIẾT 18: VẼ TRANG TRÍ

TRANG TRÍ HÌNH CHỮ NHẬT

I/ Mục tiêu:

 - Hiểu được sự giống nhau và khác nhau giữa trang trí HCN và trang trí hình vuông, hình tròn

 - Biết cách trang trí HCN

 - Trang trí được HCN đơn giản.

II/ tài liệu và phương tiện :

 Giáo viên:

- SGK, SGV.

- Bài trang trí HCN

 Học sinh:

 - SGK, Vở tập vẽ, bút chì, màu.

III/ Tiến trình:

 - Lớp khởi động hát hoặ chơi trò chơi

 

doc51 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 775 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mĩ thuật lớp 5 theo chương trình vnen, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
̣p vẽ tranh đề tài ngày Nhà giáo Việt Nam
II/ Tài liệu và phương tiện :
	Giáo viên:
- SGK, SGV...
- Sưu tầm các bức trah đề tài ngày Nhà giáo Việt Nam
	Học sinh:
	- SGK, Vở tập vẽ, bút chì, màu...
III/ Tiến trình:
	- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi
	1. Hoạt động cơ bản:
1. Nghe giới thiệu bài
1. HS tìm hiểu, chọn nội dung đề tài 
- HS nhớ lại và kể tên các hoạt động kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 của trường, lớp mình. (Mít tinh, tặng hoa thầy cô, biểu diễn văn nghệ... )
- Cho HS nêu ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam
- GV nhận xét, nêu tóm tắt về các hoạt động và ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam.
2. HS tìm hiểu cách vẽ tranh 
- GV cho quan sát tranh hướng dẫn cách vẽ, yêu cầu HS tìm hiểu nêu tên các bước vẽ
- GV thao tác vẽ mẫu các bước lên bảng cho HS quan sát, nắm được các bước
+ Vẽ các mảng chính, phụ
+ Vẽ các họa tiết phù hợp với các mảng chính phụ
+ Vẽ thêm các chi tiết cho tranh sinh động
+ Vẽ màu theo ý thích
- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ trong SGK và nêu nhận xét về các bức tranh trước khi thực hành vẽ.
	2. Hoạt động thực hành:
1. HS thực hành vẽ tranh 
- GV yêu cầu HS nêu ý tưởng mình định vẽ tranh 
- Cho HS thực hành vẽ tranh theo ý thích
- Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng
2. Nhận xét, đánh giá 
- GV cùng HS nhận xét về:
+ Cách chọn nội dung
+ Cách vẽ các hình ảnh
+ Cách vẽ màu
- GV nhận xét, đánh giá chung
- Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau
	3. Hoạt động ứng dụng:
- Hãy vẽ một bức tranh đề tài Ngày Nhà giáo VN và tặng thầy cô mình.
__________________________________
TIẾT 12: VẼ THEO MẪU
MẪU VẼ CÓ HAI VẬT MẪU
I/ Mục tiêu:
	- Hiểu hình dáng, tỉ lệ, đậm nhạt của hai vật mẫu
	- Biết cách vẽ mẫu có hai vật mẫu
	- Vẽ được hình hai vật mẫu bằng bút chì hoặc màu.
II/ Tài liệu và phương tiện :
	Giáo viên:
- SGK, SGV...
- Tranh vẽ mẫu có 2 vật mẫu
	Học sinh:
	- SGK, Vở tập vẽ, bút chì, màu...
III/ Tiến trình:
	- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi
	1. Hoạt động cơ bản:
1. Nghe giới thiệu bài
2. HS quan sát, tìm hiểu mẫu vẽ 
GV và HS bày mẫu và cho HS quan sát nhận xét mẫu:
+ Mẫu gồm những vật gì? ( Gồm cái chai và quả )
+ Vị trí, hình dáng chung của mẫu? ( Quả đứng trước, chai đứng sau, chai cao hơn quả...)
+ Tỉ lệ đậm nhạt của mẫu? ( Chai có mầu đậm hơn quả ...)
- GV gợi ý để HS nhận ra các đặc điểm của mẫu
- GV nhận xét, nêu tóm tắt về mẫu vẽ
3. HS tìm hiểu cách vẽ 
- GV cho HS xem hình gợi ý cách vẽ, yêu cầu HS quan sát, đọc SGK và tìm hiểu các bước vẽ 
- GV vẽ mẫu các bước vẽ và thao tác vẽ mẫu lên bảng:
