Giáo án Mĩ thuật cấp Tiểu học - Tuần 12 - Năm học 2019-2020 - Mai Tú Nhung
I. Mục tiêu:
- Biết đây là bài hát nước ngoài .
-Biết hát theo giai diệu và lời ca .
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát .
-Nhóm HS có năng khiếu biết đây là bài hát nhạc Trung Quốc do Hoài An viết lời Việt.Biết gõ đệm theo phách .
II. Chuẩn bị của giáo viên:
- Nhạc cụ quen dùng
- Tập hát bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp chia đôi.
III.Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp: Nhắc nhở HS tư thế ngồi học
2. Bài cũ: Kiểm tra bài cũ từ1-3 HS
3. Bài mới:
LỊCH BÁO GIẢNG Tuần lễ thứ: 12 Từ ngày: 11 Đến ngày : 15/ 11/ 2019 Thứ Ngày Tiết Lớp Tiết (CT) Tên bài dạy Thứ Ba : 12/11/2019 1 2 3 4 1 2 3 3A2 3A3 3A4 5A1 2A2 2A3 5A2 12 - Học hát bài : Con chim non. - Học hát bài : Ước mơ. - Ôn bài hát : Cộc cách tùng cheng. Thứ Tư: 13/11/2019 1 2 3 4 1 2 1C1 1C2 3C1 2A1 2C1 2C2 12 - Ôn bài hát : Đàn gà con. // // // // // Thứ Năm: 14/11/2019 1 2 3 4 1 2 5C1 4C1 1A1 1A2 5A3 2A4 12 - Học hát bài : Cò lả. // // // Thứ Sáu: 15/11/2019 1 2 3 4 4A2 1A3 3A1 4A1 12 nt // // // Thứ ba ngày 12 tháng 11 năm 2019 Khối : 3 Tiết 12 : Học hát bài Con chim non ( Dân ca pháp ) I. MỤC TIÊU: -Biết hát theo giai điệu và lời ca. Biết đây là bài hát dân ca của nước Pháp. - Biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp của bài hát. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN: - Nhạc cụ quen dùng - Đàn và hát thuần thục bài Con chim non. - Hướng dẫn HS gõ đệm theo nhịp 3: III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định tổ chức : Nhắc nhở HS tư thế ngồi học Kiểm tra bài cũ: Cho HS hát lại một bài hát Bài mới : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: Học hát bài : Con chim non Giới thiệu bài hát: Bài hát Con chim non là bài dân ca Pháp có nét nhạc uyển chuyển, mềm mại. Bài hát miêu tả tiếng chim hót say sưa và thiết tha trong buổi sáng. Tiếng chim yêu đời nhắn nhủ chúng ta biết yêu quý cuộc sống, biết bảo vệ các loài vật Nghe bài hát: HS nghe bài hát nghe băng đĩa hoặc do GV Trình bày. Đọc lời ca: HS đọc lời ca trên bảng GV gõ hình tiết tấu làm mẫu khoảng 2 - 3 lần. GV chỉ định một vài HS gõ lại tiết tấu. HS tập đọc lời và kết hợp gõ tiết tấu lời ca. HS đọc lời theo tiết tấu lời ca. Luyện thanh: 1- 2 phút Tập hát từng câu: GV hát mẫu câu một, sau đó đàn giai điệu câu này 2-3 lần, yêu cầu HS nghe và hát nhẩm theo. Tập tương tự với các câu tiếp theo. Khi tập xong 4 câu , cho hát nối với nhau. GV nhắc HS lấy hơi trước khi hát từng câu. GV chỉ định 1 –2 HS hát lại bốn câu này. Tiến hành dạy bốn câu còn lại theo cách tương tự. . Hát đầy đủ cả bài. - Hát cả bài hai lần, vừa hát vừa gõ phách, sau đó mỗi tổ trình bày một lần. - Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 3: GV hướng dẫn - Hát kết hợp vận động theo nhịp 3: GV hướng dẫn trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh.Tập hát lĩnh xướng: Một HS hát 4 câu đầu, cả lớp hát 4 câu tiếp theo. .4 Củng cố bài: - HS lên trình bày bài hát - Dặn dò HS về học bài. HS theo dõi HS nghe và cảm nhận 1 2 em đọc lời ca HS gõ lại tiết tấu HS đọc lời và gõ tiết tấu HS luyện