Giáo án Mĩ thuật Lớp 2 - Chủ đề 8: Em tìm hiểu nghệ thuật dân gian (4 tiết) - Nguyễn Hữu Dương
Giới thiệu về nghệ thuật dân gian:
- Giáo viên cho HS xem video về một số hoạt động, hình ảnh về nghệ thuật dân gian. Gợi ý các em:
+ Các em nhìn thấy những hình ảnh gì?
+ Những hình này thường thấy ở đâu?
+ Có nhiều hình ảnh, hoạt động khác nhau không?
- Nghệ thuật dân gian rất phong phú và đa dạng cả về loại hình, cả về hình thức biểu hiện và đặc trưng vùng miền.
* Giới thiệu cờ Tổ quốc và cờ lễ hội:
- Cờ Tổ quốc: Là hình ảnh mang tính tượng trưng cho dân tộc.
+ Cờ Tổ quốc Việt Nam là hình gi?
+ Màu gì?
+ Chính giữa lá cờ có hình gì? Màu gì?
- Cờ lễ hội: là cờ treo trong các lễ hội nhìn rất vui mắt.
+ Các lá cờ lễ hội có những hình gì?
+ Bên trong cờ có gì?
+ Cờ lễ hội có nhiều màu sắc không? Kể tên màu sắc trên cờ lễ hội?
* Giới thiệu về tranh dân gian:
- Cho HS xem một số tranh dân gian (tranh dân gian Đông Hồ).
- Cho HS xem hình ảnh về các nghệ nhân, quy trình làm tranh dân gian ở làng Đông Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh.
+ Ai là người làm ra các bức tranh dân gian? (nghệ nhân dân gian).
+ Tranh dân gian được vẽ hay được làm?
+ Giấy làm tranh là giấy gì?
+ Màu sắc lấy từ đâu?
+ Để có nét tranh và các mảng màu phải làm như thế nào?
Chủ đề : EM TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT DÂN GIAN ( 4 tiết ) Bài 12: Vẽ lá cờ Tổ quốc hoặc cờ lễ hội. Bài 17: Xem tranh dân gian. Bài 18: Tô màu vào tranh dân gian. Bài 32: Tìm hiểu về tượng I. MỤC TIÊU: - HS biết phân tích một tác phẩm về mặt hình thức, tạo dáng, màu sắc, chất liệu... - HS phát triển khả năng phát hiện cái đẹp, tìm tòi cái mới khi tiếp xúc với tranh vẽ, tác phẩm điêu khắc, các buổi triển lãm. - HS sử dụng được phương pháp tái hiện để tự tái hiện lại một tác phẩm yêu thích: qua đó học cách thể hiện bản thân. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1. Giáo viên: - lá cờ Tổ quốc. - một vài đầu tượng bằng thach cao - Các phụ bản tranh trong các bài học. - Máy chiếu, bài giảng sử dụng Powerpoint. - Vận dụng quy trình “các phương pháp liên kết HS với tác phẩm” 2. Học sinh: - Vở tập vẽ 2 - Chuẩn bị cho đóng vai tái hiện tác phẩm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: (Tiết 1) 1. Ổn định lớp: Tổ chức cho HS khởi động bằng bài hát "Quê hương em" 2. Giới thiệu chủ đề: Lựa chọn cách giới thiệu phù hợp với chủ đề, khai thác từ bài hát khởi động ở phần ổn định tổ chức lớp. 3. Bài học: Hoạt động 1: Trải nghiệm. GV: * Giới thiệu về nghệ thuật dân gian: - Giáo viên cho HS xem video về một số hoạt động, hình ảnh về nghệ thuật dân gian. Gợi ý các em: + Các em nhìn thấy những hình ảnh gì? + Những hình này thường thấy ở đâu? + Có nhiều hình ảnh, hoạt động khác nhau không? - Nghệ thuật dân gian rất phong phú và đa dạng cả về loại hình, cả về hình thức biểu hiện và đặc trưng vùng miền. * Giới thiệu cờ Tổ quốc và cờ lễ hội: - Cờ Tổ quốc: Là hình ảnh mang tính tượng