Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Nguyễn Văn Kết - Tuần 23
I, Mục tiêu:
- HS nhận biết được các bộ phận chính và các động tác của con người khi hoạt động.
- HS làm quen với hình khối điêu khắc (tượng tròn) và nặn được một dáng người đơn giản theo ý thích.
- HS quan tâm, tìm hiểu các hoạt động của con người.
II, Chuẩn bị:
- GV:
+ Sưu tầm tranh ảnh các dáng người
+ Bài tập nặn của HS năm trước.
+ Đất nặn.
- HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Đất nặn.
+ Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
Tuần: 23 Bài 23 - Lớp 5: VẼ TRANH Đề tài tự chọn. Ngày dạy:……………... I, Mục tiêu: - HS nhận ra sự phong phú của đề tài tự chọn. - HS tự chọn chủ đề và vẽ được tranh theo ý thích. - HS quan tâm đến cuộc sống xung quanh. II, Chuẩn bị: GV: + Một số tranh về các đề tài. + Hình gợi ý cách vẽ. HS: + Giấy vẽ hoặc vở thực hành. + Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ. III, Các hoạt động dạy - học: 1, Ổn định; 2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS 3, Bài mới: A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài. Thời gian B, Hoạt động trên lớp Nội dung 6’ 6’ 10’ 2’ HĐ1: Tìm chọn nội dung đề tài: GV cho HS xem một số bức tranh về các đề tài khác nhau và đặt câu hỏi: H: Những tranh này vẽ về đề tài gì? - HS nêu, nhận xét. GV chỉ vào từng tranh: H: Trong tranh có những hình ảnh nào? HS nêu, nhận xét. H: Ngoài những đề tài này ra, em còn biết những đề tài nào khác nữa? (Tĩnh vật, chân dung, sinh hoạt....) GVTT: Đề tài tự chọn nên các em có thể chọn cho mình một đề tài mà em thích. Nhân dịp tết vừa qua các em có thể vẽ những đề tài có liên quan đến tết, đến mùa xuân như: Tĩnh vật, đi chợ tết.... HĐ2: Cách vẽ: H: Em chọn vẽ về đề tài nào? H: Em chọn hình ảnh nào là hình ảnh chính? H: Đâu là hình ảnh phụ? GV cho HS xem một số tranh của HS năm trước GV chọn một đề tài tĩnh vật để vẽ cho HS tham khảo, hướng dẫn theo các bước sau: + Vẽ hình ảnh chính là Lọ và quả. + Vẽ hình ảnh phụ là Phông nền... sao cho phù hợp với đề tài đã chọn. + Vẽ màu, vẽ theo ý thích. + Vẽ xong, GV xoá bảng. H: Bạn nào có thể nêu cách vẽ một bức tranh đề tài? - HS nêu, nhận xét. HĐ3: Thực hành: HS chọn đề tài và tự làm bài. Hướng dẫn HS tìm bố cục sao cho phù hợp. GV quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng. HĐ4: Nhận xét, đánh giá: GV cho HS trưng bày bài (chọn 3 bài). H: Theo em bài nào đẹp? Tại sao đẹp? - Hướng dẫn HS nhận xét về: + Nội dung: Rõ đề tài. + Hình vẽ: Sinh động. + Màu sắc: Có đậm nhạt. + Sáng tạo. - Khen ngợi những bài vẽ đẹp. 1, Tìm chọn nội dung đề tài: Các đề tài: Tĩnh vật, chân dung, phong cảnh, trang trí các hình, sinh hoạt..... 2, Cách vẽ: 3, Thực hành: 4, Nhận xét, đánh giá: 4, Củng cố: H: Em thích vẽ về đề tài nào nhất? Vì sao? - HS nêu, nhận xét. 5, Dặn dò: - Nhận xét giờ. - Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 24. Bài 23 - Lớp 4: TẬP NẶN TẠO DÁNG: Tập nặn dáng người. Ngày dạy:………….. I, Mục tiêu: - HS nhận biết được các bộ phận chính và các động tác của con người khi hoạt động. - HS làm quen với hình khối điêu khắc (tượng tròn) và nặn được một dáng người đơn giản theo ý thích. - HS quan tâm, tìm hiểu các hoạt động của con người. II, Chuẩn