Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Nguyễn Văn Kết - Tuần 22
I, Mục tiêu:
- HS làm quen với kiểu chữ nét đều.
- HS biết cách vẽ màu vào dòng chữ.
- HS vẽ màu hoàn chỉnh dòng chữ nét đều.
II, Chuẩn bị:
- GV:
+ Sưu tầm một số dòng chữ nét đều.
+ Biết cách vẽ màu vào dòng chữ.
- HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Bút chì, th¬ước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
Tuần: 22 Bài 22 - Lớp 5: VẼ TRANG TRÍ Tìm hiểu về kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm. Ngày dạy:…………….. I, Mục tiêu: - HS nhận biết được đặc điểm của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm. - HS xác định được vị trí nét thanh nét đậm và nắm được cách kẻ chữ. - HS cảm nhận được vẻ đẹp của kiểu chữ in hoa nét thanh đậm. II, Chuẩn bị: GV: + nội dung bài, mẫu chữ... + Một số kiểu chữ ở bìa sách báo. HS: + SGK, giấy vẽ, VTH. + Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ. III, Các hoạt động dạy - học: 1, Ổn định; 2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS 3, Bài mới: A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài. Thời gian B, Hoạt động trên lớp Nội dung 6’ 6’ 10’ 2’ HĐ1: Quan sát, nhận xét: GV cho Hs xem 2 kiểu chữ nét đều và kiểu chữ thanh đậm. H: Hãy nêu sự khác nhau giữa 2 kiểu chữ? - Hs nêu, nhận xét. H: Đâu là dòng chữ in hoa nét thanh nét đậm? HS chỉ, GV cho Hs xem 2 kiểu chữ thanh đậm. H: Đâu là kiểu chữ thanh đậm có chân, thanh đậm, thanh đậm không chân? GV cho HS lên bảng viết một vài chữ in hoa. H: Đâu là nét đi xuống, nét đi lên và nét ngang? HS lên bảng chỉ, nhận xét. H: Em có nhận xét gì về nét đi xuống so với nét ngang và nét đi lên? (Nét đi xuống bao giờ cũng đậm) GVKL: Chữ nét thanh đậm là một trong những kiểu chữ đẹp được sử dụng nhiều trong các tiêu đề báo chí... chữ có hình dáng đẹp, cân đối, thanh thoát, nhẹ nhàng. HĐ2: Cách kẻ chữ: Gv hướng dẫn HS kiểu chữ nét thanh đậm, nét đậm bằng 2 nét thanh: Cách 1: Hướng dẫn cách viết bình thường chữ nét thanh đậm: Dùng phấn: Khi viết chữ đi lên nhẹ tay (nét thanh) nét đi xuống ấn mạnh (nét đậm). Cho 2 Hs lên bảng viết thử. Cách 2: Kẻ chữ nét thanh đậm rõ ràng: Nét đậm lớn hơn nhiều lần nét thanh: Cứ kẻ bình thường, sau đó nét đi xuống kẻ thêm nét (tùy ý) sao cho phù hợp là được. Chú ý kẻ chữ nét cong O, U, R. GV làm mẫu, HS quan sát. GV cho HS xem lại bảng chữ mẫu. HĐ3: Thực hành: GV nêu yêu cầu: Tập kẻ các chữ A, B, M, N. Kẻ sao cho cân đối với trang giấy. HS làm bài, GV quan sát, giúp đỡ. HĐ4: Nhận xét, đánh giá: GV cho HS trưng bày bài. - Hướng dẫn HS nhận xét về: + Cách sắp xếp chữ trên tờ giấy. + Cách kẻ chữ. + Màu sắc. - Khen ngợi những bài vẽ đẹp. 1, Quan sát, nhận xét: 2, Cách kẻ chữ: Cách 1: Hướng dẫn cách viết bình thường chữ nét thanh đậm: Dùng phấn: Khi viết chữ đi lên nhẹ tay (nét thanh) nét đi xuống ấn mạnh (nét đậm). Cho 2 Hs lên bảng viết