+ Phác khung hình chung phù hợp khổ giấy
+ Phác khung hình riêng, tìm tỉ lệ các bộ phận của mẫu
+ Nhìn mẫu vẽ chi tiết, chỉnh sửa hình
+ Vẽ đậm nhạt
- GV lưu ý HS về cách sắp xếp bố cục cho cân đối, cách vẽ đậm nhạt theo 
4. HS quan sát một số bài vẽ.
	2. Hoạt động thực hành:
1. HS thực hành vẽ
- GV cho HS chọn vị trí vẽ thích hợp và thực hành vẽ theo ý thích
- Trong khi thực hành GV quan sát, giúp đỡ các HS còn lúng túng
2. Nhận xét, đánh giá 
- GV cùng HS nhận xét về:
+ Cách vẽ hình
+ Cách sắp xếp bố cục
+ Cách vẽ đậm nhạt, vẽ màu
- GV nhận xét chung
- Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau
	3. Hoạt động ứng dụng:
- Hãy vẽ một bức tranh tĩnh vật theo ý thích.
__________________________________________
TIẾT 13: TẬP NẶN TẠO DÁNG
NẶN DÁNG NGƯỜI
I/ Mục tiêu:
	- Hiểu hình dáng, đặc điểm của một số dáng người đang hoạt động
	- Biết cách nặn dáng người
	- Tập nặn một dáng người đơn giản
II/ Tài liệu và phương tiện :
	Giáo viên:
- SGK, SGV...
- Tranh minh họa, bài nặn...
	Học sinh:
	- SGK, Vở tập vẽ, bút chì, màu...
III/ Tiến trình:
	- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi
	1. Hoạt động cơ bản:
1. Nghe giới thiệu bài
2. HS quan sát, tìm hiểu về hình dáng người
- GV cho HS quan sát tranh, ảnh về dáng người, HS tìm hiểu:
+ Nêu các bộ phận của cơ thể con người ? ( Đầu, thân, chân, tay...)
+ Mỗi bộ phận cơ thể người có dạng hình gì? (Đầu dạng tròn, thân, chân, tay.. có dạng hình trụ )
+ Nêu một số dáng hoạt động của con người? (Đi, đứng, chạy, nhảy, cúi, ngồi
 )
+ Nhận xét về tư thế của các bộ phận cơ thể người ở một số dáng hoạt động?
- GV nhận xét, nêu tóm tắt
2. HS tìm hiểu cách nặn dáng người 
- GV cho quan sát tranh hướng dẫn cách nặn, yêu cầu HS nêu lại các cách nặn:
+ Nặn các bộ phận rồi gắn lạivới nhau
+ Từ thỏi đất tạo hình dáng người
- GV thao tác nặn mẫu một dáng người cho HS quan sát
- GV lưu ý HS nặn các bộ phận sao cho cân đối
4. HS quan sát một số bài nặn khác.
	2. Hoạt động thực hành:
1. HS thực hành
- GV tổ chức cho HS thực hành nặn dáng người
- Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng.
2. Nhận xét, đánh giá 
- GV cùng HS chọn, trưng bày sản phẩm và tổ chức nhận xét, đánh giá:
+ Hình dáng, tỉ lệ các bộ phận...
- GV nhận xét chung
- Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau
	3. Hoạt động ứng dụng:
- Hãy nặn một dáng người theo ý thích và trưng bày tại góc học tập.
______________________________________
TIẾT 14: VẼ TRANG TRÍ
TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM Ở ĐỒ VẬT
I/ Mục tiêu:	
	- Hiểu cách trang trí đường diềm ở đồ vật
	- Biết cách trang trí đường diềm vào đồ vật
	- Tập trang trí đường diềm đơn giản vào đồ vật.
II/ Tài liệu và phương tiện :
	Giáo viên:
- SGK, SGV...
- Tranh mẫu, vật có trang trí đường diềm...
	Học sinh:
	- SGK, Vở tập vẽ, bút chì, màu...
III/ Tiến trình:
	- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi
	1. Hoạt động cơ bản:
1. Nghe giới thiệu bài
2. HS tìm hiểu về trang trí đường diềm 
- GV cho HS quan sát tranh, vật mẫu có trang trí đường diềm, yêu cầu HS tìm hiểu:
+ Những vật nào có trang trí đường diềm? ( cái bát, đĩa, khăn tay...)
+ Các họa tiết nào thường được dùng để trang trí đường diềm? ( Họa tiết hoa, lá, con vật, con người...)