bị: GV: + Sưu tầm tranh ảnh các dáng người + Bài tập nặn của HS năm trước. + Đất nặn. HS: + Giấy vẽ hoặc Vở thực hành. + Đất nặn. + Bút chì, tẩy, màu vẽ. III, Các hoạt động dạy - học: 1, Ổn định; 2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS 3, Bài mới: A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài. Thời gian B, Hoạt động trên lớp Nội dung 5’ 6’ 10’ 2’ HĐ1: Quan sát, nhận xét: GV cho HS xem một số tranh ảnh, tượng về dáng người: H: Các dáng người đang làm gì? HS nêu, nhận xét. H: Ngoài các dáng trên ảnh này ra còn những dáng người làm những công việc khác nữa, đó là những công việc nào? HS nêu, nhận xét. H: Cơ thể người gồm có những phần nào? (Đầu, mình, chân, tay...) H: Chất liệu để nặn, tạc tượng là gì? (Đất, gỗ, thạch cao...) GV: Các em có thể chọn một số động tác để nặn như: 2 người đấu vật, kéo co, ngồi học, múa... HĐ2: Cách nặn dáng người: GV chuẩn bị đất. Vừa thao tác kết hợp hướng dẫn theo các bước sau: + Nhào, bóp đất cho dẻo. + Nặn hình dáng các bộ phận: Đầu, mình, chân, tay. + Gắn dính các bộ phận lại. + Tạo thêm các chi tiết: Mắt, tóc, bàn chân, tay... H: Hãy tóm tắt lại các bước nặn dáng người? HS nêu, nhận xét. HS đọc phần 2 SGK. HĐ3: Thực hành: H: Em sẽ nặn dáng người đang làm gì? Chú ý cách phân bố đất cho từng phần sao cho phù hợp với các bộ phận của cơ thể người. HS làm bài, GV quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng. HĐ4: Nhận xét, đánh giá: - GV cho HS trưng bày bài vẽ: Hướng dẫn các em nhận xét về: + Hình dáng. + Hình khối. + Cách tô màu vào tượng. H: Em thích bài nào? Vì sao? GV khen ngợi những bài đẹp. 1, Quan sát, nhận xét: 2, Cách nặn dáng người: + Nhào, bóp đất cho dẻo. + Nặn hình dáng các bộ phận: Đầu, mình, chân, tay. + Gắn dính các bộ phận lại. + Tạo thêm các chi tiết: Mắt, tóc, bàn chân, tay... 3, Thực hành: 4, Nhận xét, đánh giá: 4, Củng cố: H: Em thường thấy những bức tượng ở đâu? - HS nêu, nhận xét. 5, Dặn dò: - Nhận xét giờ. - Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 24. Bài 23 - Lớp 3: VẼ THEO MẪU Vẽ cái bình đựng nước. Ngày dạy:…………….. I, Mục tiêu: - HS tập quan sát, nhận biết hình dạng, đăc điểm, màu sắc cái bình đựng nước. - HS vẽ được hình cái bình đựng nước. II, Chuẩn bị: GV: + Chuẩn bị một vài cái bình đựng nước hoặc tranh anhre bình đựng nước có hình dáng khác nhau. + Một số bài vẽ của HS năm trước. HS: + Giấy vẽ hoặc Vở thực hành. + Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ. III, Các hoạt động dạy - học: 1, Ổn định; 2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS 3, Bài mới: A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài. Thời gian B, Hoạt động trên lớp Nội dung 6’ 6’ 10’ 3’ HĐ1: Quan sát, nhận xét: GV bày mẫu, HS quan sát: H: Bình đựng nước gồm những phần nào? (Nắp, miệng, thân, tay cầm và đáy...) H: Có nhận xét gì về hình dáng của những bình đựng nước? (Đa dạng) H: Bình đựng nước thường được làm bằng những chất liệu nào? HS thảo luận nhóm đôi. HS trả lời, nhận xét. HĐ2: Cách vẽ : GV treo hình gợi ý cách vẽ. GV hướng dẫn và vẽ trên bảng theo các bước sau: + ước lượng chiều cao, chiều ngang. + Vẽ khung hình chung sao cho vừa với phần giấy. + Tìm tỷ lệ của miệng, thân, đáy, tay cầm. + Nhìn mẫu điều