Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Nguyễn Văn Kết - Tuần 28

I, MỤC TIÊU:

- HS hiểu biết thêm về cách tìm và vẽ màu.

- HS vẽ được hình có sẵn theo ý thích.

- HS thấy được vẻ đẹp của màu sắc, yêu mến thiên nhiên.

II, CHUẨN BỊ:

- GV:

+ Phóng to 3 hình vẽ sẵn ở VTV.

+ Hình gợi ý cách vẽ.

- HS:

+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.

+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.

III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1, Ổn định;

2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS

3, Bài mới:

 

doc10 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Nguyễn Văn Kết - Tuần 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 28 - Lớp 5
vẽ theo mẫu
Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu (vẽ màu)
Ngày dạy:25/3/2014
I, Mục tiêu:
- HS hiểu đặc điểm của mẫu về hình dáng màu sắc và cách sắp xếp.
- HS biết cách vẽ và vẽ được mẫu có hai hoặc ba vật mẫu.
- HS yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ SGK, SGV.
+ Một số mẫu vẽ.
+ Hình gợi ý cách vẽ.
+ Bài vẽ của HS năm trước.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
6’
8’
10’
2’
HĐ1: Quan sát , nhận xét:
- GV cùng HS bày mẫu, lưu ý mẫu phải ở vị trí HS dễ quan sát và quan sát một cách dễ dàng.
H: Mẫu có mẫy vật mãu? (3)
H: Vị trí của lọ và quả như thế nào?
(Quả ở phía trước, lọ ở phía sau) 
H: Nêu đặc điểm hình dáng của lọ và quả?
H: Vật nào có kích thước lớn nhất và nhỏ nhất?
H: So sánh độ đậm nhạt giữa các vật mẫu?
HS nêu, nhận xét.
GVKL: Để vẽ được mẫu tĩnh vật có hai hoặc ba vật mẫu, các em cần quan sát kĩ, so sánh về tỷ lệ, vị trí, độ đậm nhạt.
HĐ2: Hướng dẫn cách vẽ :
GV gợi ý và vẽ trên bảng theo các bước để HS quan sát:
+ Ước lượng chiều cao, chiều ngang của toàn bộ mẫu để vẽ khung hình chung.
+ Quan sát mẫu, ước lượng và phác khung hình của lọ hoa và quả.
+ Tìm tỷ lệ bộ phận của lọ hoa và quả.
+ Vẽ phác khung hình từng vật mẫu bẵng các nét thẳng.
+ Nhìn mẫu vẽ nét chi tiết.
+ Xác định mảng màu, độ đậm nhạt và vẽ màu theo cảm nhận riêng.
Cho HS quan sát hình gợi ý cách vẽ.
HS đọc lại cách vẽ SGK: 2 HS đọc.
HS tóm tắt lại cách vẽ.
HĐ3: Thực hành:
HS lựa chọn 3 cách vẽ chì, vẽ màu, hoặc xé dán.
HS xem một số bài vẽ tĩnh vật của HS năm trước.
HS tự làm bài.
GV quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
HS trưng bày bài.
HS nhận xét về:
+ Bố cục.
+ Hình vẽ.
+ Màu sắc.
- Khen ngợi bài đẹp.
1, Quan sát, nhận xét:
2, Hướng dẫn cách vẽ :
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
 4, Củng cố: 
- GV tóm tắt nội dung bài.
- HS nêu, nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 29.
 Bài 28 - Lớp 4
 Vẽ trang trí
Trang trí lọ hoa
Ngày dạy:26/3/2014
I, Mục tiêu:
- HS thấy được vẻ đẹp về hình dáng và cách trang trí lọ hoa.
- HS biết cách vẽ và vẽ được lọ hoa theo ý thích.
- HS yêu quý, giữ gìn đồ vật trong nhà.
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ Nội dung bài.
+ Một vài lọ hoa khác nhau.
+ Hình gợi ý cách vẽ.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Bút chì, thước kẻ, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
5’
6’
10’
2’
HĐ1: Quan sát, nhận xét:
- GV cho HS quan sát một số loại lọ hoa có hình dáng và màu sắc khác nhau:
H: Có nhận xét gì về hình dáng và kích thước các lọ hoa?
H: Nêu cấu tạo của hoa?
(Miện, cổ, thân, đáy)
H: Cách trang trí như thế nào?
(Đẹp, nhiều cách trang trí khác nhau)
H: So sánh sự khác nhau của một vài lọ hoa?
HS thảo luận nhóm đôi trong 3 phút.
HS trả lời, nhận xét - bổ sung.
GVKL: Mỗi loại lọ hoa lại có hình dáng, màu sắc, cách trang trí khác nhau, mỗi loại đều có vẻ đẹp riêng.
HĐ2: Cách trang trí:
GV cho HS xem hình một lọ hoa và các cách trang trí của lọ hoa đó.
GV gợi ý cách trang trí:
+ Dựa vào hình dáng lọ hoa vẽ phác các hình mảng trang trí.
+ Tìm hoạ tiết vẽ các mảng (hoa , lá, con vật, cách điệu)
+ Vẽ màu theo ý thích.
GV cho HS xem hình gợi ý cách trang trí.
GV vẽ 2 lọ hoa có hình dáng và kích thước bằng nhau.
Mời 2 HS lên bảng trang trí (vẽ nét)
Nhận xét cách trang trí. 
HĐ3: Thực hành:
HS làm và trang trí vào hình có sẵn ở vở thực hành.
Hoặc cho HS vẽ các loại hình dáng lọ theo ý thích và kết hợp trang trí.
HS làm bài.
GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
HS trưng bày bài vẽ.
HS nhận xét về:
+ Hình dáng của lọ (độc đáo, đẹp , lạ , cân đối).
+ Cách trang trí (mới, lạ, hài hoà).
+ Màu sắc đẹp (có đậm nhạt).
- Khen ngợi bài vẽ đẹp.
1, Quan sát, nhận xét:
 2, Cách trang trí:
+ Dựa vào hình dáng lọ hoa vẽ phác các hình mảng trang trí.
+ Tìm hoạ tiết vẽ các mảng (hoa , lá, con vật, cách điệu)
+ Vẽ màu theo ý thích.
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
4, Củng cố:
H: Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- HS nêu, nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 29.
Bài 28 - lớp 3
 vẽ trang trí
Vẽ màu vào hình có sẵn
Ngày dạy:28/3/2014
I, Mục tiêu:
- HS hiểu biết thêm về cách tìm và vẽ màu.
- HS vẽ được hình có sẵn theo ý thích.
- HS thấy được vẻ đẹp của màu sắc, yêu mến thiên nhiên.
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ Phóng to 3 hình vẽ sẵn ở VTV.
+ Hình gợi ý cách vẽ.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
6’
6’
10’
3’
HĐ1: Quan sát, nhận xét:
GV yêu cầu HS xem hình vẽ sẵn ở Vở tập vẽ 3.
H: Trong bài vẽ sẵn, vẽ những gì? (lọ, hoa)
H: Tên hoa đó là gì?
H: Vị trí của lọ và hoa trong hình vẽ như thế nào?
Gợi ý HS nêu ý định vẽ màu của mình ở lọ, hoa và nền.
- Cho HS xem một số bài trang trí lọ và hoa để Hs tham khảo.
HĐ2: Cách vẽ màu:
GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ để HS biết cách vẽ màu.
+ Vẽ màu ở xung quanh hình trước, giữa sau.
+ Thay đổi hướng nét vẽ (ngang, dọc xiên, thưa dày, đan xen) để bài sinh động hơn. Với bút dạ cần đưa nét nhanh.
+ Với bút chì màu và sáp không nên tô chồng nét nhiều lần.
GV cho HS lên bảng thực hiện thao tác tô màu bằng phấn.
Nhận xét, GV bổ sung.
HĐ3: Thực hành:
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
+ Vẽ màu vào hình có sẵn theo ý thích.
+ Vẽ màu kín hình lọ , hoa , quả, nền.
+ Vẽ màu tươi sáng có đậm, có nhạt.
HS làm bài.
GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
GV giới thiệu 1 số bài vẽ đẹp và bài vẽ theo nhóm, nhận xét:
+ Cách vẽ màu.(vẽ màu có đậm, có nhạt)
+ Màu bài vẽ (tươi sáng)
Khen ngợi bài vẽ đẹp.
1, Quan sát, nhận xét:
2, Cách vẽ màu:
+ Vẽ màu ở xung quanh hình trước, giữa sau.
+ Thay đổi hướng nét vẽ (ngang, dọc xiên, thưa dày, đan xen) để bài sinh động hơn. Với bút dạ cần đưa nét nhanh.
+ Với bút chì màu và sáp không nên tô chồng nét nhiều lần.
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
 4, Củng cố:
H: Theo em khi sử dụng màu sáp và màu bút dạ các em phải thao tác tô như thế nào để đạt được màu theo ý mình?
HS trả lời - nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 29.
 Bài 28 - Lớp 2
vẽ trang trí
Vẽ thêm vào hình có sẵn và vẽ màu
Ngày dạy:20/3/2014
I, Mục tiêu: 
- HS vẽ thêm được các hình thích hợp vào hình có sẵn.
- HS biết cách vẽ màu theo ý thích.
- HS yêu mến các vật nuôi trong nhà.
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ Tranh ảnh về các loại gà.
+ Hình gợi ý cách vẽ.
+ Một số bài vẽ gà của HS.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
5’
8’
10’
4’
HĐ1: Quan sát, nhận xét:
GV hướng dẫn HS xem hình vẽ ở Vở bài tập vẽ 2 để các em nhận biết:
H: Trong bài đã vẽ hình gì? (Vẽ con gà trống)
H: Bài vẽ có thể vẽ thêm hình ảnh nào nữa không?
HS nêu, nhận xét.
GVTT: Các em có thể vẽ thêm những cảnh vật xung quanh cho tranh thêm sinh động.
HĐ2: Cách vẽ thêm hình, vẽ màu:
* Cách vẽ hình:
+ Tìm hình định vẽ (con gà, cây, nhà)
+ Đặt hình vẽ thêm vào vị trí thích hợp trong tranh.
* Cách vẽ màu:
+ Dùng màu khác nhau để vẽ cho tranh thêm sinh động.
+ Nên vẽ màu có đậm, có nhạt.
+ Vẽ màu nền nên vẽ màu nhạt hơn để tranh có không gian.
HĐ3: Thực hành:
HS có thể dùng bút màu vẽ ngay kể cả hình vẽ thêm, không cần vẽ trước bằng chì đen.
HS tự làm bài.
GV quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
Hs trưng bày bài vẽ.
HS nhận xét về:
+ Hình vẽ thêm.
+ Màu sắc trong tranh.
+ Những bài vẽ này có gì khác nhau.
Khen ngợi những bài đẹp.
1, Quan sát, nhận xét:
2, Cách vẽ thêm hình, vẽ màu:
* Cách vẽ hình:
+ Tìm hình định vẽ (con gà, cây, nhà)
+ Đặt hình vẽ thêm vào vị trí thích hợp trong tranh.
* Cách vẽ màu:
+ Dùng màu khác nhau để vẽ cho tranh thêm sinh động.
+ Nên vẽ màu có đậm, có nhạt.
+ Vẽ màu nền nên vẽ màu nhạt hơn để tranh có không gian.
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
4, Củng cố: H: Hàng ngày em làm gì để chăm sóc những con vật trong nhà?
- HS trả lời, nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 29.
Bài 28 - Lớp 1
Vẽ tiếp hình và vẽ màu vào hình vuông, đường diềm
Ngày dạy:24/3/2014
I, Mục tiêu:
 Giúp HS :
- HS thấy được vẻ đẹp của hình vuông và đường diềm có trang trí.
- Biết cách vẽ hoạ tiết theo chỉ dẫn vào hình vuông và đường diềm.
- HS vẽ được hoạ tiết như chỉ dẫn và vẽ màu theo ý thích.
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ Một số bài trang trí hình vuông.
+ Một số bài trang trí đường diềm.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành- Vở tập vẽ 1.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
5’
6’
10’
3’
HĐ1: Giới thiệu cách trang trí hình vuông, đường diềm:
- GV cho HS xem một số bài trang trí hình vuông , đường diềm, HS nhận xét về vẻ đẹp của chúng.
H: Em thấy có mấy cách trang trí đường diềm, hình vuông? (Nhiều cách)
H: Em thấy dạng trang trí hình vuông, đường diềm được trang trí ở những đồ vật nào?
(Khăn quàng, tấm thảm, viên gạch hoa, viền cổ áo, váy....)
HS nêu, nhận xét.
GVKL: Trang trí hình vuông và trang trí đường diềm được áp dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày, chính nhờ nó mà các vật dụng thêm đẹp và sinh động hơn.
HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ:
GV cho HS quan sát H2 Vở tập vẽ1:
H: Hãy chỉ phần còn thiếu về hình?
H: Những hình vẽ giống nhau thì vẽ như thế nào?
- Gợi ý cho HS cách vẽ màu:
+ Tìm màu và vẽ màu theo ý thích.
+ Các hình giống nhau cần một màu.
+ Màu nền khác với màu của các hình vẽ.
GV nêu kĩ năng tô màu bằng phấn lên bảng.
GV cho HS lên bảng tô màu bằng phấn.
Nhận xét.
HĐ3: Thực hành:
HS vẽ tiếp hình và vẽ màu theo ý thích vào hình 2 Vở tập vẽ.
HS làm bài.
Gv quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
GV cho HS trưng bày bài vẽ.
HS nhận xét về:
+ Vẽ hình có giống không.
+ Vẽ màu mịn đẹp, đúng yêu cầu.
H: Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- HS nêu, nhận xét.
Khen ngợi những bài đẹp.
1, Giới thiệu về ô tô:
2, Cách vẽ :
+ Tìm màu và vẽ màu theo ý thích.
+ Các hình giống nhau cần một màu.
+ Màu nền khác với màu của các hình vẽ.
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
 4, Củng cố:
H: Em thấy trang trí hình vuông, đường diềm thường được trang trí ở đâu?
HS trả lời - nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 29.
Ký duyệt của Ban giám hiệu:
 …………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docmithuat t28.doc