Giáo án Mĩ thuật + Hoạt động giữa giờ Khối Tiểu học - Tuần 7 - Năm học 2020-2021

Mĩ thuật lớp 2

Chủ đề : Đây là tôi ( Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

- Nhận ra và nêu được vẻ đẹp của tranh chân dung.

- Nhận ra được đặc điểm hình dáng và sự cân đối của các bộ phận trên khuôn mặt người.

- Vẽ được chân dung của bản thân hoặc người mình yêu quý.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

 * HS: Giấy vẽ, màu vẽ, keo dán, keo.

 * GV: Một số tranh chân dung HS năm trước.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

1. Ổn định tổ chức.

 Kiểm tra đồ dùng học tâp - HS đặt đồ dùng học tập lên bàn

2. Khởi động.

* Cả lớp hát đầu giờ.

- Giới thiệu chủ đề : ( Đây là Tôi ).

 

docx15 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 83 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật + Hoạt động giữa giờ Khối Tiểu học - Tuần 7 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t có dạng nét thẳng, nét cong trong tự nhiên, cuộc sống và tác phẩm mỹ thuật.
-Có thể tìm thấy nét thẳng, nét cong ở xung quanh 
-Có thể sử dụng một loại nét để vẽ, tạo hình theo ý thích. Ví dụ dùng bút sáp màu dạng nét thẳng để xếp chữ 
Dặn dò: Xem trước nội dung và chuẩn bị các đồ dùng như trong SGK
Hoạt động trải nghiệm lớp 1C
Chủ đề 2: Em là ai?
Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Tự chăm sóc bản thân
I. MỤC TIÊU:
Sau các hoạt động, HS có khả năng hình thành một số thối quen tự phục vụ, chăm sóc bản thân phù hợp với lứa tuổi như: Tự vệ sinh cá nhân, tự phục vụ bản thân, chăm sóc cơ thể
II. CHUẨN BỊ:
Tranh ảnh minh hoạ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ:
1. Ổn định tổ chức lớp ( 1 phút)
Kiểm tra đồ sự chuẩn bị của học sinh
2. Khởi động, giới thiệu bài học : ( 1 phút)
GV. Đặt câu hỏi:
- Các em đã tự làm được những việc gì rồi nào?
H. 2- 3 em trả lời câu hỏi
GV. Liên hệ giới thiệu bài mới
Hoạt động 1: Liên hệ và chia sẻ( 10 phút)
a. Mục tiêu
HS tự liên hệ bản thân, nhận xét và đánh giá về những việc đã làm được và chưa làm được để chăm sóc bản thân
b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi:
	+ Hằng ngày, bạn đã làm gì để chăm sóc bản thân?
	+ Bạn đã làm những việc đó lúc nào?
	+ Bạn cảm thấy như thế nào khi tự mình làm những công việc đó?
- HS thảo luận cặp đôi
- 2 đến 3 cặp HS trình bày trước lớp
- GV và HS cùng nhận xét
c. Kết luận
Hằng ngày, em cần tự mình làm những việc phù hợp để chăm sóc bản thân: Vệ sinh các nhân, ăn uống, rèn luyện sức khoẻ
Hoạt động 2: Thực hành chăm sóc bản thân( 23 phút)
a. Mục tiêu
HS thực hiện tại chỗ một số kĩ năng chăm sóc, vệ sinh cơ thể gọn gàng
b. Cách tiến hành
2.1 Hoạt động chung cả lớp
- GV nêu yêu cầu
	+ Quan sát lại trang phục của em
	+ Chỉnh sửa lại đâù tóc, trang phục (quần áo, giày dép) gọn gàng
2.2. Hoạt động cặp đôi:
- Từng cá nhân HS thực hành chỉnh sửa quần áo, giày dép, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ.
- Các nhóm HS quan sát, sửa và góp ý cho nhau
2.3. Chia sẻ trước lớp:
- Một số bạn chia sẻ trước lớp về hoạt động tự thực hành của bản thân
