Giáo án Mĩ thuật khối 3 năm 2015

TUẦN 7 Ngày dạy: Thứ năm, 8/ 10/ 2015

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC: Mĩ thuật

Tiết 7 Bài: EM SÁNG TẠO VỚI HỌA TIẾT VÀ SẮC MÀU KÌ DIỆU. (Tiết 2)

I/ MỤC TIÊU:

- Học sinh có kiến thức đơn giản về vẽ họa tiết và phân biệt được đậm nhạt của màu sắc khi sử dụng trong trang trí.

- Học sinh vận dụng được họa tiết vào trang trí Khăn, khay, hộp, khung ảnh, bưu thiếp, có dạng hình vuông, hình chữ nhật, đường diềm.

- Học sinh phát triển khả năng tạo hình của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm.

- Học sinh phát huy khả năng sang tạo và năng lực diễn đạt bằng lời nói.

- Vận dụng quy trình Mĩ thuật: Vẽ cùng nhau. Tạo ngân hàng họa tiết để vận dụng trong trang trí.

II/ CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Tài liệu tham khảo, giấy A3, bài vẽ của HS ở tiết 1.

Học sinh: Giấy vẽ (A3), bút chì, màu vẽ (sáp màu) bài vẽ ở tiết 1.

 

doc61 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 598 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mĩ thuật khối 3 năm 2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ách biểu cảm, hành động khác và thay đổi vị trí nhân vật tạo cách sắp đặt bố cục khác để thể hiện xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Giáo viên và học sinh sẽ cùng nhìn lại mục tiêu chung của quy trình dạy – học mĩ thuật này và tự đặt câu hỏi : “ Chúng ta có thể phát triển tiếp chủ đề câu chuyện này bằng các hình thức khác hay không ? ”
Bài 1 : Vẽ quan sát các đồ vật ? – Ngân hàng hình ảnh
Bài 2 : - Câu chuyện nói về cái gì ? – Xây dựng một tập hợp 	
Bài 3 : Thêm màu sắc hoặc những thứ khác vào bức tranh và câu chuyện. Bài 4 : Triển lãm. – Đóng kịch. - Đánh giá kết quả.
Tổng kết, đánh giá:
Gv đánh giá, nhận xét, khen ngợi nhóm HS vẽ tranh đẹp
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 
Về xem lại các sản phẩm. Về thực hiện vẽ tranh thêm ở nhà. 
Dặn dò : Chuẩn bị tiết học sau : Chủ đề: Thiên nhiên tươi đẹp. 
Sáp màu, băng keo, kéo.
IV. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ:
Gv nhận xét về tinh thần học tập, sự chuẩn bị bài của học sinh.
TUẦN 10 Ngày dạy: Thứ năm, ngày 29 / 10 / 2015 
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC: Mĩ thuật
Tiết 10 Bài: THIÊN NHIÊN TƯƠI ĐẸP (Tiết 1)
I/ MỤC TIÊU:
Học sinh được tham gia vận động với âm nhạc để tạo nên bức tranh màu sắc.
Học sinh khám phá được vẽ đẹp, sự phong phú đa dạng của thiên nhiên thông qua trí tưởng tượng về đường nét, màu sắc của bức tranh.
Học sinh tạo dáng được hình quả, cây, cành lá để tạo nên bức tranh về thiên nhiên.
Học sinh phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ của bản thân.
Vận dụng quy trình Mĩ thuật: Tạo tác phẩm nghệ thuật dựa trên âm nhạc.
II/ CHUẨN BỊ:
Gv: Tài liệu tham khảo, giấy A3, khung cắt cảnh, nhạc, máy nghe nhạc.
Học sinh: Sáp màu, băng keo, kéo.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG CẦN LƯU Ý:
CÁC HOẠT ĐỘNG
ĐIỀU CHỈNH
 Khởi động: Kể tên các các loại quả, cành lá mà em biết.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
