Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Nguyễn Văn Kết - Tuần 21

I, Mục tiêu:

- HS bước đầu làm quen với nghệ thuật điêu khắc (giới hạn ở các loại tượng tròn)

- HS có thói quen quan sát, nhận biết các pho tượng thường gặp.

- HS yêu thích giờ tập nặn.

II, Chuẩn bị:

- GV:

+ Tượng Bác Hồ, ảnh tượng.

+ Nội dung bài.

- HS:

+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.

+ Bút chì, th¬ước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.

III, Các hoạt động dạy - học:

1, Ổn định;

2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS

3, Bài mới:

 

doc11 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1545 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Nguyễn Văn Kết - Tuần 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21
Bài 21 - Lớp 5: TẬP NẶN TẠO DÁNG
Đề tài tự chọn.
 Ngày dạy:………………..
I, Mục tiêu:
- HS có khả năng quan sát, biết cách nặn các hình khối.
- HS nặn được hình người, đồ vật, con vật, ...và tạo dáng theo ý thích.
- HS ham thích sáng tạo và cảm nhận được vẻ đẹp của hình khối.
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ Sưu tầm một số tượng, đồ gốm, đồ mĩ nghệ...
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
6’
6’
10’
2’
HĐ1: Quan sát, nhận xét:
GV Giới thiệu các hình minh họa SGK.
GV chỉ vào hình đặt câu hỏi gợi ý:
H: Đây là những đồ vật gì? (ống tăm, gạt tàn...) 
H: Được làm bằng chất liệu nào?
(Đất nung, gỗ, xi măng...)
- HS trả lời - nhận xét.
- GVBS: Ngoài những đồ vật này ra thì những pho tượng trong chùa, hãy những tượng nghệ thuật được chơi ở các nhà giầu có trưng bày cho đẹp. Đó thực sự là những tác phẩm nghệ thuật.
- GV có thể chỉ cho HS thấy một số đồ vật dạng đồ chơi được tạo ra từ những vật liệu phế thải.
- Để củng cố phần 1: 2 HS đọc phần 1 SGK.
HĐ2: Cách nặn:
- GV phát đất - hoặc HS chuẩn bị đất.
- Chia nhóm 4 em.
- GV nêu yêu cầu: Bài này là đề tài tự do nên các em có thể nặn chọn bất kì một đồ vật để tạo dáng. Ví dụ: Hình người, con chim, cái lọ quả...
- GV chọn một đồ vật và hướng dẫn HS để HS tìm ra quy trình tạo dáng: Nặn người múa.
H: Đây là hình gì? (người)
H: Hình này gồm những phần nào? (Đầu, thân, tay, chân...)
H: Đầu, thân, chân, tay...có dạng hình gì?
(khối cầu, hình trụ...)
* Cách 1: Nặn riêng từng bộ phận, sau đó đính ghép lại.
* Cách 2: Từ một khối đất dùng dao gọt nạo để hình thành đồ vật theo yêu cầu
-> Cho 2 HS đọc phần 2 SGK để HS tham khảo.
HĐ3: Thực hành:
H: Em sẽ chọn đồ vật nào để tạo dáng?
HS trả lời - nhận xét.
HS làm bài theo nhóm: Cả nhóm tập chung nặn một đồ vật, hoặc mỗi em nặn một đồ vật.
HS làm bài. GV quan sát, giúp đơc những HS còn lúng túng.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
GV cho các nhóm trưng bày sản phẩm.
Chọn một vài bài đẹp để so sánh.
H: Em thích bài nào? Vì sao?
H: Em thấy bài nào đẹp và sinh động?
+ Hình vẽ.
+ Độ đậm nhạt (hoặc màu sắc)
- HS nêu, nhận xét.
- Khen ngợi những bài vẽ đẹp.
1, Quan sát, nhận xét:
2, Cách nặn:
* Cách 1: Nặn riêng từng bộ phận, sau đó đính ghép lại.
* Cách 2: Từ một khối đất dùng dao gọt nạo đẻ hình thành đồ vật theo yêu cầu.
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