thử. Cách 2: Kẻ chữ nét thanh đậm rõ ràng: Nét đậm lớn hơn nhiều lần nét thanh: Cứ kẻ bình thường, sau đó nét đi xuống kẻ thêm nét (tùy ý) sao cho phù hợp là được. Chú ý kẻ chữ nét cong O, U, R. 3, Thực hành: 4, Nhận xét, đánh giá: 4, Củng cố: H: So sánh sự giống và khác nhau của kiểu chữ thanh đậm và nét thường? HS trả lời - nhận xét. 5, Dặn dò: - Nhận xét giờ. - Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 23. Bài 22 - Lớp 4: VẼ THEO MẪU: Vẽ cái ca và quả. Ngày dạy:……………….. I, Mục tiêu: - HS biết cấu tạo của các vật mẫu. - HS biết bố cục bài vẽ sao cho hợp lý, biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu, biết vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen hoặc vẽ màu. - HS quan tâm, yêu quý mọi vật xung quanh. II, Chuẩn bị: GV: + Vật mẫu: Cái ca và quả. + Hình gợi ý cách vẽ. HS: + Giấy vẽ hoặc Vở thực hành. + Bút chì, tẩy, màu vẽ. III, Các hoạt động dạy - học: 1, Ổn định; 2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS 3, Bài mới: A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài. Thời gian B, Hoạt động trên lớp Nội dung 5’ 6’ 10’ 2’ HĐ1: Quan sát, nhận xét: GV bày mẫu: Sao cho ở mọi vị trí trong lớp Hs đều quan sát được một cách dễ dàng. H: ở vị trí em ngồi, em thấy đồ vật nào ở trước, đồ vật nào ở sau? H: Em có nhận xét gì về độ đậm nhạt của 2 vật mẫu? H: Theo em cách bày mẫu đã hợp lý chưa? - GV cho HS xem các bài của HS năm trước để HS tìm ra cách sắp xếp bố cục trong bài. H: Hãy so sánh kích thước của từng vật mẫu? - HS nêu, nhận xét. HĐ2: Cách vẽ cái ca và quả: GV cho HS xem hình 2 (trang 51 SGK) Cho HS nhớ lại trình tự vẽ theo mẫu đã được học ở bài trước. Tùy theo mẫu mà các em vẽ khung hình theo chiều ngang hay dọc giấy. Phác khung hình của mẫu, sau đó phác khung hình riêng của từng vật mẫu. Tìm tỷ lệ bộ phận của cái ca và quả như ca bằng miệng thân quai đáy, quả núm lá. Xem lại tỷ lệ và vẽ nét chi tiết. -> GV hướng dẫn và có thể vẽ mẫu cho HS quan sát. HĐ3: Thực hành: - GV cho HS làm bài. - GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng. - HS tự làm bài. HĐ4: Nhận xét, đánh giá: - GV cho HS trưng bày bài vẽ: Hướng dẫn các em nhận xét về: + Tỷ lệ cân đối chưa. + Có giống mẫu không. + Cách gợi khối hoặc tô màu. H: Em thích bài vẽ nào? Vì sao? GV khen ngợi nhưng bài đẹp. 1, Quan sát, nhận xét: 2, Cách vẽ cái ca và quả: 3, Thực hành: 4, Nhận xét, đánh giá: 4, Củng cố: H: Em hãy nêu tóm tắt các bước vẽ của bài vẽ theo mẫu? - HS nêu, nhận xét. 5, Dặn dò: - Nhận xét giờ. - Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 23. Bài 22 - Lớp 3: VẼ TRANG TRÍ: Vẽ màu vào dòng chữ nét đều. Ngày dạy:……………... I, Mục tiêu: - HS làm quen với kiểu chữ nét đều. - HS biết cách vẽ màu vào dòng chữ. - HS vẽ màu hoàn chỉnh dòng chữ nét đều. II, Chuẩn bị: GV: + Sưu tầm một số dòng chữ nét đều. + Biết cách vẽ màu vào dòng chữ. HS: + Giấy vẽ hoặc