Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Nguyễn Văn Kết - Tuần 24
I, Mục tiêu:
- HS làm quen với kiểu chữ nét đều, nhận ra đặc điểm và vẻ đẹp của nó.
- HS biết sơ lược về kẻ chữ nét đều và vẽ được màu vào dòng chữ có sẵn.
- HS quan tâm đến nội dung các khẩu hiệu ở trường học và trong cuộc sống hàng ngày.
II, Chuẩn bị:
- GV:
+ Bảng mẫu chữ nét thanh đậm, nét đều.
+ Một đầu báo khác nhau.
- HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Bút chì, thước kẻ, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
Bài 24 - Lớp 5: vẽ theo mẫu Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu. Ngày dạy:…………….. I, Mục tiêu: - HS biết quan sát, nhận xét và so sánh đúng tỷ lệ, độ đậm nhạt, đặc điểm của mẫu. - HS bố cục bài hợp lý, vẽ được hình gần giống tỷ lệ và có đặc điểm - HS cảm nhận được vẻ đẹp của độ đậm nhạt của mẫu, vẽ và yêu quý vẻ đẹp xung quanh. II, Chuẩn bị: GV: + Mẫu vẽ: ấm tích, cái bát, quả cam. + Hình gợi ý cách vẽ. + Một số bài vẽ của HS. HS: + Giấy vẽ hoặc vở thực hành. + Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ. III, Các hoạt động dạy - học: 1, ổn định; 2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS 3, Bài mới: A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài. Thời gian B, Hoạt động trên lớp Nội dung 6’ 6’ 10’ 2’ HĐ1: Quan sát, nhận xét: - GV hướng dẫn và tạo điều kiện cho HS tham gia bày mẫu: Sao cho mẫu phải được mọi vị trí HS trong lớp đều quan sát dễ dàng. H: Mẫu có mấy đồ vật? H: Nêu vị trí của từng vật mẫu? H: Vật mẫu nào lớn nhất, vật mẫu nào nhỏ nhất? H: Nêu đặc điểm của từng vật mẫu? (ấm tích: hình trụ, cái bát + quả cam: dạng hình cầu biến dạng.) H: Phần nào của mẫu được chiếu sáng nhiều nhất, phần nào đậm nhất, phần nào đậm vừa? HS thảo luận nhóm đôi. HS trình bày, nhận xét, sửa sai. HĐ2: Cách vẽ: GV vẽ và hướng dẫn trực tiếp trên bảng: Vẽ khung hình chung của cả 3 đồ vật. Ước lượng tỷ lệ: Vẽ khung hình của từng đồ vật. Tìm vị trí các bộ phận của từng vật mẫu vẽ phác nét thẳng. Quan sát mẫu, kiểm tra lại hình: Vẽ chi tiết cho giống mẫu. GV cho HS quan sát lại hình gợi ý cách vẽ. HĐ3: Thực hành: GV dựa vào thực tế bài vẽ của HS để góp ý giúp đỡ các em. Hướng dẫn cho HS chú ý bố cục. H: Em sẽ gợi tạo khối như thế nào? (Cần tìm được điểm sáng nhất và tối nhất để tạo khối) HS làm bài. GV quan sát. HĐ4: Nhận xét, đánh giá: GV cho HS trưng bày bài (chọn 3 bài). H: Theo em bài nào đẹp? Tại sao đẹp? - Hướng dẫn HS nhận xét về: + Bố cục. + Cách vẽ hình. + Đậm nhạt. + Sáng tạo. - Khen ngợi những bài vẽ đẹp. 1, Quan sát, nhận xét: + Mẫu vẽ: ấm tích, cái bát, quả cam. 2, Cách vẽ: 3, Thực hành: 4, Nhận xét, đánh giá: 4, Củng cố: H: Em thấy bài vẽ theo mẫu này khó nhất ở điểm nào? - HS nêu, nhận xét. 5, Dặn dò: - Nhận xét giờ. - Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 25. Bài 24 - Lớp 4: vẽ trang trí Tìm hiểu về kiểu chữ nét đều. Ngày dạy:…………… I, Mục tiêu: - HS làm quen với kiểu chữ nét đều, nhận ra đặc điểm và vẻ đẹp của nó. - HS biết sơ lược về kẻ chữ nét đều và vẽ được màu vào dòng chữ có sẵn. - HS quan tâm đến