Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 30 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- HDHS ôn tập hai bài tập đọc đã học thuộc chủ đề "Nam và nữ": Một vụ đắm tàu;

Con gái. Nắm được nội dung các bài đã học.

- Rèn cho học sinh đọc đúng các từ tiếng khó, câu khó; đọc đúng và đọc diễn cảm hai bài tập đọc đã học.

- HS có ý thức xây dựng sự bình đẳng giữa nam và nữ.

II. ĐỒ DÙNG :

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:- HS nêu lại chủ đề đang học? (Chủ đề "Nam và nữ")

Nêu tên các bài tập đọc tuần 29?

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

HĐ1: Luyện đọc:

- HS luyện đọc 2 bài: Một vụ đắm tàu; Con gái. Kết hợp với trả lời câu hỏi thuộc nội dung bài.

+ HS đọc nối tiếp theo đoạn, theo bài.

- GV đưa câu hỏi liên quan đoạn vừa đọc.

+ HS kết hợp trả lời các câu hỏi thuộc nội dung bài.

 GV- HS theo dõi, nhận xét cách đọc, đánh giá nhận xét. Khen ngợi HS đọc tốt, nắm tốt nội dung bài và liên hệ được.

- GV kết hợp sửa cách đọc cho học sinh.

 

doc34 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 119 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 30 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i sinh? Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi? Mô tả cảnh hổ mẹ dạy hổ con săn mồi theo tưởng tượng của bạn? Khi nào hổ con có thể sống độc lập?
* Đối với nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu:
HS đọc thông tin về sự sinh sản và nuôi con của hươu. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi trang 123 SGK.
+ B3: Làm việc cả lớp.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
- Các nhóm khác bổ sung. GV nêu kết luận.
HĐ2: Trò chơi" Thú săn mồi và con mồi".
- Mục tiêu: Khắc sâu cho HS kiến thức về tập tính dạy con của một số loài thú. Gây hứng thú cho học sinh.
- Cách tiến hành: 
- HS chia làm 4 nhóm: 1 nhóm tìm hiểu về hổ chơi với 1 nhóm tìm hiểu về hươu, mỗi nhóm cử một bạn đóng vai hươu (hổ) mẹ, một bạn đóng vai hươu (hổ) con.
- Hai nhóm này chơi, 2 nhóm còn lại quan sát.
- Các nhóm nhận xétlẫn nhau. 
- GV tổng kết chung, khen HS học tốt, tích cực trong giờ học..
3. Củng cố dặn dò.
- 2, 3HS đọc lại mục Bạn cần biết SGK.
- Dặn dò: Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
Buổi chiều Tập làm văn
ôn tập về tả con vật
I. Mục đích - yêu cầu:
- Hiểu cấu tạo, cách quan sát và một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong bài văn tả con vật (BT1).
- Viết được đoạn văn ngắn tả con vật quen thuộc và yêu thích. Câu văn rõ nghĩa, giàu hình ảnh và cảm xúc.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập, biết yêu quý các con vật.
II. Đồ dùng:- Tranh ảnh minh họa một số con vật quen thuộc (HĐ2)
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc lại đoạn văn hoặc bài văn đã được viết lại sau tiết Trả bài văn tả cây cối tuần trước.
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. HD HS tìm hiểu đề:
Bài tập 1: 2HS đọc yêu cầu của bài.
- HS nhắc lại cấu tạo 3 phần của bài văn tả con vật ; mời 1 HS đọc lại.
- Cả lớp đọc thầm lại bài, suy nghĩ làm bài cá nhân.
- HS trình bày trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng.
a. Bài văn gồm 4 đoạn:
- Đoạn 1(câu đầu) – (Mở bài tự nhiên): Giới thiệu sự xuất hiện của hoạ mi .
- Đoạn 2 (tiếp cho đến cỏ cây): Tả tiếng hót đặc biệt của hoạ mi vào buổi chiều.
- Đoạn 3 (tiếp cho đến đêm dày): Tả cách ngủ rất đặc biệt của hoạ mi trong đêm.
- Đoạn 4(kết bài không mở rộng): Tả cách hót chào nắng sớm rất đặc biệt của hoạ mi.
b. Tác giả quan sát chim hoạ mi hót bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác
Bài tập 2: 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV nhắc HS: Đề bài yêu cầu mỗi em chỉ viết một đoạn văn ngắn, chọn tả hình dáng hoặc tả hoạt động của con vật.
+ Cần chú ý cách thức miêu tả, cách quan sát, so sánh, nhân hoá,
- GV giới thiệu tranh, ảnh: một số con vật để HS quan sát, làm bài.
- HS nói con vật em chọn tả.
- HS viết bài vào vở. 
- HS nối tiếp đọc đoạn văn.
- Cả lớp và GV nhận xét chung, khen ngợi HS viết tốt.
*Các con vật đáng yêu như vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ nó?
3. Củng cố, dặn dò: 
- GVcùng HS củng cố nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học.
Toán
Tiết 148: ôn tập về đo diện tích và đo thể tích
(Tiếp theo)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố cho học sinh về so sánh các số đo diện tích và thể tích.
- Biết so sánh các số đo diện tích; so sánh các số đo thể tích. Giải được bài toán có liên quan đến tính diện tích, tính thể tích các hình đã học. HS hoàn thành bài 1, 2, 3(a)
- Rèn cho HS sự sáng tạo khi học toán.
II. Đồ dùng : 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS lên bảng chữa lại bài 3a. của tiết học trước.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC của tiết học.
b. HDHS luyện tập:
Bài 1: HS tự làm bài rồi chữa bài. 
- HS chữa bài. GV có thể cho HS viết vào vở hoặc đọc kết quả; có thể yêu cầu HS giải thích cách làm. Kết quả là:a) 8m2 5 dm2 = 0,85 m2
 8m2 5dm2 < 8,5m2
 8m2 5dm2 > 8,005m2, ...
Bài 2: HS tự lên tóm tắt bài toán rồi giải bài toán. Chẳng hạn:
Bài giải
Chiều rộng của thửa ruộng là: 150 x = 100 (m)
Diện tích của thửa ruộng là: 150 x 100 = 15 000 (m2)
15 000 m2 gấp 100 m2 số lần là: 15 000 : 100 = 150 (lần)
Số tấn thóc thu được trên thửa ruộng đó là: 60 x 150 = 9000 (kg)
9000 kg = 9 tấn
Đáp số: 9 tấn
Bài 3 (a): GV cho HS tự nêu tóm tắt bài toán rồi giải bài toán. HS làm nhanh hoàn thành cả bài. Chẳng hạn:
Bài giải
Thể tích của bể nước là: 4 x 3 x 2,5 = 30 (m3)
Thể tích của phần bể có chứa nước là: 30 x 80 : 100= 24 (m3)
a) Số lít nước chứa trong bể là: 24 m3 = 24 000 dm3 = 24 000 l
b) Diện tích đáy của bể là: 4 x 3 = 12 (m2)
Chiều cao của mức nước chứa trong bể là: 24 : 12 = 2 (m)
 Đáp số: a) 24 000 l ; b) 2m
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu lại nội dung vừa ôn luyện. GV hệ thống kiến thức.
- Nhận xét tiết học.
Luyện viết
Bài 30: đoạn văn của Đào Đăng Nguyên
I. Mục đích, yêu cầu:
- Rèn cho học sinh viết đúng, viết đẹp, ngồi đúng tư thế viết. Nắm được nội dung 
bài viết.,
- Học sinh viết, trình bày đoạn văn trong của tác giả Đào Đăng Nguyên trong vở luyện viết lớp 5.
- Học sinh có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng: Vở luyện viết chữ đẹp lớp 5.
III.Các hoạt động dạy học:
1. KTBC : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: vở viết, bút viết
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học
b. Hướng dẫn học sinh luyện viết:
- Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi viết; cách cầm bút.
- GV đọc đoạn viết.
- Học sinh đọc đoạn văn (2, 3 lần)
?: Nêu một số hình ảnh đẹp khi mùa thu đến? (bầu trời bát ngát, hồ sen như một tấm chăn hoa, đồng quê yên ả, mặt hồ gợn sóng, lá sen nở muộn uốn mình trong gió, cụ già 60 tuổi ung dung ngồi câu cá...)
+ Nêu lại những từ dễ viết sai có trong bài (tấm chăn, nổi bật, yên ả, gợn sóng, lăn tăn, nở muộn, ung dung, ...)
+ Lưu ý học sinh cách trình bày bài cho đẹp.
+ HS nêu lại khoảng cách giữa các chữ.
+ Nêu lại cách viết chữ nét thanh, nét đậm.
- Học sinh luyện viết.
+ HS viết bài vào vở. GV bao quát chung và giúp đỡ các em HS gặp khó.