- GV và HS cùng hỏi – đáp về những lưu ý khi chuẩn bị trang phục và vệ sinh các nhân
2.4. Làm bài tập vào Vở thực hành HĐTNL1
GV. Hướng dẫn Hs làm bài.
H. Làm bài vào Vở thực hành HĐTNL1 trang.
GV. Theo dõi và hướng dẫn thêm trong quá trình HS thực hiện.
* Chữa bài:
GV. Tổ chức cho HS chữa bài và kiểm tra bài làm của mình.
c. Kết luận
Các em cần lựa chọn, chuẩn bị trang phục gọn gàng, sạch sẽ và phù hợp với thơi tiết. Tự chăm sóc bản thân giúp em tự tin và chủ động hơn
HĐNGLL Lớp 2C
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
Chủ đề: Tự phục vụ, vệ sinh cá nhân
 Gương mặt rạng rỡ
MỤC TIÊU:
- Học sinh biết chăm sóc khuôn mặt sạch sẽ, rạng rỡ. 
- Trẻ thực hiện các thao tác mặt thành thạo nhanh nhẹn, nhẹ nhàng, khéo léo, đảm bảo đúng nguyên tắc vệ sinh
- Rèn cho học sinh kỹ năng rửa mặt
- Giáo dục học sinh biết vệ sinh thân thể sạch sẽ nói chung và để có khuôn mặt rạng rỡ nói riêng.
II. CHUẨN BỊ
- bình nước, giá đựng.
- 1 xô
- 1 chậu. 
- Khăn lau mặt
- Giá phơi khăn.
III. CÁCH TIẾN HÀNH
1. ổn định tổ chức:
Bài cũ: ở chủ đề 2: Tự phục vu, vệ sinh cá nhân tiết 1 cô đã hướng dẫn các em làm như thế nào để có đôi tay sạch sẽ về nhà các em đã thực hiện tốt chưa?
2. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới và ghi mục bài
Hoạt động 1: Hồi tưởng
Giáo viên đặt câu hỏi:
a. Em thường rử mặt khi nào? ( 6- 7 em trả lời câu hỏi)
b. Nêu các dụng cụ của em để rửa mặt?( 4- 5 em trả lời câu hỏi)
c. Em có cảm giác như thế nào sau khi rửa mặt sạch sẽ? Khi mặt chưa rửa sạch sẽ sẻ như thế nào?
Sau khi học sinh trả lời câu hỏi giáo viên bổ sung:
Rửa mặt giúp chúng ta có cảm giác thoải mái, sảng khoái và sạch sẽ rạng rỡ hơn.
Hoạt động 2: Nối tranh thích hợp
G viên phát phiếu học tập cho học sinh sau đó nêu yêu cầu của bài tập:
Hs: Thảo luận và làm bài theo nhóm 4
- Đại diện nhóm dán bài lên bảng. 
Gv: cùng học sinh chữa bài. Và giải thích vì sao nên và không nên?
Nên: Dùng khăn sạch lau mặt vì muốn có khuôn mặt sạch sẽ thì khăn cũng phải sạch
- Phơi khăn dưới ánh nắng mặt trời Vì khăn sẽ nhanh khô, thơm tho
Không nên: Dùng khăn chà mạnh lên mặt Vì da mặt mỏng mà chà mạnh sẽ làm tổn thương da.
- Tạt nước lên mặt mà không rửa. Vì tạt nước như vậy mà không rửa thì mặt sẽ không sạch được với lại nước sẽ té lung tóe làm mất vệ sinh.
Hoạt động 3: Thực hành
Gv vừa nêu các bước đồng thời thực hành rửa mặt cho học sinh xem
Bước 1: giặt sạch khăn và trải khăn lên hai lòng bàn tay
Bước 2: Dùng ngón tay trỏ trái lau mắt trái, ngón tay trỏ phải lau mắt phải. Lau từ
đầu mắt đến đuôi mắt. Lau nhẹ nhàng 2- 3 lần.
Bước 3: Dịch khăn lên phía trên lòng bàn tay phải lau trán và má phải, tay trái lau trán và má trái.
Bước 4: Gấp đôi khăn theo hướng dọc từ trái sang phải, dùng nửa khăn phía trên lau từ sống mũi đến đầu mũi.
Bước 5: Lấy tay phải kéo dịch khăn lên phía trên rồi lau miệng và cằm.
Bước 6: Gấp đôi khăn theo hướng từ trên xuống. Tay phải đỡ khăn rồi lau phần cổ bên trái. Lật khăn sang tay trái rồi lau phần cổ bên phải.
