Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Nguyễn Văn Kết - Tuần 9
I. MỤC TIÊU:
- HS nắm được hình dáng, màu sắc, đăc điểm của một số loại hoa lá đơn giản.
- HS biết cách vẽ đơn giản và vẽ đơn giản được một số bông hoa, chiếc lá.
HSKG: Biết lược bỏ các chi tiết, hình vẽ cân đối.
II. CHUẨN BỊ:
- GV:
+ GV chuẩn bị một số hoa lá thật (Hoa lá có hình dáng đơn giản)
+ 1 số bài vẽ sử dụng hoạ tiết trang trí hoa lá.
+ hình gợi ý cách vẽ.
- HS:
+ Giấy vẽ , vở thực hành.
+ Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
Tuần 9 Bài 9- Lớp 5: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT: Giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam. Ngày dạy: 21/10/2014 I. MỤC TIÊU: - HS hiểu một số nét về điêu khắc cổ Việt Nam. - HS cảm nhận được vẻ đẹp của một vài tác phẩm điêu khắc . HSKG: Lựa chọn được tác phẩm mình yêu thích, thấy được lý do tại sao thích. II. CHUẨN BỊ: GV: + Sgk- Sgv + Một số tấm ảnh tư liệu về điêu khắc.. HS: + Giấy vẽ , vở thực hành. + Bút chì, tẩy, màu vẽ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1, Ổn định; 2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS 3, Bài mới: A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài. Thời gian B, Hoạt động trên lớp Nội dung 6’ 10’ 4’ HĐ1: Tìm hiểu vài nét về điêu khắc cổ. GV giới thiệu một số hình ảnh, tượng và phù điêu cổ ở SGK - HS quan sát. +Xuất xứ: Các tác phẩm điêu khác cổ (tượng và phù điêu) do các nghệ nhân dân gian tạo nên, thườngthấy ở đình chùa lăng tẩm. + Nội dung đề tài: Thường thể hiện các chủ đề về tín ngưỡng và cuộc sống xã hộivới nhiều hình ảnh phong phú sinh động. + Chất liệu: Thường được làm bằng những chất liệu như gỗ, đá, đồng, đất nung, vôi vữa... H: Em có hiểu biết gì về điêu khắc cổ Việt Nam? HS thảo luận nhóm đôi - trả lời. Nhận xét- GV bổ sung. HĐ2: Tìm hiểu một số pho tượng và phù điêu nổi tiếng: Tượng: Tượng Adi đà (Chùa phật tích-Bắc ninh) H: Pho tượng được tạo bằng gì? H: Tượng phật được đặt ở đâu? (toà sen) H: Khuôn mặt thể hiện ntn? (dịu dàng, đôn hậu) Tượng phật bà Quan âm nghìn mắt nghìn tay; H: Pho tượng được tạc bằng gì? H: Quan sát pho tượng em thấy có gì đặc biệt? GV nêu tóm tắt về ý tưởng của pho tượng. Tượng Vũ nữ Chăm - Quảng Nam. H: Pho tượng được tạc bằng gì? H: Pho tượng được tạc với dáng vẻ ntn? (đang múa) GV: Tượng Vũ nữ Chăm là một tác phẩm đẹp nhất của nghệ thuật điêu khắc Chăm. Phù điêu; Chèo thuyền (Cam Đà- Hà Tây) H: Phù điêu diễn tả điều gì? Đá cầu: H: Xem phù điêu “đá cầu” em có cảm nhận gì? (bố cục cân đối, nhịp điệu vui vẻ) HĐ3: Nhận xét, đánh giá: GV nhận xét chung tiết học. Khen ngợi những HS tích cực. 1,Tìm hiểu vài nét về điêu khắc cổ. 2, Tìm hiểu một số pho tượng và phù điêu nổi tiếng: - Tượng Adi đà (Chùa phật tích-Bắc ninh) - Tượng phật bà Quan âm nghìn mắt nghìn tay; - Tượng Vũ nữ Chăm - Quảng Nam. 3, Nhận xét, đánh giá: 4, Củng cố: H: ở thôn xóm em có đình chùa nào không? Tượng ở đó có phải là những tác phẩm điêu khắc dân gian không? HS trả lời - nhận xét. 5, Dặn dò: - Nhận xét giờ. - Về sưu tầm những hình ảnh về tượng và phù điêu. Chuẩn bị trước bài 10. Bài 9-lớp 4: VẼ TRANG TRÍ Vẽ đơn giản hoa, lá. Ngày dạy: 22/10/2014 I. MỤC TIÊU: - HS nắm được hình dáng, màu sắc, đăc điểm của một số loại hoa lá đơn giản. - HS biết cách vẽ đơn giản và vẽ đơn giản được một số bông hoa, chiếc lá. HSKG: Biết lược bỏ các chi tiết, hình vẽ cân đối. II. CHUẨN BỊ: GV: + GV chuẩn bị một số hoa lá thật (Hoa lá có hình dáng đơn giản) + 1 số bài vẽ sử dụng hoạ tiết trang trí hoa lá. + hình gợi ý cách vẽ. HS: + Giấy vẽ , vở thực hành. + Bút chì, tẩy, màu vẽ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1, Ổn định; 2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS 3, Bài mới: A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài. Thời gian B, Hoạt động trên lớp Nội dung 5’ 6’ 10’ 2’ HĐ1: Quan sát, nhận xét: - GV cho HS xem một vài mẫu thật hoa, lá, một vài bài vẽ trang trí hình vuông, hình tròn có sử dụng hoạ tiết hoa lá để trang trí. - GV yêu cầu HS xem hình hoa lá ở H1 (T23) H: Hãy kể tên một số loại hoa lá? H: Hình dáng và màu sắc của chúng có gì khác nhau? H: Hoa hồng hoa cúc thường có những màu gì? H: So sánh hình dáng của lá hoa hoa hồng và lá hoa cúc? H: Lá bầu, lá trầu có hình dáng như thế nào? HS thảo luận nhóm đôi- HS trả lời. Nhận xét. GV bổ sung: Các em nhận thấy hoa lá có hình dáng và màu sắc đẹp và mỗi loại đều có đặc điểm riêng. Để vẽ được hình hoa lá cân đối và đẹp, có thể dùng trong trang trí, khi vẽ cần lược bớt nhưng chi tiết rườm rà, gọi là vẽ đơn giản hoa lá. HĐ2: Hướng dẫn cách vẽ: GV đưa hoa lá thật- HS quan sát. HS quan sát H2 : Cách vẽ đơn giản một bông hoa. H: Hãy quan sát hình Ha,b,c,d và cho biết để vẽ được bông hoa đơn giản ta cần theo mấy bước, là những bước nào? HS quan sát H3: Cách vẽ đơn giản 1 chiếc lá. H: Vậy để vẽ 1 một chiếc lá, bông hoa đơn giản ta cần theo tiến trình nào? - HS nêu- nhận xét. GV tóm tắt ghi bảng: + Vẽ hình dáng chung của hoa lá. + Vẽ các nét chính của cánh hoa và lá. + Nhìn mẫu vẽ nét chi tiết. (Chú ý bỏ bớt những chi tiết rườm rà) HĐ3: Hướng dẫn thực hành: GV cho HS xem một số bài vẽ năm trước để HS tham khảo. GV lưu ý cho HS sắp xếp hình vẽ sao cho cân đối. HS nhìn mẫu vẽ. GV quan sát, giúp đỡ. HĐ4; Hướng dẫn nhận xét, đánh giá. GV cho HS trưng bày bài vẽ. GV gợi ý để HS nhận xét. + Hình hoa lá vẽ đơn giản, rõ đăc điểm. + Màu sắc hài hoà, đẹp hay chưa đẹp. 1, Quan sát, nhận xét: 2, Hướng dẫn cách vẽ: + Vẽ hình dáng chung của hoa lá. + Vẽ các nét chính của cánh hoa và lá. + Nhìn mẫu vẽ nét chi tiết. (Chú ý bỏ bớt những chi tiết rườm rà) H1 H2 3,Thực hành: 4,Nhận xét, đánh giá. 4, Củng cố: H: Kể tên một vài bông hoa, chiếc lá? Hãy nêu tác dụng của chúng? HS trả lời - nhận xét. 5, Dặn dò: - Nhận xét giờ. - Về sưu tầm những hình ảnh về hoa, lá. Bài 9-lớp 3: VẼ TRANG TRÍ Vẽ màu vào hình có sẵn. Ngày dạy: 24/10/2014 I. MỤC TIÊU: - HS biết hơn về cách sử dụng màu. - Biết cách vẽ màu vào hình có sẵn. - Hoàn thành được bài tập theo yêu cầu. HSKG: Tô màu đều, gọn trong hình, màu sắc phù hợp làm rõ hình ảnh. II. CHUẨN BỊ: GV: +Sưu tầm những tranh có màu sắc đẹp. + Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ. HS: + Giấy vẽ , vở tập vẽ. + Bút chì, tẩy, màu vẽ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1, Ổn định; 2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS 3, Bài mới: A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài. Thời gian B, Hoạt động trên lớp Nội dung 6’ 6’ 8’ 4’ HĐ1: H/dẫn quan sát, nhận xét: - GV cho HS xem một số tranh về lễ hội. - HS quan sát tranh SGK. H: Tranh của bạn Quang Trung vẽ cảnh gì? (Múa rồng) H: Cảnh múa rồng thường diễn ra vào dịp nào? (Lễ hội) H: Trong tranh gồm có những chi tiết nào? (Con rồng, người và các hình ảnh khác...) H: Em thấy màu sắc quần áo cuae lễ hội như thế nào? (Sặc sỡ và vui mắt) HS thảo luận - trả lời. Nhận xét, GV bổ sung. GV: Tranh Múa rồng của bạn Quang Trung thể hiện được quang cảnh lễ hội với không khí tươi vui, nhộn nhịp... HĐ2: Cách vẽ màu: HS quan sát lại tranh vẽ và hỏi; H: Hình con rồng em sẽ tô những màu nào? H: Hình người múa rồng em sẽ sưe dụng những màu nào? H : Khi tô màu em lưu ý điều gì? H: Em chọn hình nền màu gì? - HS nêu theo cảm nhận riêng. Nhận xét. GV: Các em có thể tô màu theo ý thích nhưng lưu ý màu phải hài hoà, tô gọn màu, có đậm, có nhạt. GV vẽ trên bảng 3 hình vẽ bông hoa; Tổ chức cho HS thi tô màu nhanh đẹp. Nhận xét. HĐ3; H/dẫn thực hành: GV quan sát từng HS làm bài, đưa ra gợi ý khi cần thiết. GV giúp đỡ những em còn lúng túng. Lưu ý cách tô màu sao cho gọn, không sử dụng quá nhiều màu. HĐ4: Nhận xét, đánh giá: GV cho HS trưng bày sản phẩm. Gợi ý để HS nhận xét về: + Màu sắc tô gọn, mịn. + Hài hoà có đậm nhạt. 1, Quan sát, nhận xét: - Tranh múa rồng diễn tả hoạt đọng của lễ hội. - Màu sắc của lễ hội rất sặc sỡ. 2, Cách vẽ màu: 3, Thực hành: 4, Nhận xét, đánh giá: 4, Củng cố: H: ở quê em có những lễ hội nào? Không khí của những buổi lễ đo như thế nào? HS trả lời - nhận xét. 5, Dặn dò: - Nhận xét giờ. - Về hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng bài 10. Bài 9-lớp 2: VẼ THEO MẪU Vẽ cái mũ. Ngày dạy: 23/10/2014 I. MỤC TIÊU: - HS hiểu được đặc điểm, hình dáng của một số loại mũ, (nón). - Biết cách vẽ cái mũ (nón). - HS vẽ được cái mũ (nón) theo mẫu. HSKG: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần giống mẫu. II. CHUẨN BỊ: GV: + Tranh ảnh các loại mũ. + Chuẩn bị một vài cái mũ có màu sắc và hình dáng khác nhau.. + Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ. HS: + Giấy vẽ , vở tập vẽ. + Bút chì, tẩy, màu vẽ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1, Ổn định; 2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS 3, Bài mới: A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài. Thời gian B, Hoạt động trên lớp Nội dung 4’ 4’ 15’ 3’ HĐ1: Quan sát, nhận xét: GV giới thiệu một số hình ảnh về mũ. H: Em hãy kể tên một số loại mũ mà em biết? H: Em có nhận xét gì về hình dáng của các loại mũ? H: Màu sắc của các loại mũ như thế nào? - GV đưa một chiếc mũ, HS quan sát: H: Em quan sát và kể tên các bộ phận của cái mũ? (Thân, quai,khuy, lưỡi trai, các phần trang trí...) H: Hãy nêu tác dụng của những chiếc mũ? (Đội để che nắng, che mưa, làm đẹp...) H: Em có mấy chiếc mũ? H: Em có thích vẽ cái mũ này không? HĐ2: H/dẫn cách vẽ cái mũ: GV bày một số mũ làm mẫu để HS vẽ. GV chọn một chiếc có hình dáng đẹp hướng dẫn và vẽ cho HS quan sát: Các bước trình tự như sau: + Vẽ hình bao quát. + Vẽ phác các phần chính. + Vẽ các chi tiết cho