+ HS viết nhanh, đẹp có thể viết kiểu chữ: chữ đứng hoặc chữ nghiêng thanh đậm.
+ HS viết chưa tốt có thể viết chữ nét đều.
- GV thu một số vở của học sinh nhận xét. Khen ngợi HS viết đúng, đẹp.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS xem lại bài viết, phát hiện những chỗ viết còn sai, chưa đẹp. 
- GV nhận xét tiết học.
 Ngày soạn : 30 / 3 / 2017
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 7 tháng 4 năm 2017
Luyện từ và câu.
Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy)
I. Mục đích yêu cầu:
- Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy (BT1).
- Vận dụng làm đúng, chính xác các bài tập liên quan. Điền đúng dấu phẩy theo yêu cầu của BT2.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng:
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu ý nghĩa của câu: Trai tài gái đảm, đặt câu với thành ngữ đó?
- HS nêu, GV nhận xét chung.
2. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Trực tiếp
Bài tập 1(124):1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi. 
- GV hướng dẫn học sinh làm bài: Các em phải đọc kĩ 3 câu văn, chú ý các dấu phẩy trong mỗi câu văn. Sau đó, xếp đúng các ví dụ vào ô thích hợp .
- HS làm việc cá nhân, ghi kết quả .
- Một số học sinh trình bày. 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. Khen ngợi các em học tập tích cựu trong giờ học.
Bài tập 2 (124): 1 HS đọc ND BT 2, cả lớp theo dõi.
- GV gợi ý:
+ Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống trong mẩu chuyện
+ Viết lại cho đúng chính tả những chữ đầu câu chưa viết hoa.
- GV cho HS trao đổi nhóm hai. 
- Các nhóm làm bài và trình bày kết quả. 
- HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt lại lời giải đúng. GV mời 1-2 HS đọc lại mẩu chuyện; nói nội dung câu chuyện. GV đưa câu hỏi liên hệ.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại 3 tác dụng của dấu phẩy.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét giờ học
Tập làm văn
tả con vật
( Kiểm tra viết)
I. Mục đích , yêu cầu
- Củng cố cho học sinh về văn tả con vật; cấu tạo bài văn tả con vật.
- Dựa trên kiến thức có được về văn tả con vật và kết quả quan sát, HS viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
- HS tích cực, tự giác học bài.
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới:
a- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b- HD HS làm bài:
- Một HS đọc Đề bài và Gợi ý của tiết Viết bài văn tả con vật.
- GV nhắc HS: Có thể dùng lại đoạn văn tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật em đã viết trong tiết ôn tập trước, viết thêm một số phần để hoàn chỉnh bài văn.
- Có thể viết một bài văn miêu tả một con vật khác với con vật các em đã tả hình dáng hoặc hoạt động trong tiết ôn tập trước.
c- HS làm bài.
- HS làm bài, GV theo dõi bao quát chung học sinh làm bài, giúp đỡ HS làm bài còn lúng túng, gặp khó.
- GV thu bài của HS để nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị nội dung cho tiết TLV tuần 31 (Ôn tập về tả cảnh, mang theo sách TV5, tập một để làm BT1- Liệt kê những bài văn tả cảnh mà em đã học trong học kì I).
Toán
Tiết 150 : phép cộng
I. Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố cho học sinh các kĩ năng thực hành phép cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong tính nhanh, trong giải bài toán.
- HS hoàn thành bài tập 1, 2 (cột 1), 3, 4. Bài làm chính xác; trình bày bài khoa học, sạch và rõ ràng.
- Rèn cho HS tính cẩn thận trong tính toán.
II. Đồ dùng : 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC của tiết học.