thanh HS tập hát HS thực hiện HS hát, tập lấy hơi HS trình bày HS thực hiện HS hát và gõ đệm HS hát và vận động HS thực hiện HS tham gia Trình bày theo tổ HS ghi nhớ Thứ ba ngày 12 tháng 11 năm 2019 Khối : 5 Tiết 12 : Học hát bài Ước mơ I. Mục tiêu: - Biết đây là bài hát nước ngoài . -Biết hát theo giai diệu và lời ca . - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát . -Nhóm HS có năng khiếu biết đây là bài hát nhạc Trung Quốc do Hoài An viết lời Việt.Biết gõ đệm theo phách . II. Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ quen dùng - Tập hát bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp chia đôi. III.Hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp: Nhắc nhở HS tư thế ngồi học 2. Bài cũ: Kiểm tra bài cũ từ1-3 HS 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1 : Học hát bài Ước mơ * Giới thiệu bài hát : - Bài hát nước ngoài duy nhất trong trương trình âm nhạc lớp 5 là bài Ước mơ, nhạc Trung Quốc, lời việt của tác giả An Hòa. Bài hát có giai điệu du dương, tha thiết diễn tả ước mơ của các bạn nhỏ, đó là mong muốn nhiều điều tốt đẹp đến với mọi người. * Đọc lời ca * Nghe hát mẫu - GV hỏi HS nói cảm nhận ban đầu về bài hát. * Khởi động giọng * Tập hát từng câu - GV hướng dẫn chia bài thành 8 câu hát, mỗi câu hai nhịp. - Dạy hát từng câu - GV yêu cầu HS lấy hơi câu hát. - GVchỉ định HS khá hát mẫu - GV hướng dẫn cả lớp hát, GV lắng nghe để phát hiện chỗ sai rồi hướng dẫn HS để sửa lại. GV hát mẫu những chỗ cần thiết. - GV yếu cầu HS hát nối các câu hát, thể hiện đúng những tiếng ngân dài 2 phách hoặc 4 phách. * Hát cả bài - GV đàn HS hát cả bài - GV hướng dẫn HS tiếp tục sửa những chỗ sai, thểhiệnđúng những tiếng hát luyến và tiếng hát ngân dài 4 phách. - GV yêu cầu HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp chia đôi. - GV hướng dẫn HS hát đúng nhịp độ. Thể hiện sắc thái thiết tha, trìu mến của bài hát. - Gv hỏi bài hát có hình ảnh nào em thấy quen thuộc? - Em thích câu hát nào, hình ảnh nào trong bài hát? - Gv chỉ định trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm theo nhịp chia đôi. - GV dặn dò HS học thuộc bài hát. - GV đàn, cả lớp trình bày bài hát kết hợp gõ đệm. - HS theo dõi - 2 HS xung phong - HS nghe bài hát - 1- 2 HS nói cảm nhận - HS khởi động giọng - HS nhắc lại - HS tập lấy hơi - 1-2 HS thực hiện - HS sửa chỗ sai - HS thực hiện - HS hát cả bài - HS sửa chỗ sai - HS hát, gõ đệm - HS thực hiện - HS trả lời - 4 -5 HS xung phong - HS ghi nhớ - HS hát, gõ đệm 4. Củng cố-dặn dò: - Nhận xét dặn dò - Dặn dò HS về nhà ôn lại bài. Thứ ba ngày 12 tháng 11 năm 2019 Khối : 2 Tiết 12: Ôn tập bài hát Cộc cách tùng cheng Giới thiệu một số nhạc cụ gõ dân tộc I. Mục tiêu: -Biết hát theo g iai điệu và thuộc lời bài hát. Biết hát kết hợp với các động tác đơn giản. -Tập biểu diễn bài hát. II. Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ đệm, gõ ( song loan, thanh phách.) - Đàn III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: 1.