 4, Củng cố:
H: Em thường thấy những bức tượng ở đâu? Thường làm bằng chất liệu gì?
HS trả lời - nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 22.
Bài 21 - Lớp 4: VẼ TRANG TRÍ
Trang trí hình tròn.
 Ngày dạy:……………....
I, Mục tiêu:
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí hình tròn và hiểu sự ứng dụng của nó trong cuộc sống hàng ngày.
- HS biết cách sắp xếp họa tiết và trang trí được hình tròn theo ý thích.
- HS có ý thức làm đẹp trong cuộc sống.
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ Nội dung bài.
+ Một số đồ vật dạng hình tròn được trang trí như: Cái đĩa, khay....
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
5’
6’
10’
2’
HĐ1: Quan sát, nhận xét:
GV cho HS xem một số đồ vật dạng tròn được trang trí:
H: Ngoài những đồ vật này ra, em còn thấy những đồ vật nào dạng tròn được trang trí?
HS nêu, nhận xét.
HS quan sát bài trang trí hình tròn H1,2 trang 48 SGK rồi đặt câu hỏi để HS tìm hiểu về cách trang trí.
H: Theo em đâu là mảng chính, đâu là mảng phụ?
HS nêu, nhận xét.
H: Các họa tiết được trang trí thường sử dụng là gì? (Hoa, lá)
H: Có nhận xét gì về màu sắc của mảng chính và mảng phụ?
HS trả lời, nhận xét.
GVKL: Trang trí hình tròn rất nhiều kiểu đa dạng, nhưng thường có những cách như: Trang trí đối xứng qua trục; Mảng chính ở giữa, các mảng phụ ở xung quanh
HĐ2: Cách trang trí hình tròn:
GV vẽ lên bảng một hình tròn.
Vừa vẽ vừa hướng dẫn như sau:
+ Vẽ hình tròn, chia hình tròn thành các mảng. (Thường chia theo kiểu đối xứng)
+ Chọn mảng chính, vẽ họa tiết mảng chính.
+ Chọn mảng phụ, vẽ họa tiết mảng phụ.
+ Tô màu:
* Mảng chính rõ và nổi bật.
* Mảng phụ nhạt hơn mảng chính.
- GV cho Hs xem các bước trang trí hình tròn để HS tham khảo.
HĐ3: Thực hành:
- GV yêu cầu HS vẽ một hình tròn có bán kính 5cm vào giữa trang giấy.
- HS lựa chọn cách chia mảng.
- HS làm bài.
- GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
- GV cho HS trưng bày bài vẽ: Hướng dẫn các em nhận xét về:
+ Mảng chính, phụ.
+ Màu sắc.
H: Em thích bài trang trí nào? Vì sao?
GV khen ngợi nhưng bài đẹp.
1, Quan sát, nhận xét:
2, Cách trang trí hình tròn:.
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
4, Củng cố:
H: Em thấy bài trang trí hình tròn giống bài trang trí hình vuông ở điểm nào?
- HS nêu, nhạn xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 22.
Bài 21 - Lớp 3: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
Tìm hiểu về tượng.
 Ngày dạy:………………
I, Mục tiêu:
- HS bước đầu làm quen với nghệ thuật điêu khắc (giới hạn ở các loại tượng tròn)
- HS có thói quen quan sát, nhận biết các pho tượng thường gặp.
- HS yêu thích giờ tập nặn.
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ Tượng Bác Hồ, ảnh tượng.
+ Nội dung bài.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
6’
6’
10’
3’
HĐ1: Quan sát, nhận xét:
- GV cho HS xem một số ảnh tượng và tượng Bác Hồ:
H: Em thường thấy những pho tượng này ở những đâu?
(Chùa, công viên)
H: Tượng thường được làm bằng chất liệu gì?
(Đá, thạch cao, gỗ...)
(Tưng bừng, náo nhiệt)
H: Tượng khác tranh vẽ ở điểm nào?
- HS thảo luận nhóm, trả lời. Nhận xét.
