Giáo án Mĩ thuật Khối Tiểu học - Tuần 9 - Năm học 2020-2021

Mĩ Thuật 4

Thứ 2 ngày 16 tháng11 năm 2020

Chñ ®Ò : EM SÁNG TẠO CÙNG NHỮNG CON CHỮ (tiết 1)

I. MỤC TIÊU

- HS nhận ra và nêu được đặc điểm của các đường nét đều, nét thanh nét đậm và kiểu chữ trang trí.

- HS biết tạo dáng và trang trí được tên của mình hoặc người thân theo ý thích.

- II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC

- Phương pháp: Sử dụng quy trình Vẽ cùng nhau

- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm.

III. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

 + SGV, SGK

 + Hình ảnh về chữ đã dược trang trí .

 + Một số bài trang trí chữ của HS.

2. Học sinh: + Vở tập vẽ, giấy vẽ A4, chì, màu.

 + Bià báo, bìa sách, tạp chí.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

* Khởi động:

- Cho HS viết tên mình vào bảng con bằng kiểu chữ có sáng tạo riêng, sau đó đẫn dắt vào nội dung bài học.

 

docx14 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 27 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Khối Tiểu học - Tuần 9 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mĩ Thuật 1
Tuần 10
Thứ 3 ngày 17 tháng 11 năm 2020
CHỦ ĐỀ 3: SỰ THÚ VỊ CỦA NÉT
BÀI 5: NÉT GẤP KHÚC, NÉT XOẮN ỐC (tiết 2)
I. Mục tiêu bài học
1. Phẩm chất
Bài học góp phần bồi dưỡng cho Hs các phẩm chất như: chăm chỉ, ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, tôn trọng sản phẩm mĩ thuật,thông qua một số biểu hiện và hoạt động chủ yếu sau:
Chuẩn bị đồ dùng, vật liệu, phục vụ học tập.
Biết thu gom giấy vụn vào thùng rác, không để hồ dán dính trên bàn, ghế,...
Có ý thức bảo quản sản phẩm mĩ thuật của mình, của bạn; tôn trọng sản phẩm của bạn bè và người khác tạo ra.
2. Năng lực
Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:
Năng lực mĩ thuật
Nhận biết được nét gấn khúc, nét xoắn ốc; biết vận dụng các nét đó để tạo sản phẩm theo ý thích.
 - Biết trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để thực hành, sáng tạo; tự giác thực hiện nhiệm vụ học tập.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng bạn trao đổi, thảo luận và nhận xét sản phẩm.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng công cụ, giấy màu, họa phẩm để tạo nên sản phẩm.
Năng lực đặc thù khác
Năng lực ngôn ngữ: Biết trao đổi, thảo luận và giới thiệu, nhận xét,sản phẩm.
Năng lực thể chất: vận dụng sự khéo léo của bàn tay để thực hiện các thao tác như: cuộn, gấp, uốn,
 II. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên
Học sinh: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; Giấy màu, màu vẽ, bút chì, tẩy chì, hồ dán, kéo, bìa giấy,
Giáo viên: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; Giấy màu, kéo, bút chì, hình ảnh trực quan; hình ảnh minh họa. Máy tính, máy chiếu hoặc ti vi (nên có).
III. Phương pháp, hình thức tổ chức DH chủ yếu
Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, trò chơi, thực hành, thảo luận, 
Kĩ thuật dạy học: Động não, bể cá, đặt câu hỏi,
Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1: Ổn định lớp và giới thiệu nội dung tiết học
- Gợi mở HS giới thiệu nội dung tiết 1 của bài học
- Giới thiệu nội dung tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cho HS tìm hiểu nội dung Vận dụng.
Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 27 SGK .
- Cho HS trả lời câu hỏi:
+ Em nhìn thấy gì trong hình?
+ Con rắn được tạo nên từ nét gì?
+ Cái quạt được tạo nên từ nét gì?
+ Cách tạo ra con rắn, cái quạt từ nét gấp khúc, nét xoăn ốc.
 - GV giới thiệu thêm hình ảnh sản phẩm từ hai kiểu nét đã học.
Hoạt động 3: Tổng kết bài học.
- GV chốt lại: Có thể tạo sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật theo ý thích từ nét gấp khúc, nét xoắn ốc.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học tiếp theo.
– Tóm tắt nội dung chính của bài học
– Nhận xét kết quả học tập
– Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học tiếp theo: xem trước bài 6 SGK, chuẩn bị các đồ dùng, vật liệu theo yêu cầu ở mục chuẩn bị trong Bài 6, trang 28 SGK.
Tuần 9
Mĩ Thuật 2
Thứ 2 ngày 16 tháng11 năm 2020
Chñ ®Ò : HỘP MÀU CỦA EM (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
Học sinh cần đạt được:
- Nhận ra và kể được tên 1 số màu sắc.
- Phân biệt được một số chất liệu màu và biết cách pha các màu: Da cam, xanh lục, tím.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
- Phương pháp : Vận dụng quy trình Vẽ cùng nhau
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. GV chuẩn bị: 
- Sách Học- dạy Mĩ thuật lớp 2
- Hình ảnh về 3 màu cơ bản: Đỏ, vàng, lam và hình hướng dẫn cách pha ba màu da cam, xanh lục, tím.
- Một số bài vẽ hoa quả, đồ vật có màu sắc đẹp.
- Một số chất liệu màu quen thuộc với hs.
2. HS chuẩn bị:
- Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì, tẩy...
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 4. Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