ổn định tổ chức: Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2. kiểm tra bài cũ: Có thể tiến hành trong quá trình học tập của HS 3. bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Cộc cách tùng cheng. +Đàn giai điệu một câu nhạc trong bài hát để HS đoán tên. -Ai là tác giả của bài hát? - Hướng dẫn HS ôn bài hát. Nhắc các em hát đúng giọng, rõ lời, đúng nhịp. - Hướng dẫn HS hát kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu lời ca. - Cho HS hát kết hợp trò chơi Cộc cách tùng cheng ( Chia nhóm như đã hướng dẫn tiết trước) *Hoạt động 2: Giới thiệu một số nhạc cụ gõ dân tộc. - Giới thiệu tên từng nhạc cụ, nếu có thể cho HS nghe âm thanh từng nhạc cụ. - Cho cả lớp hát lại bài Cộc cách tùng cheng với các nhạc cụ gõ đệm theo. - Mời HS lên biểu diễn trước lớp, hát và gõ đệm theo phách ( đoạn âm thanh các nhạc cụ vang lên, gõ theo tiết tấu lời ca) - Mời HS nhận xét *4.Củng cố - dặn dò - Nhận xét chung ( khen những em hát và biểu diễn tốt, nhắc nhở những em chưa đạt cần cố gắng hơn) - Dặn HS về ôn hát thuộc bài hát đã học. - Đoán tên bài hát đã học: + Cộc cách tùng cheng + Tác giả: Phan Trần Bảng - Lần lưọt ôn từng bài hát theo hướng dẫn của GV. + Hát đồng thanh + Hát theo nhóm, tổ. + Hát cá nhân - Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp phách, tiết tấu lời ca - Hát kết hợp trò chơi theo hướng dẫn - HS quan sát - HS nghe và nhớ tên các nhạc cụ HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp ( đoạn âm thanh các nhạc cụ vang lên thì gõ theo tiết tấu lời ca) - Từng nhóm hát và gõ đệm theo phách. - HS nhận xét nhóm nào biểu diễn hay nhất. - Ghi nhớ Thứ tư ngày 13 tháng 11 năm 2019 Khối : 1 Tiết 12 : Ôn bài hát Đàn gà con I. MỤC TIÊU: - Biết hát đúng 2 lời của bài hát và biết hát kết hợp với vận động phụ hoạ đơn giản. II. CHUẨN BỊ: - Đàn đệm - Chuẩn bị vài động tác vận động phụ họa để hướng dẫn HS III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU: 1. Ổn định tổ chức: Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn hát 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Đàn g con - Cho HS nghe giai điệu bài hát Đàn g con - Hỏi HS tênn bài hát vừa được nghe giai điệu, nhạc sĩ nào sáng tác. - Hướng dẫn HS ôn lại 2 lời bài hát để giúp HS hát thuộc lời ca và đúng giai điệu, bằng nhiều hình thức + Hát đồng thanh - Cho HS hát và vỗ tay đệm theo phách - Hướng dẫn HS hát và vỗ tay theo tiết tấu lời ca. Trông kia đàn gà con lông vàng x x x x x x x * Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ - Hướng dẫn HS vài động tác vận động phụ họa + Lời 1: Câu 1 và 2 một tay chống hông, tay kia đưa ngón trỏ chỉ bên trái – phải, câu 3 và 4 tay hơi cao lên ngang hông, chân nhấc hơi nhanh như động tác chạy + Lời 2: Câu 1 diễn tả động tác vung thóc, câu 2 như đang uống nước, câu 3 v 4 động tác tay như lời 1, chân bước tại chỗ theo phách, ngực hơi ưỡn về phía trước như sau khi ăn no. - GV khuyến khích HS tự nghĩ ra những động tác khác để minh họa nhằm phát huy tính tích cực, khả năng tư duy sáng tạo của các em. - Mời HS lên biểu diễn trước lớp - Nhận xét HS biểu diễn 4: Củng cố – Dặn dò - Kết thúc tiết học, GV có thể đệm đàn cùng hát lại với HS bài hát đã học - Nhận xét( khen cá nhân và những nhóm biểu diễn tốt, nhắc nhở những nhóm chưa đạt cần cố gắng hơn) - Dặn HS về ôn lại bài hát đàn gà con . tiết