GV giới thiệu tranh ảnh Chủ đề: thiên nhiên tươi đẹp. ( Tiết 1)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động 1: Nghe nhạc và vẽ theo giai điệu: 
Chia nhóm, dán giấy A3 lên mặt bàn của mỗi nhóm (nhóm 5 - 6 HS)
GV mở nhạc, học sinh lắng nghe và cảm nhận giai điệu.
HS di chuyển xung quanh bàn, bắt đầu vẽ từ màu nhạt đến màu đậm, các em chuyển động cơ thể và vẽ theo âm nhạc.
	+ Lưu ý HS thể hiện nét vẽ qua cảm xúc âm nhạc nhẹ, mạnh có thể vẽ nét to, nét nhỏ, nét thẳng, nét cong, nét lượng sóng.
Hoạt động 2: Từ vẽ tranh đến thưởng thức, cảm nhận về màu sắc
HS trưng bày bài vẽ: Dán trên tường
HS quan sát bài vẽ và suy nghĩ, nhận xét và chia sẻ cảm nhận về hoạt động vừa thực hiện
HS tưởng tượng hình ảnh từ bức tranh lớn.
GV nêu câu hỏi gợi ý:
	+ Em có cảm nhận như thế nào trong quá trình di chuyển theo nhạc và vẽ? 
	+ Em có nhận xét gì về bức tranh?
	+ Quan sát bức tranh em liên tưởng tới hình ảnh gì?
	+ Hình ảnh trong tranh gợi cho em nghĩ đến đề tài nào?
GV có thể tập trung vào màu sắc và từ từ giới thiệu về một số khái niệm màu như: sáng tối, nóng lạnh, bổ túc, tương phản, hòa sắc.
Hoạt động 3: : Lựa chọn hình ảnh trong thế giới tưởng tượng
GV hướng dẫn học sinh dùng khung giấy dịch chuyển trên bức tranh tìm kiếm phần màu sắc, đường nét theo ý thích rồi dán khung giấy vào vị trí đó. 
Hướng dẫn học sinh cắt theo khung tranh để được sản phẩm dùng cho trang trí bưu thiếp;
Tổng kết, đánh giá:
- GV nhận xét chung tiết học, tuyên dương khích lệ HS có sáng tạo, động viên những HS chưa mạnh dạn tích cực hơn.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 
Về xem lại các sản phẩm. Về thực hiện vẽ tranh thêm ở nhà. 
 Dặn dò :
Chuẩn bị dụng cụ tiết học sau
	- Bìa A4, hồ dán, giấy màu, màu vẽ.( Sáng tác tranh theo chủ đề ).
IV. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ:
Gv nhận xét về tinh thần học tập , sự chuẩn bị bài của học sinh.
TUẦN 11 Ngày dạy: Thứ năm, ngày 5 / 11 / 2015 
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC: Mĩ thuật
Tiết 11 Bài: THIÊN NHIÊN TƯƠI ĐẸP (Tiết 2)
I/ MỤC TIÊU:
Học sinh được tham gia vận động với âm nhạc để tạo nên bức tranh màu sắc.
Học sinh khám phá được vẽ đẹp, sự phong phú đa dạng của thiên nhiên thông qua trí tưởng tượng về đường nét, màu sắc của bức tranh.
Học sinh tạo dáng được hình quả, cây, cành lá để tạo nên bức tranh về thiên nhiên.
Học sinh phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ của bản thân.
Vận dụng quy trình Mĩ thuật: Tạo tác phẩm nghệ thuật dựa trên âm nhạc.
II/ CHUẨN BỊ:
Gv: Tài liệu tham khảo, sản phẩm tham khảo.
Học sinh: Sáp màu, băng keo, kéo, hồ dán.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG CẦN LƯU Ý:
CÁC HOẠT ĐỘNG
ĐIỀU CHỈNH
 Khởi động: Hát
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
GV giới thiệu tranh ảnh Chủ đề: thiên nhiên tươi đẹp. ( Tiết 2)
GV dán phần giấy vẽ và gợi ý HS tìm hình ảnh trong khung hình, hướng dẫn thêm hoặc lược bớt chi tiết để rõ nội dung theo chủ đề.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động 1: Lựa chọn hình ảnh trong thế giới tưởng tượng (7 phút)