nội dung các khẩu hiệu ở trường học và trong cuộc sống hàng ngày. II, Chuẩn bị: GV: + Bảng mẫu chữ nét thanh đậm, nét đều. + Một đầu báo khác nhau. HS: + Giấy vẽ hoặc Vở thực hành. + Bút chì, thước kẻ, tẩy, màu vẽ. III, Các hoạt động dạy - học: 1, ổn định; 2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS 3, Bài mới: A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài. Thời gian B, Hoạt động trên lớp Nội dung 5’ 6’ 10’ 2’ HĐ1: Quan sát, nhận xét: GV treo đầu báo, bảng chữ nét thanh đậm, chữ nét đều. HS quan sát. H: Đâu là kiểu chữ nét đều? H: Hãy chỉ ra dấu hiệu phân biệt chữ nét đều với nét thanh đậm? H: Có nhận xét gì về độ dày của nét chữ nét đều? (Các nét chữ nét đều bằng nhau) H: Độ rộng của các con chữ có bằng nhau không? Những chữ nào có độ rộng lớn nhất? (A,Q,O,M - Hẹp hơn E,L,P,T, hẹp nhất là I) H: Tác dụng của chữ nét đều? (Thường để kẻ khẩu hiệu, đầu báo....) HĐ2: Cách kẻ chữ nét đều: GV cho HS quan sát H4 (trang 57) SGK để các em nhận ra cách kẻ chữ nét thẳng. GV giới thiệu hình 5 SGK và yêu cầu các em tìm ra cách kẻ chữ R,Q,S,D,B,P... H; Tìm tâm của đường tròn để vẽ chữ nét cong của chữ R,Q,S,D,B,P? GV giới thiệu và vẽ luôn để HS quan sát. H: Nét nghiêng của chữ R, S xuất phát từ đâu? HS nêu, nhận xét. * Cụ thể kẻ các chữ thường theo các bước sau: + Tìm độ cao, chiều rộng của chữ và kẻ ô vuông. + Phác khung hình các nét chữ (tùy độ rộng, hẹp của từng chữ) + Tìm chiều dày của các nét chữ. + Vẽ nét chữ bằng nét chì trước, sau dó dùng thước kẻ hoặc com pa để quay lại thành nét rõ đậm. + Tẩy nét phác và tô màu. GV kẻ một vài chữ, HS quan sát. Nếu còn thời gian GV có thể cho 2 HS lên bảng kẻ mỗi HS 1 chữ. HĐ3: Thực hành: GV nêu yêu cầu: Các em kẻ chữ “Bác Hồ” độ cao 4cm. HS làm bài. GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng. HĐ4: Nhận xét, đánh giá: HS trưng bày bài. H: Bài nào đẹp? Yêu cầu chữ nét đều là gì? - HS nêu, nhận xét. 1, Quan sát, nhận xét: 2, Cách kẻ chữ nét đều: + Tìm độ cao, chiều rộng của chữ và kẻ ô vuông. + Phác khung hình các nét chữ (tùy độ rộng, hẹp của từng chữ) + Tìm chiều dày của các nét chữ. + Vẽ nét chữ bằng nét chì trước, sau dó dùng thước kẻ hoặc com pa để quay lại thành nét rõ đậm. + Tẩy nét phác và tô màu. 3, Thực hành: 4, Nhận xét, đánh giá: 4, Củng cố: H: Em thường thấy chữ nét đều được sử dụng ở đâu? - HS nêu, nhận xét. 5, Dặn dò: - Nhận xét giờ. - Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 25. Bài 24 - Lớp 3: vẽ tranh Đề tài tự do. Ngày dạy:…………… I, Mục tiêu: - HS làm quen với việc vẽ tranh đề tài tự do. - HS vẽ được một bức tranh theo ý thích. - HS có thói quen tưởng tượng trong khi vẽ tranh. II, Chuẩn bị: GV: + Nội dung bài. + Sưu tầm một số tranh của các họa sĩ. HS: + Giấy vẽ hoặc Vở thực hành. + Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ. III, Các hoạt động dạy - học: 1, ổn định; 2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS 3, Bài mới: A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài. Thời gian B, Hoạt động trên lớp Nội dung 6’ 6’ 10’ 3’ HĐ1: Tìm, chọn nội dung đề tài: GV cho