Học sinh: quan sát giáo viên làm mẫu.
- Một em xung phong lên bảng làm thử
Gviên theo dõi và hướng dẫn thêm.
Sau đó giáo viên cho học sinh ra thực hành phần rửa mặt cá nhân
H. Lần lượt từng em lên thực hành rửa mặt
Gv theo dõi và hướng dẫn thêm.
Sau đó gv cho học sinh về lớp và cũng cố tiết học
Như vậy chúng tay vừa trải qua tiết học về rửa mặt các em thấy có thú vị không? Về nhà các em phải thực hiện rửa mặt theo 6 bước cô tin rằng em nào cũng có khuôn mặt rạng rỡ và xinh tươi.
Thứ ba, ngày 27 tháng 10 năm 2020
Buổi chiều: HĐGD Lớp 3C
AN TOÀN GIAO THÔNG.
Bài: Biển báo hiệu giao thông đường bộ
 I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Học sinh nhận biết hình dáng, màu sắc và hiểu được nội dung 2 nhóm biển báo hiệu giao thông: Biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn.
- Học sinh giải thích được ý nghĩa của các biên báo hiệu: 204, 210, 211, 423(a,b), 323, 443, 424.
2. Kỹ năng:
HS biết nhận dạng và vận dụng, hiểu biết về biển báo hiệu khi đi đường để làm theo hiệu lệnh của biển báo hiệu.
3. Thái độ:
Biển báo hiệu giao thông là hiệu lệnh chỉ huy giao thông. Mọi người phải chấp hành.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Tìm hiểu các biển báo giao thông mới 
Gv chia lớp thành 4 nhóm , giao cho mỗi nhóm 2 loại biển . Yêu cầu HS nhận xét , nêu đặc điểm của loại biển đó về : hình dáng , màu sắc , hình vẽ bên trong .
Đại diện từng nhóm lên trình bày . Một trong hai nhóm biển hình tam giác trình bày Gv viết các ý kiến lên bảng :
 + hình dáng : Hình tam giác 
 + Màu sắc : Nền màu vàng , xung quanh viền màu đỏ 
 + hình vẽ : màu đen thể hiện nội dung 
Gv yêu cầu Hs tự nêu nội dung của biển và tên biển :
Nhóm khác bổ sung , gv kết luận .
 + Biển số 204 : có vẽ hai mũi tên ngược chiều nhau để báo hiệu đường có hai làn xe chạy ngược chiều nhau gọi là biển báo đường hai chiều .
 + Biển số 210 : Có vẽ hàng rào màu đen báo hiệu giao nhau với đường sắt có rào chắn gọi là biển báo đường giao nhau với đường sắt có rào chắn .
 + Biển số 211 : Có vẽ hình đầu tàu hoả báo hiệu đường bộ giao nhau với đường sắt không có rào chắn gọi là biển báo giao nhau với đường sắt không có rào chắn .
Gv nêu tóm tắt : Biển báo nguy hiểm có hình tam giác , viền đỏ , nền màu vàng , hình vẽ màu đen báo hiệu cho ta biết những nguy hiểm cần tránh khi đi trên đoạn đường đó
Một em đại diện nhóm biển hình vuông trình bày .
GV tóm tắt ý kiến của HS và nêu rõ : Biển chỉ dẫn giao thông có :
 + Hình dáng : Hình vuông 
 + Màu : xanh 
 + Hình vẽ bên trong : Màu trắng 
Nội dung của biển số 423 a, b : Đường dành cho người đi bộ qua đường để chỉ dẫn cho người đi bộ và lái xe biết nơi dành cho người đi bộ qua đường . Biển này có nền biển màu xanh lam , tam giác màu trắng , hình người và 5 nét vạch màu đen .
Biển số 434 : Hình chữ nhật , trên nền trắng có vẽ hình xe ô tô buýt dừng cho hành khách lên xuống gọi là biển chỉ dẫn xe buýt .
Biển số 443 : hình vuông , có hình tam giác màu vàng , dưới có chữ “chợ ” để báo sắp đến khu vực có chợ họp , xe cộ qua lại khu vực này phải giảm tốc độ , gọi là biển chỉ dẫn có chợ .