+ Cách trang trí đường diềm ra sao? ( trang trí phong phú có đối xứng, tựu do...)
- GV nhận xét chung, giới thiệu về các đồ vật có trang trí đường diềm.
3. HS tìm hiểu cách trang trí 
- GV cho HS quan sát tranh hướng dẫn cách trang trí đường diềm vào đồ vật, yêu cầu HS nêu các bước
- GV nêu lại các bước, thao tác vẽ mẫu lên bảng cho HS quan sát:
+ Tìm vị trí phù hợp ở các đồ vật
+ Chia khoảng cách, vẽ họa tiết
+ Tìm hình, vẽ chi tiết
+ Chỉnh sửa tô màu
- GV lưu ý HS cách chọn các đồ vật để trang trí đường diềm, cách chọn họa tiết, vẽ họa tiết và vẽ màu
4. HS quan sát thêm một số bài trang trí khác.
	2. Hoạt động thực hành:
1. HS thực hành trang trí dường diềm 
- GV cho HS thực hành trang trí đường diềm theo ý thích
- Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng
2. Nhận xét, đánh giá 
- GV cùng HS nhận xét bài vẽ về:
+ Cách trang trí	
+ Cách vẽ họa tiết
+ Cách vẽ màu
- GV nhận xét chung tiết học
- Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau.
	3. Hoạt động ứng dụng:
- Sưu tầm các tranh trang trí đẹp và trưng bày tại góc học tập của mình.
__________________________________________
TIẾT 15: VẼ TRANH
ĐỀ TÀI QUÂN ĐỘI
I/ Mục tiêu:
	- Hiểu một số hoạt dộng của bộ đội trong sản xuất, sinh hoạt và trong cuộc sống hàng ngày
	- Biết cách tranh đề tài quân đội
	- Tập vẽ tranh đề tài quân đội.
II/ Tài liệu và phương tiện :
	Giáo viên:
- SGK, SGV...
- Tranh đề tài quân đội
	Học sinh:
	- SGK, Vở tập vẽ, bút chì, màu...
III/ Tiến trình:
	- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi
 1. Hoạt động cơ bản:
1. Nghe giới thiệu bài
2. HS tìm hiểu và chọn nội dung đề tài 
- GV cho HS quan sát 1 số tranh đề tài quân đội và yêu cầu HS tìm hiểu:
+ Đề tài quân dội thường có những hoạt động gì? (Chú bộ đội hành quân, bộ đội sản xuất...)
+ Trang phục của bộ đội ra sao? ( Quần áo màu xanh, mũ cối...)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK và tìm hiểu về tranh
+ Tranh vẽ những gì?
+ Những hình ảnh chính và màu sắc?
- GV nhận xét, nêu tóm tắt về đề tài quân đội và tranh vẽ đề tài quân đội
2. HS tìm hiểu cách vẽ tranh
- GV cho HS quan sát tranh hướng dẫn cách vẽ, yêu cầu HS tìm hiểu , nêu các bước vẽ
- GV thao tác vẽ mẫu lên bảng cho HS quan sát
+ Vẽ các hình ảnh chính, phụ
+ Vẽ thêm các hình ảnh khác cho tranh sinh động
+ Chỉnh sửa chi tiết
+ Vẽ màu theo ý thích
- GV lưu ý HS cách chọn nội dung để vẽ, cách vẽ các hình ảnh cân đối, cách vẽ màu hài hòa...
4. Cho HS quan sát thêm một số bài vẽ
	2. Hoạt động thực hành:
1. HS thực hành vẽ tranh
- Yêu cầu HS nêu nội dung tranh mình định vẽ
- GV tổ chức cho HS thực hành 
- Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng.
2. Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS chọn, trưng bày sản phẩm và tổ chức nhận xét, đánh giá:
+ Cách vẽ hình, sắp xếp hình...
+ Cách vẽ màu...
- GV nhận xét chung
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau
	3. Hoạt động ứng dụng:
- Sưu tầm tranh ảnh về chú Bộ đội và trưng bày tại góc học tập
__________________________________________
TIẾT 16: VẼ THEO MẪU
MẪU CÓ HAI VẬT MẪU
I/ Mục tiêu:
	- Hiểu hình dáng, đặc điểm của mẫu
	- Biết cách vẽ mẫu có hai vật mẫu
	- Tập vẽ hình có hai vật mẫu bằng bút chì hoặc màu
II/ Tài liệu và phương tiện :
	Giáo viên:
- SGK, SGV...