HS xem tranh, ảnh và đặt các câu hỏi gợi ý: H: Trong tranh vẽ về cảnh gì? H: Theo em tranh này thuộc chủ đề, đề tài nào? H: Em có thể kể một số đề tài quen thuộc mà em biết? (Cảnh đẹp quê hương đất nước, các di tích lịch sử cách mạng, thiếu nhi vui chơi, các trò chơi dân gian lễ hội, sinh hoạt gia đình v.v...) GVKL: Các em có thể chọn một đề tài mà em thích để vẽ. HĐ2: Cách vẽ tranh : GV treo tranh, dựa vào tranh mẫu, GV đặt câu hỏi gợi ý cách vẽ: + Tìm hình ảnh chính, hình ảnh phụ: Vẽ phác hình bằng chì mờ. GV vẽ mẫu một vài nét. + Tìm các hình dáng phù hợp với hoạt động. + Vẽ thêm các chi tiết cho tranh thêm sinh động. + Vẽ màu. HĐ3: Thực hành: Cho HS xem lại tranh ảnh trước khi vẽ. HS làm bài. Lưu ý: Các em không được vẽ giống nhau. GV quan sát, đến từng bàn gợi ý cho các em. Khi HS vẽ màu không yêu cầu HS vẽ đúng như mẫu của thiên nhiên. Các em có quyền được sáng tạo. HS tự làm bài. HĐ4: Nhận xét, đánh giá: GV chọn một số tranh đã hoàn thành, trưng bày để HS nhận xét. Cách sắp xếp: Có trọng tâm, rõ nội dung. Hình vẽ sinh động (hay lặp lại) Nhận xét về: Màu sắc. Khen ngợi bài vẽ đẹp. 1, Tìm, chọn nội dung đề tài: 2, Cách vẽ tranh : + Tìm hình ảnh chính, hình ảnh phụ: Vẽ phác hình bằng chì mờ. GV vẽ mẫu một vài nét. + Tìm các hình dáng phù hợp với hoạt động. + Vẽ thêm các chi tiết cho tranh thêm sinh động. + Vẽ màu. 3, Thực hành: 4, Nhận xét, đánh giá: 4, Củng cố: H: Vẽ tranh đề tài tự chọn là một trong những đề tài dễ nhất, trong các thể loại em thấy thể loại nào em thích nhất? Vì sao em thích? HS trả lời - nhận xét. 5, Dặn dò: - Nhận xét giờ. - Chuẩn bị đồ dùng cho bài 25. Bài 24 - Lớp 2: Vẽ theo mẫu Vẽ con vật. Ngày dạy:…………… I, Mục tiêu: - HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm một số con vật quen thuộc. - HS biết cách vẽ con vật. - HS vẽ được con vật theo ý thích. II, Chuẩn bị: GV: + ảnh một số con vật (con voi, trâu, mèo, thỏ, gà....) + Tranh vẽ các con vật của hoạ sĩ. + Hình minh hoạ, hướng dẫn cách vẽ. HS: + Giấy vẽ hoặc Vở thực hành. + Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ. III, Các hoạt động dạy - học: 1, ổn định; 2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS 3, Bài mới: A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài. Thời gian B, Hoạt động trên lớp Nội dung 5’ 8’ 10’ 4’ HĐ1: Quan sát, nhận xét: - GV yêu cầu HS quan sát các con vật trong tranh: H: Hãy nêu tên các con vật trong tranh? H: Nêu các bộ phận chính của một con vật? (đầu, mình, chân , đuôi....) H: Em thích con vật nào? Hãy nêu một vài đặc điểm nổi bật của con vật đó như thân hình, hoạt động, bộ lông....? H: Ngoài những con vật này ra em còn biết những con vật nào nữa? HS thảo luận nhóm đôi – HS trình bày. HS nhận xét, bổ sung. GVKL: Để vẽ được con vật đẹp và rõ đặc điểm, các em cần quan sát kĩ và vẽ được những đặc điểm nổi bật của nó. HĐ2: Cách vẽ con vật: GV chọn một con vật, vừa vẽ vừa hướng dẫn: + Vẽ bộ phận lớn trước, bộ phận nhỏ sau. + Vẽ chi tiết cho đúng, rõ đặc điểm của con vật. GV vẽ phác hình 1-> 3 con vật để HS tham khảo. Hướng dẫn cách lên màu hoặc