giống mẫu. + Vẽ trang trí và tô màu cho đẹp. GV đưa hình gợi ý cách vẽ. H: Hãy nêu lại cách vẽ cái mũ? HS nhìn hình vẽ trả lời- nhận xét. GV: Để vẽ được chiếc mũ đẹp các em cần quan sát kĩ hình dáng và tìm được khung hình sao cho phù hợp. HĐ3: Thực hành: GV cho HS xem một số bài vẽ vè cái mũ: H: Em chọn bài vẽ nào? Vì sao? (HS tìm ra cách sắp xếp hình vẽ sao cho cân đối) HS làm bài- GV quan sát - nhận xét. GV quan sát giúp đỡ những HS còn lúng túng. HĐ4: Nhận xét, đánh giá: GV cho HS trưng bày bài. Nhận xét: + Hình dáng. + Cách trang trí- tô màu. - Khen ngợi những bài làm tốt. 1, Quan sát, nhận xét: Có các loại mũ như: Mũ trẻ sơ sinh, mũ lưỡi trai, mũ bảo hiểm, mũ lá...... 2, Cách vẽ cái mũ: H1 H2 3, Thực hành: 4, Nhận xét, đánh giá: 4, Củng cố: H: Kể tên một vài loại mũ, nón mà em biết? Hãy nêu tác dụng của chúng? HS trả lời - nhận xét. 5, Dặn dò: - Nhận xét giờ. - Về hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng bài 10. Bài 9 –l ớp 1: Xem tranh phong cảnh. Ngày dạy: 20/10/2014 I. MỤC TIÊU: - Nhận biết được tranh phong cảnh, yêu thích tranh phong cảnh. - HS mô tả được những hình vẽ và màu sắc chính trong tranh. HSKG: Có cảm nhận vẻ đẹp của tranh phong cảnh. - Tích hợp ND bảo vệ môi trường II. CHUẨN BỊ: GV: + Tranh ảnh phong cảnh( Cảnh biển, đồng ruộng, phố phường...) + Tranh phong cảnh của thiếu nhi và tranh ở vở Tập vẽ. HS: + Giấy vẽ , vở thực hành. + Bút chì, tẩy, màu vẽ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1, Ổn định; 2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS 3, Bài mới: A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài. Thời gian B, Hoạt động trên lớp Nội dung 5’ 12’ HĐ1: Giới thiệu tranh phong cảnh: GV treo một số tranh phong cảnh . HS quan sát. H: Bức tranh này vẽ gi? HS thảo luận nhóm đôi- Trả lời. Nhận xét- GV bổ sung. GV: Tranh phong cảnh thường vẽ nhà, cây, đường, ao, hồ, biển thuyền.... Ngoài ra còn vẽ thêm người cho tranh thêm sinh động. H: Các tranh phong cảnh này các bạn đã dùng chất liệu gì để vẽ tranh? (Bút màu, bút sáp, bút dạ...) HĐ2: H/ dẫn HS xem tranh: Tranh Đêm hội: HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: H: Tranh vẽ những gì? (Vẽ những ngôi nhà có mái ngói đỏ cao thấp khác nhau) H: Màu sắc như thế nào? (Màu sắc tươi sáng, rất đẹp) H: Em có nhận xét gì về bức tranh đêm hội? HS thảo luận nhóm đôi 3 phút- HS trả lời. Nhận xét. Tranh Chiều về: HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: H: Bức tranh vẽ cảnh ban ngày hay ban đêm? (Ban ngày) H: Tranh vẽ cảnh ở vùng nào? H: Vì sao bạn ấy lại đặt tên tranh là chiều về? H: Màu sắc của tranh như thế nào? H: Xem tranh em có cảm nhận gì? H: Qua 2 bức tranh vừa xem, theo em tranh phong cảnh vẽ chủ yếu là gì? (Chủ yếu là vẽ cảnh vật là chính) - HS nêu - nhận xét. 1, Giới thiệu tranh phong cảnh: 2, Xem tranh: Tranh Đêm hội: Tranh Chiều về: 4, Củng cố: H: Hôm nay các em đã xem những tranh nào? Bạn nào có thể nói sơ qua về nội dung của các bức tranh? HS trả lời - nhận xét. 5, Dặn dò: - Nhận xét giờ. - Chuẩn bị đồ dùng bài 10. ********************************************* Ký duyệt của BGH …………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- mi thuat t9.doc