- Tranh hướng dẫn cách vẽ, bài vẽ mẫu, vật mẫu
	Học sinh:
	- SGK, Vở tập vẽ, bút chì, màu...
III/ Tiến trình:
	- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi
 1. Hoạt động cơ bản: 
1. Nghe giới thiệu bài
2. HS quan sát nhận xét và tìm hiểu mẫu
- GV giới thiệu một số mẫu đã chuẩn bị và yêu cầu HS tìm hiểu :
+ Mẫu gồm những gì?
+ Hình dáng đặc điểm của mẫu ? 
+ Màu sắc của mẫu ?
+ So sánh tỉ lệ giữa hai vật mẫu?
- GV nhận xét, nêu tóm tắt về mẫu
3. HS tìm hiểu cách vẽ
- GV yêu cầu HS nêu lại các bước vẽ theo mẫu.
- GV nêu cách vẽ và vẽ mẫu lên bảng:
+ Vẽ khung hình chung và khung hình riêng của từng vật mẫu.
+ Tìm tỉ lệ các bộ phận: miệng, thân cốc, thân quả và vẽ phác các nét chính
+ Vẽ chi tiết, hoàn chỉnh hình vẽ
+ Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu
- GV lưu ý HS cách xắp xếp bố cục cho cân đối, cách vẽ màu, đậm nhạt.
4. HS quan sát một số bài vẽ.
2. Hoạt động thực hành:
1. HS thực hành vẽ theo mẫu
- GV nêu yêu cầu của bài thực hành
- HS thực hành vẽ vào Vở tập vẽ hoặc giấy A4
- Trong thời gian thực hành GV quan sát, gợi ý và hướng dẫn cho các HS còn lúng túng
2. Nhận xét, đánh giá
- GV cho HS trưng bày sản phẩm và nhận xét về:
+ Cách sắp xếp bố cục
+ Cách vẽ hình
+ Cách vẽ đậm nhạt
- GV nhận xét, đánh giá
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau
	3. Hoạt động ứng dụng:
- Vẽ một bức tranh tĩnh vật mà em thích sau đó giới thiệu để mọi người cùng biết
_______________________________________
TIẾT 17: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
XEM TRANH DU KÍCH TẬP BẮN
I/ Mục tiêu:
	- Hiểu vài nét về họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
	- Có cảm nhận về vẻ đẹp của tranh Du kích tập bắn.
	- Tập mô tả, nhận xét khi xem tranh.
II/ Tài liệu và phương tiện :
	Giáo viên:
- SGK, SGV...
- Tranh Du kích tập bắn, một số tranh khác...
	Học sinh:
	- SGK, Vở tập vẽ, bút chì, màu...
III/ Tiến trình:
	- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi
1. Hoạt động cơ bản:
1. Nghe giới thiệu bài
2. Tìm hiểu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung :
- GV cho HS đọc và tìm hiểu về họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
+ Họa sĩ sinh năm bao nhiêu? Họa sĩ sinh ra ở đâu?
+ Nêu vài nét tóm tắt về cuộc đời họa sĩ?
+ Nêu 1 số tác phẩm tiêu biểu của họa sĩ?
- GV nhận xét giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
3.HS xem tranh Du kích tập bắn
- GV giới thiệu tranh Du kích tập bắn cho HS xem tranh đã chuẩn bị và tranh trong SGK.
- HS thảo luận nhóm các câu hỏi:
+ Bức tranh được sáng tác năm nào?
+ Hình ảnh chính của bức tranh là gì?
+ Hình ảnh phụ của bức tranh là hình ảnh nào?
+ Màu sắc trong tranh?
- GV nhận xét, nêu tóm tắt nội dung tranh
- HS quan sát thêm một số tranh của các họa sĩ
4. Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS nhận xét về tinh thần, thái độ học tập của lớp
- GV nhận xét chung tiết học
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau
	2. Hoạt động ứng dụng:
- Sưu tầm tranh của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung và các họa sĩ khác
______________________________________
TIẾT 18: VẼ TRANG TRÍ
TRANG TRÍ HÌNH CHỮ NHẬT
I/ Mục tiêu:
	- Hiểu được sự giống nhau và khác nhau giữa trang trí HCN và trang trí hình vuông, hình tròn