Yêu cầu HS tưởng tượng và kể câu chuyện trong bức tranh đã chọn;
GV gợi ý đề tài: Bướm và hoa
Mỗi HS tìm cho mình con bướm hoặc bông hoa đặc biệt trên bức tranh, HS suy nghĩ và tìm ra câu chuyện để kể trước lớp.
Hoạt động 2: Tạo sản phẩm trang trí- bưu thiếp ( 15 phút)
GV hướng dẫn học sinh, sửa chữa tạo hình, vẽ màu dựa trên các đường nét, màu sắc các em đã lựa chọn.
H: Trong khung hình đã chọn em muốn giữ lại hay lược bớt chi tiết nào? tại sao?
H: Em có muốn thay đổi hay chỉnh sửa chi tiết nào không?
Theo dõi HS thực hiện và tư vấn thêm.
Hướng dẫn HS dán sản phẩm vào tờ bìa sao cho bố cục phù hợp.
Hoạt động 3: Đánh giá, nhận xét sản phẩm
Mỗi cá nhân tự giới thiệu, trình bày ý tưởng trong nhóm.
Các nhóm nhận xét đánh giá sản phảm.
GV lựa chọn một số sản phẩm yêu cầu HS giới thiệu trước lớp.
Tổng kết, đánh giá:
 GV nhận xét chung tiết học, tuyên dương khích lệ HS có sáng tạo, động viên những HS chưa mạnh dạn tích cực hơn.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 
Về xem lại các sản phẩm. Về thực hiện vẽ tranh thêm ở nhà. 
 Dặn dò : Chuẩn bị dụng cụ tiết học sau : các vật liệu trang trí để tiết sau hoàn thành sản phẩm.
IV. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ:
Gv nhận xét về tinh thần học tập , sự chuẩn bị bài của học sinh.
TUẦN 12 Ngày dạy: Thứ năm, ngày 12 / 11 / 2015 
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC: Mĩ thuật
Tiết 12 Bài: THIÊN NHIÊN TƯƠI ĐẸP (Tiết 3)
I/ MỤC TIÊU:
Học sinh được tham gia vận động với âm nhạc để tạo nên bức tranh màu sắc.
Học sinh khám phá được vẽ đẹp, sự phong phú đa dạng của thiên nhiên thông qua trí tưởng tượng về đường nét, màu sắc của bức tranh.
Học sinh tạo dáng được hình quả, cây, cành lá để tạo nên bức tranh về thiên nhiên.
Học sinh phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ của bản thân.
Vận dụng quy trình Mĩ thuật: Tạo tác phẩm nghệ thuật dựa trên âm nhạc.
II/ CHUẨN BỊ:
Gv: Tài liệu tham khảo, sản phẩm tham khảo.
Học sinh: Sáp màu, băng keo, kéo, hồ dán.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG CẦN LƯU Ý:
CÁC HOẠT ĐỘNG
ĐIỀU CHỈNH
 Khởi động: Hát
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
GV giới thiệu tranh ảnh Chủ đề: thiên nhiên tươi đẹp. ( Tiết 3) 
 GV giới thiệu một sản phẩm hoàn chỉnh, gây hứng thú cho HS tìm tòi, sáng tạo trong cách trang trí bưu thiếp.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
	Hoạt động 1: Trang trí bưu thiếp ( 15 phút)
GV hướng dẫn học sinh trang trí thêm các họa tiết đối xứng hoặc đường diềm bằng những chất liệu khác nhau như vẽ và tô màu, cắt dán bằng giấy màu, giấy vẽ theo nhạc
H: Em định trang trí thêm họa tiết gì trong bưu thiếp? 
H: Em sắp xếp họa tiết ở chỗ nào? Tại sao?
Hướng dẫn HS tìm chọn họa tiết và sắp xếp cho phù hợp, có thể ghi những dòng chữ chúc mừng cho đẹp.
Theo dõi HS thực hiện và tư vấn thêm.
Hoạt động 2: Đánh giá, nhận xét sản phẩm
Mỗi cá nhân tự giới thiệu, trình bày ý tưởng trong nhóm.
Các nhóm nhận xét đánh giá sản phảm.
GV lựa chọn một số sản phẩm yêu cầu HS giới thiệu trước lớp.
Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá.
 GV nhận xét chung tiết học, tuyên dương khích lệ HS có sáng tạo, động viên những HS chưa mạnh dạn tích cực hơn.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 
Về xem lại các sản phẩm. Về thực hiện vẽ tranh thêm ở nhà. 
Dặn dò: Chuẩn bị sản phẩm để tiết sau trưng bày, giới thiệu trước lớp.
IV. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ:
Gv nhận xét về tinh thần học tập , sự chuẩn bị bài của học sinh.
TUẦN 13 Ngày dạy: Thứ năm: 19 / 11 / 2015 
Môn: Mĩ thuật
Tiết 13 Bài: THIÊN NHIÊN TƯƠI ĐẸP (Tiết 4)
I/ MỤC TIÊU:
Học sinh được tham gia vận động với âm nhạc để tạo nên bức tranh màu sắc.
Học sinh khám phá được vẽ đẹp , sự phong phú đa dạng của thiên nhiên thông qua trí tưởng tượng về đường nét, màu sắc của bức tranh.
Học sinh tạo dáng được hình quả, cây, cành lá để tạo nên bức tranh về thiên nhiên.
Học sinh phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ của bản thân.
Vận dụng quy trình Mĩ thuật: Tạo tác phẩm nghệ thuật dựa trên âm nhạc. 
II/ CHUẨN BỊ:
GV: Tài liệu tham khảo, sản phẩm tham khảo.
	HS: sáp màu, băng keo, kéo, hồ dán, nam châm để trưng bày.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG CẦN LƯU Ý:
CÁC HOẠT ĐỘNG
ĐIỀU CHỈNH
 Khởi động: Hát
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
GV giới thiệu tranh ảnh Chủ đề: thiên nhiên tươi đẹp. ( Tiết 4) GV giới thiệu một sản phẩm hoàn chỉnh, gây hứng thú cho HS tìm tòi, sáng tạo trong cách trang trí bưu thiếp.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động 1: Trưng bày trong nhóm (7 phút)
GV yêu cầu các nhóm trưng bày và nhận xét, đánh giá sản phẩm.
Nhóm trưởng điều hành:
	+ Yêu cầu các thành viên giới thiệu ý tưởng, cách làm sản phẩm của mình.
	+ Bình chọn sản phẩm 2 mức: Hoàn thành tốt, Hoàn thành
Hoạt động 2: Trưng bày cả lớp (5 phút)
GV chia bảng thành 2 khu vực: Hoàn thành tốt; Hoàn thành;
Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm theo từng khu vực.
	Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá sản phẩm (20 phút)
GV lần lượt gọi học sinh lên giới thiệu sản phẩm: ý tưởng, cách làm.
GV có thể nêu câu hỏi:
	+ Em có hài lòng về tác phẩm của mình không?
	+ Em sẽ sử dụng tác phẩm này như thế nào?
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
GV nhận xét chung tiết học, tuyên dương khích lệ HS có sáng tạo, động viên những HS chưa mạnh dạn tích cực hơn.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 
Về xem lại các sản phẩm. Về thực hiện vẽ tranh thêm ở nhà. 
Dặn dò: Chuẩn bị dụng cụ tiết học sau (giấy A4, mẫu vẽ) Chuẩn bị tiết sau học về chủ đề Em yêu trường em.
IV. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ:
Gv nhận xét về tinh thần học tập , sự chuẩn bị bài của học sinh.
 Tuần 14 Ngày dạy: Thứ năm: 26 / 11 / 2015 
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC: Mĩ thuật
Tiết 14 Bài: EM YÊU TRƯỜNG EM ( TIẾT 1)
I/ MỤC TIÊU:
HS có những hiểu biết về các hoạt động ở trường, hình ảnh về bạn bè, thầy cô giáo.
Hiểu được hình dáng con người trong các hoạt động để tạo được những bức tranh về đề tài Nhà trường.