Bài 1: HS tự tính rồi gọi 2 HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét chung, hệ thống nội dung bài.
Bài 2 (cột 1): HS tự làm bài rồi chữa bài. Có thể chọn mỗi phần a), b), c) một bài tập. Chẳng hạn: a) (689 + 875) + 125 = 689 + (875 + 125)
 = 689 + 1000 = 1689
b) 
c) 5,87 + 28,69 + 4,13 = 5,87 + 4,13 + 28,69
 = 10 + 28,69 = 38,69
+ HS làm nhanh hoàn thành cả bài. GV củng cố kiến thức liên quan của từng phần.
 Bài 3: HS tự làm bài rồi chữa bài. 
- HS trao đổi ý kiến khi chữa bài. Chẳng hạn, có thể cho HS nêu các cách dự đoán khác nhau rồi lựa chọn cách hợp lí nhất. VD:
a) x + 9,68 = 9,68 ; x = 0 vì 0 + 9,68 = 9,68 (dự đoán x = 0 vì 0 cộng với số nào cũng bằng chính số đó, ...)
Bài 4: HS tự đọc rồi giải bài toán. 
Chẳng hạn: Bài giải
Mỗi giờ cả hai vòi cùng chảy được:
 (thể tích bể)
 Đáp số: 50% thể tích bể
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV cùng HS chốt lại nội dung vừa ôn luyện.
- Nhận xét tiết học.
SINH HOẠT TẬP THỂ
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 
(Bài 1: Bỏc chỉ muốn cỏc chỏu được học hành)
NHẬN XẫT, ĐÁNH GIÁ NỀ NẾP CỦA LỚP TUẦN 30
I. MỤC ĐÍCH YấU CẦU:
- Cung cấp cho học sinh một số kiến thức về tấm gương đạo đức Hồ Chớ Minh qua Bài 1: Bỏc chỉ muốn cỏc chỏu được học hành.
+ HS thấy được tỡnh yờu thương của Bỏc Hồ dành cho thiếu niờn, nhi đồng.
+ Biết thể hiện tỡnh thương yờu em nhỏ bằng hành động thiết thực.
+ Hỡnh thành, bồi dưỡng phẩm chất nhõn ỏi, khoan dung với cỏc em nhỏ, với mọi người.
- Nhận xột, đỏnh giỏ hoạt động của lớp tuần 30
- Đề ra phương hướng hoạt động của lớp tuần 31
II. NỘI DUNG:
1. Học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chớ Minh:
a) 1 học sinh đọc cõu chuyện: “Bỏc chỉ muốn cỏc chỏu được học hành”
b) Hoạt động cỏ nhõn:
- Giỏo viờn đưa ra cỏc cõu hỏi, học sinh trả lời. HS-GV nhận xột, bổ sung:
+ Cõu 1: Nờu những chi tiết trong chuyện thể hiện tỡnh cảm của Bỏc Hồ dành cho cỏc em nhỏ? (Bỏc thăm hỏi và chia kẹo cho cỏc em nhỏ.)
+ Cõu 2: Em Chiến trong cõu chuyện cú hoàn cảnh như thế nào? (ễng Chiến bị Phỏp bắt đi phu khụng trở về; bố Chiến bị Phỏp giết khi Chiến vừa ra đời; mẹ vừ sản xuất vừa tham gia đỏnh giặc.)
+ Cõu 3: Cõu núi, cử chỉ nào của Chiến khiến Bỏc xỳc động? Vỡ sao? 
(Chiến thương mẹ, quý mẹ, để dành kẹo cho mẹ, đợi mẹ cựng ăn kẹo do Bỏc chia, )
+ Cõu 4: Hóy chỉ ra cõu núi của Bỏc thể hiện mong muốn dành cho cỏc em nhỏ? (Bỏc chỉ muốn cỏc chỏu được học hành, lớn lờn xõy dựng đất nước.)
c) Hoạt động nhúm: 
- Học sinh thảo luận nhúm đụi cỏc cõu hỏi. HS trỡnh bày. GV-HS nhận xột, bổ sung.
+ Cõu chuyện trờn cú ý nghĩa gỡ? (Thấy được tỡnh thương yờu của Bỏc Hồ dành cho thiếu niờn, nhi đồng.)
- Cả lớp hỏt bài Ai yờu Bỏc Hồ Chớ Minh hơn thiếu niờn nhi đồng.
- HS liờn hệ thực tế về việc ứng xử với cỏc em nhỏ.
2. Sinh hoạt lớp:
* Lớp trưởng nhận xột chung cỏc hoạt động của lớp trong tuần.
- í kiến của lớp phú, tổ trưởng, cỏc thành viờn.
* Giỏo viờn nhận xột chung:
a- Ưu điểm::
....................................................................................
.....................................................................................
....................................................................................
- Nhược điểm:
......
....................................................................................
- Tuyên dương ..................................................................................................................
2.1 Hoạt động tuần tới:
- HS tính tự quản tốt, chấp hành tốt qui định của trường, lớp, của đội đề ra. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng.