gợi khối: Tuỳ vào màu lông và đặc điểm mà các em chọn màu cho phù hợp, cần phải có đậm nhạt. GV treo hình gợi ý cách vẽ – HS quan sát – HS nêu lại tóm tắt các bước vẽ. HĐ3: Thực hành: HS xem hình, gợi ý cách vẽ để tìm ra bố cục hợp lý. H: Em chọn bài nào, vì sao? (cân đối không to, không nhỏ quá so với trang giấy...) HS làm bài. GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng. Lưu ý: Các em có thể vẽ hình ảnh xung quanh để tạo thành một bức tranh sinh động. HS tự làm bài. HĐ4: Nhận xét, đánh giá: Cho HS trưng bày bài. H: Theo em bài nào đẹp? Vì sao đẹp? H: Bài nào vẽ rõ đặc điểm con vật? Màu sắc đẹp? HS nêu, nhận xét. (tôn trọng ý kiến đánh giá của HS) Khen ngợi những bài đẹp. 1, Quan sát, nhận xét: 2, Cách vẽ con vật: 3, Thực hành: 4, Nhận xét, đánh giá: 4, Củng cố: H: ở gia đình em đã làm gì để chăm sóc các con vật? - HS trả lời, nhận xét. 5, Dặn dò: - Nhận xét giờ. - Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 25 Bài 24 - Lớp 1 Vẽ cây, vẽ nhà. Ngày dạy:……………… I, Mục tiêu: Giúp HS : - HS nhận biết được hình dáng của cây và nhà. - Biết cách vẽ cây, vẽ nhà. - Vẽ được bức tranh phong cảnh đơn giản có cây, có nhà và vẽ được màu theo ý thích. II, Chuẩn bị: GV: + Tranh , ảnh một số cây, nhà. + Hình minh hoạ cây và nhà HS: + Giấy vẽ hoặc Vở thực hành- Vở tập vẽ 1. + Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ. III, Các hoạt động dạy - học: 1, ổn định; 2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS 3, Bài mới: A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài. Thời gian B, Hoạt động trên lớp Nội dung 6’ 6’ 10’ 3’ HĐ1: Giới thiệu về cây và nhà: GV treo tranh ảnh về cây và nhà để HS quan sát: H: Cây gồm có những phần nào? (+ Vòm lá, tán lá: Màu xanh, màu vàng... + Thân cây, cành cây: Màu nâu hoặc đen) H: Mái nhà em vẽ hình gì? H: Vẽ nhà em sẽ vẽ những gì? (Cửa sổ, cửa ra vào...) GV: Nếu em vẽ kết hợp cả cây và nhà 1 cách phù hợp em sẽ có một bức tranh đẹp. HĐ2: Cách vẽ cây và nhà: Đưa hình ảnh cây để HS quan sát. GV hướng dẫn: + Vẽ cây ta vẽ thân cành trước, vẽ vòm lá sau. + Vẽ vòm lá có 2 cách: Cách vẽ chi tiết, cách vẽ bao quát (GV vẽ luôn minh hoạ 2 cách để HS quan sát) + Vẽ nhà ta sẽ vẽ mái nhà trước, tường, cửa ta sẽ vẽ sau. HS quan sát tranh ở Vở tập vẽ. GV vẽ 2 tranh để HS tham khảo. Cho 2 HS lên bảng vẽ cây – vẽ nhà. Nhận xét. HĐ3: Thực hành: Chú ý vẽ cây nhà vừa đủ với trang giấy. Có thể vẽ nhiều nhà, nhiều cây. Vẽ màu theo ý thích. HS làm bài. GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng. HĐ4: Nhận xét, đánh giá: Cho HS trưng bày bài vẽ. H: Theo em bài nào đẹp? Có nhận xét gì thêm về bức tranh này? HS nêu, nhận xét. Khen ngợi những bài đẹp. 1, Giới thiệu về cây và nhà: 2, Cách vẽ cây và nhà: 3, Thực hành: 4, Nhận xét, đánh giá: 4, Củng cố: H: Em thích bức tranh của bạn nào nhất? Em học được gì từ bức tranh đó? HS trả lời - nhận xét. 5, Dặn dò: - Nhận xét giờ. - Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 25. Ký duyệt của Ban giám hiệu: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
File đính kèm:
- mithuat t24.doc