Phát triển được khả năng tưởng tượng và sáng tạo về một câu chuyện của chính các em ở trường.
HS phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ, ý tưởng, cảm xúc của bản thân.
Vận dụng quy trình Mĩ thuật: Vẽ cùng nhau. Xây dựng cốt truyện.
II/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tài liệu tham khảo giấy vẽ, hình vẽ, xé dán một số dáng người khác nhau, video một số hoạt động ở trường.	
Một số bài của học sinh cũ. 
Học sinh: Giấy vẽ (A4), bút chì, màu vẽ (sáp màu).
III - CÁC HOẠT ĐỘNG CẦN LƯU Ý:
CÁC HOẠT ĐỘNG
ĐIỀU CHỈNH
Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi.
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Quan sát, nhận xét. 
GV giới thiệu tranh ảnh Chủ đề: EM YÊU TRƯỜNG EM
 ( TIẾT 1)
Tài liệu tham khảo, hình vẽ, xé dán một số dáng người khác nhau, video một số hoạt động ở trường.	
Một số bài của học sinh cũ. 
Đề tài về nhà trường có thể vẽ là những gì?
Tranh về ngày 20-11 có những hình ảnh gì?
Nêu hình ảnh chính, phụ có trong bức tranh?
Màu sắc trong tranh như thế nào?
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Hoạt động 1: Vẽ theo quan sát (25 phút)
Yêu cầu HS tự nguyện tham gia tạo dáng, làm mẫu cho cả lớp vẽ: Mỗi mẫu có thể 2 hoặc 3 nhân vật, mỗi dáng mẫu làm khoảng 4-5 phút và thay đổi học sinh làm mẫu khác nhau trong giờ học.
Gợi ý HS tạo dáng hoạt động hàng ngày như vui chơi, lao động vệ sinh, học tập và tạo tình huống hài hước cho sinh động. 
GV gợi ý HS vẽ:
	+ Các phần chính của cơ thể: Đầu, mình, tay, chân
	+ Hình dáng, tỉ lệ các bộ phận;
	+ Điểm bắt đầu, kết thúc của các bộ phận;
GV khuyến khích HS thực hiện như dáng của mẫu để cảm nhận và làm tăng hứng thú khi vẽ.
Khuyến khích HS vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu vào dáng người cho sinh động.	
Thực hành vẽ : 
Học sinh thực hành vẽ.
Yêu cầu HS chọn hướng quan sát xung quanh mẫu và vẽ theo quan sát;
+ Mỗi HS có khoảng 4 – 5 tờ giấy để vẽ, các em đánh số thứ tự vào tờ giấy vẽ theo số lần vẽ ( 1, 2, 3, 4, 5);
GV nhắc học sinh năng khiếu sắp xếp hình vẽ cân đối, rõ nội dung trang trí, màu sắc phù hợp.
Yêu cầu HS vẽ 4 đến 5 bài liên tục ;
Hoạt động 2: Trưng bày ngân hàng hình ảnh ( 7 phút)
HS trưng bày bài vẽ :
 + Mỗi HS dán các bài vẽ liên tiếp nhau và dán trên bảng (tường).
GV tổ chức đánh giá, nhận xét và thảo luận về phương pháp vẽ kí họa 
GV gợi ý HS thảo luận:
 + Hình vẽ nào trông đơn giản quá, hình nào diễn đạt đậm nhạt, màu sắc tốt.
	+ Bài vẽ nào có tỉ lệ tốt
	+ Bài vẽ nào ngộ nghĩnh, hài hước
	+ Tư thế người mẫu trong bài vẽ...
Giáo viên bổ sung và yêu cầu HS tự xếp loại tranh theo ý thích. Khen ngợi học sinh có bài vẽ đẹp (hình vẽ rõ đặc điểm, có bố cục đẹp)
Chọn bài vẽ dáng người sinh động.
HS tự tìm bài vẽ mình thích.
Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá	
GV nhận xét, đánh giá tiết học, động viên khen ngợi HS vẽ đẹp
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 
Về xem lại các sản phẩm. Về thực hiện vẽ tranh thêm ở nhà. 
 Dặn dò : Chuẩn bị dụng cụ tiết học sau : Giấy A3, giấy than để can hình, màu ( Sáng tác tranh theo chủ đề ).