HS nhắc lại tên các biển đó .
- GV kết luận : Biển chỉ dẫn có hình vuông hoặc hình chữ nhật nền màu xanh lam , bên trong có kí hiệu hoặc chữ chỉ dẫn màu trắng ( hoặc màu vàng ) để chỉ dẫn cho người qua đường biết được làm theo hoặc cần biết .
2. Nhận biết đúng biển báo.
a) Mục tiêu: Nhận biết đúng biển báo hiệu GT đã học.
b) Cách thực hiện:
- Trò chơi tiếp sức: Điền tên vào biển có sẵn.
Cử hai đội, mỗi đội gồm 5 em, hai đội cùng thi lần lượt từng em điền tên biển vào hình vẽ các biển báo hiệu đã vẽ sẵn trên giấy. Đội nào xong trước sẽ thắng.
- Hoặc chơi theo cách: Một nhóm cầm biển báo, một nhóm cầm bảng chữ ghi tên biển.
+ Nhóm A giơ 1 biển báo thi nhóm B phải giơ bảng ghi tên biển đó. Ngược lại nhóm B giơ 1 bảng tên biển báo thì nhóm A phải giơ đúng biển đó.
(Giáo viên yêu cầu giơ biển nhanh (đếm 1, 2, 3) chưa giơ lên được là thua. Có thể chơi 1 - 2 lần).
c) Kết luận:
Nhắc lại đặc điểm, nội dung cảu hai nhóm biển báo hiệu vừa học.
III. CŨNG CỐ:
- Giáo viên nhận xét về tinh thần chuẩn bị bài, ý thức làm việc của các nhóm khơi ngợi các em tích cực tham gia.
Mĩ thuật lớp 2
Chủ đề : Đây là tôi ( Tiết 1) 
I. MỤC TIÊU:
- Nhận ra và nêu được vẻ đẹp của tranh chân dung.
- Nhận ra được đặc điểm hình dáng và sự cân đối của các bộ phận trên khuôn mặt người.
- Vẽ được chân dung của bản thân hoặc người mình yêu quý.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 * HS: Giấy vẽ, màu vẽ, keo dán, keo.
 * GV: Một số tranh chân dung HS năm trước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 
1. Ổn định tổ chức. 
 Kiểm tra đồ dùng học tâp - HS đặt đồ dùng học tập lên bàn
2. Khởi động.
* Cả lớp hát đầu giờ. 
- Giới thiệu chủ đề : ( Đây là Tôi ).
Hoạt động 1: Tìm hiểu .
-Giáo viên hướng dẫn HS quan sát khuôn mặt của bạn hoặc khuôn mặt mình trong gương.
H. Quan sát khuôn mặt một vài bạn trong lớp, thảo luận để tìm hiểu.
- Tìm hiểu các bộ phận trên khuôn mặt, đặc điểm chung của khuôn mặt (tròn, dài, vuông, tam giác)
H. Điểm khác biệt giữa khuôn mặt người này với người khác (mặt trái xoan, mặt tròn, mặt dài, mặt vuông, chữ điền)
-Tìm sự cân đối giữa các bộ phận trên khuôn mặt về các vị trí mắt, mũi, miệng, tai
H.+ Vị trí các bộ phận trên khuôn mặt.
+ Một số đặc điểm khác (tóc dài, tóc ngắn, đeo kính, đội mũ)
+ Trạng thái cảm xúc của nhân vật (vui, buồn, bình thản, ngạc nhiên)
* Hướng dẫn HS quan sát tranh chân dung hình 3.2 và chỉ ra: 
- Tranh nào vẽ nhân vật già? Tranh nào vẽ nhân vật trẻ ?
H. Tranh chính giữa vẽ nhân vật già. Tranh bên trái và bên phải vẽ nhân vật trẻ.
- Tranh nào vẽ nhân vật nam? Tranh nào vẽ nhân vật nữ ?
H. Tranh giữa vẽ nam, bên trái và bên phải vẽ nữ.
- Các bức tranh đã thể hiện rõ độ đậm nhạt của màu sắc chưa ?
H.Các bức tranh đã thể hiện rõ độ đậm nhạt của màu sắc (có độ đậm nhạt, sáng tối).
- Em nhận ra nhân vật trong tranh nhờ các đặc điểm nào?
H. Nhận ra các nhân vật trong tranh nhờ các đặc điểm các bộ phận trên khuôn mặt.
Hoạt động : Cách thực hiện :
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện vẽ.