Vở thực hành. + Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ. III, Các hoạt động dạy - học: 1, Ổn định; 2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS 3, Bài mới: A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài. Thời gian B, Hoạt động trên lớp Nội dung 6’ 6’ 10’ 3’ HĐ1: Quan sát, nhận xét: - GV cho HS xem một số mẫu chữ trên các đầu báo. H: Đâu là chữ nét đều? (HS chỉ) H: Mẫu nét to hay nhỏ, độ rộng của chữ có bằng nhau không? H: Ngoài mẫu chữ ra có thêm hình trang trí không? HS nêu, nhận xét. GVKL: Các nét đều bằng nhau dù chữ to hay nhỏ. Trong một dòng chữ có thể có 1 màu hoặc 2 màu, có thể có hoặc không có màu nền. HĐ2: Cách vẽ màu vào dòng chữ: GV nêu yêu cầu bài tập. H: Hãy nêu tên dòng chữ? H: Có nhận xét gì về các con chữ, kiểu chữ? - Gợi ý tìm màu và các tô màu: + Chọn màu theo ý thích. + Vẽ màu chữ trước, nền vẽ sau. + Vẽ màu xung quanh trước, ở giữa sau. + Màu của dòng chữ phải tô đêù mịn. - GV có thể cho HS lên bảng tô một chữ để lớp quan sát. HĐ3: Thực hành: Hs làm bài. Gv quan sát, giúp đỡ những Hs còn lúng túng. HĐ4: Nhận xét, đánh giá: Chọn một vài bài có màu sắc khác nhau. Cho HS trưng bày: H: Theo em bài nào có màu sắc đẹp? H: Chữ có nổi bật so với nền không? HS nêu, nhận xét. Khen ngợi bài vẽ đẹp. 1, Quan sát, nhận xét: 2, Cách vẽ màu vào dòng chữ: 3, Thực hành: 4, Nhận xét, đánh giá: 4, Củng cố: H: Chữ nét đều thường trang trí ở đâu? HS trả lời - nhận xét. 5, Dặn dò: - Nhận xét giờ. - Chuẩn bị đồ dùng cho bài 23. Bài 22 - Lớp 2: VẼ TRANG TRÍ Trang trí đường diềm. Ngày dạy:…………….. I, Mục tiêu: - HS nhận biết đường diềm và cách sử dụng đường diềm để trang trí. - HS biết cách trang trí đường diềm đơn giản. - HS trang trí được đường diềm, và vẽ màu theo ý thích. II, Chuẩn bị: GV: + Chuẩn bị một số đồ vật có trang trí đường diềm. + Một số đường diềm của HS lớp trước. HS: + Giấy vẽ hoặc Vở thực hành. + Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ. III, Các hoạt động dạy - học: 1, Ổn định; 2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS 3, Bài mới: A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài. Thời gian B, Hoạt động trên lớp Nội dung 5’ 8’ 10’ 4’ HĐ1: Quan sát, nhận xét: - GV cho HS xem 1 số đồ vật có đường diềm được trang trí ở đó. H: Đồ vật được trang trí đường diềm so với đồ vật không được trang trí em thấy thế nào? - Cho HS xem một số bài trang trí đường diềm của HS năm trước. H: Em thấy có mấy cách trang trí đường diềm? (Nhiều cách) GV giới thiệu sự khác nhau của trang trí đường diềm và cho HS biết sự khác nhau ở hai loại đường diềm thường gặp: Trang trí kiểu nhắc lại, trang trí kiểu xen kẽ. H: Đâu là kiểu bài trang trí kiểu xen kẽ, đâu là trang trí kiểu nhắc lại? HS nêu, nhận xét. HĐ2: Cách trang trí đường diềm: Các em dùng thước kẻ, kẻ hai đường thẳng song song nằm ngang cách nhau 5 cm (Từ mác kẻ đến hết tờ giấy) Chia