- Thực hành nghiêm luật lệ giao thông đường bộ. Tuyên truyền phòng tránh bạo lực học đường.
- Hăng hái, tích cực học tập trong các tiết học. Vận dụng tốt kiến thức vào thực hành, cuộc sống. Coi trọng sự tiến bộ và kĩ năng thực hành của HS.
- Tiếp tục xây dựng lớp học xanh, sạch, thân thiện, môi trường thân thiện, an toàn.
- Rèn cho HS đọc đúng và viết đúng, viết đẹp. 
- HS tổ chức sinh hoạt văn nghệ: múa, hát, kể chuyện, đọc thơ ...cho HS chào mừng ngày 30. 4.
.............................................................................................................................................
 ĐịA Lí ( 5B - 5A tiết 3)
CáC ĐạI DƯƠNG TRÊN THế GIớI
I. Mục Đích-yêu cầu: 
- HS biết tên và xác định được vị trí 4 đại dương trên quả địa cầu thế giới, biết một số đặc điểm của các đại dương (vị trí địa lí, diện tích).
- Rèn kĩ năng phân tích bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật của các đại dương.
- GD HS ý thức ham tìm hiểu địa lí .
II. Đồ dùng :- Quả Địa cầu ( HĐ2)
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ : - Nêu vị trí, đặc điểm nổi bật của châu Đại Dương ?
- Nêu vị trí, đặc điểm nổi bật của châu Nam Cực ?
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: Trực tiếp 
Hoạt động 1: Vị trí địa lý của các đại dương
- Trên trái đất có những đại dương nào?
- GV cho HS quan sát hình 1; 2 trong SGK rồi hoàn thành bảng sau vào giấy:
Tên đại dương
Giáp với các châu lục
Giáp với các đại dương
Thái Bình Dương
ấn Độ Dương
Đại Tây Dương
Bắc Băng Dương
- Đại diện nhóm trình bày, mỗi nhóm trình bày về 1 đại dương.
- Nhóm HS khác nhận xét .
- GV nhận xét chung, giới thiệu thêm về các đại dương.
Hoạt động 2: Một số đặc điểm của các đại dương 
- HS dựa vào bảng số liệu thảo luận theo 4 nhóm theo các câu hỏi trong SGK:
+ Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về DT.
+ Độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào?
- Tổ chức cho HS đại diện trình bày: chỉ trên quả địa cầu thế giới vị trí từng đại dương kết hợp miêu tả theo thứ tự: vị trí, DT.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: Trên bề mặt Trái Đất có 4 đại dương, TBD là đại dương lớn nhất và có độ sâu trung bình lớn nhất.
3. Củng cố dặn dò : 
- 2, 3HS đọc phần tóm tăt trong SGK. Các đại dương trên trái đất có tác dụng gì ? Em cần làm gì để bào vệ các đại dương?
- GV nhận xét giờ học. 
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
Ngày.tháng năm 2017 .......................................... .............................................. ....... .......... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................
Ngày soạn : 30 / 3 / 2017
Ngày dạy: Thứ năm ngày 5 tháng 4 năm 2017
Toán
Tiết 149: Ôn tập về đo thời gian
I. Mục đích - yêu cầu:
- Quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian. Viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân. Chuyển đổi số đo thời gian. Xem đồng hồ.
- HS làm được đúng các bài tập 1, 2(cột1), 3. HS làm được cả các phần còn lại. Trình bày bài khoa học, rõ ràng.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng:
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:- HS nêu tên các đơn vị đo thời gian đã học.
- HS nêu, GV nhận xét, hệ thống kiến thức.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC của tiết học.
b. HDHS luyện tập:
Bài 1: HS nêu nội dung bài tập.
- HS tự làm bài rồi chữa các bài. 
- HS nhận xét. GVchữa bài và yêu cầu HS nhớ các kết quả của bài 1.
Bài 2 (cột 1): HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn:
a) 2năm 6 tháng = 30 tháng 	1 giờ 5 phút = 65 phút