- Kết hợp đường nét màu sắc để diễn tả trạng thái cảm xúc trên khuôn mặt.
HS tìm hiểu cách vẽ chân dung qua hình 3.3.
+ Vẽ khuôn mặt cân đối vào trong giấy
+ Vẽ các bộ phận trên khuôn mặt (mắt, mũi, miệng, tai)
+ Vẽ đặc điểm riêng (tóc dài, ngắn, đeo kính)
- GV hướng dẫn HS tham khảo tranh chân dung qua hình 3.4 để hình thành ý tưởng sáng tạo cho mình. 
- HS quan sát tranh chân dung hình 3.4
- Hình trái chân dung em bé màu nước, diễn tả Trâm vui tươi.
- Hình giữa diễn tả khuôn mặt mừng rỡ hớn hở (màu sáp)
- Hình phải diễn tả tâm trạng lo âu, suy nghĩ.
* GV nhận xét : Về nắm bắt cách vẽ tranh chân dung.
* Cũng cố dặn dò: 
- Chuẩn bị tiết sau.
Thứ tư, ngày 28 tháng 10 năm 2020
Buổi sáng: Mĩ thuật lớp 4C
Chủ đề: Chúng em với thế giới động vật( Tiết 4)
I. MỤC TIÊU:
- Thể hiện được con vật bằng hình thức vẽ, xé dán, tạo hình ba chiều.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
- Phương pháp: Vẽ cùng nhau và sáng tác câu chuyện, tạo hình 3D.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, Hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:
 1. Giáo viên.
- Sách học mĩ thuật lớp 4.
2. Học sinh.
- Sách học mĩ thuật 4.
- Giấy vẽ, màu vẽ, giấy màu, hồ dán, bút chì, giấy báo, đất nặn, các vật dễ tìm như vỏ đồ hộp, chai lọ, đá sỏi, dây thép.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra đồ dùng:
2. Khởi động:
GV. Nêu mục tiêu của bài học.
Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm. 
- Tổ chức cho HS trưng bày
H. Các nhóm trưng bày và thuyết trình sản phẩm của nhóm
- HD HS thuyết trình về sản phẩm của nhóm.
- Gợi ý HS đánh giá sản phẩm
+ Em có thấy thú vị khi thực hiện bài vẽ/ xé dán, nặn tạo hình con vật không? Cảm nhận về sản phẩm của mình?
+ Em thích sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn ko? Hãy nêu nhận xét về sản phẩm.
+ Em học hỏi được gì từ sản phẩm của bạn
HS. Nhận xét , đánh giá sản phẩm lẫn nhau
GV chốt: Đánh giá giờ học (5 phút)
- Y/C học sinh tự đánh giá bài học của mình vào sách HMT(Tr 44)
HS.+ Tích vào ô hoàn thành hoặc chưa hoàn thành theo đánh giá riêng của bản thân.
+ Ghi nhận xét, đánh giá của thầy cô giáo vào dòng tiếp theo trong Sách HMT
- Chốt lại kiến thức chung của chủ đề. Tuyên dương học sinh tích cực, động viên khuyến khích các học sinh chưa hoàn thành bài.
- GV nhận xét, tổng kết đánh giá giờ học .
Hoạt động 5: Vận dụng- sáng tạo:
- Em hãy sáng tạo các con vật từ vật liêu dễ tìm để trang trí góc học tập, nhà cửa, lớp học... của mình.
DẶN DÒ: 
- Nhắc nhở học sinh bảo quản sản phẩm và chuẩn bị đồ dùng cho chủ đề sau: Ngày hội hóa trang.
Mĩ thuật lớp 5C
Chủ đề: Âm nhạc và sắc màu( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
 - HS nghe nhạc và vận động, chuyển âm thanh và giai điệu thành những đường nét, màu sắc.
 - HS biết và hiểu đường nét và màu sắc trong bức tranh và cảm nhận, tưởng tượng hình ảnh.
 - HS phát huy được khả năng sáng tạo, nêu và cảm nhận được về sản phẩm của mình, bạn.
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
