Giáo án Mĩ thuật khối 3 - Chủ đề 7: Thưởng thức và trải nghiệm cùng tác phẩm mĩ thuật

Chia lớp thành 6 nhóm: mỗi nhóm 6 thành viên:

Nhóm 1, 2, 3: Tìm hiểu về họa sĩ: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Thụ.

- Tiểu sử của họa sĩ:

+ Năm sinh, quê quán, gia đình.

- Sự nghiệm:

+ Trước cách mạng tháng Tám các ông làm gì? Ở đâu? Có những tác phẩm noổi bậc nào?

 

doc6 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 653 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật khối 3 - Chủ đề 7: Thưởng thức và trải nghiệm cùng tác phẩm mĩ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 7:
THƯỞNG THỨC VÀ TRẢI NGHIỆM CÙNG TÁC PHẨM MY THUẬT
Thời lượng: 4 tiết ( Bài 10; 1; 21; 33)
Bài 10: Xem tranh tĩnh vật
Bài 1: Xem tranh thiếu nhi
Bài 21: Tìm hiểu về Tượng
Bài 33: Xem tranh thiếu nhi thế giới
Mục tiêu:
HS biết được một số thông tin sơ lược về họa sĩ.
Hiểu nội dung bức tranh qua bố cục, hình ảnh màu sắc, chắc liệu,...
HS phát triển khả năng phát hiện cái đẹp khi tiếp xúc với tranh vẽ của họa sĩ, các tác phẩm, công trình điêu khắc cổ Việt Nam.
HS sử dụng được phương pháp trải nghiệm qua vẽ lại, sắm vai để tự tái hiện lại một tác phẩm yêu thích theo cảm nhận riêng.
Chuẩn bị đồ dùng:
Giáo viên:
Chuẩn bị các tranh ảnh của các họa sĩ.
Sưu tập tranh ảnh về điêu khắc cổ của Việt Nam.
Thông tin, hình ảnh về điêu khắc đình, chùa tại địa phương.
Học sinh:
Giấy A4, A2.
Bút chì, bút màu, SGK.
Sưu tầm tranh ảnh của các họa sĩ.
Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tranh.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chia lớp thành 6 nhóm: mỗi nhóm 6 thành viên:
Nhóm 1, 2, 3: Tìm hiểu về họa sĩ: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Thụ.
- Tiểu sử của họa sĩ:
+ Năm sinh, quê quán, gia đình.
- Sự nghiệm:
+ Trước cách mạng tháng Tám các ông làm gì? Ở đâu? Có những tác phẩm noổi bậc nào?
+ Sau cách mạng tháng Tám các ông làm gì? Ở đâu? Những tác phẩm nổi tiếng của các ông? Các giải thưởng và danh hiệu nào các ông được phong tặng.
Nhóm 4, ,5, 6: Tìm hiểu về tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ, Du kích tập bắn, Bác Hồ đi công tác.
- Hình ảnh chính của bức tranh là gì?
- Hình ảnh chính được vẽ như thế nào?
- Tư thế của các nhân vật trong bức tranh như thế nào?
- Bức tranh có những hình ảnh phụ nào nữa?
- Màu sắc được sử dụng trong tranh là những màu nào?
- Chất liệu được sử dụng trong tranh là gì?
- Nét bút trong tranh như thế nào?
- Em có cảm nhận gì về các tác phẩm này?
GV cho HS treo thêm tranh của tác giả để HS dẽ khai thác nội dung.
HS chia nhóm và thảo luận nội dung ghi vào giấy A2.
HS dựa vào SGK và tranh ảnh GV cung cấp khai thác các câu hỏi gợi ý, sau đó trình bày lên giấy.
HS khai thác nội dung của các tác phẩm theo gợi ý.
Hoạt động 2: Trình bày diễn giải về Tác phẩm
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV cho từng nhóm dán nội dung thảo luận theo từng tác giả và tác phẩm sau đó cho các em thuyết trình và khai thác nội dung bài.
Gv chốt lại và giới thiệu thêm về tác giả, tác phẩm cùng một số tác phẩm ngoài SGK cho HS quan sát.
HS trình bày nội dung thảo luận của từng nhóm dán lên tường.
Từng nhóm thuyết trình, các nhóm khác đặt câu hỏi để các nhóm thuyết trình trả lời.
HS nêu cảm nhận riêng của mình đến từng tác phẩm.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về nghệ thuật điêu khắc.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chia lớp thành 6 nhóm: mỗi nhóm 6 thành viên:
- Nhóm 1,2: Tìm hiểu về nguồn gốc của điêu khắc cổ.
- Nhóm 3, 4: tìm hiểu về tượng: Tượng phật A - di - đà, tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, tượng vũ nữ Chăm.
Nhóm 5, 6: tìm hiểu về phù điêu: chèo thuyền, đá cầu.
GV cho từng nhóm trình bày nội dung thảo luận và thuyết trình.
GV chốt lại nội dung.
Em có cảm nhận gì về nghệ thuật điêu khắc của của Việt Nam?
GV cho HS thực hiện hoạt động chép lại các tác phẩm mà các em yêu thích.
HS về nhóm thảo luận các nội dung trong SGK, và ghi vào giấy A2.
Từng nhóm thuyết trình lại nội dung thảo luận, các nhóm khác đặt câu hỏi cho các nhóm thuyết trình.
HS nêu cảm nhận của bản thân.
HS chép lại các hoạt động mà các em yêu thích vào giấy A4. Sau đó trưng bày trong lớp của mình.
Hoạt động 4: Tìm hiểu nghệ thuật điêu khắc tại địa phương
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV tổ chức một buổi tham quan tìm hiểu về văn hóa nghệ, nghệ thuật điêu khắc đình làng tại địa phương:
Chuẩn bị:
- Tham khảo xin ý kiến từ BGH.
- Liên hệ với ban thờ tự Miếu Ông Bổn tại địa phương.
- Khai thác các tư liệu về Miếu thành lập khi nào? Trong miếu có những hình tượng nào? ...
Tiến hành tham quan:
GV hướng dẫn HS tham quan, yêu cầu các em giữ trật tự và giữ vệ sinh chung vì nơi thờ tự, cần sự yên lặng và trang nghiêm.
GV giới thiệu cho các em biết về nguồn gốc của Miếu, và một số pho tượng.
Giải trình các nội dung thắc mắc của HS. Những nội dung chưa giải đáp được nhờ ban thờ tự hỗ trợ giải đáp cho các em.
Kết thúc buổi tham quan:
- Kết thúc buổi tham quan các em có cảm nhận gì?
- Nghệ thuật điêu khắc tại địa phương mình có gây hứng thú cho em không?
- Em cần làm gì để gì giữ nét đẹp của nghệ thuật điêu khắc tại địa phương?(HT)
GV đánh giá hoạt động của chủ đề:
Thông qua các hoạt động trong chủ đề em có cảm nhận gì về nghệ thuật hội họa?
Các mục tiêu trong bài học của chúng ta em đã đạt được chưa?
Em chưa đạt được nội dung nào? Tại sao? Làm sao để khắc phục?(CHT)
Em cần làm gì để gìn giữ nét đẹp của nghệ thuật hội họa?
HS cùng GV tham quan nét đẹp của Ngôi Miếu tại địa phương mình.
HS trả lời theo cảm nhận riêng của bản thân sau chuyến tham quan.
HS nêu nghĩ suy nghĩ riêng của mình.
Duyệt (Ý kiến nhận xét)
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Nhôn myõ, ngày.tháng..năm
 BGH duyeät

File đính kèm:

  • docThuong_thuc_va_trai_nghiem.doc