- GV hướng dẫn hs trưng bày sản phẩm và thuyết trình về sản phẩm của nhóm. 
- Câu hỏi gợi mở:
+ Bức tranh của em vẽ những hình ảnh gì? Vẽ màu gì cho những hình ảnh ấy?
+ Bức tranh của nhóm em còn có màu nào khác nữa? Màu nào là màu đậm? Màu nào là màu nhạt?
+ Em học tập được gì từ bức tranh của bạn?
- Gợi ý các hs khác đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau.
* Tổng kết chủ đề:
- GV đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực, động viên, khuyến khích các HS chưa hoàn thành bài.
* Dặn dò: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho chủ đề tiếp theo.

- Hs trưng bày và thuyết trình sản phẩm của nhóm mình.
- Hs khác đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc.
Mĩ Thuật 3
Thứ 2 ngày 16 tháng11 năm 2020
Chñ ®Ò : CHÂN DUNG BIỂU CẢM (Tiết 2)
I. Mục tiêu.
- HS bước đầu làm quen với cách vẽ chân dung biểu cảm.
- HS vẽ được chân dung biểu cảm theo cảm nhận cá nhân.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức.
- Phương pháp: Sử dụng quy trình vẽ biểu cảm.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân , hoạt động nhóm.
III. Chuẩn bị.
*GV: + SGV, SGK
	 + Một số bài minh họa tranh chân dung.
	 + Một số bài vẽ mẫu của HS.
 *HS: + Vở tập vẽ, giấy vẽ A4, chì, màu, hồ gián, keo
IV. Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày và đánh giá sản phẩm
Giáo viên
Học sinh
- GV hướng dẫn hs trưng bày sản phẩm
- GV hướng dẫn hs cách thuyết trình bài vẽ của mình
- GV đặt câu hỏi:
+ Cảm nhận của em khi tham gia hoạt động vẽ biểu cảm?
+ Em thích bức tranh của mình không? Nhân vật trong tranh là ai?
+ Tính cạhs của nhân vật như tế nào?
+ Em thích bài vẽ nào nhất
+ Cảm nhận của em khi được bạn vẽ biểu cảm?
* Dặn dò: - Về nhà làm khung tranh để tặng cho bạn