- Phương pháp: Vận dụng quy trình Vẽ cùng nhau- Vẽ biểu cảm- Vẽ theo nhạc)
- Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm- Hoạt động cá nhân
III. CHUẨN BỊ 
GV:- Màu các loại, một số tranh, ảnh, bài vẽ trang trí có các độ đậm, độ nhạt.
 - Bài tham khảo, bài hát về giai điệu nhanh, chậm, sôi động.. 
HS:- Giấy vẽ A3, Đồ dùng học vẽ: Màu, thước kéo, băng keo..
IV.TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC
1.Ổn định lớp:
- Kiểm tra đồ dùng học tập
2.Bài mới : 
Hoạt động 1: Tìm hiểu âm nhạc và màu sắc
- Hướng dẫn HS về sự liên kết giữa âm nhạc và màu sắc. Cho HS quan sát tranh h3.1
- GV mở bài hát “ Mái trường mến yêu”
- Tổ chức cho HS trưng bày, cảm nhận về màu sắc của các bức tranh.
 H. + Nắm bắt cách thực hiện
+ Lắng nghe và cảm nhận giai điệu cùng vẽ theo nhóm nét màu từ sáng đến đậm trên giấy A3 theo tiết tấu, giai điệu của bài hát.
+ Trưng bày và thưởng thức bức tranh vừa tạo ra. Chia sẽ cảm nhận 
+ Kể câu chuyện tưởng tượng được trong bức tranh đã chọn
+ Tưởng tượng ý tưởng mình sáng tạo
=>GV chốt ý và phân tích
- Giáo viên giới thiệu với HS tìm hiểu thêm về ba màu cơ bản: đỏ, vàng và xanh lam; gợi ý HS nhận ra các màu mới được tạo ra từ các cặp màu cơ bản ( cam, tím, xanh lục) và 3 sắc độ chính: đậm, đậm vừa và nhạt.
-Yêu cầu HS cắt khung ảnh tuỳ thích và dịch chuyển trên bức tranh lớn, chọn vị trí mình thích và cắt rời.
H. Thực hành: cắt khung giấy, tìm kiếm phần màu sắc, đường nét mình thích rồi cắt rời đặt vào khung giấy
- Gợi ý HS kể về nội dung, màu sắc và độ đậm nhạt trong bức tranh đã chọn.
=>GV định hướng ý tưởng và hướng dẫn
Hoạt đông2: Cách thực hiện
- Giới thiệu các bài trang trí từ tranh vẽ theo nhạc. 
- Gợi ý hướng dẫn HS cách thực hiện:
+ Tưởng tưởng nội dung mình sẽ sáng tạo. (Bưu thiếp, bìa sách, bìa lịch...)
+ Thêm đường nét, màu sắc hoặc cắt dán vào khung hình đã chọn.
+ Trang trí thêm và hoàn thiện sản phẩm.
=>GV định hướng và minh họa.
Dặn dò:
 Thứ năm, ngày 29 tháng 10 năm 2020
Buổi chiều: Mĩ thuật lớp 3C
Chủ đề: Con vật quen thuộc( Tiết 1)
MỤC TIÊU:
- Học sinh nhận ra và nêu được hình dáng, đặc điểm các bộ phận, màu sắc, hoạt động, của một số con vật.
- Vẽ được con vật quen thuộc theo ý thích bằng nét và màu.
- Giơí thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
- Phương pháp: Xây dựng cốt truyện, tiếp cận chủ đề
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN:
GV chuẩn bị: Sách Học Mĩ thuật lớp 3.
- Hình minh họa phù hợp với nội dung chủ đề.
HS chuẩn bị: giấy vẽ, màu vẽ, bút chì
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra sách vở, đồ dùng.
-Ban đồ dùng kiểm tra báo cáo
2. Khởi động: 
GV cho học sinh hát bài “ con lợn éc” và dẫn dắt vào chủ đề
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu
T. Tổ chức cho H hoạt động nhóm
H. Quan sát hình 3.1 thảo luận để tìm hiểu về các con vật quen thuộc vào phiếu học tập theo các câu hỏi gợi ý sau:
- Em hãy kể tên các con vật và nêu hình dáng, các bộ phận và đặc điểm nổi bật của
các con vật?
- Mỗi con vật có đặc điểm gì riêng? Màu sắc như thế nào?