IV. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ:
Gv nhận xét về tinh thần học tập, sự chuẩn bị bài của học sinh.
 Tuần 15 Ngày dạy: Thứ năm: 3 / 12 / 2015 
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC: Mĩ thuật
Tiết 15 Bài: EM YÊU TRƯỜNG EM ( TIẾT 2)
I/ MỤC TIÊU:
HS có những hiểu biết về các hoạt động ở trường, hình ảnh về bạn bè, thầy cô giáo.
Hiểu được hình dáng con người trong các hoạt động để tạo được những bức tranh về đề tài Nhà trường.
Phát triển được khả năng tưởng tượng và sáng tạo về một câu chuyện của chính các em ở trường.
HS phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ, ý tưởng, cảm xúc của bản thân.
Vận dụng quy trình Mĩ thuật: Vẽ cùng nhau. Xây dựng cốt truyện.
II/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tài liệu tham khảo giấy A3, bài vẽ dáng người của HS ở tiết 1.
Học sinh: Giấy vẽ (A4), bút chì, màu vẽ (sáp màu), bài vẽ dáng người ở tiết 1
III - CÁC HOẠT ĐỘNG CẦN LƯU Ý:
CÁC HOẠT ĐỘNG
ĐIỀU CHỈNH
Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi.
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Quan sát, nhận xét. 
GV giới thiệu Chủ đề EM YÊU TRƯỜNG EM ( tiết 2)
Từ bài vẽ trên giấy A4 của Tiết 1 các em đã vẽ, xé, dán, nặn hoặc tạo dáng người từ vật tìm được: dây thép, đất nặn, và tạo ngân hàng hình ảnh tùy theo nhóm. Xây dựng cốt truyện về chủ đề EM YÊU TRƯỜNG EM. Các em sẽ Sáng tác tranh theo chủ đề.
(Vẽ cùng nhau. Xây dựng cốt truyện)
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Hoạt động 1: Sáng tác tranh theo chủ đề (25 phút)
GV giới thiệu chủ điểm: 
Khuyến khích HS nhớ lại những hoạt động ở nhà trường: Học tập, lao động, vui chơi
Yêu cầu HS thực hiện theo nhóm 3- 4 em trên khổ giấy A3;
Gợi ý mỗi nhóm sáng tác 1 câu chuyện dựa vào ngân hàng hình ảnh có sẵn
	+ Số lượng nhân vật;
	+ Câu chuyện kể về nội dung gì;
	+ Bối cảnh, không gian của câu chuyện.
	- Gợi ý HS cách lựa chọn, sắp xếp hình ảnh: xa, gần, chồng chéo , những hình ảnh khác liên quan đến chủ đề bức tranh.
Lưu ý HS có thể sao chép hình ảnh từ ngân hàng hình ảnh có sẵn sau đó để lại cho nhóm khác sử dụng nếu cần
GV theo dõi các nhóm thực hiện, tư vấn để HS hoàn thành bài vẽ (phần hình)	
Hoạt động 2: Chia sẻ nội dung câu chuyện ( 7 phút)
HS trưng bày bài vẽ theo nhóm lên tường hoặc bảng lớp, từng nhóm lần lượt trình bày bài vẽ câu chuyện của nhóm mình, các nhóm khác có thể hỏi thêm để làm rõ câu chuyện. Các nhóm thảo luận, nhận xét về cách bố cục, hình dáng các nhân vật trong tranh
Nhận xét về bối cảnh của bức tranh (hình ảnh phụ)
Qua đó, Gv và Hs cùng góp ý để thêm màu sắc cho câu chuyện và làm cho cốt truyện hay hơn.
Câu hỏi liên quan đến câu chuyện của HS.
Đâu là hình ảnh trọng tâm của bức tranh?
Những đối tượng trong tranh là gì? ( Giáo viên hay học sinh)
Làm sao để nhìn ra những sự vật trong tranh liên quan đến nhau? 
Họ ăn mặc như thế nào?
Các hình ảnh thể hiện họ đang làm gì? Ở đâu? Lúc nào?
Làm sao em biết điều đó?
Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá
Chọn bài vẽ bức tranh có hình ảnh sinh động.