trưng cho dân tộc. + Cờ Tổ quốc Việt Nam là hình gi? + Màu gì? + Chính giữa lá cờ có hình gì? Màu gì? - Cờ lễ hội: là cờ treo trong các lễ hội nhìn rất vui mắt. + Các lá cờ lễ hội có những hình gì? + Bên trong cờ có gì? + Cờ lễ hội có nhiều màu sắc không? Kể tên màu sắc trên cờ lễ hội? * Giới thiệu về tranh dân gian: - Cho HS xem một số tranh dân gian (tranh dân gian Đông Hồ). - Cho HS xem hình ảnh về các nghệ nhân, quy trình làm tranh dân gian ở làng Đông Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh. + Ai là người làm ra các bức tranh dân gian? (nghệ nhân dân gian). + Tranh dân gian được vẽ hay được làm? + Giấy làm tranh là giấy gì? + Màu sắc lấy từ đâu? + Để có nét tranh và các mảng màu phải làm như thế nào? * Giới thiệu về tượng: - Thường nhìn thấy tượng ở đâu? - Thường làm tượng những ai? - Tượng thường được làm bằng những chất liệu gì? HS: - Chú ý quan sát. + Quan sát, tư duy phân tích. + Quan sát, tư duy phân tích, nêu cảm nhận. - Quan sát, phân tích, ghi nhớ Hoạt động 2: Kỹ năng sáng tạo. (Tiết 2 ) GV: * Hưỡng dẫn vẽ lá cờ Tổ quốc và cờ lễ hội: + GV minh họa và diễn giải cách vẽ. * Hưỡng dẫn tô màu vào tranh dân gian: - GV minh họa và diễn giải cách tô màu. * Hướng dẫn cho các em tập đóng vai vào các nhân + Yêu cầu HS chọn tác phẩm để tái hiện. + Yêu cầu các nhóm phân chia nhiệm vụ. - GV hướng dẫn cách sắm vai tái hiện lại tác phẩm. HS: - quan sát, ghi nhớ - quan sát, ghi nhớ - Quan sát, ghi nhớ, rút kinh nghiệm. + Nhóm họp bàn chọn tác phẩm tái hiện. + Phân chia vai. + Tập tái hiện tác phẩm + Quan sát, ghi nhớ, học tập, rút kinh nghiệm. Hoạt động3 : Biểu đạt (Tiết 3 ) Hoạt động 4: Phân tích , diễn giải GV: - Yêu cầu HS chuẩn bị tư liệu, các đồ dùng phục vụ sắm vai thực hiện tái hiện tác phẩm theo nhóm. - Các nhóm thực hiện lần lượt theo thứ tự. HS: - Các nhóm thực hiện việc tái diễn tác phẩm, 1 thành viên giới thiệu thuyết trình về phần trình bày tái hiện tác phẩm của nhóm mình. Hoạt động 5: Giao tiếp , dánh giá GV - Gới ý, hướng dẫn cho các nhóm nhận xét về sản phẩm của nhau. - Yêu cầu các em chọn ra sản phẩm yêu thích nhất, nói lên suy nghĩ của mình về sản phẩm. - GV nhận xét chung. + Về tạo dáng các nhân vật? + Về cách thể hiện nội dung? + Về cách sắp xếp và xây dựng tái hiện theo tác phẩm? HS - Các em quan sát và đưa ra nhận xét riêng của mình. - Chọn ra chủ đề mà mình thích nhất. 4. Củng cố: - Nội dung chủ đề: + Kỹ năng sáng tạo, biểu đạt, xây dựng chủ đề, thuyết trình chủ đề. + Kỹ năng, ý thức hợp tác nhóm. - Nhận xét giờ học: + Nhận xét về tinh thần chuẩn bị đồ dùng học tập. + Nhận xét về ý thức học tập, sự tích cực, sáng tạo của cá nhân, của nhóm. + Nhận xét về mức độ hoàn thành chủ đề bài học. 5. Dặn dò: Xem trước các bài Bài 28: Vẽ trang trí. Bài 30: Vẽ tranh đề tài vệ sinh môi trường. Bài 35: Trưng bày kết quả. Chuẩn bị đồ dùng học tập chủ đề :Vệ sinh môi trường.
File đính kèm:
- giao_an_Mi_thuat_2_chu_e_8_Phuong_phap_Dan_Mach.doc