- Chúng thường sống ở đâu?
- Con vật đó có lợi ích gì đối với cuộc sống của con người?
H. Đại diện nhóm trả lời câu hỏi và các nhóm khác đánh giá nhận xét.
T. Đánh giá, nhận xét bổ sung.
T. Cho H xem hình 3.2 sách Học Mĩ thuật 3 và bài vẽ minh họa con vật và đặt câu hỏi gợi ý:
- Em thấy con vật được vẽ như thế nào? Đã cân đối với tờ giấy chưa?
- Em nhận thấy các con vật được trang trí như thế nào? Cách trang trí trên các con vật có giống nhau không?
T trả lời và T tóm tắt
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện
T. Cho H 2-3 em lên bảng vẽ con vật quen thuộc mà mình thích để trải nghiệm và nêu cảm nhận về cách vẽ con vật.
T.Nêu câu hỏi gợi ý: ( Sách Dạy Mĩ thuật lớp 3)
T. Vẽ minh họa trực tiếp lên bảng để H quan sát. Sau đó T tóm tắt cách vẽ con vật.
H. Tham khảo hình 3.4 sách Học Mĩ thuật lớp 3 để có thêm ý tưởng sáng tạo.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành
Tổ chức cho H hoạt động cá nhân.
H. - Tạo dáng con vật và trang trí con vật theo ý thích.
- Cát hoặc xé rời con vật ra khỏi tờ giấy tạo kho hình ảnh.
T. Theo dõi và hướng dẫn thêm trong quá trình H làm bài.
Dặn dò: - Tiếp tục hoàn thành bài thực hành ở tiết 2
Mang đầy đủ DDHT cho tiết học sau.
Luyện Mĩ thuật lớp 1C
Tạo hình từ vật tìm được
I. MỤC TIÊU :
-HS biết tạo được hình từ các vật tìm được.
- Biết trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN:
Học sinh: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; Giấy màu, màu vẽ, bút chì, tẩy chì, hồ dán, kéo, đất nặn, 
- Giáo viên: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; Giấy màu, kéo, bút chì, màu goát, hình ảnh minh họa. Máy tính, máy chiếu hoặc ti vi 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
1.Ổn định tổ chức: KT đồ dùng
2.Khởi động: 
Giới thiệu bài
– GV cho HS quan sát một số tranh có chất liệu khác nhau.
- Các bức tranh này được làm từ vật liệu gì?
- Vậy những sản phẩm này được tạo ra từ hình gì? ( con vật, cây cối, nhà cửa...)
– Giới thiệu nội dung bài học
.Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết  
– Quan sát, thảo luận cặp đôi
– Hướng dẫn HS quan sát hình ảnh SGK và thảo luận:
– Giới thiệu một số hình ảnh có hình chấm và gợi mở HS kể tên, đọc tên màu sắc của các chấm.
– GV tóm tắt nội dung quan sát, gợi mở HS tìm chấm ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật
Hoạt động 2: Tạo hình từ vật tìm được  
* Tổ chức HS tìm hiểu sử dụng các vật liệu để tạo hình.
– Hướng dẫn HS quan sát hình ảnh và giao nhiệm vụ: Thảo luận nhóm
- Nhóm em sử dụng những vật liệu gì? ( đất năn. giấy màu, lá cây, đĩa hỏng..)
- Em sẻ tạo hình gì từ những vật liệu này? ( con vật, cây, nhà..)
– GV thị phạm minh họa và tương tác với HS.
– Giao nhiệm vụ cho HS: Sử dụng các vật liệu để hình theo ý thích.
- GV các em có thể chọn con vật, đồ vật và tạo hình từ các vật liệu có sẵn.
– Quan sát, hướng dẫn và có thể hỗ trợ HS thực hành.
Hoạt động 3: Cảm nhận, chia sẻ  
-Hướng 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_hoat_dong_giua_gio_khoi_tieu_hoc_tuan_7_nam.docx