- HS trưng bày sản phẩm
- Hs quan sát bài của các bạn.
- Hs thuyết trình
- Hs lắng nghe và trả lời
- Hs khác lắng nghe bài thuyết trình của bạn và nhận xét.
Mĩ Thuật 4
Thứ 2 ngày 16 tháng11 năm 2020
Chñ ®Ò : EM SÁNG TẠO CÙNG NHỮNG CON CHỮ (tiết 1)
I. MỤC TIÊU
- HS nhận ra và nêu được đặc điểm của các đường nét đều, nét thanh nét đậm và kiểu chữ trang trí.
- HS biết tạo dáng và trang trí được tên của mình hoặc người thân theo ý thích.
- II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
- Phương pháp: Sử dụng quy trình Vẽ cùng nhau
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
 + SGV, SGK
	 + Hình ảnh về chữ đã dược trang trí..
	 + Một số bài trang trí chữ của HS.
2. Học sinh: + Vở tập vẽ, giấy vẽ A4, chì, màu.
	+ Bià báo, bìa sách, tạp chí...
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
* Khởi động:
- Cho HS viết tên mình vào bảng con bằng kiểu chữ có sáng tạo riêng, sau đó đẫn dắt vào nội dung bài học.
Hoạt động 1: .Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV cho hs sinh hoạt nhóm
- GV treo bảng chữ cái nét đều, kiểu chữ nét thanh nét đậm và kiểu chữ trang trí lên bảng:
Kiểu chữ in hoa nét đều
Kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm
- GV nêu câu hỏi gợi mở cho hs:
+ Nêu sự khác nhau giữa chữ nét đều và chữ nét thanh nét đậm? Chữ nào tạo cảm giác khoẻ khoắn? Chữ nào tạo cảm giác nhẹ nhàng thanh thoát?
+ Nêu sự khác nhau giữa chữ cơ bản và chữ trang trí?
+ Em thường thấy chữ trang trí xuất hiện ở đâu? ( Sách, báo, tạp chí, truyện...)
+ Các chữ cái được tạo dáng và trang trí như thế nào? ( Bằng nét và màu sắc) 
* GV tóm tắt: 
+ Chữ nét đều là chữ có độ dày các nét bằng nhau trong một chữ cái. Chữ nét đều có dáng chắc khỏe, cứng cáp.
+ Chữ nét thanh nét đậm là chữ có nét to, nét nhỏ theo nguyên tác: Các nét đưa từ trên xuống là nét đậm; các nét đưa từ dưới lên , nét ngang là nét thanh. Chữ nét thanh nét đậm có dáng thanh thoát, nhẹ nhàng.
+ Chữ trang trí có thể được tạo dáng dựa trên đặc điểm của chữ viết thường hoặc chữ in của chữ nét đều hoặc nét thanh nét đậm.
+ Có nhiều cách để trang trí chữ. Có thể sữ dụng các nét cơ bản đã học để tạo dáng chữ và thêm họa tiết trang trí thể hiện sự vui vẻ, tươi trẻ, ngộ nghĩnh, gây ấn tượng phù hợp với yêu cầu nội dung trang trí.
- GV giới thiệu thêm 1 số kiểu chữ trang trí và 1 số hình ảnh chữ trang trí in ấn để giúp hs thấy sự đa dạng phong phú của chữ trang trí.
- Gv cho hs quan sát 1 số bài trang trí tên người để tham khảo và hình thành ý tưởng.

- HS sinh hoạt nhóm 4
- Hs quan sát
Kiểu chữ trang trí
- HS thảo luận nhóm, trả lời
- HS nhận xét và bổ sung câu trả lời của bạn
- HS quan sát và trả lời
- HS lắng nghe
- HS quan sát
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV gợi ý cho HS nêu ý tưởng về cách tạo dáng và trang trí chữ viết tên mình:
+ Tên của em có bao nhiêu chữ cái?
+ Em dùng nét, họa tiết và màu sắc như thế nào để trang trí?
- GV tóm tắt:
+ Tạo hình nền cho chữ theo ý thích
+ Tạo dáng chữ phù hợp với hình nền và thống nhất kiểu chữ.
+ Vẽ thêm các hoạ tiết trang trí vào chữ hoặc nền theo ý thích.
+ Vẽ màu
- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi
- HS lĩnh hội
- HS quan sát
Hoạt động 3: Thực hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3.1. Hoạt động cá nhân
- Yêu cầu hs tạo dáng chữ tên của mình và vẽ màu, trang trí theo ý thích.
- Dặn dò: Chuẩn bị cho tiết sau

- HS thực hành vào giấy A4
- HS làm bài
Mĩ Thuật 5
Thứ 2 ngày 16 tháng11 năm 2020

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_khoi_tieu_hoc_tuan_9_nam_hoc_2020_2021.docx
Giáo án liên quan