 3 phút 40 giây = 220 giây	2 ngày2 giờ = 50 giờ
b) 28 tháng = 2 năm 4 tháng	144 phút = 2 giờ 24 phút
150 giây = 2 phút 30 giây	54 giờ = 2 ngày 6 giờ
c) 60 phút = 1 giờ	30 phút = giờ = 0,5 giờ
45 phút = giờ = 0,25 giờ	 6 phút = 	giờ = 0,1 giờ ...
+ HS làm nhanh cột 1, hoàn thành các phần còn lại.
- GV hệ thống kiến thức liên quan.
Bài 3: GV lấy mặt đồng hồ cho HS thực hành xem đồng hồ khi cho các kim di chuyển (Chủ yếu với các trường hợp phù hợp với câu hỏi: "Đồng hồ chỉ bao nhiêu giờ bao nhiêu phút?").
Bài 4: HS hoàn thành nhanh tự làm bài rồi chữa bài (khoanh vào B).
- HS giải thích, nhận xét. 
- GV chữa bài, hệ thống nội dung bài.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV cùng HS chốt lại nội dung vừa luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
- HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
Toán*
 Luyện tập về đo thời gian
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục củng cố cho học sinh về đơn vị đo thời gian.
- HS biết cách chuyển đổi các đơn vị đo thời gian đã học, biết thực hiện các phép tính với số do thời gian. HS vận dụng vào giải các bài toán có liên quan đến thực tế.
- Rèn cho học sinh tính tích cực khi làm bài.
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Học sinh đọc bảng đơn vị đo thời gian đã học..
2. Bài mới :
a- Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b- HDHS luyện tập:
Bài 1: Viết phân số, số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
a) 6 phút = ........... giờ = ......... giờ b) 90 phút = ......... giờ 
30 phút = ......... giờ = ........... giờ 150 phút = ......... giờ 
15 phút = ......... giờ = ........... giờ 72 giây = ......... phút 
45 phút = ......... giờ = ........... giờ 2 phút 30giây = ............. phút
12 phút = ......... giờ = ........... giờ 4 giờ 18 phút = ............ phút
+ HS tự làm bài vào vở, gọi 2 HS lên bảng chữa bài.
+ GV- HS nhận xét bổ sung, củng cố về cách đổi đơn vị đo thời gian.
Chẳng hạn: 6 phút = 1/10 giờ = 0,1 giờ
Bài 2: Tính:
a) 7giờ 24 phút : 3 - 5 giờ 48 phút : 3
b) (1,25 giờ + 0,5 giờ) x 6
+ HS làm bài. 
+ HS nhận xét, nêu lại thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
+ 2 HS lên bảng chữa bài. 
- HS nhận xét. GV củng cố cách tính giá trị của biểu thức..
Bài 3: Cùng lúc 6 giờ một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 60km/giờ và một xe máy đi từ B đến A, cách nhau 300 km, với vận tốc 40km/giờ. Hỏi hai xe sẽ gặp nhau lúc mấy giờ và nơi gặp nhau cách B bao nhiêu ki-lô-mét?
+ HS đọc bài, nêu cách tính thời gian gặp nhau của hai chuyển động cùng chiều, xuất phát cùng một lúc (Lấy quãng đường chia cho tổng hai vận tốc).
Cụ thể: 300 : (60 + 40) = 3 (giờ)
+ Tính quãng đường từ chỗ gặp nhau đến B: 40 x 3 = 120 (km)
+ 1 HS lên bảng giải bài toán. 
+ GV- HS nhận xét, bổ sung, củng cố cách tính thời gian.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nêu lại bảng đơn vị đo thời gian đã học. 
- Nhận xét tiết học
Đạo đức
Bài 14: bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (Tiết 1)
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Sau bài học HS biết: Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
- Nêu được vì sao phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp.
- Rèn cho học sinh kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình tài nguyên ở nước ta, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
II. Đồ dùng : Sử dụng thiết bị nghe nhìn 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy nêu một số hiểu b

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_30_nam_hoc_2016_2017_ngu.doc