hình đó thành các hình vuông bằng nhau (5cm x 5cm). Chọn họa tiết hoa lá (hoặc con vật) trang trí. Lưu ý: Họa tiết bằng nhau, giống nhau nên vẽ bằng kích thước nhau. Tô màu cũng tô giống nhau. Tô màu vào các họa tiết: Chú ý tô gọn màu rõ đậm nhạt. Cho HS quan sát hình gợi ý cách vẽ để HS nhớ lại cách vẽ. HĐ3: Thực hành: GV yêu cầu: Các em có thể sử dụng 1 trong 2 cách: Nhắc lại, xen kẽ để trang trí. HS làm bài, GV quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng. HS tự làm bài. HĐ4: Nhận xét, đánh giá: GV cho HS trưng bày bài. HS nhận xét về: + Vẽ hình. + Vẽ màu. + Xếp loại bài vẽ. H: Bài nào đẹp? Vì sao? H: Bài nào chưa đẹp? Vì sao? 1, Quan sát, nhận xét: 2, Cách trang trí đường diềm: 3, Thực hành: 4, Nhận xét, đánh giá: 4, Củng cố: H: Em thường thấy những bài trang trí đường diềm được trang trí ở những đồ vật nào? - HS trả lời, nhận xét. 5, Dặn dò: - Nhận xét giờ. - Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 23 Bài 22 - Lớp 1: Vẽ vật nuôi trong nhà. Ngày dạy:…………….. I, Mục tiêu: Giúp HS : - Nhận biết được hình dáng, đặc điểm màu sắc một vài con vạt nuôi trong gia đình. - HS biết cách vẽ con vật. - HS vẽ được hình hoặc vẽ màu con vật. II, Chuẩn bị: GV: + Một số tranh gà, thỏ, mèo.... + Hình hướng dẫn cách vẽ. HS: + Giấy vẽ hoặc Vở thực hành- Vở tập vẽ 1. + Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ. III, Các hoạt động dạy - học: 1, Ổn định; 2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS 3, Bài mới: A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài. Thời gian B, Hoạt động trên lớp Nội dung 6’ 6’ 10’ 3’ HĐ1: Giới thiệu các con vật: - GV cho HS xem tranh, ảnh các con vật: H: Hãy nêu tên các con vật có trong tranh? - HS nêu, nhận xét. H: Các con vật thường có những bộ phận nào? (Đầu, cổ, mình, các chi...) H: Hãy kể tên một số con vật khác mà em biết? - HS nêu, nhận xét. HĐ2: Cách vẽ : - GV giới thiệu và hướng dẫn cách vẽ trên bảng: + Vẽ hình chính đầu, mình trước. + Vẽ các chi tiết sau: Đuôi, tai, mắt... + Vẽ màu... GV cho HS xem hình gợi ý cách vẽ. Cho 2 HS lên bảng vẽ hình con vật. - Nhận xét. HĐ3: Thực hành: H: Em sẽ vẽ con vật nào? H: Ngoài con vật ra em có thể vẽ thêm hình ảnh nào? (Nhà, cây, hoa...) HS làm bài. GV quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng. HS tự làm bài. HĐ4: Nhận xét, đánh giá: GV cho HS treo tranh . H: Em thấy bài nào đẹp? Vì sao đẹp? Con vật có phải là hình ảnh chính không, có sinh động không? Sử dụng màu đẹp, rõ ràng. Khen ngợi HS có bài đẹp. 1, Giới thiệu tranh ảnh: 2, Cách vẽ : 3, Thực hành: 4, Nhận xét, đánh giá: 4, Củng cố: H: Em thích con vật nào nhất? Em đã làm gì để chăm sóc các con vật đó? HS trả lời - nhận xét. 5, Dặn dò: - Nhận xét giờ. - Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 23. Ký duyệt của Ban giám hiệu: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- mithuat t22.doc