chỉnh hình và đậm nhạt cho giống mẫu. + Tìm và vẽ màu. - HS nêu lại tóm tắt cách vẽ. HĐ3: Thực hành: HS làm bài theo hướng dẫn. GV quan sát, nhắc nhở. Quan sát mẫu để vẽ khung hình, tìm tỷ lệ các bộ phận. Vẽ rõ đặc điểm của mẫu. Giúp đỡ những HS còn lúng túng. HĐ4: Nhận xét, đánh giá: Chọn một vài bài có màu sắc khác nhau. Cho HS trưng bày: H: Theo em bài nào đẹp? HS nhận xét về: + Hình dáng của bình đựng nước có giống mẫu không. + Bố cục có cân đối không. + Màu sắc như thế nào. HS nêu, nhận xét. Khen ngợi bài vẽ đẹp. 1, Quan sát, nhận xét: 2, Cách vẽ : + ước lượng chiều cao, chiều ngang. + Vẽ khung hình chung sao cho vừa với phần giấy. + Tìm tỷ lệ của miệng, thân, đáy, tay cầm. + Nhìn mẫu điều chỉnh hình và đậm nhạt cho giống mẫu. + Tìm và vẽ màu. 3, Thực hành: 4, Nhận xét, đánh giá: 4, Củng cố: H: Nhà em có bình đựng nước bằng chất liệu gì? Em làm gì để giữ gìn đồ vạt đó? HS trả lời - nhận xét. 5, Dặn dò: - Nhận xét giờ. - Chuẩn bị đồ dùng cho bài 24. Bài 23 - Lớp 2: VẼ TRANH Đề tài về mẹ hoặc cô giáo . Ngày dạy:……………... I, Mục tiêu: - HS hiểu được nội dung đề tài về mẹ hoặc cô giáo. - HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về mẹ hoặc cô giáo. - HS thêm yêu quý mẹ hoặc cô giáo. II, Chuẩn bị: GV: + GV sưu tầm một số tranh ảnh về mẹ, cô giáo (Chân dung, sinh hoạt). + Hình minh họa, hướng dẫn cách vẽ. HS: + Giấy vẽ hoặc Vở thực hành. + Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ. III, Các hoạt động dạy - học: 1, Ổn định; 2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS 3, Bài mới: A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài. Thời gian B, Hoạt động trên lớp Nội dung 5’ 8’ 10’ 4’ HĐ1: Tìm, chọn nội dung đề tài: GV gợi ý kể về mẹ hoặc cô giáo. GV cho HS xem tranh, đặt câu hỏi: H: Những tranh này vẽ về nội dung gì? H: Hình ảnh chính trong tranh là ai/ H: Em thích bức tranh nào nhất? HS thảo luận. HS trả lời, nhận xét. GV Nhấn mạnh: Mẹ và cô giáo là những người thân rất gần gũi với chúng ta. Em hãy nhớ lại hình ảnh về mẹ hoặc cô giáo để vẽ một bức tranh đẹp. HĐ2: Cách vẽ tranh: Muốn vẽ được bức tranh đẹp về mẹ hoặc cô giáo các em cần lưu ý: + Nhớ lại khuôn mặt, dáng người, kiểu tóc, cách ăn mặc... Nhớ lại công việc của mẹ hoặc cô giáo thường làm. + hình ảnh chính là mẹ và cô giáo. - GV vẽ minh họa một tranh để HS tham khảo. - Vẽ hình ảnh chính là mẹ hoặc cô giáo đang làm một việc gì đó. - Vẽ hình ảnh phụ như: Cảnh vật, đồ vật xung quanh. - Vẽ màu: Nên vẽ kín nền tranh. HĐ3: Thực hành: H: Em sẽ vẽ về mẹ hoặc cô giáo đang làm gì? HS nêu. HS làm bài, GV quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng. HĐ4: Nhận xét, đánh giá: GV cho HS trưng bày bài. HS nhận xét về: + Bố cục. + Hình ảnh chính phụ. H: Bài nào đẹp? Vì sao? H: Bài nào chưa đẹp? Vì sao? Khen ngợi những bài vẽ đẹp? 1, Tìm, chọn nội dung đề tài: 2, Cách vẽ tranh: 3, Thực hành: 4, Nhận xét, đánh giá: 4, Củng cố: H: Em thường làm gì để mẹ và cô giáo vui lòng? - HS trả lời, nhận xét. 5, Dặn dò: - Nhận xét giờ. - Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 24 Bài 23 - Lớp 1: Xem tranh các con vật. Ngày dạy:……………... I, Mục tiêu: Giúp HS : - Tập quan sát, nhận xét về hình vẽ, màu sắc để nhận biết vẻ đẹp của tranh - HS thêm gần gũi và yêu thích các con vật. II, Chuẩn bị: GV: + Một số tranh gà, thỏ, mèo.... + Một số tranh vẽ con vật của họa sỹ. + Tranh vẽ con vật của thiếu nhi. HS: + Giấy vẽ hoặc Vở thực hành- Vở tập vẽ 1. + Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ. III, Các hoạt động dạy - học: 1, Ổn định; 2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS 3, Bài mới: A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài. Thời gian B, Hoạt động trên lớp Nội dung 9’ 10’ 3’ HĐ1: Hướng dẫn học sinh xem tranh: GV treo tranh các con vật - HS quan sát hình vẽ SGK; H: Hãy nêu tên tranh trong sách giáo khoa? (Các con vật và đàn gà) H: Những tranh này do ai vẽ? HS nêu, nhận xét. * Tranh Các con vật: TRanh sáp màu và bút dạ của bạn Phạm Cẩm Hà: H: Tranh của bạn Cẩm Hà vẽ những con vật nào? H: Những hình ảnh nào nổi rõ nhất trong tranh? H: Những con bướm, con mèo, con gà... trong tranh hình dáng của chúng như thế nào? H: Trong tranh còn có những hình ảnh nào nữa? H: Em có nhận xét gì về mầu sắc của tranh? H: Em thích nhất tranh của bạn ở điểm nào? Vì sao? HS thảo luận nhóm đôi 3 phút. HS nêu, nhận xét. HS bổ sung. * Tranh Đàn gà - Sáp màu của THanh Hữu: H: Tranh vẽ những con vật nào? H: Có nhận xét gì về các dáng của con gà? H; Em thấy màu sắc chủ yếu của bạn dùng trong tranh là gì? H: Đâu là hình ảnh chính, đâu là hình ảnh phụ? H: Em thích bức tranh của bạn nào nhất? Vì sao? - HS lần lượt trả lời các câu hỏi. HS nhận xét, bổ sung. HĐ2: Thực hành: Hãy quan sát kĩ các con vật và vẽ tranh theo ý thích của bạn. HS chuẩn bị đồ dùng cần thiết. HS tự làm bài. GV quan sát giúp đỡ. HĐ3: Nhận xét, đánh giá: HS trưng bày bai vẽ về các con vật. HS tự nhận xét bài của bạn. Khen ngợi HS có bài đẹp. Khen ngợi những HS chăm học có ý thức phát biểu ý kiến xây dựng bài. 1, Hướng dẫn học sinh xem tranh: * Tranh Các con vật: TRanh sáp màu và bút dạ của bạn Phạm Cẩm Hà: - Hình ảnh chính:............................... ............................................................ ............................................................ ............................................................ - Hình ảnh phụ:.................................. ............................................................ ............................................................ ............................................................ * Tranh Đàn gà - Sáp màu của THanh Hữu: - Hình ảnh chính:............................... ............................................................ ............................................................ ............................................................ - Hình ảnh phụ:.................................. ............................................................ ............................................................ ............................................................ 2, Thực hành: 3, Nhận xét, đánh giá: 4, Củng cố: H: Em thích con vật nào nhất? Em đã làm gì để chăm sóc các con vật đó? HS trả lời - nhận xét. 5, Dặn dò: - Nhận xét giờ. - Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 24. Ký duyệt của Ban giám hiệu: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- mithuat t23.doc