Giáo viên bổ sung và yêu cầu HS tự xếp loại tranh theo ý thích.
GV nhận xét, đánh giá tiết học, động viên khen ngợi các nhóm có bài vẽ sinh động.	
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 
Về xem lại các sản phẩm. Về thực hiện vẽ tranh thêm ở nhà. 
 Dặn dò : Chuẩn bị dụng cụ tiết học sau Bài vẽ của tiết 2 trên giấy A3, màu : (Tiết 3: Tô màu làm phong phú câu chuyện.
IV. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ:
Gv nhận xét về tinh thần học tập, sự chuẩn bị bài của học sinh.
Tuần 16 Ngày dạy: Thứ năm: 10 / 12 / 2015 
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC: Mĩ thuật
Tiết 16 Bài: EM YÊU TRƯỜNG EM ( TIẾT 3)
I/ MỤC TIÊU:
Phát triển khả năng tưởng tượng và sáng tạo về một câu chuyện của chính các em ở trường để tô màu hoàn thiện bức tranh.
HS phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ, ý tưởng, cảm xúc của bản thân.
Vận dụng quy trình Mĩ thuật: Vẽ cùng nhau. Xây dựng cốt truyện.
II/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tài liệu tham khảo, bài vẽ trên giấy A3 (Sáng tác tranh theo chủ đề) Tiết 2, Bài vẽ đã tô màu.
Học sinh: Bài vẽ trên giấy A3 (Sáng tác tranh theo chủ đề) Tiết 2. bút chì, màu vẽ (sáp màu),
III - CÁC HOẠT ĐỘNG CẦN LƯU Ý:
CÁC HOẠT ĐỘNG
ĐIỀU CHỈNH
 * Khởi động: 
Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn hát bài “Em yêu trường em” khởi động tiết học
GV giới thiệu viết đề bài lên bảng.
GV giới thiệu Chủ đề EM YÊU TRƯỜNG EM ( tiết 3)
Gắn lên bảng : Tranh 1: Không màu. Tranh 2: Có màu.
Nhìn vào 2 bức tranh này em các em thấy tranh nào đẹp? Tranh 2 đẹp vì đã được tô màu.
Từ bài vẽ ở tiết 2, trên giấy A3. Sáng tác tranh theo chủ đề. Đến Tiết 3 này các em sẽ Tô màu làm phong phú câu chuyện.
Hôm nay chúng ta học bài: Em yêu trường em ( Tiết 3).
Học sinh viết đề bài vào vở.
Ban học tập chia sẻ về mục tiêu bài học: 
+ Mời bạn nêu mục tiêu tiết học.
+ Để đạt được mục tiêu tiết học các bạn cần phải làm gì?
GV yêu cầu học sinh đọc tài liệu hướng dẫn, chia sẻ với cô những điều chưa hiểu (nếu có)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Hoạt động 1: Tô màu làm phong phú câu chuyện.
Việc 1: Em và bạn thống nhất màu vẽ cho hình ảnh chính, phụ.
Việc 2: Em và bạn cùng vẽ màu vào tranh cho bức tranh hấp dẫn và sống động. 
Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá
Các cặp thi đua tô màu nhanh và gắn tranh lên bảng lớp.
HS tự xếp loại tranh theo ý thích. 
GV nhận xét, đánh giá tiết học, động viên khen ngợi các nhóm có bài vẽ sinh động.
* Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 
Về xem lại các sản phẩm. Về thực hiện vẽ tranh thêm ở nhà. 
 Dặn dò : Chuẩn bị dụng cụ tiết học sau : Bài vẽ của tiết 3 trên giấy A3 (Tiết 4: Tổ chức trưng bày và thuyết trình về bức tranh.)
* Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn hát bài “ Lớp chúng ta đoàn kết” kết thúc tiết học.
IV. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ:
Gv nhận xét về tinh thần học tập, sự chuẩn bị bài của họ

File đính kèm:

  • docMĩ thuạt lớp 3 Đan mạch VNen ( Hạnh).doc
Giáo án liên quan