H: Em có thể kể tên một số tượng mà em biết?
- HS nêu, nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu về tượng:
GV cho HS xem thêm một số tượng, ảnh tượng khác, đọc tư liệu để HS tham khảo:
HS quan sát hình ở VTV3 và gợi ý:
H: Hãy kể tên các pho tượng?
H: Pho tượng nào là tượng Bác Hồ, tượng nào là tượng anh hùng liệt sĩ?
HS lên chỉ, nhạn xét.
H: Hãy nêu chất liệu của mỗi pho tượng?
(Đá, gỗ, thạch co, gốm.)
GV nhấn mạnh: 
+ Tượng rất đa dạng, phong phú về kiểu dáng, có tượng trong các tư thế ngồi, nằm, đứng vv...
+ Tượng cổ thường đặt ở những nơi tôn nghiêm như đình, chùa...
+ Tượng còn đặt ở những nơi công viên, quảng trường, trong các trienr lãm mĩ thuật....
+ tượng cổ không có tên tác giả, tượng mới có tên tác giả.
GV cho HS liên hệ thực tế:
H: Các em đã bao giờ được thăm chùa chưa?
H: ở đó em thường thấy tượng ở tư thế nào?
HS nêu, nhận xét.
HĐ3: Thực hành:
GV nêu yêu cầu. Phát đất hoặc giấy màu:
HS nặn tượng đơn giản hoặc vẽ xé dán các tượng.
GV quan sát, gợi ý, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
Nhận xét giờ học.
Khen ngợi những HS tích cực trong giờ học.
1, Quan sát, nhận xét:
2, Hướng dẫn tìm hiểu về tượng:
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
 4, Củng cố:
H: Người ta thường dùng vật liệu gì để nặn tượng?
HS trả lời - nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 21.
Bài 21 - Lớp 2: TẬP NẶN TẠO DÁNG TỰ DO
Nặn hoặc vẽ hình dáng người đơn giản.
 Ngày dạy:………………
I, Mục tiêu:
- HS tập quan sát, nhận biết về các bộ phận chính của con người (đầu, mình, chân, tay...). 
- HS biết cách nặn hoặc vẽ dáng người.
- HS nặn hoặc vẽ được dáng người.
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ Chuẩn bị ảnh các hình dáng người.
+ Tranh vẽ người của HS.
+ Hình gợi ý cách vẽ.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Đất nặn.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
5’
8’
10’
4’
HĐ1: Quan sát, nhận xét:
- GV giới thiệu một số hình ảnh và gợi ý để HS nhận xét về các bộ phận chính của cơ thể người:
H: Cơ thể người gồm có những bộ phận chính nào?
(Đầu, mình, chân, tay...)
H: Đứng nghiêm thì tay, chân ở tư thế nào?
H: Đi thì tay, chân như thế nào?
H: Khi chạy thì tay, chân, đầu tư thế như thế nào?
- HS trả lời, nhận xét.
GV Tóm tắt: Khi đứng, đi, chạy.... thì các bộ phận đầu, mình, chân, tay... tư thế sẽ thay đổi để phù hợp với tư thế hoạt động.
HĐ2: Cách nặn, cách vẽ:
Cách nặn: 
GV chọn một phần đất và hướng dẫn HS nặn:
+ Đầu: Hình tròn nhỏ.
+ Mình: Hình trụ tròn kéo dài.
+ Tay, chân: Hình trụ kéo dài, nhỏ.
Ghép đính các bộ phận thành hình người.
Các em có thể tạo dáng: Người đứng, đi, chạy, nhảy.....
Cách vẽ:
- Gv vẽ và hướng dẫn trực tiếp trên bảng:
+ Vẽ hình dáng chung: Đầu, mình, tay, chân.
+ Vẽ chi tiết.
- Gv hướng dẫn và vẽ luôn để HS quan sát.
- Đưa hình gợi ý cách vẽ để HS quan sát.
- GV vẽ các dáng: Đứng , đi, chạy...
HĐ3: Thực hành:
Buổi 1: Cho HS tập nặn:
+ GV phát đất HS làm bài.
+ GV quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
Buổi 2: HS vẽ: 
+ Yêu cầu vẽ 1 đến 2 dáng người: Đứng hoặc đi.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