tấu lời ca. - Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe giai điệu bài hát - Trả lời: + Bài: Đàn gà con+ Nhạc của Phi-líp-pen- cô, Lời Việt của Việt Anh - Hát theo hướng dẫn của giáo viên + Hát đồng thanh, dãy nhóm, cá nhân - Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách - Hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca - HS thực hiện từng động tác theo hướng dẫn của GV - Hát kết hợp với vận động phụ họa theo hướng dẫn HS có thể nghĩ ra các động tác khác để thể hiện cho các bạn cùng xem. - HS biểu diễn trước lớp. - Tự nhận xét các nhóm, cá nhân biểu diễn ( em thấy nhóm nào, bạn nào biểu diễn hay nhất) - HS thực hiện theo hướng dẫn HS lắng nghe - Ghi nhớ Thứ năm ngày 14 tháng 11 năm 2019 Khối : 4 Tiết 12 : Học hát bài Cò lả ( Dân ca Bắc bộ ) I.Mục tiêu: - Biết đây là bài dân ca -Biết hát theo giai điệu và lời ca - Biết hát kết hợpvỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát - Nhóm HS có năng khiếu biết đây là bài dân ca của đồng bào Bắc Bộ.Biết gõ đệm theo nhịp theo phách II. Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ, quen dùng III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Ổn định lớp: Nhắc nhở HS tư thế ngồi học 2. Bài cũ: HS nhắc tên bài hát, tác giả và hát ôn bài: Khăn quàng thắm mãi vai em và múa vận động phụ họa. Gọi nhóm 3 HS lên bảng. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Dạy bài hát: Cò lả - GV giới thiệu bài hát: những cánh cò bay rập rờn trên đồng lúa mênh mông trong buổi chiều là hình ảnh rất thân thuộc với người nông dân Việt Nam. Cùng với luỹ tre xanh, dồng lúa vàng, đàn trâu gặm cỏ thì ảnh cánh cò bay lả, bay la gợi lên khung cảnh yên bình. Cánh cò bay lả bay la cũng là một bài dân ca quen thuộc với người dân đồng bằng Bắc bộ. - Cho HS nghe hát mẫu (GV hát) - Hướng dẫn HS đọc lời ca * Giải thích nghĩa “ phủ” - Dạy hát từng câu - Tập xong, cho HS ôn hát lại nhiều lần để thuộc lời, đúng giai điệu. * Chú ý trong bài có nhiều tiếng luyến - HS luyện tập cho thuộc - Nhận xét, sửa sai - GV hỏi : Các em có nhận xét gì về bài: Cò lả - GV kết luận: Qua đó giáo dục các em yêu dân ca và trân trọng người lao động. Hoạt động 2: Nghe nhạc : Trống cơm Dân ca đồng bằng Bắc bộ - Nhắc HS tư thế ngồi nghiêm túc khi ghe nhạc - GV giới thiệu bài hát, xuất xứ. - Đặt câu hỏi: + Nhịp điệu của bài hát nhanh hay chậm, vui tươi sôi nổi hay êm dịu nhẹ nhàng. + Nội dung bài hát nói lên điều gì + Em nghe giai điệu có hay không - GV tóm lược lại nội dung hình thức âm nhạc của bài hát cho HS nắm. - Cho học sinh nghe lai lần cuối. - HS lắng nghe - HS nghe tiếng hát - HS đọc phát âm rõ ràng - HS học hát - HS hát cả bài - Dãy, tổ, nhóm luyện tập - Cá nhân thực hiện - HS trả lời - Nghe nhạc nghiêm túc - HS trả lời - Nghe - Nghe nhạc lần 2 4. Củng cố dặn dò: - Nhắc lại tên bài hát vừa học, xuất xứ, hát đồng thanh (GV đệm đàn). - GV nhận xét tiết học, khen nhưng em hát thuộc bài, thể hiện được tình cảm sắc thái, đồng thời nhắc nhở những em chưa học tốt. - Dặn dò HS về nhà học thuộc bài: Cò lả. BGH kí duyệt Tổ trưởng Trần Thị Thu Thanh
File đính kèm:
- giao_an_mi_thuat_cap_tieu_hoc_tuan_12_nam_hoc_2019_2020_mai.doc