	- Biết cách trang trí HCN
	- Trang trí được HCN đơn giản.
II/ tài liệu và phương tiện :
	Giáo viên:
- SGK, SGV...
- Bài trang trí HCN
	Học sinh:
	- SGK, Vở tập vẽ, bút chì, màu...
III/ Tiến trình:
	- Lớp khởi động hát hoặ chơi trò chơi
	1. Hoạt động cơ bản:
1. Nghe giới thiệu bài
2. HS quan sát, nhận xét
- GV cho HS quan sát các bài trang trí hình vuông, hình tròn, HCN yêu cầu HS tìm hiểu:
+ Sự giống nhau và khác nhau giữa trang trí HCN và hình vuông, hình tròn?
+ Nêu các họa tiết thường được sử dụng trong trang trí?
- GV nhận xét, nêu tóm tắt
3. HS tìm hiểu cách vẽ
- GV yêu cầu HS nêu lại cách tranh trí hình vuông, hình tròn đã học
- GV nhận xét, hướng dẫn HS các bước trang trí HCN:
+ Vẽ HCN
+ Tìm trục, kẻ trục, tìm các mảng chính phụ
+ Vẽ họa tiết vào các mảng cho cân đối, phù hợp
+ Chỉnh sửa, vẽ màu theo ý thích
4. HS quan sát thêm một số bài trang trí HCN.
2. Hoạt động thực hành :
1. HS thực hành trang trí HCN
- GV nêu yêu cầu bài thực hành
- HS thực hành trang trí HCN
- Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng.
2. Nhận xét, đánh giá
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm và nhận xét:
+ Cách vẽ họa tiết
+ Cách vẽ màu
+ Các bài vẽ đẹp và chưa đẹp
- GV nhận xét, đánh giá
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau
	3. Hoạt động ứng dụng:
- Tập trang trí một HCN theo ý thích và trưng bày tại góc học tập
______________________________________
TIẾT 19: VẼ TRANH
ĐỀ TÀI NGÀY TẾT, LỄ HỘI, MÙA XUÂN
I/ Mục tiêu:
	- Hiểu đề tài Ngày tết, lẽ hội, mùa xuân
	- Biết cách vẽ tranh đề tài Ngày tết, lễ hội, mùa xuân
	- Tập vẽ tranh đề tài Ngày tết, lễ hội, mùa xuân
II/ Tài liệu và phương tiện :
	Giáo viên:
- SGK, SGV...
- Trang ảnh theo đề tài, tranh HD cách vẽ...
	Học sinh:
	- SGK, Vở tập vẽ, bút chì, màu...
III/ Tiến trình:
	- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi
	1. Hoạt động cơ bản:
1. Nghe giới thiệu bài
2. HS tìm, chọn nội dung đề tài
- GV cho HS quan sát một số tranh ảnh về đề tài Ngày tết, lễ hội và mùa xuân
+ Không khí của ngày tết, lễ hội ra sao?
+ Bao gồm những hoạt động nào?
+ Cảnh vật ra sao?
+ Địa phương em thường có các lễ hội nào?
- GV nêu tóm tắt
- Gợi ý thêm để HS tìm cho mình 1 nội dung phù hợp
3. HS tìm hiểu cách vẽ tranh
- GV cho HS quan sát hình tham khảo, yêu cầu HS tìm hiểu các bước vẽ
- GV nhận xét, nêu các bước vẽ cơ bản 
+ Chọn các hình ảnh tiêu biểu, phù hợp nội dung
+ Sắp xếp các hình ảnh chính phụ cho cân đối
+ Vẽ rõ nội dung tranh, thêm các hình ảnh cho tranh sinh động
+ Vẽ màu theo ý thích
- GV lưu ý HS cách sắp xếp hình vẽ cân đối với tờ giấy, cách thêm các hình ảnh cho hợp lí, cách vẽ màu tươi sáng có đậm nhạt...
4. HS quan sát tranh vẽ của các bạn năm trước
	2. Hoạt động thực hành:
1. HS thực hành vẽ tranh 
- GV tổ chức cho HS thực hành vẽ tranh đề tài trường em
- GV quan sát, hướng dẫn thêm cho HS
2. Nhận xét, đánh giá 
- GV cùng HS chọn một số bài vẽ và hướng dẫn HS tự nhận xét về:
+ Cách chọn nội dung
+ Cách sắp xếp hình ảnh..
+ Cách vẽ màu
- GV nhận xét chung tiết học
- Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau.
	3. Hoạt động ứng dụng:
- Trưng bày và giới thiệu với các bạn về bức tranh của mình.
__________________________________________
TIẾT 20: VẼ THEO MẪU
MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU
I/ Mục tiêu:
	- Hiểu hình dáng, đặc điểm của mẫu
	- Biết cách vẽ mẫu có hai vật mẫu
	- Vẽ được hình hai vật mẫu bằng bút chì đen hoặc vẽ màu.
II/ Tài liệu và phương tiện :
	Giáo viên:
- SGK, SGV...
- Mẫu vẽ, tranh hướng dẫn cách vẽ
	Học sinh:
	- SGK, Vở tập vẽ, bút chì, màu...
III/ Tiến trình:
	- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi
	1. Hoạt động cơ bản:
1. Nghe giới thiệu bài
2. HS quan sát nhận xét tìm hiểu mẫu
- GV cùng HS lựa chọn, bày mẫu và quan sát tìm hiểu mẫu
+ Mẫu vẽ gồm những gì?
+ Đặc điểm, hình dáng, tỉ lệ của mẫu?
+ Vị trí các mẫu?
+ Màu sắc, độ đậm nhạt của mẫu?
- GV nhận xét, nêu tóm tắt về mẫu
3. HS tìm hiểu cách vẽ
- GV cho HS quan sát tranh hướng dẫn cách vẽ, yêu cầu HS nêu cách vẽ
- GV thao tác vẽ mẫu, minh họa các bước vẽ:
+ Vẽ phác khung hình chung, khung hình riêng từng vật mẫu
+ Vẽ trục, phác các nét chính
+ Chỉnh sửa, vẽ chi tiết
+ Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu
- GV lưu ý HS cách cách sắp xếp bố cục, cách vẽ đậm nhạt, vẽ màu
4. HS quan sát 1 số bài vẽ theo mẫu
2. Hoạt động thực hành:
1. HS thực hành vẽ
- GV nêu yêu cầu bài thực hành
- HS thực hành vẽ theo mẫu
- Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng.
2. Nhận xét, đánh giá
- GV chọn 1 số bài hoàn thiện, chưa hoàn thiện và tiến hành nhận xét đánh giá
+ Cách vẽ hình ảnh
+ Cách sắp xếp bố cục
+ Cách vẽ đậm nhạt, vẽ màu
- HS chọn ra các bài vẽ đẹp và chưa đẹp
- GV nhận xét đánh giá
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau
	3. Hoạt động ứng dụng:
- Giới thiệu với mọi người về bức tranh mình vẽ
__________________________________________
TIẾT 21: TẬP NẶN TẠO DÁNG
ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
I/ Mục tiêu:
	- Biết cách nặn các hình có khối.
	- Tập nặn một dáng người hoặc con vật và tạo dáng theo ý thích.
II/ Tài liệu và phương tiện :
	Giáo viên:
- SGK, SGV...
- Mẫu, tranh hướng dẫn cách nặn, đất nặn...
	Học sinh:
	- SGK, Vở tập vẽ, bút chì, màu, đất nặn...
III/ Tiến trinh:
	- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi
	1. Hoạt động cơ bản:
1. Nghe giới thiệu bài
2. HS quan sát, tìm hiểu
- GV cho HS quan sát 1 số đồ vật, con vật, con người hoặc tranh ảnh đã chuẩn bị và gợi ý HS tìm hiểu:
+ Hình dáng người, con vật được tạo dáng như thế nào?
+ Những sản phẩm đó thường làm bằng các chất liệu gì?
+ Màu sắc ra sao?
- GV nhận xét, nêu tóm tắt.
3. HS tìm hiểu cách nặn
- GV yêu cầu HS nêu lại các cách nặn người hoặc con vật
- Nhận xét, nêu lại các cách nặn, thao tác nặn mẫu:
+ Cách 1: Từ một thỏi đất nặn tạo hình dáng theo ý thích
+ Cách 2: Nặn các bộ phận rồi gắn lại với nhau
- GV lưu ý HS cách tạo dáng cho sinh động
4. Cho HS quan sát một số bài mẫu
2. Hoạt động thực hành:
1. HS thực hành
- GV nêu yêu cầu bài thực hành
- Cho HS các nhóm chọn chủ đề định nặn và tiến hành nặn theo nhóm
- Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng.
2. Nhận xét đánh giá
- GV chọn 1 số bài hoàn thiện, chưa hoàn thiện và tiến hành nhận xét đánh giá: 
+ Cách nặn.,
+ Cách tạo dáng
+ Chủ đề nặn
- GV nhận xét đánh giá chung
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau
	3. Hoạ

File đính kèm:

  • docGiao an Mi thuat Lop 5 theo chuong trinh VNEN.doc
Giáo án liên quan