HS trưng bày bài. HS quan sát.
GV yêu cầu HS nhạn xét về:
Hình dáng, cách sắp xếp, màu sắc vv....
HS tự đánh giá bài làm của mình. 
Khen ngợi HS có bài vẽ đẹp.
1, Quan sát, nhận xét:
2, Cách nặn, cách vẽ:
Cách nặn: 
GV chọn một phần đất và hướng dẫn HS nặn:
+ Đầu: Hình tròn nhỏ.
+ Mình: Hình trụ tròn kéo dài.
+ Tay, chân: Hình trụ kéo dài, nhỏ.
Cách vẽ:
- Gv vẽ và hướng dẫn trực tiếp trên bảng:
+ Vẽ hình dáng chung: Đầu, mình, tay, chân.
+ Vẽ chi tiết.
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
 4, Củng cố: Thu sản phẩm của HS làm tư liệu
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 22
Bài 21 - Lớp 1: 
Vẽ màu vào hình vẽ phong cảnh.
 Ngày dạy:……………..
I, Mục tiêu: Giúp HS :
- HS củng cố cách vẽ màu.
- HS vẽ màu vào hình vẽ phong cảnh miền núi theo ý thích.
- HS thêm yêu mến cảnh đẹp quê hương, đất nước con người.
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ Một số tranh ảnh phong cảnh.
+ Một số tranh phong cảnh của HS.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành- Vở tập vẽ 1.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
6’
6’
10’
3’
HĐ1: Giới thiệu tranh ảnh:
- GV cho HS xem H1,2 bài 21 - VTV .
- GV cho HS xem một số tranh phong cảnh, ảnh phong cảnh.
- Xem một số tranh đề tài khác.
H: Chỉ vào hình 1, 2 SGK: Đây là cảnh gì?
(Cảnh phố, cảnh biển)
H: Phong cảnh có những hình ảnh nào? Màu sắc chính trong tranh là gì?
- GV chỉ cho HS thấy sự khác nhau giữa tranh phong cảnh và tranh các đề tài khác.
GVKL: Nước ta có nhiều cảnh đẹp như cảnh biển, cảnh phố phường, cảnh đồng quê đồi núi...
HĐ2: Cách vẽ màu:
- GV giới thiệu hình vẽ (Phong cảnh miền núi ở hình 3) trong vở tập vẽ 1. 
H; Phong cảnh miền núi được vẽ bằng những hình ảnh nào?
(Dãy núi, ngôi nhà sàn, cây, hai người đang đi)
GV hướng dẫn kĩ năng tô màu:
H: Các em đang sử dụng màu bằng chất liệu gì? (Màu sáp, bút dạ)
H: Với màu sáp, bút dạ các em nên tô như thế nào?
Cho HS lên bảng tô thử minh họa bằng phấn màu.
GV Lưu ý:
+ Sáp màu: Các em tô đến đâu được đến đó không di lại được.
+ Bút dạ: Nên tô theo thứ tự kiểu dòng kẻ.
H: Dãy núi em tô màu gì?
(Nâu, đen.)
H: Ngôi nhà em tô màu gì?
(Nâu, đỏ)
H: CÂy và cảnh vật em tô màu gì?
- Khi tô màu nên có đậm nhạt.
HĐ3: Thực hành:
 H: Các em hãy dùng màu và tô vào bài theo ý thích?
HS tự làm bài - GV quan sát.
Có thể góp ý cách dùng màu cho các em.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
GV cho HS treo tranh đã tô màu: 
H: Em thích tranh nào nhất? Vì sao?
HS nhận xét về: Tô màu kĩ không tràn màu ra hình khác.
Tô có đậm nhạt.
Sử dụng màu đẹp, rõ ràng.
Khen ngợi HS có bài đẹp.
1, Giới thiệu tranh ảnh:
- Tranh phong cảnh.
- Tranh các đề tài.
- ảnh phong cảnh.
2, Cách vẽ màu: 
- Tô màu không để màu tràn sang hình khác.
- Tô màu có đậm nhạt.
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
 4, Củng cố:
H: Tranh phong cảnh khác tranh sinh hoạt ở điểm nào?
HS trả lời - nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà hoàn thành bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 22.
Ký duyệt của Ban giám hiệu:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • docmithuat t21.doc